Trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tiếp thu và phát triển những lý thuyết kinh tế hiện có.Phần đông các doanh nghiệp ở Việt Nam nhìn nhận về tỷ lệ nợ của mình một cách khá đơn giản, thường thì các nhà quản trị tự nhẩm tính khi thiếu vốn thì đi vay nợ để kinh doanh, vay càng nhiều càng tốt, trong trường hợp không vay được thì huy động thêm vốn từ các chủ sở hữu để mở rộng kinh doanh. Tuy vậy, nếu chúng ta biết rằng, việc xác định một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp hiện đại. Được nêu ra từ những năm 60 của thế kỷ 20, việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của tài chính doanh nghiệp hiện đại, được rất nhiều công ty cũng như tập đoàn lớn trên thế giới nghiên cứu, hiện nay nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến việc đưa lý thuyết này vào thực tiễn.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN TỐI TỐI ƯU TRONG DOANH
NGHIỆP 3
1.1 Vốn của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm về vốn 3
1.1.2 Phân loại vốn 5
1.2 Cơ cấu vốn của Doanh nghiệp 7
1.2.1 Khái niệm cơ cấu vốn 7
1.2.2 Tác động cơ cấu vốn đến doanh nghiệp 8
1.2.3 Tác động đến giá trị của doanh nghiệp 18
1.3 Cơ cấu vốn tối ưu 20
1.3.1 Khái niệm cơ cấu vốn tối ưu 20
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc hoạch định cơ cấu vốn tối ưu 21
1.4 Một số mô hình nhận định về cơ cấu vốn tối ưu 22
1.4.1 Lý thuyết Modigliani-Miler (M&M) 22
1.4.2 Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM 33
2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33
Trang 22.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 35
2.1.3 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 36
2.2 Khái quát tình hình tài chính 38
2.2.1 Phân tích doanh thu-chi phí-lợi nhuận 38
2.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 45
2.3 Phân tích tác động của cơ cấu vốn 51
2.3.1 Thực trạng cơ cấu vốn của công ty CP Thanh Bình H.T.C 51
2.3.2 Tác động của cơ cấu vốn đến rủi ro kinh doanh 56
2.3.3 Tác động của cơ cấu vốn đến rủi ro tài chính 58
2.3.4 Tác động của cơ cấu vốn đến chi phí sử dụng vốn 61
2.4 Đánh giá cơ cấu vốn tại công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam 67
2.4.1 Kết quả đạt được 67
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM 71
3.1 Định hướng đổi mới cơ cấu vốn của Công ty trong thời gian tới 71
3.1.1 Định hướng chung của công ty 71
3.1.2 Định hướng đổi mới cơ cấu vốn của công ty 72
3.2 Xây dựng cơ cấu vốn tại công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam 74
3.2.1 Chú trọng hơn nữa việc tạo lập cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc xác định cơ cấu vốn tối ưu 74
3.2.2 Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu Thanh Bình H.T.C Việt Nam 75
3.2.3 Giải pháp hỗ trợ 79
Trang 3KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những thông tin, sốliệu trong bài được trích dẫn trung thực từ những tài liệu chuyên ngành có liên quan
và các số liệu của Công ty cổ phần Thanh Bình HTC Việt Nam
Nếu có bất kỳ gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng,cũng như kết quả khóa luận của mình
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Bùi Phong Quang
Trang 4ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập, sự cạnh tranhdiễn ra ngày càng gay gắt, một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững cầnphải biết tiếp thu và phát triển những lý thuyết kinh tế hiện có
Phần đông các doanh nghiệp ở Việt Nam nhìn nhận về tỷ lệ nợ của mình mộtcách khá đơn giản, thường thì các nhà quản trị tự nhẩm tính khi thiếu vốn thì đi vay
nợ để kinh doanh, vay càng nhiều càng tốt, trong trường hợp không vay được thìhuy động thêm vốn từ các chủ sở hữu để mở rộng kinh doanh Tuy vậy, nếu chúng
ta biết rằng, việc xác định một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanhnghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp hiện đại.Được nêu ra từ những năm 60 của thế kỷ 20, việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu chodoanh nghiệp đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của tài chính doanhnghiệp hiện đại, được rất nhiều công ty cũng như tập đoàn lớn trên thế giới nghiêncứu, hiện nay nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến việc đưa lýthuyết này vào thực tiễn
Để đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường, để nângcao tính cạnh tranh của mình Thanh Bình H.T.C Việt Nam đã thực hiện khá nhiềubiện pháp đổi mới khác nhau Tuy nhiên việc xem xét cơ cấu vốn hiện tại chưa
được quan tâm, chính vì vậy đề tài “Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam” được lựa chọn để đáp ứng nhu cầu lý luận và thực
tiễn đó
2 Mục đích nghiên cứu luận văn
Nghiên cứu cơ cấu vốn hiện tại của công ty mà đề xuất giải pháp và kiến nghịđổi mới cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CP Thanh BìnhH.T.C Việt Nam
Trang 73 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơcấu vốn của doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu vốn của Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt NamGiai đoạn nghiên cứu: Từ năm 2008 – 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cácphương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn: Phương pháp phântích và tổng hợp, các phương pháp, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, so sánh và cáccông cụ thống kê, khảo sát thực tế
5 Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của Công ty CP Thanh BìnhH.T.C Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu vốn mục tiêu của Công ty CPThanh Bình H.T.C Việt Nam
6 Kết cấu của luận văn
* Kết cấu: Ngoài lời mở đầu và kết luận luận văn được trình bày thành 3chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt
Trang 8CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN TỐI TỐI ƯU TRONG
DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về vốn
Trong bất kỳ điều kiện kinh tế xã hội nào, đối với bất kỳ một doanh nghiệpnào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn cần phải cómột lượng vốn nhất định Nó không chỉ tạo tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp
mà còn là cơ sở để doanh nghiệp hoạt động và phát triển trong tương lai Để có thể
có một cái nhìn tổng quát về vốn chúng ta có thể hiểu vốn trên các khía cạnh sau:
- Nguồn gốc sâu xa của vốn chính là một bộ phận của thu nhập quốc dân dùng
để tái đầu tư, để phân biệt với vốn đất đai và vốn nhân lực
- Vốn của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình tháiban đầu là tiền sang hình thái vật chất và cuối cùng trở về hình thái ban đầu
là tiền Sự vận động như vậy được gọi là sự tuần hoàn của vốn
- Vốn có mối quan hệ với các nhân tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh(đất đai, con người) điều này đòi hỏi nhà quản trị phải xem xét vốn trong mốiquan hệ với các nhân tố khác để làm thế nào có hiệu quả nhất
Qua những phân tích trên chúng ta có thể rút ra: Vốn của doanh nghiệp chính
là biểu hiện của số tiền ứng trước để mua sắm các yếu tố đầu vào nhằm thực hiệnviệc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường, vốn đượccoi là quỹ tiền tệ đặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp và mang những đặctrưng sau:
Thứ nhất, vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực tế cuả các tài sảndùng để sản suất ra một lượng giá trị của các sản phẩm, Vốn chính là biểu hiện vềmăt giá trị của các tài sản như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hàng hóa, tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải chú ý rằng chỉ có những
Trang 9tài sản có giá trị và giá trị sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mới được coi là vốn.
