1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

77 734 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 493 KB

Nội dung

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Như Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH một thành viên sở hữu trí tuệ VCCI đặc biệt là chú Trần Huy Phương – Giám đốc Công ty và chị Nguyễn Mai Phương - Trưởng phòng Pháp chế và nhãn hiệu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp

xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên

Nguyễn Thị Trà Giang

Trang 2

1.1.2 Khái niệm về nhãn hiệu 3

1.1.3 Các khía cạnh giá trị của nhãn hiệu 6

1.2 Tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu 11

1.3 Thể chế quốc tế và luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam về bảo hộnhãn hiệu 14

1.3.1.Thể chế quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu 14

13.2 Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam 23

1.4 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 26

1.4.1 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam 26

1.4.2 Ðăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài 30

1.4.3.Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu 34

CHƯƠNG 2 BẢO HỘ NHÃN HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆPVIỆT NAM 37

2.1 Khái quát chung 37

2.1.1.Trước khi Việt Nam gia nhập WTO 38

2.1.2 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO 39

2.2 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại nướcngoài 42

2.3 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 47

Trang 3

2.3.1.Khái quát chung về nhãn hiệu nổi tiếng 47

2.3.2.Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 51

2.4 Đánh giá tổng quan về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam 54

3.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 64

3.4 Các giải pháp từ nhà nước 66

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 củaTổ chức Thương mại thế giới (WTO) Điều này mở ra cơ hội to lớn trong việcphát triển kinh tế đất nước nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thứcđặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việcbảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển vàgiao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế,thương mại diễn ra ngày càng sôi động Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệnói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói riêng là một hoạt động cótính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên haihướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốctế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ Điều này, ngày càng gắn chặtvới quan hệ thương mại song phương, khu vực và toàn cầu Việc gắn bảo hộnhãn hiệu hàng hoá với thương mại quốc tế, một mặt, sẽ tạo điều kiện để cónhững cơ chế bảo hộ quốc tế hữu hiệu hơn về sở hữu trí tuệ, mặt khác, cũngsẽ gây ra rất nhiều sức ép và khó khăn cho các nước có trình độ khoa họccông nghệ thấp, đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực hay toàn cầuphải thực thi các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Vì những ký do kể trên, em xin chọn đề tài: “Bảo hộ nhãn hiệu hànghoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho chuyên đề thực

tập tốt nghiệp của mình.

Trang 6

CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

1.1 Nhãn hiệu là gì?1.1.1 Lịch sử hình thành

Thuật ngữ tiếng Anh “brand"(nhãn hiệu) bắt nguồn từ chữ "burning"(đốt cháy), một từ thông dụng theo nghĩa kinh doanh có nghĩa là đốt cháy lênda hoặc lông của các con thú nuôi, gỗ, kim loại đúc hoặc các hàng hóa khácthời xưa để in ký hiệu riêng lên đó Đến thế kỷ XIX, theo từ điển Oxford, từnày đã mang nghĩa là dấu hiệu của nhãn hiệu thương mại Vào giữa thế kỷXX, từ '"branơ" phát triển rộng ra để bao gồm cả những hình ảnh về một sảnphẩm được ghi lại trong tâm trí người tiêu dùng tiềm năng hoặc cụ thể hơn làquan niệm về một người hay vật nào đó.

Ngày nay, "brand" được hiểu là tổng hòa tất cả các thông tin về một sảnphẩm, dịch vụ hay một Công ty được truyền đạt tới đối tượng mục tiêu bằngtên gọi hoặc các dấu hiệu nhận biết khác, như logo hoặc hình tượng Nhãnhiệu không phải là cái tên: một tên Công ty nào đó mà không truyền đạt tớiđối tượng mục tiêu thông điệp hay thuộc tính gì thì không thể gọi là một nhãnhiệu Các thuộc tính của nhãn hiệu tồn tại trong mắt của người sở hữu và phảnánh sự tích luỹ các thông điệp truyền thông mà đối tượng mục tiêu đã nhậnđược liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay Công ty và những “kinh nghiệm"mà người tiêu dùng đó đã trải qua với sản phẩm, dịch vụ hay Công ty đó.

Nhãn hiệu đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử Những người cổ đại thờikỳ đồ đá vẫn thường trao đổi với nhau những vũ khí được thiết kế khác biệtvới vẻ ngoài đem lại cảm tưởng sẽ giúp họ thành công hơn trong săn bắn.Những người đóng tàu Viking cũng có những "nhãn hiệu” tàu biển khác nhau.

Trang 7

Về sau này, khi loài người biết đúc kim loại, nhiều người đã đúc lên sản phẩmtên họ của mình như một chứng tích khẳng định chất lượng của sản phẩm.

Trên thực tế, định nhãn (branding), hay việc sử dụng các biểu tượng đểtruyền đạt các thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ có thể được coi là mộthoạt động chỉ riêng gặp ở con người Đây cũng là nền tảng của thương mại:nếu không có thông tin về danh tiếng của một người sản xuất hay người bán,hoạt động thương mại hẳn nhiên sẽ bị ngừng trệ Tuy nhiên, quyền lực thựcsự của các nhãn hiệu lại có từ khi dấu hiệu này được truyền từ một cá nhânnào đó sang một cộng đồng kinh doanh lớn hơn Quá trình chuyển đổi nàytăng cường giá trị nhãn hiệu, mở rộng mức độ ảnh hưởng của nó và kết quả lànó tạo ra của cải vật chất cho người sở hữu

1.1.2 Khái niệm về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơsở sản xuất,kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu có thể là từ ngữ ,hình ảnh hoặcsự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được công nhận là có khả năngphân biệt theo Điều 785 Bộ luật dân sự nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sauđây:

- Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặctừ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết

- Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệuhàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệuhàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam thamgia);

Trang 8

- Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệuhàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đãnộp cho Cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả các đơn vềnhãn hiệu hàng hoá được nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam thamgia);

- Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệuhàng hoá của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộnhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5năm;

- Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệuhàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo Điều 6bis Công ước Pari)hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã đượcthừa nhận một cách rộng rãi;

- Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thươngmại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ; g) Khôngtrùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầucấp Văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn;

- Không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả củangười khác trừ trường hợp được người đó cho phép.

Các dấu hiệu sau đây không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa lànhãn hiệu hàng hoá:

- Dấu hiệu không có khả năng phân biệt, như các hình và hình học đơngiản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từngữ; chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng trừ trường hợpcác dấu hiêu này đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi;

Trang 9

- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường củahàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên,nhiều người biết đến;

- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại,số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính môtả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ;

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảongười tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hànghoá hoặc dịch vụ;

- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lương, dấu kiểm tra, dấubảo hành của Việt Nam, nước ngoài cũng như của các tổ chức quốc tế;

- Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ,biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốchuy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của ViệtNam cũng như của nước ngoài nếu không được các cơ quan, người có thẩmquyền tương ứng cho phép.

- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là:

Chữ có khả năng phát âm,có nghĩa hoặc không có nghĩa,trình bày dướidạng chữ viết,chữ in hoặc chữ được viết cách điệu;

Hình vẽ,ảnh chụp;

Trang 10

2 Nhãn hiệu hình: HAI ĐẦU HỔ

Chủ sở hữu: Công Ty TNHH nước giải khát Hoà Bình

3 Nhãn hiệu hình và chữ: WINCO & hình Chủ sở hữu: Công Ty luật Sở hữu Trí tuệ WINCO

4 Nhãn hiệu chữ cái dạng hình: IBM

Chủ sở hữu: Công Ty INTERNATIONAL BUSINESS

MACHINES CORPORATION (US)

1.1.3 Các khía cạnh giá trị của nhãn hiệu

Theo H.J Riezebos, bên cạnh các giá trị vật lý mà một sản phẩm cụ thểcung cấp cho khách hàng mục tiêu, nhãn hiệu được đính lên để đưa sản phẩmvào quá trình lưu thông sẽ góp thêm vào sản phẩm một giá trị tâm lý bao gồm

ba thành tố: mức độ nhận biết về nhãn hiệu (brand awareness), chất lượngcảm thụ của nhãn hiệu (brand perceived quality), và các ấn tượng liên kết vớinhãn hiệu (brand associations).

