Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại nước

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 51)

Từ khi VN gia nhập WTO, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đang được các DN ngày càng quan tâm nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xu thế chung hiện nay của các DN là không đơn thuần làm gia công cho các Cty nước ngoài mà chủ động xây dựng nhãn hiệu riêng của mình với tham vọng phát triển ngang tầm với các DN nước ngoài.

Rất nhiều nhãn hiệu Việt Nam đã vươn ra thị trường nước ngoài và dần khẳng định mình trên trường quốc tế như café Trung Nguyên, mì Vifon AceCook, đậu phộng Tân Tân… và cũng bắt đầu xuất hiện những vụ việc làm hàng giả, hàng vi phạm nhãn hiệu, cạnh tranh không lành mạnh với các sản phẩm nhãn của Việt Nam. Công cụ chính để bảo vệ nhãn hiệu chính là việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại quốc gia nơi sản phẩm, dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên, một trở ngại lớn đã xuất hiện khi việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài tỏ ra phức tạp khi hệ thống đăng ký nhãn hiệu của mỗi quốc gia khác nhau, thủ tục khác nhau, ngôn ngữ khác nhau và đặc biệt là chi phí khá lớn cho việc thuê các văn phòng luật sư về nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ. Trung bình chi phí đăng ký một nhãn hiệu cho một nhóm sản phẩm ở một quốc gia khoảng 300 USD đến 1500 USD.

Để khắc phục tình trạng này, các quốc gia đã thông qua một thỏa ước quốc tế Madrit về Đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Theo đó các công dân của các quốc gia thành viên Thỏa ước chỉ cần nộp đơn cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia (Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ ) sau đó đơn sẽ chuyển tới Tổ chức sở hữu trí tuệ WIPO để đăng ký nhãn hiệu nước ngoài theo các quốc gia chỉ định sẵn. Mặc dù Thỏa ước Madrid mang lại nhiều lợi ích cho các nhà sản

xuất và kinh doanh về thủ tục, thời gian, chi phí, quản lý và Việt Nam được chấp nhận là thành viên chính thức của Thỏa ước Madrid từ 8/3/1949, nhưng cho đến năm 1986 mới chỉ có một nhãn hiệu đầu tiên của Việt Nam được yêu cầu bảo hộ ở nước ngoài thông qua Thỏa ước này. Nhãn hiệu thứ hai được yêu cầu bảo hộ năm 1994 và đến nay đã có 123 nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được yêu cầu bảo hộ ở nhiều nước khác nhau theo Thỏa ước Madrid với tổng số nước được yêu cầu chỉ định ước tính khoảng 900 lượt nước cho nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Số lượng đơn yêu cầu bảo hộ theo Thỏa ước tăng lên chủ yếu trong 5 năm trở lại đây, điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài. Trong đó có các doanh nghiệp lớn của Nhà nước nhưng đồng thời cũng có những cơ sở nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Một phần là do cản là nhãn hiệu muốn nộp đơn theo Thỏa ước Madrit thì nhãn hiệu đó phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đang cố gắng rút ngắn thời gian xét nghiệm đơn nhãn hiệu nhưng thời gian để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thông thường kéo dài khoảng 12 tháng đôi khi còn kéo dài hơn nữa. Việc này đã gây cản trở cho việc doanh nghiệp Việt Nam muốn cùng lúc xây dựng nhãn hiệu ở trong nước đồng thời khuếch trương ở nước ngoài trong khi nhãn hiệu lại chưa được cấp độc quyền tại Việt Nam.

Hiện có khoảng 2.000 nhãn hiệu đăng ký theo phương thức kết hợp, trong đó có 153 nhãn hiệu của Việt Nam nộp đơn theo MA (Madrid Agreement) và MP (Madrid Protocol) so với số lượng đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam: 58.866 nhãn hiệu của nước ngoài vào Việt Nam. Chỉ sau hơn 1 năm, từ 11/7/2006, đã có 452 nhãn hiệu của Mỹ đăng ký vào Việt Nam, 257 của EU, 232 của Nhật Bản chỉ định vào Việt Nam theo MP”.(Theo Phòng

Công nghiệp và Thương mại Việt Nam).

Thực ra thì đối với thị trường nước ngoài, do chi phí cho việc đăng ký khá lớn, doanh nghiệp cần cân nhắc khả năng xâm nhập vào từng thị trường cụ thể để quyết định xem có nên đăng ký nhãn hiệu hay không. Tại những thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp hầu như không có khả năng xuất khẩu thì cũng không cần quan tâm đến việc đăng ký làm gì cho tốn kém. Ngay cả khi nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam bị nẫng tay trên tại thị trường nước ngoài, thì cũng cần cân nhắc có nên tiến hành các thủ tục kiện tụng tốn kém hay không. Rất có thể nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam mặc dù bị “ăn cắp” nhưng thực tế không được mấy ai biết đến, hoặc có khi xuất khẩu dưới một cái tên mới lại có lợi hơn.