Thứ hai, vốn phải vận động sinh lời Ban đầu vốn được biểu hiện bằng mộtlượng tiền nhất định, trong quá trình vận động vốn tồn tại dưới nhiều hình thức vậtchất khác nhau Tuy nhiên điểm xuất phát và điểm cuối cùng của quá trình tuầnhoàn vốn đều phải được biểu hiện giá trị bằng tiền Muốn đạt được hiệu quả sửdụng vốn thì số vốn cuối kỳ phải lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu
Thứ ba, vốn được tập trung tích tụ thành một lượng nhất định mới có thể pháthuy được tác dụng, mới có thể giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tận dụng và khai thác mọi nguồnlực có thể huy động để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Thứ tư, vốn có giá trị về mặt thời gian Trong nền kinh tế thị trường như hiệnnay thì điều này thể hiện khá rõ Vốn của doanh nghiệp biểu hiện dưới giá trị tiền tệ
mà bản thân tiền có giá trị thời gian do đó vốn cũng có đặc trưng này, hơn nữa vốncòn chịu tác động của các yếu tố như lạm phát, biến động giá cả, tiến bộ khoa học
kỹ thuật, nên giá trị của vốn tại thời điểm khác nhau là khác nhau
Thứ năm, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu Mỗi loại vốn bao giờ cũng cómột chủ sở hữu riêng, người sử dụng vốn chưa chắc đã là người chủ sở hữu do cótách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn Điều này quyết định đến sựkhác biệt về bản chất của các loại vốn và đặt ra yêu cầu người sử dụng vốn phải cótrách nhiêm với đồng vốn mà mình nắm giữ
Thứ sáu, vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản hữu hình cóhình thái vật chất cụ thể mà còn là biểu hiện của các loại tài sản vô hình như: lợi thếthương mại, bằng phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, quyền sử dụng đất…
Để sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, chúng ta không những cần phải nắm rõ bảnchất của vốn mà cần có một phương pháp phân loại khoa học để dễ dàng quản lý vàđánh giá hiệu quả của từng loại vốn
Trang 101.1.2 Phân loại vốn.
1.1.2.1 Phân loại theo phương thức chu chuyển
Vốn vận động liên tục trong quá trình sản xuất và biểu hiện bằng những hình tháivật chất khác nhau từ tiền mặt cho đến tư liệu lao động…Sự khác nhau đó đượcphân chia thành vốn cố định và vốn lưu động
a) Vốn cố định
Vốn cố định của một doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước vềtài sản cố định mà đặc điểm là luân chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuát
và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng
Vốn cố định có hình thái vật chất là tài sản cố định, việc quản lý, đánh giá hiệuquả của vốn cố định chính là đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
b) Vốn lưu động
Vốn lưu động là bộ phận của vốn trong doanh nghiệp, là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ giá trị TSNH Những tài sản này đảm bảo quá trình sản xuất và tái sảnxuất của doanh nghiệp được thực hiện, do đó vốn lưu động tham gia vào quá trìnhsản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau Đặc điểm của vốn lưu động là chỉ thamgia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và toàn bộ giá trị sẽ chuyển dịch vào giá trịsản xuất ra
1.1.2.2 Phân loại theo quyền sở hữu
Nếu dựa theo tiêu chí là quyền sở hữu chúng ta có thể chia vốn thành hai bộ phận
nợ và vốn chủ sở hữu
a) Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp vàcác thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổphần Đối với các doanh nghiệp, VCSH có thể bao gồm các hình thức như vốn gópban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu
Đặc điểm của VCSH
Trang 11VCSH không có thời hạn xác định, chỉ khi doanh nghiệp hết thời hạn hoạtđộng hoặc bị phá sản thì chủ sở hữu mới có thế nhận lại phần vốn góp.