- Mức độ nhận biết về một nhãn hiệu: là khả năng mà một khách hàng

tiềm năng có thể nhận ra hoặc nhớ được rằng nhãn hiệu đó được dùng chomột chủng loại sản phẩm nào đó Mức nhận biết càng cao, tính quen thuộccàng lớn, sự tin cậy đối với nhãn hiệu càng dễ được củng cố Đó là cơ sở banđầu của nhu cầu sử dụng các thông điệp quảng cáo: trước một loạt nhãn hiệu

Trang 11

của cùng một loại sản phẩm trên cùng một quầy hàng bên trong một siêu thị,nếu độ chênh biệt về chất lượng, bao bì, giá cả… là không đáng kể, xu hướngtự nhiên của khách hàng là sẽ chọn lấy các nhãn hiệu mà họ từng được nghenhắc đến nhiều nhất, hoặc qua truyền miệng, hoặc qua các phương tiện truyềnthông đại chúng….

Bên cạnh nhu cầu phải tạo dựng mức độ nhận biết về nhãn hiệu, doanhnghiệp thường cũng cần khẳng định các nỗ lực đảm bảo hoặc nâng cao chấtlượng sản phẩm của mình Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng lại ít có khả nănghoặc xu hướng sử dụng các chỉ tiêu chất lượng được công bố trong quá trìnhso sánh, chọn lựa giữa các nhãn hiệu (ngoại trừ trong lĩnh vực tiếp thị côngnghiệp)

- Chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu: tức sự cảm nhận về tính khác biệt

trong chất lượng tổng thể (đặc biệt là nếu có sự ưu trội) của sản phẩm mangnhãn so với mục đích tiêu dùng và so với các sản phẩm cùng loại mang cácnhãn hiệu khác Do đó, trừ khi có bước đột phá về công nghệ và kèm theo đólà về chất lượng so với đối thủ cạnh tranh, thường thì sức hấp dẫn của mộtnhãn hiệu sẽ không nằm ở bản thân các chỉ tiêu kỹ thuật, mà sẽ phụ thuộcnhiều hơn vào nghệ thuật chọn lựa và sử dụng các ngôn từ đơn giản, gần gũivà thuyết phục để diễn đạt về hiệu quả của các chỉ tiêu kỹ thuật đó đối vớikhách hàng mục tiêu: CÔ GÁI HÀ LAN 1,2,3 khẳng định “triple care”,EXPO nắp đỏ nhấn mạnh nguồn gốc đậu nành của sơn dầu alkyd, ABBOTTgọi GAIN IQ là dưỡng chất cho trí tuệ…

Biện chứng về chất lượng trong quản trị nhãn hiệu là, trong khi chấtlượng tuyệt đối là kết quả của một quy trình sản xuất tương đối phức tạp để

giúp sản phẩm đáp ứng một nhu cầu (need) xác định (ăn phở gà, uống nước

ngọt, đi taxi, xem hài kịch…); thì chất lượng cảm thụ lại là một cảm nhận tâm

Trang 12

(sinh) lý tương đối đơn giản về phương thức, mức độ mà sản phẩm đó thỏa

mãn các ước muốn (wants) đa dạng (và thường là thầm kín) trong quá trình

mà nhu cầu liên quan được đáp ứng (quán nào? hương vị gì? hãng xe? aidiễn?…) Chất lượng tuyệt đối tồn tại mặc nhiên trong sản phẩm và có thểchủ động định đoạt bởi doanh nghiệp; trong khi chất lượng cảm thụ hìnhthành trên cơ sở của các so sánh và phải tìm cách nhận diện trong mối quan

hệ với cơ sở khách hàng của nhãn hiệu (brand’s customer base) Chất lượng

tuyệt đối là một giá trị có tính chất vật lý nói chung chỉ có thể cao hay thấp;trong khi chất lượng cảm thụ là một giá trị tâm (sinh) lý lại có thể âm hoặcdương Phấn đấu đạt mức chất lượng tuyệt đối ngang ngửa với các đối thủcạnh tranh là mục tiêu của hoạt động quản trị chất lượng; nhận diện và nângcao chất lượng cảm thụ là một trong các đối tượng của hoạt động quản trịmarketing nói chung và quản trị nhãn hiệu nói riêng.

Chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu không phải là một giá trị vận hànhmột cách biệt lập Một mức độ nhận biết cao về nhãn hiệu cũng là một yếu tốlàm tăng chất lượng cảm thụ; đặc biệt, các ấn tượng liên kết với nhãn hiệu cóý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm rõ và làm mạnh mức độ nhận biết(về) cũng như chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu

- Ấn tượng liên kết là mọi liên tưởng về nhãn hiệu trong trí nhớ của

khách hàng: TRUNG NGUYÊN với các hoài bão của Đặng Lê Nguyên Vũ,BITI’S với “nâng niu bàn chân Việt”, BIA SÀI GÒN nhắc nhở “có thể bạnkhông cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn”… Các liên tưởng đó có khi nhằmlàm tăng độ thân thuộc của sản phẩm (gần gũi của KYMDAN), có khi để chiasẻ tâm lý với khách hàng (trẻ trung của KOTEX, vui nhộn của FANTA), cólúc nhằm diễn đạt địa vị xã hội (thời trang của SPACY, sang trọng củaMERCEDES)… Vai trò của các ấn tượng liên kết là làm tăng thêm giá trị

Trang 13

tâm lý cho sản phẩm thông qua việc làm giàu hình ảnh và cảm xúc về nhãnhiệu trong quá trình chọn mua và sử dụng một sản phẩm mang nhãn.

Tuy nhiên, ngay cả khi chất lượng cảm thụ hoặc các ấn tượng liên kếtcủa một nhãn hiệu được bảo tồn, chiến thuật cạnh tranh liên tục bằng giá cảhoặc khuyến mãi của các nhãn hiệu cạnh tranh cũng có thể khiến cho ngườitiêu dùng thay đổi nhãn hiệu trong ngắn hạn, trung hạn, hoặc dài hạn Do vậy,không thể không xem xét đến một thành tố giá trị quan trọng khác: ý hướng

trung thành với nhãn hiệu (brand loyalty) David A Aaker cho rằng có thể

phân “ý hướng trung thành” thành năm cấp độ từ thấp tới cao thông qua khái

niệm “tháp ý hướng trung thành” (The Loyalty Pyramid) Ở cấp độ thấp nhấtlà những người tiêu dùng không quan tâm gì đến các nhãn hiệu (no brandloyalty), đối với họ, các nhãn hiệu là không khác biệt gì nhau và họ dễ dàngthay đổi nhãn hiệu tùy theo giá cả (switchers) Ở cấp độ thứ hai, người tiêudùng thỏa mãn với nhãn hiệu và có thể gọi là khách hàng quen biết (habitualbuyers), chủ yếu do họ không có gì không ưng ý đối với sản phẩm mang

nhãn, nhưng chỉ cần nhãn hiệu cạnh tranh đưa ra được một lý do đáng chú ý(mà không cần phải có bất kỳ một nỗ lực nào) thì họ có thể đổi nhãn Ở cấpđộ thứ ba cũng là các khách hàng quen biết, nhưng muốn họ đổi nhãn, nhãnhiệu cạnh tranh phải gánh chịu một khoản chi phí thuyết phục nhất định

(switching cost) Ở cấp độ thứ tư là các khách hàng ưa thích nhãn hiệu nhờ

vào chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu hay một số ấn tượng liên kết nào đó,thường đi kèm với quá trình sử dụng nhãn hiệu khá lâu dài, được gọi là các

khách hàng thân thiết (friends of the brand) Ở cấp độ cao nhất là các kháchhàng tận tâm với nhãn hiệu (committed customers), họ cảm thấy có sự tự hào

nhất định khi sử dụng nhãn hiệu và luôn sẵn sàng giới thiệu nhãn hiệu vớingười tiêu dùng khác.

