- Đăng ký theo Thoả ước Madrid
Việt Nam đã là thành viên của Thoả ước Madrid (do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo thoả ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần dùng 1 đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký theo hệ thống này khá đơn giản, tiện lợi và chi phí có thể rẻ hơn gấp 10 lần so với việc đăng ký trực tiếp ở từng nước. Tuy nhiên, đơn đăng ký này chỉ được thực hiện khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Thời
quan tâm đến các thị trường là thành viên của Thoả ước thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này.
Mặt khác, từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu bảo hộ ở các nước đã là thành viên của Thoả ước hoặc Nghị định thư.
Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia:
Với những nước không phải là thành viên của Thoả ước Madrid, khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước khác như: các nước ASEAN (trừ Singapore đã tham gia Nghị định thư)..., các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia đó.
Thủ tục đăng ký được tiến hành tại các cơ quan sở hữu công nghiệp của các nước đó. Để nộp đơn và làm thủ tục đăng ký, doanh nghiệp có thể sử dụng đại diện hoặc chi nhánh tại các quốc gia; hoặc sử dụng Công ty đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
- Đăng ký nhãn hiệu tại một số nơi trên thế giới:
Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
Khác với đa số quốc gia trên thế giới quy định quyền sở hữu NH thông qua việc đăng ký, pháp luật Mỹ quy định quyền sở hữu NH đạt được thông qua việc thực sự sử dụng một NH. Để có quyền này, nhà sản xuất, cung cấp phải sử dụng NH. Ví dụ: bằng việc thể hiện trên mác đính liền với hàng hóa hoặc quảng cáo NH gắn liền với hàng hóa, dịch vụ.
Bạn không cư trú trên lãnh thổ Mỹ, do đó phải chỉ định một đại diện tại Mỹ tiến hành các thủ tục nộp đơn xin đăng ký NH trên toàn liên bang cũng như các thủ tục liên quan. Cần biết rằng, nếu nước sở tại của người nộp đơn là thành viên của một Công ước hoặc Hiệp ước quốc tế về NH mà Mỹ đã ký kết và người nộp đơn đã đăng ký NH, hoặc đã nộp đơn xin đăng ký NH tại nước thành viên đó, thì người nộp đơn này có quyền hưởng các lợi ích đặc biệt theo
quy định của Công ước, Hiệp ước và của luật Mỹ.
Luật NH Mỹ quy định bất cứ cá nhân nào là công dân một nước thành viên của bất kỳ Công ước, Hiệp ước NH nào mà Mỹ cũng là thành viên hoặc nước đó dành cho công dân Mỹ các quyền đôi bên cùng hưởng, đều có quyền được bảo hộ theo quy định của Luật NH Mỹ, cũng như các quyền lợi đặc biệt khác bao gồm bảo hộ công dân nước ngoài chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo hộ tên thương mại của công dân nước ngoài mà không cần đăng ký, và cho phép có tư cách để có được một đăng ký (ở đây được hiểu là Giấy chứng nhận đăng ký NH tại Mỹ), thậm chí cả khi công dân nước ngoài chưa bao giờ sử dụng NH trong giao dịch thương mại giữa các tiểu bang của Mỹ hoặc trong thương mại quốc tế. Sau khi được đăng ký theo hệ thống liên bang, nếu người đăng ký là người nước ngoài mà không sử dụng NH trong giao dịch thương mại giữa các tiểu bang của Mỹ hoặc giữa Mỹ với nước ngoài, đăng ký sẽ bị hủy bỏ.
Thời hạn hiệu lực của một đăng ký NH là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, để duy trì hiệu lực, người chủ phải sử dụng NH trong giao dịch thương mại. Tại Mỹ, li-xăng (chuyển quyền sử dụng) được coi là bằng chứng sử dụng, còn quảng cáo NH thì không. Thời hạn mà việc sử dụng phải bắt đầu là 5 năm kể từ ngày đăng ký, nếu không, đăng ký NH có thể bị vô hiệu (trừ phi việc không sử dụng được chứng minh một cách thỏa đáng). Theo quy định, trong khoảng thời gian giữa năm thứ năm và năm thứ sáu kể từ ngày đăng ký, người đăng ký phải nộp tờ khai xác nhận NH cũng như các hàng hóa, dịch vụ đã được liệt kê trong đăng ký hoặc gắn với NH vẫn đang được sử dụng.
Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản ( theo Công ước Paris)
Ở Nhật Bản các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu theo Công ước Paris. Về nguyên tắc, việc đăng ký NH theo Công ước Paris được áp dụng trong
trường hợp quốc gia, nơi mà chủ NH muốn NH của mình được bảo hộ là thành viên của Công ước Paris, nhưng không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid. Nhật Bản không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid (chỉ là thành viên của Nghị định thư Madrid), do đó nếu muốn đăng ký NH tại nước này, ông phải tiến hành nộp đơn theo Công ước Paris.
Thủ tục nộp đơn sơ bộ theo Công ước Paris như sau: trước hết bạn phải nộp đơn đăng ký NH tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày đơn được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ, ông có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ NH của mình tại bất cứ quốc gia thành viên nào của Công ước (mà người nộp đơn muốn NH của mình được bảo hộ). Các đơn nộp sau sẽ được coi như nộp cùng ngày với ngày nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
DN bắt buộc phải tiến hành các thủ tục nộp đơn thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp ở quốc gia mà DN đăng ký NH, trừ trường hợp doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đang hoạt động thực sự tại nước đó. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, vẫn nên tham khảo tư vấn của các luật sư để tránh những rắc rối do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nước sở tại gây ra.
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở Châu Âu
Cộng Đồng Châu Âu đã lập ra một hệ thống đăng ký NHHH riêng, độc lập với các nước thuộc cộng đồng, gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi là CTM. CTM là chữ cái đầu của tên tiếng Anh “Community Trade Mark". Khi đăng ký NHHH qua hệ thống đăng ký CTM, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn duy nhất cho một cơ quan đăng ký được thành lập riêng, độc lập với hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên. Để được đăng ký CTM, nhãn hiệu phải được 15 nước trong cộng đồng đồng ý. Sau khi được đăng ký tại cơ quan đăng ký này, nhãn hiệu đó sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên Cộng đồng Châu Âu. Ngược lại nếu nhãn hiệu bị huỷ bỏ hay
mất hiệu lực ở một nước thành viên thì đương nhiên bị mất hiệu lực trong cả cộng đồng. VN là thành viên của Công ước Paris. Vì vậy các cá nhân, pháp nhân VN nếu có nhu cầu đều có thể đăng ký CTM.
Chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn toàn tự do nộp đơn đăng ký nhãn hiệu CTM hoặc nộp đớn quốc gia hoặc cả hai. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu CTM và nhãn hiệu đăng ký quốc gia đều có thể song song tồn tại. Các loại nhãn hiệu được đăng ký bao gồm: NHHH, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Đơn đăng ký CTM nộp cho cơ quan đăng ký có tên là “The Office for Harmonnization in the Internal Market" viết tắt là OHIM có trụ sở đóng tại Tây Ban Nha. Đơn sau khi nộp tại OHIM sẽ được cơ quan này xét nghiệm về hình thức. Nếu đơn có các thông tin và tài liệu, ngày nộp đơn được ghi nhận. Sau đó đơn sẽ chuyển sang xét nghiệm nội dung. Trong giai đoạn xét nghiệm nội dung, nhãn hiệu trong đơn chỉ được xét nghiệm trên cơ sở tuyệt đối tức là đánh giá về khả năng phân biệt của nhãn hiệu.
Nhãn hiệu CTM sau khi được đăng ký sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tục, mỗi lần 10 năm và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn. Việc chuyển nhượng hoặc chuyển giao sử dụng chỉ được cho phép khi việc chuyển nhượng hay chuyển giao đó là trong phạm vi cả cộng đồng, chứ không chỉ đơn lẻ trong một nước thành viên nào. Việc chuyển nhượng hay chuyển giao licence phải được lập bằng văn bản và đăng ký với OHIM thì mới có hiệu lực pháp luật.