Chủ sở hữu là người được hưởng lợi nhuận do doanh nghiệp tạo ra nhưng ởthứ tự sau cùng, khi các chủ nợ và những người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi đã nhậnphần của họ Như vậy, khác với chủ nợ và cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi, chủ sởhữu thường nhận được số lợi nhuận tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanhnghiệp
Thu nhập của chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuếthu nhập doanh nghiệp , nó được lấy từ lợi nhuận sau thuế để chi trả
b) Nợ phải trả
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch
và sự kiện trong quá khứ mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực củamình Đây là một loại vốn thuộc sở hữu của người khác, doanh nghiệp có quyền sửdụng trong một thời gian nhất định Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay và cáckhoản phải trả, nợ vay được hình thành từ các khoản vay ngân hàng và các tổ chứctín dụng khác, sử dụng khoản nợ này doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi đúnghẹn Các khoản phải trả bao gồm: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, thuế
và các khoản phải nộp khác
Đặc điểm của nợ phải trả
Người tài trợ cho doanh nghiệp không phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp.Khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn có thể đi vay hoặc chiếm dụng của bên thứ ba.Đối với nguồn vốn này chủ sở hữu không bị mất quyền kiểm soát của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải trả lãi suất cố định cho chủ nợ, cuối kỳ hạn phải thanhtoán đầy đủ cả gốc và lãi Nếu doanh nghiệp không trả được nợ sẽ dẫn đến nguy cơmất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản
Chi phí lãi vay là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 12Cơ cấu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu sẽ tác động đến rủi ro tài chính của doanhnghiệp, nếu doanh nghiệp sử dụng nợ một cách hợp lý sẽ làm tăng tỷ suất sinh lờicủa vốn chủ sở hữu, tuy nhiên không nên lạm dụng nhiều vì khi đó sẽ làm tăng rủi
ro của doanh nghiệp
1.2 Cơ cấu vốn của Doanh nghiệp.
1.2.1 Khái niệm cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn là một thuật ngữ tài chính nhằm thể hiện tỷ trọng các nguồn vốntrong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt độngkinh doanh
Quyết định về cơ cấu vốn nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng của doanhnghiệp bởi lẽ:
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đếnchi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp
- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu hay thunhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một công ty cổ phần
Khi xem xét cơ cấu vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan
hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp Cơ cấunguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:
H ệ s ố n ợ = T ổ ng s ố n ợ
T ổ ng ngu ồ n v ố n (ho ặ c t ổ ng tài s ả n)
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốncủa doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm đượchình thành bằng nguồn nợ phải trả
H ệ s ố v ố n ch ủ s ở h ữ u= Ngu ồ n v ố n chủ s ở h ữ u
T ổ ng ngu ồ n v ố n
Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổngnguồn vốn của doanh nghiệp Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được
Trang 13hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Do vậy, có thể xácđịnh:
1.2.2 Tác động cơ cấu vốn đến doanh nghiệp
1.2.2.1 Tác động của cơ cấu vốn đến rủi ro của doanh nghiệp
Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh được định nghĩa là sự không chắc chắn ở thời điểm hiệntại về thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) Những yếu tố tác động đến mức độ rủi
ro trong kinh doanh có thể là sự biến động của doanh thu, giá bán sản phẩm, giá đầuvào, sự thay đổi công nghệ, khoa học kỹ thuật, kết cấu chi phí Các yếu tố chịu tácđộng của những biến động to lớn của thị trường bên ngoài tầm kiểm soát của doanhnghiệp hoặc doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó và phải
bỏ ra chi phí khá lớn cho các biện pháp quản trị sản xuất, marketing , định giá vàkiểm soát hàng tồn kho
Mối quan tâm của các nhà quản trị là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối vớidoanh nghiệp và mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, đây là nhân tố doanhnghiệp có thể kiểm soát được Chi phí của doanh nghiệp được chia thành chi phí cốđinh và chi phí biến đổi Chi phí cố định bao gồm: chi phí trả lương cho các nhàquản trị, chi phí khấu hao, bảo hiểm, chi phí bảo dưỡng nhà xưởng thiết bị… Chiphí biến đổi bao gồm: chi phí lao động trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu, hoa hồngbán hàng
Đòn bấy kinh doanh phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí cố định và chiphí biến đổi Một doanh nghiệp được coi là có đòn bẩy kinh doanh cao khi có chi
Trang 14phí cố định lớn hơn chi phí biến đổi và ngược lại Nếu doanh nghiệp có đòn bẩykinh doanh cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của sản lượng tiêu thụ ( hoặc doanhthu) sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn hơn về lợi nhuận trước thuế và lãi vay Điều này
có nghĩa là EBIT rất nhạy cảm với mức độ sử dụng chi phí cố định trong mối quan
hệ tương quan với chi phí biến đổi và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Để đolường ảnh hưởng của cơ cấu chi phí đối với EBIT người ta sử dụng khái niệm độlớn của đòn bẩy kinh doanh (DOL) Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được xác địnhnhư sau:
DOL= %thay đ ổ i c ủ a EBIT
%thay đ ổ i c ủ a s ả n l ư ợ ng (doanh thu)tiêu thụ
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho biết 1% thay đổi của doanh thu tiêu thụ
sẽ dẫn đến bao nhiêu phần trăm thay đổi của EBIT Công thức trên có thể được biếnđổi như sau:
DOL= Q×(P−V )
Q ×( P−V )−F
Trong đó: Q: Sản lượng tiêu thụ P: Giá bán
F: Chi phí cố định V: Chi phí biến đổi
Nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quảntrị doanh nghiệp Nó giúp cho các nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa thịtrường yếu tố đầu ra với quyết định về quy mô kinh doanh và quyết đinh đầu tư vàocác loại tài sản, từ đó đưa ra quyết định đầu tư một cách hợp ý nhằm gia tăng trựctiếp lợi nhuận trước lãi vay và thuế để rồi gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu,đồng thời phải tính toán đến rủi ro kinh doanh có thể gặp phải
Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là sự dao động hay tính khả biến tăng thêm của tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phần và làm tăng thêm xác suất
Trang 15mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợkhác có chi phí cố định tài chính.
Để xem xét các tác động của việc sử dụng nợ, người ta đề cập đến khái niệmđòn bẩy tài chính Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay cũng có nghĩa là doanh nghiệp
đã sử dụng đòn bẩy tài chính và lãi vay là một khoản chi phí tài chính cố định, khi
đó một thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng gây ra tác động làmthay đổi với một tỷ lệ lớn hơn về tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Như vậy đối vớidoanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhạycảm hơn trước sự biến động của EBIT Để đánh giá ảnh hưởng của đòn bẩy tàichính đến tỷ suất lợi nhuận lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( hay EPS) người ta sử dụngthước đo là mức độ tác động của đòn bẩy tài chính gọi là mức độ tác động của đònbẩy tài chính ( DFL) DFL được xác định như sau:
Công thức trên có thể biến đổi thành:
DFL= Q× ( P−V )−F
Q ×( P−V )−F−I
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổikhi một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ thì đòn bẩy tài chính có tác động cànglớn Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính là một con dao hai lưỡi, nếu doanh nghiệp khôngđạt được lợi nhuận đủ bù đắp chi phí lãi vay thì đòn bẩy này sẽ có tác dụng ngượclại làm giảm mạnh tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Hơn nữa khi doanh nghiệp sử
Trang 16dụng quá nhiều nợ thì rủi ro tài chính càng lớn, trong điều kiện kinh doanh khókhăn doanh nghiệp có thể không có khả năng thanh toán gốc và lãi cho các khoản
nợ này, rất có thể sẽ lâm vào tình trạng phá sản, đây là kịch bản mà không có mộtdoanh nghiệp nào muốn Chính vì thế các nhà quản trị phải biết được khi nàodoanh nghiệp nên tiếp tục vay nợ và khi nào thì nên dừng lại Để biết được điều nàychúng ta sẽ tìm hiểu qua cách xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE= L ợ i nhu ậ n sauthu ế
I: Lãi vay phải trả
i Lãi suất vay vốn
t: thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 17chính khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Tuy nhiên cũng ẩnchứa rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp.
Trường hợp 2:
Nếu ROA < i thì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay tỷ suất lợi nhuậntrên vốn chủ sở hữu càng bị giảm sút nhanh so với không sử dụng vốn vay.Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm ROE và rủi ro tàichính càng lớn
Trường hợp 3:
Nếu ROA= i thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong tất cả các trường hợpđều bằng nhau Tuy nhiên doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ thì rủi rocàng cao
Như vậy, chứng ta có thể thấy rằng cơ cấu vốn có tác động mạnh đến rủi rotài chính của doanh nghiệp Một doanh nghiệp bất kỳ đều chịu tác động của rủi rokinh doanh và rủi ro tài chính, mỗi loại rủi ro lại ảnh hưởng tới doanh nghiệp thôngqua những cách thức khác nhau và sự kết hợp của hai loại rủi ro này gọi là rủi rochung của toàn doanh nghiệp Để xem xét ảnh hưởng của rủi ro chung đối với DN,người ta sử dụng một khái niệm là đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy tổng hợp là sự kếthợp của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính
Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp được xác định theo công thức sau:
DTL = DOL x DFL
Hay DTL=
T ỷ l ệ thay đ ổ i c ủ a t ỷ su ấ t lợ i nhu ậ n
v ố n ch ủ s ở hữ u(hay EPS)
T ỷ l ệ thay đ ổ i c ủ a s ả n lư ợ ng thiêu thụ
Ta có thế thấy rằng DTL là hàm số của DOL và DFL Vấn đề đặt ra là phảikết hợp đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính, tuy nhiên khi kết hợp thì rủi rocũng tăng lên Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả giả định rằng rủi ro
Trang 18kinh doanh của doanh nghiệp là cố định để nghiên cứu tác động cuả cơ cấu vốnkhác nhau đến rủi ro chung của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Tác động cơ cấu vốn đến chi phí sử dụng vốn
1.2.2.2.1 Khái niệm chi phí sử dụng vốn
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh nghiệp có thể
sử dụng nhiều nguồn vốn như lợi nhuận để lại, vay vốn, phát hành cố phiếu ưuđãi,cổ phiếu thường v.v.v Để có quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệpphải trả một chi phí nhất định cho những người cung cấp vốn- Người chủ sở hữunguồn vốn đó, đó là chi phí của việc sử dụng vốn
Đứng trên góc độ doanh nghiệp người sử dụng nguồn tài trợ thì chi phí vốn
là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho đầu
tư hay hoạt động kinh doanh để đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận trên VCSH hay EPSkhông bị sụt giảm Mỗi nguồn tài trợ mà DN sử dụng có đặc điểm và chi phí khácnhau, chúng ta sẽ xem xét chi phí sử dụng của từng nguồn vốn riêng biệt
Chi phí sử dụng vốn vay.
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệpphải đạt được khi sử dụng vốn vay chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN
để tỷ suất lợi nhuận VCSH không bị sụt giảm và có thể hiểu qua công thức sau:
Vt: là số tiền vay thực tế mà DN thực sự sử dụng để đầu tư
Tt: là số vốn gốc và tiền lãi DN trả ở năm thứ t
rnd: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
n: Số năm vay vốn
Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
Trang 19Chi phí này được xác định như sau:
r d=r dt ×(1−t)
Trong đó:
Rd: chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
Rdt: chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu thường vàtrái phiếu Chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi được nhận tiền lãi cố định nên nó giống tráiphiếu, nhưng tiền lãi không được trừ khi tính thuế thu nhập DN.Chi phí sử dụng cổphiếu ưu đãi là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần đạt được khi huy động vốn bằng pháthành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên một cổ phần của công tykhông bị giảm Và có thể được xác định bằng công thức:
Pf: Giá phát hành cổ phần ưu đãi
E: tỷ lệ chi phí phát hành tính theo giá phát hành
Pfn: Giá ròng của một cổ phiếu ưu đãi
Chi phí sử dung lợi nhuận để lại để tái đầu tư.
Công ty cổ phần cũng như các DN khác có thể dùng một phần lợi nhuận sauthuế để tái đầu tư Đây là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của công ty Nếu công tyquyết định sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì công ty cần phải đạt được tỷ suất sinhlời tối thiểu bằng tỷ suất sinh lời mà cổ đông kỳ vọng khi sử dụng số tiền đầu tư vàonơi khác với mức độ rủi ro tương đương với mức rủi ro như hiện tại của công ty
Có 3 phương pháp được sử dụng để xác định chi phí lợi nhuận không chia:
Trang 20- Phương pháp theo mô hình tăng trưởng cổ tức.
Theo mô hình này, giá cổ phiếu thường là giá trị hiện tại của dòng cổ tức mànhà đầu tư kỳ vọng thu được trong tương lai và được xác định theo công thức sau:
P0: Giá hiện hành của cổ phiếu thường
Dt: Cổ tức dự tính nhận được trong năm thứ t
Re: tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông với cổ phần thường
Trường hợp giả định cổ tức tăng đều đặn hàng năm với tốc độ tăng trưởng là g thì giá cổ phiếu được xác định theo công thức;
G là tốc độ tăng trưởng đều đặn hàng năm dự tính
Từ công thức này chúng ta có thể suy ra tỷ suất sinh lời đòi hỏi hay chi phí sử dụnglợi nhuận để lại được xác định theo công thức:
r e=D1
P0+g
- Phương pháp theo mô hình CAPM:
Mô hình định giá tài sản cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời mà cácnhà đầu tư đòi hỏi và mức bù rủi ro, do vậy có thể sử dụng phương pháp CAPM đểxác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại và có thể xác định theo công thức sau:
r i=R f+β i(R m−R f)
Trong đó:
Trang 21Ri: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu i
Rf: Tỷ suất sinh lời phi rủi ro, thường được xác định bằng lãi suất trái phiếuchính phủ
Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
βi : Hệ số rủi ro của cổ phiếu i
- Phương pháp theo lãi suất trái phiếu cộng thêm mức bù rủi ro:
Cơ sở chủ yếu của phương pháp này thể hiện ở chỗ: Người đầu tư vào tráiphiếu công ty sẽ chịu rủi ro ít hơn so với cổ đông là người đầu tư vào cổ phiếu, dovậy tỷ suất sinh lời của cổ đông có thể xác định bằng công thức sau:
Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại = Lãi suất trái phiếu + Mức bù rủi ro tăng thêm
Chi phí sử dụng cổ phiếu thường
Để tăng thêm vốn đầu tư, một công ty cổ phần có thể phát hành thêm cổphiếu thường mới bán ra để thu thêm tiền vốn Đây là nguồn vốn chủ sở hữu ngoạisinh của công ty
Khi công ty phát hành thêm cổ phiếu thường, công ty phải chịu thêm hai tácdụng chủ yếu liên quan đến chi phí sử dụng vốn đó là giá phát hành cổ phiếuthường sẽ thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu trước thời điểm phát hành và công ty
sẽ phải chịu chi phí phát hành, số chi phí này làm giảm số tiền vốn thực thu củacông ty
Nếu gọi P0’ là giá phát hành một cổ phiếu thường mới
E là tỷ lệ chi phí phát hành so với giá phát hành, vậy gia ròng của cổ phiếuthường mới(Pro) sẽ là: Pro= P’0(1-e)
Sử dụng mô hình định giá cổ phiếu để xác định chúng ta sẽ có:
Trang 22tiện cho việc ra quyết đinh đầu tư và vay vốn người ta sẽ sử dụng chỉ tiêu chi phí sửdụng vốn bình quân để xem xét.
1.2.2.2.2 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
Chi phí sử dụng vốn bình quân là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối vớicông ty, là cơ sở để quản lý nguồn vốn cũng như ra quyết đinh đầu tư.Chi phí sửdụng vốn bình quân được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và có thểđược xác định bằng công thưc sau:
WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
E: Vốn chủ sở hữu (bao hàm cổ phiếu thường và lợi nhuận để lại)
Cf: Vốn tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi
Re: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
V: Tổng nguồn vốn vay hay tổng số vốn huy động từ các nguồn tài trợ
Ri: Chi phí sử dụng của nguồn vốn I trong tổng nguồn tài trợ
I: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự ( i= 1, n)
Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân thì chi phí cả từng nguồn tài trợ riêngbiệt đưa vào tính toán phải là chi phí sử dụng vốn sau thuế WACC thay đổi khi tỷtrọng và chi phí của các nguồn vốn thay đổi Trong đó DN có thể điều chỉnh đượcWACC thông qua thay đổi cơ cấu nguồn vốn của mình Khi DN chỉ sử dụng nguồnvốn chủ sở hữu của mình WACC = Re Khi DN sử dụng nợ, ngoài tác dụng làmkhuyếch đại thu nhập cho các chủ sở hữu, WACC sẽ giảm do chi phí nợ vaythường thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu, nguyên nhân là DN được hưởng một
Trang 23khoản tiết kiệm thuế Tuy nhiên, chi phí nợ không phải là cố định mà sẽ tăng lênkhi DN sử dụng nhiều nợ nguyên nhân là khi DN sử dụng nhiều nợ thì rủi ro của
DN tăng lên do đó các nhà tài trợ yêu cầu một mức bù đắp rủi ro cao hơn Các cổđông của chính DN cũng sẽ phản ứng đối với việc sử dụng nhiều nợ Khi hệ số nợcủa DN quá cao, DN không thể vay thêm được nữa các cổ đông sẽ đòi hỏi phải trả
cổ tức cao hơn và lúc đó WACC tăng lên Vì vậy, không chỉ đơn giản so sánh cácloại chi phí các loại vốn để lựa chọn hình thức và quy mô tài trợ mà phải đặt nótrong mối quan hệ giữa rủi ro là lợi nhuận để tính toán một cơ cấu vốn hợp lý
1.2.3 Tác động đến giá trị của doanh nghiệp.
Mục tiêu của tất cả các DN là mang lại giá trị lớn nhất cho các chủ sở hữucủa mình, và ngược lại các chủ sở hữu sẽ đạt lợi ích cao nhất khi với một số vốn bỏ
ra giá trị của DN đó là lớn nhất
Như vậy giá trị của DN được đo lường bằng độ lớn của các khoản thu nhập
mà DN mang lại cho các nhà đầu tư Để xác định giá trị của một DN chúng ta có thể
sử dụng rất nhiều các phương pháp, có thể kể ra các phương pháp thông dụng hiệnnay đó là phương pháp giá trị tài sản thuần, phương pháp Goodwill, phương phápchiết khấu dòng cổ tức, phương pháp so sánh và phương pháp chiết khấu dòng tiềnthuần
Đứng trên những quan điểm khác nhau và mục đích khác nhau chúng ta cóthể lựa chọn các phương pháp này Tuy nhiên có thể thấy rằng các DN chỉ có duynhất một giá trị nội tại, các phương pháp này tuy có kết quả có sai lệch nhau đichăng nữa thì sự sai lệch này chỉ xoay quanh giá trị nội tại này
Trên cơ sở đó, dưới góc độ của DN chúng ta sẽ đánh giá giá trị của doanhghiệp theo dòng tiền thuần đối với DN
Vậy dòng tiền thuần đối với doanh nghiệp là gì? Dòng tiền thuần đối vớidoanh nghiệp (FCFF) là toàn bộ dòng tiền phát sinh trong một kỳ kế toán bao gồmcác nghĩa vụ tài chính của DN FCFF được xác định như sau:
Trang 24FCFF = EBIT + Khấu hao - Đầu tư dài hạn - Tăng (+ giảm) Vốn lưu động
Khi đó giá trị của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:
V0=∑
t =1
(1+WACCt)t
Trong đó V0: Giá trị hiện tại của doanh nghiệp
FCFFt: Dòng tiền thuần đối với DN tại năm thứ t
WACCt: Chi phí sử dụng vốn bình quân tại năm t
Tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp quá trình hoạt động được chialàm hai giai đoạn, giai đoan đầu thường tăng trưởng không ổn định và sau đó khiquy mô đạt tới độ lớn nhất định công ty sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định,thông thường là bằng tốc độ của nền kinh tế Như vậy trong trường hợp này giả sửtốc độ tăng trưởng của FCFF trong giai đoạn ổn định là g, giá trị của DN được xácđịnh như sau:
Tuy nhiên vấn để đạt ra cho các nhà quản trị là làm thế nào để WACC nhỏnhất và phải duy trì chi phí này trong thời gian dài như thế nào Để làm rõ điều nàychúng ta sẽ cùng nghiên cứu về cơ cấu làm cho WACC nhỏ nhất hay còn gọi là cơcấu vốn tối ưu
1.3.Cơ cấu vốn tối ưu
1.3.1 Khái niệm cơ cấu vốn tối ưu
Trang 25Một cơ cấu vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệpkhông chỉ bởi nhu cầu tối đa hoá lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức có liênquan tới công ty mà còn bởi tác động của các quyết định này tới năng lực kinhdoanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh Chính vì vậy, các doanh
nghiệp nên theo đuổi một cơ vốn tối ưu Một cơ cấu vốn được coi là tối ưu khi cơ cấu này làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận qua đó tối đa hóa được giá trị của công ty hay giá cả cổ phiếu công ty.
Từ đó cũng cho thấy, cơ cấu vốn tối ưu cũng là cơ cấu nguồn vốn làm tốithiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty Như vậy, có hai căn cứ để xácđịnh cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp, chi phí vốn và giá thị trường của cổ phiếu.Tuy nhiên, giá thị trường của cổ phiếu là tiêu chí khách quan, không chỉ do cácnhân tố nội tại của chính sách quản lý vốn của doanh nghiệp quyết định mà còn chịu
sự tac động của nhiều yếu tố khác, như cung cầu, tình hình kinh tế, tỷ giá hối đoái Tuy nhiên với chi phí vốn thấp nhất sẽ dẫn đến giá trị nội tại cổ phiếu là cao nhấtđiều này sẽ có tác động tích cực đối với giá của cổ phiếu trên thị trường Do vậy, đểthiết lập cơ cấu vốn tối ưu người ta sẽ dựa trên cơ sở xác định chi phí vốn thấp nhất,trên thực tế các doanh nghiệp không thể đạt được điểm cơ cấu vốn tối ưu bởi vì cơcấu vốn có sự vận động liên tục, chúng ta chỉ có thể tiến tới điểm đó, khi đó gọi là
cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc hoạch định cơ cấu vốn tối ưu.