Trang 14

Một nhãn hiệu đã đạt được một mức độ nhận biết nhất định, đã có đượcmột chất lượng cảm thụ khác biệt, đã có các ấn tượng liên kết phong phú vàqua đó đã duy trì và nâng cao được ý hướng trung thành của khách hàng, sẽ

tạo đuợc một uy tín, danh tiếng (reputation)… nhất định hoặc nói một cách

khác là lợi thế hình ảnh (trademark goodwill) trên thương trường Có thể

phân định ra hai cấp độ của lợi thế hình ảnh: nhãn hiệu được nhận biết rộng

rãi (well known mark) là nhãn hiệu chỉ có năng lực gợi nhớ (brand recall) caodo được phân phối và/hoặc quảng bá rộng rãi, và nhãn hiệu nổi tiếng (famousmark) là nhãn hiệu không chỉ được nhận biết rộng rãi mà còn có hoặc chất

lượng cảm thụ, hoặc các ấn tượng liên kết, hoặc ý hướng trung thành, hoặcmột sự tổ hợp nào đó của hai hay cả ba thành tố giá trị trên đạt đến một mứcđộ nhất định.

Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu đó không được bảo hộ pháp lý đúng mức, sẽ bịhạn chế hoặc thậm chí mất hẳn khả năng chống lại các hoạt động sản xuấthàng giả hoặc hàng nhái nhằm lợi dụng các thành quả đầu tư của nhãn hiệu.Ngược lại, nếu nhãn hiệu đó khởi động việc đi vào thị trường một nước khácbằng hoạt động đăng ký bảo hộ pháp lý kịp thời, nhãn hiệu sẽ ngăn chặn đượckhả năng xâm nhập thị trường của các nhãn hiệu trùng lắp hoặc tương tự đếnmức gây nhầm lẫn dùng cho sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.

Hơn nữa, nếu sản phẩm mang nhãn có sử dụng một sáng chế hoặc kiểudáng công nghiệp độc quyền hay các đối tượng sở hữu công nghiệp đã đượcbảo hộ khác (thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng mới, chỉdẫn địa lý), nhãn hiệu có thể tạo lập và duy trì được chất lượng cảm thụ riêng

có so với các nhãn hiệu cạnh tranh, và xác lập được cho mình một lợi thếpháp lý trên thương trường Bên cạnh đó, nhãn hiệu còn có thể tạo lập đượclợi thế công nghệ nếu tập trung thành công vào việc áp dụng và khai thác liên

tục các kỹ thuật mới nhằm tạo thế đột phá cho sản phẩm mang nhãn, hoặc lợi

Trang 15

thế thương mại qua hoạt động kinh doanh lâu năm hay tranh thủ hợp lý các

thời cơ thị trường để chi phối hoặc khai thác tốt kênh phân phối Cuối cùng,

lợi thế tài chính nhờ tích lũy hay khai thác được các nguồn đầu tư dồi dào là

một yếu tố hết sức quan trọng tạo khả năng tận dụng tốt hơn mọi thời cơ sovới đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, trong khi tên thương mại, nhãn hiệu và biểu tượng kinh doanh

(logo) thiên về hướng phản ánh mặt chủ quan của doanh nghiệp: xuất xứ, quy

mô, tầm cỡ, sức mạnh chuyên môn, phong cách kinh doanh…; thì trong quátrình được đính lên sản phẩm để đi vào thương trường, một sản phẩm mangnhãn lại phải tập trung theo hướng tìm hiểu, đáp ứng và thể hiện mặt kháchquan trong mối quan hệ với khách hàng: nhu cầu, ước muốn, nét tính cách củangười tiêu dùng mục tiêu và yêu cầu khác biệt hóa so với nhãn hiệu của đốithủ cạnh tranh Tùy theo cấu trúc phong cách kinh doanh của doanh nghiệp,các giá trị và các nét tính cách của nhãn hiệu/lô-gô và các giá trị và các néttính cách của nhãn hiệu có thể hội tụ (trong phong cách đa diện), trùng nhau(trong phong cách nhất thể) hay phân kỳ và tách biệt (trong phong cách đanhãn).

1.2 Tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu

Trong quá trình kinh doanh, các DN trên toàn thế giới đều đã nhất trí:Nhãn hiệu là một tài sản của DN, gắn chặt nhất với quá trình lưu thông hànghoá Thông qua nhãn hiệu, nhà sản xuất có thể quảng cáo về sản phẩm, về bảnthân DN mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Nhãn hiệu sẽđại diện cho danh tiếng, chất lượng và uy tín của sản phẩm, của DN sản xuấtra sản phẩm đó: Khi nhắc tới IBM, người ta biết tới một DN hàng đầu cungcấp các máy chủ chất lượng cao và ổn định Ngoài ra, nhãn hiệu sẽ giúp người

Trang 16

tiêu dùng phân biệt sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác đểhọ lựa chọn.

Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối vớinhững sản phẩm và dịch vụ tương tự không bảo hộ Những hành vi gây tổnthất, làm giảm uy tín hoặc xâm phạm giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ cóthể gây hại lớn đến hoạt động kinh doanh của DN

Nói chung, việc đăng ký nhãn hiệu không phải là đòi hỏi có tính chất bắtbuộc nhưng nếu không làm thủ tục đăng ký, Nhãn hiệu sẽ bị bắt chước dẫnđến các rủi ro không dễ dàng vượt qua được Một nhãn hiệu không được đăngký, tức là không có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ Khi có người khác sửdụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn và cho cùng loạisản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, bạn bị rơi vào trạng thái bị cạnhtranh trực diện, bạn bị mất thị phần và mọi thành quả do bạn xây đắp chonhãn hiệu đó (quảng cáo, tiếp thị, uy tín được xác lập trong tiềm thức kháchhàng) đều bị đối thủ cạnh tranh khai thác Khi đó, bạn phải nghĩ đến pháp luậtvà nhờ pháp luật can thiệp Trong tình thế nhãn hiệu không được đăng ký,dường như không thể nhận được sự can thiệp của pháp luật bởi vì pháp luậtkhông bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký

Đây không chỉ là công cụ hữu hiệu giúp bảo vệ quyền sở hữu và sử dụngđộc quyền nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp tại thị trường trong và ngoàinước, mà còn là cơ sở quan trọng nhất để giúp giải quyết một cách thoả đángnhững tranh chấp thương mại xảy ra liên quan đến vi phạm về bản quyền,quyền sở hữu, từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các doanhnghiệp

Theo bà Phạm Thị An, chuyên gia thuộc Công ty TNHH tư vấn(Anphaco Ltd), Phạm Anh Nguyên, nhãn hiệu ngày càng được coi là tài sản

Trang 17

có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp Đặc biệt, đối với các tập đoàn xuyênquốc gia có quy mô càng lớn, thì giá trị của các nhãn hiệu càng cao và nếu cóthể định giá được thì cũng phải vào khoảng vài chục tỷ USD Bà An dẫnchứng ra một số nhãn hiệu có giá trị vào loại cao đã được Tạp chí BusinessWeek công bố, như Coca - Cola khoảng 67,52 tỷ USD, Microsoft gần 60 tỷUSD, IBM 53 tỷ USD, Nokia 26,5 tỷ USD, Mc Donald’s 26 tỷ USD, Toyota24,9 tỷ USD (Nguồn: Cục SHTT).

Đối với những tập đoàn trên, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu độcquyền nhãn hiệu là điều tối quan trọng, giúp họ có thể tránh được bất cứ sựxâm phạm nào về bản quyền sử dụng, cũng như giúp họ giải quyết hữu hiệutrong trường hợp bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ “Đây là một yêu cầu hếtsức quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập, bởi khi doanhnghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường, một khi đã có được thế vữngchắc trong lòng người tiêu dùng, chắc chắn nhãn hiệu của doanh nghiệp đó sẽlà mục tiêu "nhòm ngó" của nhiều nhà sản xuất của nước sở tại”

Nếu chậm chân không đăng ký kịp thời nhãn hiệu thì DN dễ bị mất nhãnhiệu, mất thị trường, do đó nhiều kế hoạch kinh doanh của DN bị phá sản vàhoạt động xuất nhập khẩu của DN sẽ gặp nhiều khó khăn Trong trường hợpmất nhãn hiệu mà hàng chưa xuất vào thị trường thì việc xuất hàng sẽ khôngthực hiện được DN phải thay đổi nhãn hiệu khác nếu muốn tiếp tục xuấtkhẩu, do đó tốn thêm chi phí Nếu hàng đang xuất vào thị trường đó thì ngườichiếm đoạt nhãn hiệu có thể yêu cầu pháp luật can thiệp và hàng hoá nhậpkhẩu có thể bị bắt giữ, chủ hàng bị xử phạt, mất thị phần Đó là chưa kể đếnviệc bị làm hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng đến uy tín DN.

Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa mang tính lãnh thổ: nhãn hiệu đăng ký ởnứơc nào thì chỉ bảo hộ trên lãnh thổ nước đó Muốn mở rộng phạm vi bảo hộ

Trang 18

nhãn hiệu của mình sang lãnh thổ nước khác thì doanh nghiệp phải làm thủtục đăng ký nhãn hiệu ở nước đó Một trong những lý do cơ bản của việcđăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nứơc ngoài là nhằm giành được độc quyền khaithác, sử dụng nhãn hiệu và ngăn cản người khác khai thác, sử dụng nhãn hiệucủa doanh nghiệp tại nước đăng ký bảo hộ Đây là việc làm có ý nghĩa đăcbiệt quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động củamình ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư hoặc xuất khẩu hàng hóa.

1.3 Thể chế quốc tế và luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam về bảo hộ nhãnhiệu

1.3.1.Thể chế quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu

Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, tiếng Anh viết tắt là WIPO, được thànhlập trên cơ sở Công ước ký tại Stockholm này 14/07/1967 gọi là Công ước vềviệc thành lập "Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới" Đây là một tổ chức liênchính phủ có trụ sở tại Geneve, Thụy Sỹ và là một trong 16 Tổ chức chuyênmôn của Liên Hiệp Quốc WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ quyềnsở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới thông qua sự hợp tác giữa các quốcgia và quản lý các hiệp định, hiệp ước khác nhau liên quan đến các khía cạnhluật pháp và quản lý sở hữu trí tuệ Tính đến ngày 22/06/1999 số nước thànhviên của WIPO là 171 Việt Nam là thành viên của WIPO từ ngày02/07/1976.

Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN

Được thông qua vào ngày 20/3/1883, được sửa đổi tại Brussels ngày14/12/1900, tại Washington ngày 2/6/1911, tại LaHay ngày 6/11/1925, tạiLondon ngày 2/6/1934, tại Lisbon ngày 31/10/1958 và tại Stockholm ngày14/7/1967, và được tổng sửa đổi ngày 28/9/1979.

Trang 19

Công ước tạo lập cơ sở chung nhất cho các thỏa thuận đa phương vàsong phương khác về bảo hộ quyền SHCN Công ước đề ra nguyên tắc “đốixử quốc gia” (Điều 2) mà theo đó, công dân Việt Nam có quyền được hưởngcác điều kiện thuận lợi như công dân của bất kỳ một nước thành viên nàokhác trong việc bảo hộ nhãn hiệu (NH) tại nước đó, miễn là tuân thủ các điềukiện và thủ tục quy định đối với công dân của nước tương ứng

Công ước cũng đề ra nguyên tắc được hưởng quyền ưu tiên trong việc đăngký mở rộng thị trường quốc tế (các Khoản A,B,C Điều 4) theo đó, nếu một côngdân Việt Nam đã nộp đơn đầu tiên để đăng ký NH tại bất kỳ một trong các nướcthành viên nào của Công ước, trong thời hạn 6 tháng tiếp theo, nếu tiếp tục nộpđơn đăng ký NH đó vào các nước thành viên khác, sẽ có quyền yêu cầu các quốcgia liên quan xem ngày ưu tiên của các đơn nộp tiếp sau này sẽ là ngày đã nộpđơn đầu tiên Đặc biệt, Công ước quan tâm đến việc bảo hộ các NH nổi tiếng(Điều 6 bis), theo đó, các nước thành viên có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏđăng ký, ngăn cấm việc sử dụng một NH có tính sao chép, bắt chước, phiên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với một NH đã được cơ quan có thẩm quyền coilà NH nổi tiếng tại nước đó.

Thoả ước Madrid và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước :

Thoả ước này được ký tại Madrid năm 1891, trong đó quy định việc đăngký quốc tế Nhãn hiệu hàng hoá tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trítuệ thế giới (WIPO) ở Geneva Theo Thoả ước này thì công dân của một nướcthành viên của Thoả ước muốn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hoá của mình tạinhiều nước thành viên khác, trước tiên phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá củamình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan Sởhữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòngquốc tế của WIPO Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉrõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng

Trang 20

hoá của mình (nước được chỉ định) Nước được chỉ định có thời gian 1 nămđể xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trên lãnh thổcủa mình Nếu sau 1 năm nước được chỉ định không có ý kiến thì nhãn hiệuhàng hoá coi như được chấp nhận bảo hộ ở nước đó.

Thoả ước Madrid hiện có 78 thành viên Việt Nam tham gia Thoả ướcnày từ ngày 08/03/1949

Nghị định thư liên quan tới Hiệp định Madrid về đăng ký các nhãn hiệuquốc tế - Nghị định thư Madrid - đã được thông qua tại thủ đô Tây Ban Nhangày 27/6/1989, và có hiệu lực ngày 1/12/1995 Nghị định thư này là một tronghai hiệp định tạo nên hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid Hiệp định đầutiên - Hiệp định Madrid 1891 - đã quy định đăng ký nhãn hiệu ở một số quốc giathông qua việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế với WIPO tại Geneva.

Nghị định thư Madrid đã ra đời vì một số quốc gia gặp nhiều khó khăntrong quá trình thực hiện Hiệp định Madrid Điều đó được coi là cải thiện hệthống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Do đó, ngày càng nhiều chủ sở hữu nhãnhiệu đang sử dụng Nghị định thư Madrid mỗi năm để bảo hộ nhãn hiệu của họở nước ngoài Tính đến ngày 15/9/2005, đã có 66 quốc gia ký kết Nghị địnhthư Madrid.

Nghị định thư Madrid là một hiệp định về thủ tục lập hồ sơ chứ khôngphải là hiệp định điều chỉnh về mặt nội dung Nghị định thư giúp những ngườisở hữu nhãn hiệu - các cá nhân và doanh nghiệp - bảo vệ được nhãn hiệu củahọ một cách hiệu quả cùng một lúc ở nhiều quốc gia thông qua việc lập hồ sơxin cấp bằng phát minh sáng chế tới một cơ quan duy nhất với một ngôn ngữ,một khoản chi phí và một loại tiền tệ Hơn nữa, không cần phải lập hồ sơ quatrung gian Đơn xin cấp bằng phát minh, sáng chế có thể được lập bằng tiếngAnh, tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha.

Trang 21

Việc nộp hồ sơ đăng ký mang tính quốc tế cũng có hiệu quả tương tựnhư hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở trong nước như đã được người nộp hồ sơ lựachọn Khi cơ quan bảo hộ nhãn hiệu ở một quốc gia được lựa chọn đồng ýbảo hộ thì nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ trong toàn hệ thống tương tự như cơquan này đã đăng ký.

Nghị định thư Madrid cũng đơn giản hóa việc quản lý nhãn hiệu bởi lẽmột thủ tục đơn giản sẽ giúp Cục Quốc tế của WIPO cập nhật được nhữngthay đổi sau này về sở hữu, hoặc tên, hoặc địa chỉ của người sở hữu nhãnhiệu.

Trước khi nghị định thư được ban hành, các yêu cầu hành chính phứctạp đối với việc chuyển giao tài sản bình thường của doanh nghiệp đã gây khókhăn cho những người sở hữu thực hiện việc chuyển nhượng hợp pháp cácnhãn hiệu của họ trên thế giới Nghị định thư đã cho phép người sở hữu đăngký trên phạm vi quốc tế chỉ bằng một hồ sơ duy nhất, trả tiền một lần trướckhi chuyển nhượng một nhãn hiệu ở tất cả mọi quốc gia tham gia ký kết Việcgia hạn đăng ký cũng chỉ có duy nhất một thủ tục đơn giản Việc đăng ký trênphạm vi quốc tế có thời hạn 10 năm và thời gian gia hạn mới là 10 năm.

Những người sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn thêm một số quốc gianữa nếu họ quyết định tìm cách bảo hộ ở nhiều quốc gia thành viên hơn hoặcnếu có thêm nhiều quốc gia mới gia nhập nghị định thư.

Nếu việc đăng ký cơ bản - hoặc việc đăng ký làm cơ sở cho đăng ký quốc tế- bị hủy vì bất kỳ lý do gì trong năm năm đầu tiên thì công ước Madrid sẽ tạođiều kiện cho người đăng ký quốc tế chuyển việc đăng ký đó thành một loạt cáchồ sơ đăng ký ở các quốc gia tham gia ký kết như đã lựa chọn Các đơn đăng kýnày sẽ giữ nguyên ngày ưu tiên như đã nêu trong hồ sơ đăng ký quốc tế ban đầuở mỗi nước Người sở hữu cũng bảo lưu quyền ở mỗi quốc gia thành viên, ngaycả khi không thực hiện được đăng ký quốc tế.

Trang 22

Hiệp định TRIPS

Hiệp định TRIPS có hiệu lực vào năm 1995 trong khuôn khổ Hiệp địnhThành lập Tổ chức Thương mại Thế giới TRIPS đã tổng hợp và xây dựngtrên cơ sở các hiệp định quan trọng và mới nhất về sở hữu trí tuệ do Tổ chứcSở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thực thi với Công ước Paris về Bảo hộ Tàisản Công nghiệp và Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệthuật – những hiệp định có từ những năm 1880.

Hiệp định TRIPS có vị thế độc nhất trong số các điều ước quốc tế vềIPR bởi lẽ việc trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với việc tham gia“trọn gói” các hiệp ước Nói cách khác, các quốc gia thành viên của WTOkhông được phép lựa chọn các hiệp ước mà phải tuân thủ tất cả các hiệp ướcđa phương của WTO, bao gồm cả TRIPS.

Hiệp định TRIPS áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốctế đối với các quốc gia thành viên về sở hữu trí tuệ, trong đó có quy chế đốixử quốc gia và quy chế tối huệ quốc TRIPS cũng đề ra các chuẩn mực tốithiểu về mức độ, phạm vi và việc sử dụng bảy hình thức sở hữu trí tuệ - quyềntác giả, nhãn hiệu, xuất xứ địa lý, thiết kế công nghiệp, bằng phát minh sángchế, thiết kế bố trí mạch điện tử tích hợp và thông tin mật (bí mật thươngmại) TRIPS cũng nêu cụ thể những hạn chế và ngoại lệ có thể chấp nhậnnhằm hài hòa lợi ích sở hữu trí tuệ với lợi ích trong những lĩnh vực khác,chẳng hạn như sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế (Toàn văn Hiệp địnhTRIPS cũng như phần giải thích các điều khoản của hiệp định có tại trangweb của WTO http://www.wto.org).

Theo Hiệp định TRIPS, các nước phát triển hoàn toàn thực thi hiệp địnhnày vào ngày 1/1/1996 Các quốc gia đang phát triển và những thành viênđang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường được phép lùi ngày thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong TRIPS đến 1/1/2000 Các nước kém

Trang 23

phát triển được phép bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ của mình vào ngày1/1/2006, và có khả năng được kéo dài thời kỳ chuyển giao nếu có yêu cầu.Các quốc gia đang phát triển chưa có quy định bảo hộ bằng phát minh sángchế đối với một số lĩnh vực công nghệ nhất định tính đến thời điểm xin gianhập thì được phép kéo dài thêm năm năm nữa, tức là đến ngày 1/1/2005, đểban hành quy định bảo hộ như vậy.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại của WTO tại Doha năm 2001, cácquốc gia kém phát triển đã được gia hạn thêm 10 năm để thực thi các quyđịnh về bảo hộ bằng phát minh sáng chế và “bí mật thương mại” trong khuônkhổ của TRIPS vì những quy định này có liên quan đến dược phẩm.

Tuy nhiên, do Hiệp định TRIPS đã trải qua 10 năm nên không thểbao hàm được một số diễn biến mới, như các vấn đề về Internet và tácquyền kỹ thuật số, công nghệ sinh học tiên tiến, và quá trình nhất thể hóanhững chuẩn mực toàn cầu về luật pháp hoặc thông lệ Hiệp định này mớichỉ đặt nền tảng cho việc bảo hộ IPR ở mức tối thiểu chứ chưa phải tối đa.Kể từ khi ký kết Hiệp định TRIPS, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới đãgiải quyết nhiều vấn đề tác quyền kỹ thuật số trong các hiệp định về Internet,cụ thể Hiệp định Quyền tác giả của WIPO (WCT) và Hiệp định về Biểu diễnvà Ghi âm của WIPO (WPPT).

Trang 24

nghiệp khác nhau (Công ước Pari; Hiệp định Mađrít; Hiệp ước về Luật nhãnhiệu thương mại);

- Thiết kế công nghiệp trong lĩnh vực may mặc, ô tô, điện tử (Hiệp ướcHague; Công ước Pari; Hiệp định Lôcácnô);

- Chỉ dẫn địa lý xác định nguồn gốc và đặc tính của các sản phẩmnông nghiệp như rượu, bia (Hiệp định Lixbon; Hiệp định Mađrít về những chỉdẫn giả);

- Bản quyền và các quyền cận kề trong các lĩnh vực in ấn, giải trí, phầnmềm, phát thanh truyền hình (Công ước Bécnơ; Công ước Rôm; Công ướcGiơnevơ; Công ước Brucxen; Công ước chung về bản quyền);

- Các giống và sản phẩm cây con mới trong nông nghiệp và công nghiệpthực phẩm (Liên hiệp Bảo hộ quốc tế đối với các loại cây trồng mới - UPOV);- Thiết kế mạch tích hợp trong công nghiệp vi điện tử (Hiệp ướcOasinhtơn);

Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có độcquyền ngăn chặn tất cả các bênthứ ba sử dụng trái phép trong hoạt động thương mại các dầu hiệu trùng hoặctương tự đối với hàng hoá hoặc dịch vụ giống hệt hoặc tương tự với hàng hoáđã được đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình nếu việc sử dụng này có nguycơ gây nhầm lẫn Điều 16 qui định các thành viên của WTO phải tuân thủđiều 6bis của Công ươcs Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Trang 25

Điều 17 của Hiệp định cho phép các thành viên của WTO áp dụng mộtsố ngoại lệ nhất định đối với các quyền liên quan đến một nhãn hiệu hànghoá, chẳng hạn như sử dụng các thuật ngữ mang tính mô tả với mục đích lànhmạnh, với điều kiện những ngoại lệ này không làm tổn hại đến lợi ích hợppháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.

Các thành viên của WTO có thể quy định các điều kiện cấp Lixăng vàchuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá, trong đó không được quy định việc cấplixăng không tự nguyện và chủ sở hưu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng kí cóquyền chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá đó có hoặc không kèm theo việcchuyển nhượng cơ sở kinh doanh mang nhãn hiệu hàng hoá đó.

Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng háo là không dưới 7 năm và cóthể được gia hạn với số lần không hạn chế.

Một mặt nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách cóhiệu quả và toàn diện quyền SHTT, mặt khác muốn bảo đảm rằng những biệnpháp và thủ tục thực thi quyền SHTT không trở thành các chướng ngại chohoạt động thương mại quốc tế, đã đưa ra những quy định tối thiểu mà mỗiquốc gia thành viên đều phải tuân thủ, đặc biệt nhấn mạnh các thủ tục và cácbiện pháp chế tài dân sự, hành chính và hình sự đối với các hành vi xâm phạmquyền, kiểm soát biên giới về SHTT, ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp liênquan đến SHTT giữa các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới

Hiệp ước về luật nhãn hiệu

Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu (TLT), được thông qua ngày 27/10/1994, đãcó hiệu lực ngày 1/8/1996 Tính đến ngày 1/7/2005, 33 quốc gia, trong đó cóHoa Kỳ, đã tham gia hiệp định TLT được ban hành để đơn giản hóa các thủtục xin cấp phép, đăng ký và hài hòa thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốcgia khác nhau TLT đã hài hòa thủ tục của các cơ quan cấp phép đăng ký nhãnhiệu của các quốc gia khác nhau thông qua việc quy định những yêu cầu tối

Trang 26

đa mà một bên tham gia có thể đưa ra.

TLT dành cho nhãn hiệu dịch vụ - dấu hiệu nhận biết đặc thù của cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ để phân biệt với hàng hóa - quy chế “bìnhđẳng” với nhãn hiệu Trước đây, nhiều nước dành quy chế pháp lý khác nhaucho nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ TLT đã yêu cầu các quốc giathành viên đăng ký nhãn hiệu dịch vụ và dành quy chế pháp lý tương tự nhưnhãn hiệu hàng hóa.

Theo quan điểm của những người sở hữu nhãn hiệu, TLT đã tiết kiệmthời gian và tiền bạc cho quá trình chuẩn bị và lập hồ sơ xin đăng ký Hiệpđịnh này đã đơn giản hóa quy trình gia hạn sau khi đăng ký, thu âm, đổi tênvà địa chỉ và quyền hạn của người được ủy quyền Các quốc gia tham giaTLT có nghĩa vụ cho phép đăng ký đa chủng loại, giúp chủ sở hữu nhãn hiệuxin đăng ký một lần cho nhiều chủng loại hàng hóa và dịch vụ.

Một khía cạnh quan trọng khác của TLT cũng đem lại lợi ích cho chủsở hữu nhãn hiệu là cấm các cơ quan cấp phép của các quốc gia thành viênyêu cầu xác thực các hồ sơ và chữ ký đối với các đơn thư xin đăng ký nhãnhiệu Nhiều quốc gia yêu cầu bất kỳ chữ ký nào nộp kèm trong hồ sơ đăng kýnhãn hiệu cũng cần phải công chứng hoặc phải được hợp pháp hóa phù hợpvới luật pháp của quốc gia đó Theo quy định của TLT, trong hầu hết mọitrường hợp, không cần phải tuân thủ các thủ tục này nữa Khía cạnh này chophép người chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn tất và nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệunhanh hơn với chi phí thấp hơn.

Một lợi thế nữa của TLT là việc hài hòa thời hạn đăng kí nhãn hiệu banđầu và gia hạn giữa các quốc gia thành viên: TLT quy định thời hạn đăng kýban đầu là 10 năm, và có thêm 10 năm gia hạn.

Các đặc điểm chính khác của TLT còn bao gồm việc giới thiệu hệ thống

Trang 27

ứng dụng đăng ký mục đích sử dụng (có bằng chứng chứng tỏ các nhãn hiệunày đã sử dụng trước khi đăng ký); hợp lý hóa thủ tục gia hạn; giảm thiểunhững yêu cầu hoàn tất ngày nộp đơn đăng ký và đơn giản hóa thủ tục thayđổi tên và sở hữu hồ sơ và đăng ký nhãn hiệu.

Nói tóm lại, TLT nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại quốc tế: Điềuđó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cá nhân và các doanh nghiệpnhỏ đang tìm kiếm thị trường ở các quốc gia khác Hiện tại, Ủy ban Thườngtrực về Nhãn hiệu, Thiết kế công nghiệp và Ký hiệu địa lý WIPO (SCT) đangđàm phán các đề xuất sửa đổi TLT Ủy ban này kiến nghị Đại hội đồng WIPOtổ chức một hội nghị ngoại giao từ ngày 13-31/3/2006 để xem xét việc thôngqua TLT sửa đổi.

13.2 Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam

Các quy định chung- Định nghĩa

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổchức cá nhân khác nhau (Điều 4 - Khoản 16 - Luật Sở hữu Trí tuệ 2005)

Văn bằng bảo hộ nhăn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cóhiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thểđược gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam áp dụng nguyên tắc "Nộp đơn đầu tiên"

Nguyên tắc "Nộp đơn đầu tiên" được áp dụng cho việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, theo đó Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp chongười nộp đơn sớm nhất Tuy nhiên, nguyên tắc "Nộp đơn đầu tiên" không ápdụng cho những nhãn hiệu được coi là nổi tiếng theo Công ước Paris hoặc vớinhãn hiệu đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi Trongcác trường hợp này, quyền ưu tiên sẽ được dành cho người nào có thể chứng

Trang 28

minh rằng nhãn hiệu của mình là nổi tiếng hoặc đã được sử dụng và đã đượcthừa nhận một cách rộng rãi mà không cần phải xét đến nguyên tắc này.

- Nhãn hiệu nổi tiếng

Theo Công ước Paris mà trong đó Việt Nam là một thành viên, nhãnhiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam không cần phải qua đăng ký.Tuynhiên, luật pháp hiện hành chưa quy định chi tiết thế nào là một nhãn hiệu nổitiếng Do đó, trong thực tế, yếu tố quyết định một hàng hoá là nổi tiếng haykhông còn phụ thuộc vào chuyên gia giám định của Cục Sở hữu Công nghiệp.Do chưa có điều khoản nào quy định rõ một sản phẩm là nổi tiếng, Cục Sởhữu Công nghiệp thường dựa vào những yếu tố sau:

(1) Chất lượng hàng hoá do người tiêu dùng đánh giá,

(2) Vùng lãnh thổ nơi hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu này được bán ra/được cung cấp,

(3) Doanh thu bán hàng và chất lượng của hàng hoá/dịch vụ được bán rahay được cung cấp

(4) Thời gian sử dụng liên tục liên tục nhãn hiệu này,

(5) Danh tiếng của hàng hoá/dịch vụ khi sử dụng nhãn hiệu này, và (6) Số quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó

- Hệ thống tổ chức chỉ đạo hoạt động và quản lý sở hữu công nghiệp

nói chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng:

 Cục Sở hữu công nghiệp trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ quản lýcác hoạt động sở hữu công nghiệp

 Cục Bản quyền tác giả trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin quản lý về bảnquyền tác giả, còn ở cấp tỉnh và thành phố Phòng Sở hữu Công nghiệp trựcthuộc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường quản lý các hoạt động sở hữucông nghiệp còn Phòng Bản quyền tác giả trực thuộc Sở Văn hoá Thông tinquản lý các hoạt động liên quan đến bản quyền tác giả

Trang 29

- Hệ thống đảm bảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp

Hệ thống cơ quan xét xử và thi hành án:

 Toà án nhân dân tối cao:

Hướng dẫn công tác xét xử các vụ án về sở hữu công nghiệp cho các toàán địa phương và tiến hành xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ án về sởhữu công nghiệp.

 Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự và các vụ án hành chính về sở hữu côngnghiệp; xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự các tội liên quan đến sởhữu công nghiệp.

 Bộ Tư pháp (Cục thi hành án)

Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án và chỉ đạo, giám sát công tác thi hành án.

 Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng thi hành án):Thực hiện cưỡng chế thi hành các bản án, quyết định của toà án các cấp.Hệ thống các cơ quan hành chính bảo đảm thực thi quyền sở hữu côngnghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng trong nội địa:

 Các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp cấp trung

ương:

 Bộ Khoa học và Công nghệ (Thanh tra Bộ):

- Hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về xử phạt hành chính tronglĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Xử phạt vi phạm hành chính trong cả nước

- Các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp thuộc địaphương.

 Hệ thống cơ quan hành chính kiểm soát biên giới:

Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp trongxuất nhập khẩu hàng hoá

Trang 30

Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt vi phạm pháp luậtvề sở hữu công nghiệp tại biên giới

 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện pháp luật về sở hữu công nghiệp trongxuất nhập khẩu tại địa phương

Xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp trong xuất nhập khẩu tạiđịa phương.