1.4.3.Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu
Qua thực trạng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch - Đầu tư các địa phương trong thời gian qua, có thể thấy một số vấn đề pháp lý đang nảy sinh như sau:
Xác định thế nào là tên thương mại của doanh nghiệp - một việc tưởng dễ mà hoá khó. Việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăng
ký kinh doanh (cả về tên riêng, các bổ ngữ và loại hình sản xuất, kinh doanh) trên cùng một tỉnh, thành phố thì không xảy ra, nhưng lại có thể xảy ra trên các tỉnh thành khác nhau do chúng ta không có một cơ quan chung chuyên cấp giấy đăng ký kinh doanh và vì vậy, không thể có một cơ sở dữ liệu chung duy nhất. Tuy nhiên, việc có các doanh nghiệp chỉ khác nhau về tên gọi loại hình sản xuất, kinh doanh và các bổ ngữ (ví dụ: kinh doanh thực phẩm, chế biến nông sản, v.v.) còn trùng nhau về tên riêng là điều đã xảy ra trên cùng một địa bàn. Giải quyết các tranh chấp này là rất khó vì thiếu quy định rõ ràng. Nếu như các doanh nghiệp có các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì dễ phân xử, nhưng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay thì điều gì sẽ xảy ra nếu:
- Các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề;
- Các tập đoàn lớn, đa ngành nghề có thể lấy cớ là uy tín của mình để có thể đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ khác (không may trùng tên) tại các địa bàn khác;
Và những tình huống khác cần chú ý:
- Quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác” sẽ gây khó khăn cho việc bảo hộ nhãn hiệu vì như đã biết, tên thương mại có phạm vi bảo hộ theo khu vực kinh doanh (hẹp hơn nhiều so với phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu). Vậy thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đâu để xác định khu vực kinh doanh của tên thương mại? Quy định này có thể được các bên sử dụng để làm phát sinh các tranh chấp trong tương lai. Chẳng hạn, có thể dùng để yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Việc này nếu xảy ra thì thực sự sẽ gây sự quá tải cho các cơ quan chức năng và nếu quá tải thì việc giải quyết tranh chấp sẽ bị đình trệ và từ đó, dẫn đến thực thi pháp luật không hiệu quả.
nhất định thì liệu một nhãn hiệu đang được bảo hộ có bị đình chỉ hiệu lực tương ứng với khu vực đó không? Chưa có quy định nào nói về vấn đề này.
- Xác định đâu là tên thương mại để làm cơ sở cho việc huỷ bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu đang được bảo hộ còn là vấn đề hết sức mơ hồ. Như đã nói ở trên, thực trạng tên doanh nghiệp trong giấy đăng ký kinh doanh có thể chỉ khác nhau về loại hình sản xuất, kinh doanh, các bổ ngữ, còn vẫn trùng nhau về tên riêng
- Thực tế thẩm định các đơn nhãn hiệu tại cơ quan chức năng cũng chưa thể áp dụng quy định liên quan đến tên thương mại vì rõ ràng là thiếu quá nhiều điều kiện (không có cơ sở dữ liệu chung, không có cơ sở pháp lý để xác định tên thương mại, khu vực kinh doanh, danh tiếng v.v..). Việc áp dụng (nếu có thể) sẽ kéo dài thời gian thẩm định lên rất nhiều (đi ngược với tiêu chí rút gọn thời gian xử lý). Tuy nhiên, sự phụ thuộc giữa nhãn hiệu và tên thương mại như đã nói ở trên vẫn sẽ được áp dụng (do đã quy định trong Luật SHTT) và đây là quy định mà các doanh nghiệp cần tính đến và vận dụng sao cho linh hoạt trong các tranh chấp thương mại (kể cả với các doanh nghiệp nước ngoài).
CHƯƠNG 2.BẢO HỘ NHÃN HIỆU CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM