- Thứ nhất, Nhà nước phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký, xác lập nhãn hiệu hàng hoá
Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhãn hiệu, đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng; hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng và quảng bá nhãn hiệu. Tuy nhiên nhà nước chỉ tạo ra những cơ chế, hành lang pháp lý thích hợp để các chủ thể bảo vệ quyền của mình. Giải pháp hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp tiến hành đăng ký xác lập quyền không phải là giải pháp có hiệu quả. Cần phải nhắc lại rằng việc đăng ký xác lập quyền chỉ là một công đoạn đầu tiên trong một quá trình lâu dài để bảo vệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó có quyền bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá. Nhà nước hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền trong khi doanh nghiệp không hiểu rõ vai trò, ý nghĩa cũng như không có chiến lược cho hoạt động bảo vệ nhãn
hiệu hàng hoá thực tế sẽ phản tác dụng, làm cho doanh nghiệp ảo tưởng rằng chỉ cần đăng ký quyền là đủ mà không có bất cứ hành động nào khác để khai thác cũng như bảo vệ quyền đó. Hơn nữa, việc lấy ngân sách nhà nước (thực tế là tiền đóng thuế của các doanh nghiệp) để hỗ trợ cho một số doanh nghiệp nào đó đơn thuần để đăng ký xác lập nhãn hiệu hàng hoá là không công bằng, không bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Trong giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký xác lập nhãn hiệu hàng hoá, có một cách tiếp cận có hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay, đó là cách tiếp cận tập thể - tiếp cận theo ngành hàng.
+)Đối với các loại nông phẩm:
Dường như phương thức tiếp cận tập thể để bảo hộ nhãn hiệu là có hiệu quả nhất. Ví dụ điển hình là trường hợp cà-phê Cô-lôm-bi-a. Hành khách đi trên các hãng hàng không thường nghe thấy lời mời của tiếp viên về loại sản phẩm này. Khi đó, chúng ta có thể thấy tất cả những người sản xuất và buôn bán loại sản phẩm này của Cô-lôm-bi-a đều được hưởng lợi. Liên hệ với các sản phẩm xuất khẩu tương tự của Việt Nam, nếu từng doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà-phê tiến hành quảng bá sản phẩm của mình với các nhãn hiệu riêng rẽ, sẽ rất khó có thể đạt được thành công trên thị trường quốc tế, nhất là hiện nay loại sản phẩm này hầu hết được xuất khẩu dưới dạng cà-phê hạt (sản phẩm thô). Trong trường hợp đó, khi các doanh nghiệp chế biến của nước ngoài mua nguyên liệu thô của Việt Nam và chế biến, gắn nhãn hiệu của họ vào sản phẩm và tung ra thị trường thì khi đó sẽ không còn mối liên quan nào đến Việt Nam trong sản phẩm đó.
+) Tương tự như vậy là đối với sản phẩm gạo:
Người tiêu dùng thường biết đến một loại gạo mà họ mua xuất xứ từ nước nào trước khi họ quan tâm đến việc hãng bán lẻ nào cung cấp loại gạo đó. Chưa nói đến việc tự mình tạo ra một mạng lưới phân phối và sử dụng riêng nhãn hiệu
của mình trên bao bì bán lẻ hàng hóa, việc làm cho khách hàng biết được nguồn gốc gạo của Việt Nam hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
+) Đối với sản phẩm dệt, may:
Khi hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu hướng tới các thị trường của các nước phát triển thì việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của riêng mình hay sử dụng nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong kinh doanh. Một số công ty may mặc có truyền thống và đã có những thành công nhất định ở thị trường nước ngoài có thể nghĩ đến việc sử dụng nhãn hiệu riêng của mình (chẳng hạn Công ty May 10). Tuy nhiên, hầu hết các công ty may mặc của Việt Nam chủ yếu gia công cho các hãng nước ngoài. Trong trường hợp đó, đương nhiên bên đặt gia công sẽ yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải gắn trên sản phẩm nhãn hiệu của họ. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam tự sản xuất (không phải là gia công) thì việc không có hệ thống phân phối ở nước ngoài cũng là một trở ngại cho các doanh nghiệp khi sử dụng nhãn hiệu của mình trên sản phẩm. Khi mua sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sau đó gắn những nhãn hiệu nổi tiếng, các doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài có thể thu được lợi nhuận rất lớn. Đó cũng là lý do vì sao có rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp dệt may cho rằng, không cần thiết phải đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của mình ở nước ngoài mà thay vào đó là xuất khẩu hàng không gắn nhãn hiệu, còn sau đó việc gắn nhãn hiệu nào vào sản phẩm đó là công việc của người nhập khẩu hàng. Như vậy, Nhà nước cần tập trung vào hỗ trợ các ngành hàng xác lập nhãn hiệu ở nước ngoài thay vì hỗ trợ từng doanh nghiệp xuất khẩu.