 Hải quan cửa khẩu:

Kiểm tra tại cửa khẩu việc thực hiện quy định pháp luật về sở hữu côngnghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hoá Xử lý vi phạm pháp luật về sở hữucông nghiệp xảy ra tại cửa khẩu.

1.4 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

1.4.1 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

- Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu

Muốn đăng ký nhãn hiệu(ĐKNH) trước hết bạn phải là một chủ thể kinhdoanh hợp pháp Tiếp đến, bạn phải thiết kế cho minh một nhãn hiệu đáp ứnghai điều kiện:

Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiệnbằng một hoặc nhiều màu sắc.

Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãnhiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

- Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKNH dùng cho hàng hóa do mình sản xuấthoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền

Trang 31

ĐKNH cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sảnxuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và khôngphản đối việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền ĐKNH tập thể để cácthành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối vớidấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăngký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sán xuất, kinh doanhtại địa phương đó.

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồngốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền ĐKNHchúng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ đó.

- Đăng ký nhãn hiệu bằng cách nào?

Quyền đăng ký nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nướcngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất,kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông quađại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không thường trú tại ViệtNam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tạiViệt Nam nộp đơn ĐKNH thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Để xác lập quyền đối với nhãn hiệu, ngườiyêu cầu cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu Trí tuệ).Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký theomẫu quy định, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ (baogồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chếsử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận), Giấy ủyquyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện), Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Căn cứ phát sinh quyền: Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập

Trang 32

trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu Trí tuệ Quyền sởhữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng,không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điều 6 Luật SHTT) Giới hạn quyền:Chủ nhãn hiệu chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạnbảo hộ theo quy định của Luật SHTT Việc thực hiện quyền của chủ nhãnhiệu không được xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích côngcộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được viphạm các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 7 Luật SHTT).

Như vậy, muốn được bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp phái tiến hànhđăng ký để xác lập quyền sở hữu Khi quyền được xác lập, chủ sở hữu cóquyền khai thác tài sản của mình, có quyền cho phép hoặc ngăn cản ngườikhác sử dụng (khai thác) tài sản đó và khi quyền bị xâm phạm thì pháp luật sẽbảo vệ như bảo vệ quyền sở hữu tài sản.

Văn bằng bảo hộ nhăn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu , cóhiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thểđược gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

Việt Nam bảo họ nhãn hiệu theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” và “nhãnhiệu nổi tiếng theo công ước paris

*Áp dụng Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam

Đối với các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ tại Việt Namnhãn hiệu đăng ký theo Thỏa ước Madrid được xem xét theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trước thời điểm Nghị định 63/CP có hiệu lực (ngày24.10.1996), nhãn hiệu đăng ký quốc tế được chấp nhận bảo hộ ở Việt Nammà không được công bố dưới bất kỳ hình thức nào từ phía cơ quan quản lýnhà nước về SHCN Hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam làsau một năm kể từ ngày Văn phòng quốc tế công bố trên công báo nhãn hiệuquốc tế và không bị Cục SHTT Việt Nam từ chối bảo hộ.

Trang 33

Giai đoạn 2: Từ thời điểm Nghị định 63/CP được ban hành cho đến khiNghị định 06/CP có hiệu lực (ngày 16/2/2001) Nhãn hiệu đăng ký theo Thỏaước Madrid được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam thì được công bố trên côngbáo SHCN theo quy định của Điều 31.2b Nghị định 63/CP Thời điểm hiệulực áp dụng giống như giai đoạn trên.

Giai đoạn hiện nay: Từ thời điểm Nghị định 06/CP có hiệu lực, nhãnhiệu đăng ký quốc tế được công bố trên công báo SHCN và sẽ được CụcSHTT cấp quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế cho cácnhãn hiệu được bảo hộ Hiệu lực của nhãn hiệu quốc tế tính từ ngày đăng kýquốc tế được công bố trên công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO.

- Quy trình xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Để được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, nhãn hiệu đăng ký quốc tế phảiqua trình tự xử lý như sau:

Theo quy định tại Điểm 25 Thông tư 3055, sau khi nhận được Thông báocủa Văn phòng quốc tế về đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định ViệtNam, Cục SHTT sẽ tiến hành một số thao tác kỹ thuật và xét nghiệm nội dungđơn (xem xét về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu) như đối với đơn nhãn hiệunộp trực tiếp theo thể thức quốc gia Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhãnhiệu đăng ký quốc tế được công bố trên công báo nhãn hiệu quốc tế củaWIPO (sau khi đã hợp lệ về hình thức), Cục SHTT phải có kết luận về khảnăng bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký quốc tế có chỉ định Việt Nam Đối vớinhững nhãn hiệu có khả năng bị từ chối một phần hoặc toàn phần, Cục SHTTsẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn thông qua Văn phòng quốc tế,có nêu rõ lý do từ chối Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhãn hiệuđăng ký quốc tế công bố trên Công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO mà Vănphòng quốc tế không nhận được thông báo từ chối liên quan đến đăng kýquốc tế nhãn hiệu nào đó, điều đó có nghĩa là nhãn hiệu đó được bảo hộ ở

Trang 34

Việt Nam Những nhãn hiệu đăng ký quốc tế được công nhận bảo hộ ở ViệtNam sẽ được công bố trên công báo SHCN Việt Nam Phạm vi bảo hộ củacác nhãn hiệu nếu có thay đổi sẽ được Cục SHTT xác nhận theo nội dungđăng ký nhãn hiệu đó và được Văn phòng quốc tế ghi nhận vào đăng bạ quốctế nhãn hiệu.

Nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Nghị định thư được xem xét như đối vớinhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước Madrid nhưng có một số lưu ý về thời hạn từchối; thời hạn chuyển thông báo từ chối đến Văn phòng quốc tế và thời hạntrả lời các thiếu sót liên quan đến thông báo từ chối của cơ quan quốc gia; thờihạn từ chối trong trường hợp có phản đối và một số lưu ý khác trong quá trìnhra thông báo từ chối đăng ký quốc tế.

Theo thống kê của Cục SHTT, số lượng đăng ký quốc tế nhãn hiệu yêucầu chỉ định mới, mở rộng lãnh thổ và gia hạn hiệu lực bảo hộ hiện nay là56.055.

1.4.2 Ðăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài

- Đăng ký theo Thoả ước Madrid

Việt Nam đã là thành viên của Thoả ước Madrid (do tổ chức sở hữu trítuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốcgia là thành viên Đăng ký theo thoả ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần dùng 1đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viêndoanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ Việcđăng ký theo hệ thống này khá đơn giản, tiện lợi và chi phí có thể rẻ hơn gấp10 lần so với việc đăng ký trực tiếp ở từng nước Tuy nhiên, đơn đăng ký nàychỉ được thực hiện khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam Thờihạn xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng 01 năm Nếu các doanh nghiệpquan tâm đến các thị trường là thành viên của Thoả ước thì nên thực hiện việcđăng ký theo hình thức này.

Trang 35

Mặt khác, từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viêncủa Nghị định thư Madrid Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãnhiệu bảo hộ ở các nước đã là thành viên của Thoả ước hoặc Nghị định thư.

Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia:

Với những nước không phải là thành viên của Thoả ước Madrid, khi cónhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước khác như: các nước ASEAN(trừ Singapore đã tham gia Nghị định thư) , các doanh nghiệp sẽ phải đăngký trực tiếp tại từng quốc gia đó.