Bảo hộ nhãn hiệu Việt tại Thị trường Mỹ

Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) đã tạo một bước phát triển rõ rệt trong quan hệ thương mại hai nước. Kết quả nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của BTA” do Viện nghiên cứu quản lý TW (CIEM) và Dự án Hỗ trợ thúc đẩy thương mại STAR – Việt Nam phối hợp thực hiện cho thấy, trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng 128% so với năm 2001. Nhiều mặt hàng công nghiệp chế tạo trước khi ký kết hiệp định bị hạn chế bởi thuế suất cao thì nay đã tăng trưởng vượt bậc như may mặc tăng 18 lần, điện tử tăng 270%, đồ gỗ tăng 499%… Tuy nhiên, có một điều mà các chuyên gia quản ngại đó là nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam đang có nguy cơ bị xâm phạm rất cao,

Quá ít nhãn hiệu được đăng ký tại Mỹ: Thực tế đã có không ít các nhãn hiệu như của thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hương, Petro… đã bị tranh chấp ở nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ mà theo các chuyên gia, nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kịp thời tại các nước đó. Ông Trần Việt Hùng – Phó cục

trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, theo con số thống kê tại Cục Sở hữu trí tuệ và tra cứu trên trang web của cơ quan Patent và nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ thì số đơn đăng ký nhãn hiệu của các DN Việt Nam ra nước ngoài theo thỏa ước Madrid (gồm 52 nước) chỉ có 54 nhãn hiệu, và số nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam xin đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ mới chỉ là 164 nhãn hiệu. Con số này thật khiêm tốn khi các DN Hoa Kỳ đã đăng ký bảo hộ 8.988 nhãn hiệu của họ tại Việt Nam. Và càng quá nhỏ so với hàng triệu nhãn hiệu được đăng ký tại Mỹ. Trong khi đó, theo bà Lynne G. Beresford Phó Cục trưởng về Chính sách giám định nhãn hiệu hàng hóa, Cục sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ, năm 2007 Văn phòng Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ (USPTO) sẽ nhận khoảng 265.000 đơn xin đăng ký. Rõ ràng số nhãn hiệu của Việt Nam được đăng ký ở nước ngoài nói chung và ở Mỹ nói riêng còn quá thấp so với yêu cầu thực tế. Phải chăng, thủ tục đăng ký tại Mỹ quá khó hoặc tốn kém hay các DN Việt Nam còn thờ ơ với vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. (Theo Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam). (Nguồn: Theo báo Nhân Dân)

Có thể thấy việc đăng ký nhãn hiệu hàng tại Hoa Kỳ không phải là quá khó đối với các DN Việt Nam mà do ý thức của các DN Việt Nam về việc bảo hộ nhãn hiêụ hàng hoá kịp thời ở nước ngoài còn thấp. Một số chuyên gia khác thì cho rằng đó là việc thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ, trong đó bao gồm cả hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Dẫn chứng về trường hợp vi phạm bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ:

Khi công ty cà phê Trung Nguyên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một công ty Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên ậuvà đang trong giai đoạn chờ cấp phép. "Chúng tôi đặt quyết tâm là phải lấy lại được nhãn hiệu cho mình, do vậy đã thuê luật sư và đồng thời tìm hiểu xem tại sao công ty đó lại nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu của Trung Nguyên.

Sau đó chúng tôi hiểu ra rằng đó là một công ty phân phối hàng thực phẩm nông sản, biết Trung Nguyên là một nhãn hiệu thương mại nổi tiếng của VN nên đã đăng ký tên Trung Nguyên để giành độc quyền phân phối hàng của Trung Nguyên tại Mỹ". Bà Võ Thị Hà Giang, phụ trách quan hệ cộng đồng và quảng cáo, công ty cà phê Trung Nguyên đã kể lại câu chuyện của công ty mình. Trung Nguyên đã phải đồng ý để DN này là nhà phân phối độc quyền sản phẩm cà phê của Trung Nguyên của mình tại Mỹ trong vòng hai năm thì công ty này mới đồng ý rút hồ sơ. Không chỉ nhãn hiệu của Trung Nguyên bị đăng ký trước mà ngay cả tên miền của Trung Nguyên (trungnguyen.com) cũng đã bị một Việt kiều ở Tiệp Khắc đăng ký trước với mục đích đầu cơ và đang rao bán rất đắt. Bài học của Trung Nguyên tóm gọn lại là: Các DN có thể phải trả giá đắt cho việc nhận thức thấp về nhãn hiệu. Các DN với những thương hiệu rất nổi tiếng ở trong nước vẫn phải xây dựng từ đầu khi đi ra thị trường thế giới. Tư vấn bên ngoài cũng chỉ có thể giúp DN xây dựng nhãn hiệu trong khuôn khổ hợp đồng nhất định như thể hiện ý tưởng, in ấn, làm bảng hiệu... còn DN mới là người sống, gìn giữ và làm việc với nhãn hiệu của mình.

Tóm lại, các doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam càng sớm càng tốt. Ðăng ký ra nước ngoài thì tuỳ thuộc vào tiềm lực, kế hoạch triển khai của từng doanh nghiệp và thị trường cụ thể. Dù sao khi xuất khẩu, khi đàm phán thương thảo với đại lý, bạn hàng, đối tác nước ngoài thì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là việc đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w