- Thứ hai, hỗ trợ thành lập các tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn về dăng ký nhãn hiệu
thống mang tên của địa phương đó (như nước mắm Phú Quốc, cà-phê Đắc Lắc, bưởi năm roi Bình Minh, xoài cát Hòa Lộc, thanh long Bình Thuận, v.v.). Nhiều đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, vì thế bị làm giả ở mức độ khác nhau và vì vậy doanh nghiệp cũng đã ít nhiều thấy được sự cần thiết phải có sự bảo hộ pháp lý đối với tên gọi của sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không biết sản phẩm của mình có đáp ứng các điều kiện luật định để được hưởng sự bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá hay không. Bởi vậy, họ cần được hỗ trợ trong việc đánh giá sơ bộ khả năng đáp ứng các điều kiện bảo hộ đó. Mặt khác, công việc xác định và chứng minh các điều kiện bảo hộ rất tốn công và tốn của, trong khi cộng đồng doanh nghiệp chưa thể khẳng định được giá trị kinh tế thực sự do sự bảo hộ đem lại. Bởi vậy, họ cần được hỗ trợ về phương pháp luận và các nguồn lực để đánh giá sự cần thiết phải bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.
- Thứ ba, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, cho các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu:
Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp như cách thức thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng.
- Thứ tư, Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý có đủ các chế tài xử lý và có hình thức xử phạt cao, kể cả việc tước giấy phép kinh doanh:
Quy định trách nhiệm cho các cơ quan cấp giấy phép, cơ quan phối hợp cưỡng chế có trách nhiệm, sau khi có quyết định xử phạt hành chính. Xây dựng một hệ thống tòa án có khả năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo vi phạm nhãn hiệu. Thành lập những lực lượng “cảnh sát nhãn hiệu”, “công an nhãn hiệu” chuyên xử lý về hành vi vi phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu hàng
hóa.
Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật dân sự. Hoàn thiện các quy định về việc xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; nâng cao vai trò của Toà án dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách kịp thời và có hiệu quả. Xác định rõ thẩm quyền vụ việc của Toà án trong việc xét xử các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, bổ sung những quy định chi tiết về các chế tài đủ mạnh để chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tham khảo một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở một số nước trên thế giới.
- Thứ năm, về vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng
Hiện nay đã có một số đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng được nộp cho Cục SHTT. Tuy nhiên, do VN chưa có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về thủ tục và các căn cứ để công nhận nhãn hiệu nổi tiếng nên chưa có nhãn hiệu nào được Cục SHTT VN chính thức ra quyết định công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Mặc dù vậy, qua các quyết định giải quyết các đơn khiếu nại, yêu cầu kết luận vi phạm nhãn hiệu, Cục SHTT cũng đã gián tiếp công nhận một số nhãn hiệu như Miliket, McDonald's, Superman, v.v. là nhãn hiệu nổi tiếng.
Trong thời gian tới cùng với việc thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, VN sẽ và cần phải ban hành văn bản quy định cụ thể các căn cứ, thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Các quy định này cần phải được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng như Khuyến nghị của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Các căn cứ để xác định nhãn hiệu nổi tiếng có thể là: số lượng người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu
hoặc thông qua quảng cáo; phạm vi lãnh thổ mà sản phẩm mang nhãn hiệu đã được lưu hành; doanh số từ việc bán sản phẩm mang nhãn hiệu hoặc số lượng sản phẩm đã được bán ra; thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; uy tín rộng rãi của sản phẩm mang nhãn hiệu; số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, v.v...
- Thứ sáu, nhà nước cần khuyến khích thành lập các trung tâm, công ty tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề đăng ký nhãn hiệu.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, vai trò của nhãn hiệu - một trong những đối tượng truyền thống và chủ yếu của sở hữu công nghiệp - ngày càng trở nên quan trọng.
Với chức năng ban đầu là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho một doanh nghiệp (dù lớn hay nhỏ) tiếp cận, phát triển và bảo vệ thị phần hàng hóa và dịch vụ của mình. Vì vậy vấn đề bảo hộ hàng hoá là vấn đề cấp thiết và quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam bắt buộc phải thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ theo cam kết hội nhập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Năm 2005
2. Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và nghị định thư của Thoả ước
3. GS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng. Năm 2002. Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội
4. PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc; TS. Trần Văn Bão. Năm 2005. iáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động – Xã hội
5. TS Nguyễn Quế Anh. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp - Tạp chí Dân chủ và pháp luật, chuyên đề về sở hữu trí tuệ, tháng 3/2005.
6. Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Văn Luật về đề tài “ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam – 28/2/2006
7. Ths. Phan Ngọc Tâm. Ngày 20/2/2008. Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Châu Âuvà Hoa kỳ. Website:www.thongtinphapluatdansu.com.vn
8. Vũ Hạnh. Ngày 30/10/2007. Doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu hàng hoá khi thâm nhập thi trường Hoa Kỳ. Website: www.beta.baomoi.com
9. Luật sư Nguyễn Đức Thọ. Ngày 23/12/2007. Nhãn hiệu hàng hoá.Website: www.tuvanphaply.com.vn
10. - Luật sư Nguyễn Đức Thọ. Ngày 23/12/2007. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá như thế nào. Website: www. tuvanphaply.com.vn
11. MBA. Vũ Quang Vịnh. Ngày 20/3/2008. Thương hiệu quốc gia . Website: nhanhieuviet.com.vn
12. MBA. Vũ Quang Vịnh. Ngày 3/3/2008. Lợi ích thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Webisite: nhanhieuviet.com.vn