Thủ tục đăng ký được tiến hành tại các cơ quan sở hữu công nghiệp củacác nước đó Để nộp đơn và làm thủ tục đăng ký, doanh nghiệp có thể sửdụng đại diện hoặc chi nhánh tại các quốc gia; hoặc sử dụng Công ty đại diệnsở hữu công nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

- Đăng ký nhãn hiệu tại một số nơi trên thế giới:

Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Khác với đa số quốc gia trên thế giới quy định quyền sở hữu NH thôngqua việc đăng ký, pháp luật Mỹ quy định quyền sở hữu NH đạt được thôngqua việc thực sự sử dụng một NH Để có quyền này, nhà sản xuất, cung cấpphải sử dụng NH Ví dụ: bằng việc thể hiện trên mác đính liền với hàng hóahoặc quảng cáo NH gắn liền với hàng hóa, dịch vụ

Bạn không cư trú trên lãnh thổ Mỹ, do đó phải chỉ định một đại diện tạiMỹ tiến hành các thủ tục nộp đơn xin đăng ký NH trên toàn liên bang cũngnhư các thủ tục liên quan Cần biết rằng, nếu nước sở tại của người nộp đơn làthành viên của một Công ước hoặc Hiệp ước quốc tế về NH mà Mỹ đã ký kếtvà người nộp đơn đã đăng ký NH, hoặc đã nộp đơn xin đăng ký NH tại nướcthành viên đó, thì người nộp đơn này có quyền hưởng các lợi ích đặc biệt theoquy định của Công ước, Hiệp ước và của luật Mỹ

Luật NH Mỹ quy định bất cứ cá nhân nào là công dân một nước thành

Trang 36

viên của bất kỳ Công ước, Hiệp ước NH nào mà Mỹ cũng là thành viên hoặcnước đó dành cho công dân Mỹ các quyền đôi bên cùng hưởng, đều có quyềnđược bảo hộ theo quy định của Luật NH Mỹ, cũng như các quyền lợi đặc biệtkhác bao gồm bảo hộ công dân nước ngoài chống cạnh tranh không lànhmạnh, bảo hộ tên thương mại của công dân nước ngoài mà không cần đăngký, và cho phép có tư cách để có được một đăng ký (ở đây được hiểu là Giấychứng nhận đăng ký NH tại Mỹ), thậm chí cả khi công dân nước ngoài chưabao giờ sử dụng NH trong giao dịch thương mại giữa các tiểu bang của Mỹhoặc trong thương mại quốc tế Sau khi được đăng ký theo hệ thống liênbang, nếu người đăng ký là người nước ngoài mà không sử dụng NH tronggiao dịch thương mại giữa các tiểu bang của Mỹ hoặc giữa Mỹ với nướcngoài, đăng ký sẽ bị hủy bỏ.

Thời hạn hiệu lực của một đăng ký NH là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.Tuy nhiên, để duy trì hiệu lực, người chủ phải sử dụng NH trong giao dịchthương mại Tại Mỹ, li-xăng (chuyển quyền sử dụng) được coi là bằng chứngsử dụng, còn quảng cáo NH thì không Thời hạn mà việc sử dụng phải bắt đầulà 5 năm kể từ ngày đăng ký, nếu không, đăng ký NH có thể bị vô hiệu (trừphi việc không sử dụng được chứng minh một cách thỏa đáng) Theo quyđịnh, trong khoảng thời gian giữa năm thứ năm và năm thứ sáu kể từ ngàyđăng ký, người đăng ký phải nộp tờ khai xác nhận NH cũng như các hànghóa, dịch vụ đã được liệt kê trong đăng ký hoặc gắn với NH vẫn đang được sửdụng.

Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản ( theo Công ước Paris)

Ở Nhật Bản các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu theo Công ước Paris.Về nguyên tắc, việc đăng ký NH theo Công ước Paris được áp dụng trongtrường hợp quốc gia, nơi mà chủ NH muốn NH của mình được bảo hộ làthành viên của Công ước Paris, nhưng không phải là thành viên của Thỏa ước

Trang 37

Madrid Nhật Bản không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid (chỉ làthành viên của Nghị định thư Madrid), do đó nếu muốn đăng ký NH tại nướcnày, ông phải tiến hành nộp đơn theo Công ước Paris

Thủ tục nộp đơn sơ bộ theo Công ước Paris như sau: trước hết bạn phảinộp đơn đăng ký NH tại Cục Sở hữu trí tuệ Trong vòng 6 tháng kể từ ngàyđơn được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ, ông có thể nộp đơn yêu cầubảo hộ NH của mình tại bất cứ quốc gia thành viên nào của Công ước (màngười nộp đơn muốn NH của mình được bảo hộ) Các đơn nộp sau sẽ đượccoi như nộp cùng ngày với ngày nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.

DN bắt buộc phải tiến hành các thủ tục nộp đơn thông qua một tổ chứcđại diện sở hữu công nghiệp ở quốc gia mà DN đăng ký NH, trừ trường hợpdoanh nghiệp có cơ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đanghoạt động thực sự tại nước đó Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, vẫnnên tham khảo tư vấn của các luật sư để tránh những rắc rối do sự thiếu hiểubiết về pháp luật của nước sở tại gây ra.

Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở Châu Âu

Cộng Đồng Châu Âu đã lập ra một hệ thống đăng ký NHHH riêng, độclập với các nước thuộc cộng đồng, gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi làCTM CTM là chữ cái đầu của tên tiếng Anh “Community Trade Mark" Khiđăng ký NHHH qua hệ thống đăng ký CTM, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phảinộp một đơn duy nhất cho một cơ quan đăng ký được thành lập riêng, độc lậpvới hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên Để được đăng kýCTM, nhãn hiệu phải được 15 nước trong cộng đồng đồng ý Sau khi đượcđăng ký tại cơ quan đăng ký này, nhãn hiệu đó sẽ có hiệu lực ở tất cả cácnước thành viên Cộng đồng Châu Âu Ngược lại nếu nhãn hiệu bị huỷ bỏ haymất hiệu lực ở một nước thành viên thì đương nhiên bị mất hiệu lực trong cảcộng đồng VN là thành viên của Công ước Paris Vì vậy các cá nhân, pháp

Trang 38

nhân VN nếu có nhu cầu đều có thể đăng ký CTM

Chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn toàn tự do nộp đơn đăng ký nhãn hiệu CTMhoặc nộp đớn quốc gia hoặc cả hai Điều này có nghĩa là nhãn hiệu CTM vànhãn hiệu đăng ký quốc gia đều có thể song song tồn tại Các loại nhãn hiệuđược đăng ký bao gồm: NHHH, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãnhiệu chứng nhận Đơn đăng ký CTM nộp cho cơ quan đăng ký có tên là “TheOffice for Harmonnization in the Internal Market" viết tắt là OHIM có trụ sởđóng tại Tây Ban Nha Đơn sau khi nộp tại OHIM sẽ được cơ quan này xétnghiệm về hình thức Nếu đơn có các thông tin và tài liệu, ngày nộp đơn đượcghi nhận Sau đó đơn sẽ chuyển sang xét nghiệm nội dung Trong giai đoạnxét nghiệm nội dung, nhãn hiệu trong đơn chỉ được xét nghiệm trên cơ sởtuyệt đối tức là đánh giá về khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu CTM sau khi được đăng ký sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngàynộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tục, mỗi lần 10 năm và chủ sởhữu phải nộp lệ phí gia hạn Việc chuyển nhượng hoặc chuyển giao sử dụngchỉ được cho phép khi việc chuyển nhượng hay chuyển giao đó là trong phạmvi cả cộng đồng, chứ không chỉ đơn lẻ trong một nước thành viên nào Việcchuyển nhượng hay chuyển giao licence phải được lập bằng văn bản và đăngký với OHIM thì mới có hiệu lực pháp luật.

1.4.3.Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu

Qua thực trạng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch - Đầu tư các địaphương trong thời gian qua, có thể thấy một số vấn đề pháp lý đang nảy sinhnhư sau:

Xác định thế nào là tên thương mại của doanh nghiệp - một việc tưởngdễ mà hoá khó Việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăngký kinh doanh (cả về tên riêng, các bổ ngữ và loại hình sản xuất, kinh doanh)trên cùng một tỉnh, thành phố thì không xảy ra, nhưng lại có thể xảy ra trên

Ngày đăng: 10/11/2012, 10:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1.Số liệu thống kê về đơn đăng ký, xác lậpsở hữu công nghiệp năm 2007 - Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 1.1. Số liệu thống kê về đơn đăng ký, xác lậpsở hữu công nghiệp năm 2007 (Trang 43)
Bảng 3.1. Biểu đồ về số nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ - Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 3.1. Biểu đồ về số nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w