Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 30)

Các quy định chung - Định nghĩa

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. (Điều 4 - Khoản 16 - Luật Sở hữu Trí tuệ 2005)

Văn bằng bảo hộ nhăn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam áp dụng nguyên tắc "Nộp đơn đầu tiên"

Nguyên tắc "Nộp đơn đầu tiên" được áp dụng cho việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, theo đó Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn sớm nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc "Nộp đơn đầu tiên" không áp dụng cho những nhãn hiệu được coi là nổi tiếng theo Công ước Paris hoặc với nhãn hiệu đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Trong

các trường hợp này, quyền ưu tiên sẽ được dành cho người nào có thể chứng minh rằng nhãn hiệu của mình là nổi tiếng hoặc đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi mà không cần phải xét đến nguyên tắc này.

- Nhãn hiệu nổi tiếng

Theo Công ước Paris mà trong đó Việt Nam là một thành viên, nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam không cần phải qua đăng ký.Tuy nhiên, luật pháp hiện hành chưa quy định chi tiết thế nào là một nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, trong thực tế, yếu tố quyết định một hàng hoá là nổi tiếng hay không còn phụ thuộc vào chuyên gia giám định của Cục Sở hữu Công nghiệp. Do chưa có điều khoản nào quy định rõ một sản phẩm là nổi tiếng, Cục Sở hữu Công nghiệp thường dựa vào những yếu tố sau:

(1) Chất lượng hàng hoá do người tiêu dùng đánh giá,

(2) Vùng lãnh thổ nơi hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu này được bán ra/được cung cấp,

(3) Doanh thu bán hàng và chất lượng của hàng hoá/dịch vụ được bán ra hay được cung cấp.

(4) Thời gian sử dụng liên tục liên tục nhãn hiệu này,

(5) Danh tiếng của hàng hoá/dịch vụ khi sử dụng nhãn hiệu này, và (6) Số quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó.

- Hệ thống tổ chức chỉ đạo hoạt động và quản lý sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng:

• Cục Sở hữu công nghiệp trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý các hoạt động sở hữu công nghiệp.

• Cục Bản quyền tác giả trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin quản lý về bản quyền tác giả, còn ở cấp tỉnh và thành phố Phòng Sở hữu Công nghiệp trực thuộc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường quản lý các hoạt động sở hữu công nghiệp còn Phòng Bản quyền tác giả trực thuộc Sở Văn hoá Thông tin

quản lý các hoạt động liên quan đến bản quyền tác giả. - Hệ thống đảm bảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp

Hệ thống cơ quan xét xử và thi hành án:

• Toà án nhân dân tối cao:

Hướng dẫn công tác xét xử các vụ án về sở hữu công nghiệp cho các toà án địa phương và tiến hành xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ án về sở hữu công nghiệp.

• Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự và các vụ án hành chính về sở hữu công nghiệp; xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự các tội liên quan đến sở hữu công nghiệp.

• Bộ Tư pháp (Cục thi hành án)

Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án và chỉ đạo, giám sát công tác thi hành án.

• Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng thi hành án): Thực hiện cưỡng chế thi hành các bản án, quyết định của toà án các cấp. Hệ thống các cơ quan hành chính bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng trong nội địa:

• Các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp cấp trung ương:

• Bộ Khoa học và Công nghệ (Thanh tra Bộ):

- Hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Xử phạt vi phạm hành chính trong cả nước

- Các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp thuộc địa phương.

• Hệ thống cơ quan hành chính kiểm soát biên giới: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất nhập khẩu hàng hoá.

Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp tại biên giới.

• Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện pháp luật về sở hữu công nghiệp trong xuất nhập khẩu tại địa phương.

Xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp trong xuất nhập khẩu tại địa phương.

• Hải quan cửa khẩu:

Kiểm tra tại cửa khẩu việc thực hiện quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hoá. Xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp xảy ra tại cửa khẩu.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 30)