Việc hoạch định xác định cơ cấu vốn tối ưu là vấn để khó khăn phức tạp đòi hỏiphải xem xét nhiều yếu tố, trong đó cần phải chú ý đến các yếu tố chủ yếu sau:
- Sự ổn định của doanh thu: Doanh nghiệp có doanh thu tương đối ổn định có
thể sử dụng nợ vay nhiều hơn Nếu có một nguồn doanh thu ổn định doanhnghiệp có đủ khả năng để trả lãi và gốc cho các chủ nợ, đồng thời khi xem xétvay vốn các chủ nợ cũng yên tâm hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp,
do đó doanh nghiệp có thể tăng sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của mình
Trang 26- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của của ngành kinh doanh: Những doanh nghiệp
có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm thì thì cơ cấu nguồn vốn sẽ nghiêng
về vốn chủ sở hữu Ngược lại, những doanh nghiệp thuộc những ngành có mứccầu về sản phẩm ít biến động, vòng quay vốn nhanh thì thường sử dụng nhiều nợvay hơn Các doanh nghiệp có tài sản, dễ dàng được dùng làm tài sản thế chấpcho các khoản vay sẽ có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn
- Đòn bẩy kinh doanh: nhìn chung các doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh thấp
thì cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn Đối với các doanh nghiệp này
do đòn bẩy kinh doanh thấp nên rủi ro cũng thấp hơn, EBIT không bị biến độngnhiều hơn nữa sự kết hợp giữa đòn bẩy kinh doanh thấp với đòn bẩy tài chínhcao giúp cho doanh nghiệp tận dụng được tác động của đòn bẩy tài chính với rủi
ro chung là cố định
- Tốc độ tăng trưởng: Các doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh có nhu cầu sử
dụng vốn bên ngoài lớn, do vậy những doanh nghiệp này có xu hướng sử dụngnhiều nợ hơn
- Khả năng sinh lời: Những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao có khả năng
huy động nhiều vốn vay Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có khả năng sinh lờicao có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn bằng lợi nhuận để lại để tái đầu tư
- Thuế thu nhập: Chi phí lãi vay được tính khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, trong
khi cổ tức lại không Khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ, do tác động củathuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí nợ sẽ được điều chỉnh thành chi phí sau thuế,doanh được hưởng tiết kiệm nhờ thuế Do vậy nếu thuế thu nhập càng tăng thìdoanh nghiệp sẽ tạo ra đòn bẩy tài chính dương, dẫn đến tỷ lệ sinh lời trên vốnchủ sở hữu tăng
- Quyền kiểm soát: các công ty vẫn coi trọng quyền kiểm soát công ty sẽ rất thận
trọng trong việc phát hành thêm cổ phiếu mới ra công chúng để huy động vốn, họ
sẽ chú trọng dùng lợi nhuận để lại và vay nợ hơn Do đó cần phải xem xét đến ýkiến của cổ đông trước khi ra quyết định huy động vốn
Trang 27- Thái độ của các chủ nợ: Những doanh nghiệp có uy tín, có xếp hạng tín dụng
ở mức cao dễ dàng được các chủ nợ chấp nhận cho vay Họ sẽ có thể dễ dàngthay đổi cơ cấu vốn của mình thông qua vay nợ so với các doanh nghiệp khác
- Lãi suất thị trường: Nếu lãi suất thị trường trong tương lai có xu hương tăng thì
doanh nghiệp có xu hướng sử dụng trái phiếu nhiều hơn ở thời điểm hiện tại
1.4 Một số mô hình nhận định về cơ cấu vốn tối ưu
1.4.1 Lý thuyết Modigliani-Miler (M&M)
Lý thuyết M&M được phát biểu thành 2 mệnh đề quan trọng Mệnh đề thứnhất nói vè giá trị của công ty, mệnh đề thứ 2 nói về chi phí sử dụng vốn Hai mệnh
đề này lần lượt được xem xét trong hai trường hợp ứng với hai giả định chính là cóthuế và không có thuế
Hai giả định chính là có thuế và không có thuế
* Lý thuyết M – M trong trường hợp không có thuế
Đây là trường hợp đơn giản nhất khi xem xét lý thuyết M-M, trường hợp nàytất cả các giả định của M-M đều được tuân thủ nhằm đơn giản hoá vấn đề cầnnghiên cứu gồm có:
- Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
- Không có chi phí giao dịch
- Không khánh kiệt tài chính
- Cá nhân và công ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau
- Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo
Trang 28doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như toàn bộ bằng vốn
nợ hay mỗi cách kết hợp khác nhau của vốn nợ và vốn chủ sở hữu có chi phí vốn lànhư nhau, giá trị doanh nghiệp không đổi, vì thế mà giá thị trường của cổ phiếu làkhông đổi Mặc dù thay đổi cơ cấu vốn không làm thay đổi tổng giá trị doanhnghiệp, tuy nhiên sẽ dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong việc huy động nợ và vốnchủ sở hữu của doanh nghiệp
Ví dụ: Công ty A đang xem xét phát hành trái phiếu để mua lại cổ phiếu của
công ty nhằm thay đổi cơ cấu vốn Tình hình tài sản của công ty ứng với cơ cấu vốnhiện tại và cơ cấu vốn đề nghị được trình bày ở biểu sau:
Bảng 1.1 Cơ cấu vốn của công ty A
( Nguồn: giả định do tác giả đưa ra để minh họa )
Kết quả hoạt động của công ty phụ thuộc vào tình hình của nền kinh tế, ứngvới ba tình huống xảy ra: suy thoái, ổn định và tăng trưởng Nếu sử dụng cơ cấu vốnnhư hiện tại thì kết quả hoạt động của công ty ứng với ba tình huống như sau:
Bảng 1.2 Kết quả hoạt động của Công ty
Suy thoái Ổn định
Tăng trưởng
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 5% 15% 25%
Trang 29( Nguồn: giả định do tác giả đưa ra để minh họa
Nếu thay đổi cơ cấu vốn như đề nghị thì kết quả hoạt động của công ty ứngvới ba tình huống như sau:
So sánh Bảng 1.2 và Bảng 1.3 thấy rằng nếu lợi nhuận trước lãi lớn hơn hoặcbằng 1200$, ROE ứng với cơ cấu vốn đề nghị cao hơn và ngược lại nếu lợi nhuậntrước lãi chỉ có 400$ thì ROE ứng với cơ cấu vốn hiện tại cao hơn Đây chính làhiệu ứng của đòn bẩy tài chính sẽ được phân tích ở phần sau Nếu chọn tình huốngnền kinh tế ổn định để xem xét: so sánh EPS ứng với cơ cấu vốn hiện tại và EPSứng với cơ cấu vốn đề nghị, thấy rằng đòn bẩy tài chính có lợi cho cổ đông vì EPS
= 4$ nếu công ty có vay nợ, trong khi nếu không vay nợ thì EPS = 3$ Tuy nhiên,đòn bẩy tài chính cũng tạo ra rủi ro, thể hiện ở chỗ nếu nền kinh tế rơi vào suy thoáithì công ty không có vay nợ có EPS = 1$ còn công ty có vay nợ có EPS = 0
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động của Công ty sau khi thay đổi cơ cấu vốn
Suy thoái
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0 20% 40%
( Nguồn: tác giả tự tính )
Mệnh đề II – Chi phí vốn
Trang 30Như phân tích ở phần trước, đòn bẩy tài chính có tác dụng khuếch đại EPSnhưng đồng thời làm cho phạm vi biến động của EPS cũng lớn hơn Điều này chothấy đòn bẩy tài chính làm cho vốn chủ sở hữu trở nên rủi ro hơn Như vậy, lợinhuận yêu cầu của vốn chủ sở hữu phải tăng lên Nhận xét này đưa đến mệnh đề M –
M số II
Mệnh đề M – M số II phát biểu rằng: Lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu
có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ Về mặt
toán học, mệnh đề M – M số II có thể biểu diễn bởi công thức:
K E = K U +(K U – K D )D/E
Trong đó:
KE : Lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn chủ sở hữu
K D: Lãi suất vay hay chi phí nợ
KU : Chi phí vốn trong trường hợp công ty không sử dụng nợ
D : Giá trị nợ của doanh nghiệp
E : Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
V : Giá trị của doanh nghiệp
Giá trị của doanh nghiệp bằng giá trị vốn chủ sở hữu cộng với giá trị nợ
V = E + D
Theo công thức này, chi phí vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào ba nhân tố: chiphí vốn trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng nợ; chi phí nợ vay; và tỷ lệnợ/vốn chủ sở hữu Từ công thức trên cũng cho thấy chi phí vốn chủ sở hữu là mộthàm tuyến tính có hệ số góc dương là (KU – K D), phụ thuộc vào biến số là tỷ lệ
nợ/vốn chủ sở hữu (D/E) (minh họa bằng đồ thị 1.1)
Trang 31Nhìn vào đồ thị 1.1 ta thấy rằng: chi phí vốn bình quân không phụ thuộc vào
tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, hay trong điều kiện không có thuế, chi phí vốn bình quânkhông đổi bất chấp cơ cấu vốn thay đổi như thế nào Điều này được giải thích nhưsau: Khi tăng hệ số nợ thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một phần chi phí vì chiphí nợ vay thường thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu và được tính là chi phi nợ vaysau thuế Mặt khác, khi hệ số nợ tăng, rủi ro tăng lên, chi phí vốn chủ sở hữu tănglên Như vậy, phần tiết kiệm chi phí do sử dụng nợ sẽ bù cho phần chi phí tăng thêmcủa vốn chủ sở hữu, nên chi phí vốn bình quân không đổi khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ
sở hữu thay đổi
* Lý thuyết M – M trong trường hợp có thuế
Mệnh đề I – Giá trị công ty trong trường hợp có thuế
Mệnh đề M – M số 1 xem xét giá trị công ty sẽ thay đổi như thế nào khi thayđổi tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu Để thấy được sự thay đổi này, lý thuyết M – M xemxét giá trị công ty trong trường hợp không vay nợ hay được tài trợ 100% vốn chủ sở
Trang 32hữu (VU) và giá trị công ty khi có vay nợ (VL) Ngoài ra, dù có nợ hay không có nợcông ty đều phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp TC Nếu có vay nợ công ty sẽphải trả lãi suất KD Nếu tài trợ bằng vốn chủ sở hữu công ty sẽ có chi phí vốn chủ
sở hữu là KE Mệnh đề M – M số 1 được phát biểu như sau:
Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không vay nợ cộng với giá trị hiện tại của phần tiết kiệm thuế.
Về mặt toán học mệnh đề M –M số 1 được diễn tả bởi công thức: V L = V U + T C D.
Để chứng minh cho mệnh đề này chúng ta xem xét ví dụ sau:
Công ty A có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 35% và lợi nhuậntrước thuế và lãi vay là EBIT hàng năm là 1triệu $ Toàn bộ lợi nhuận sau thuế dùng
để trả cổ tức cho cổ đông Công ty đang xem xét hai phương án cơ cấu vốn như sau
Phương án 1: công ty không sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của mình; Phương án 2:
công ty vay 4 triệu $ với lãi suất KD là 10%
Để đơn giản, giả sử rằng không có khấu hao, không có sự thay đổi trong vốnlưu động ròng Giám đốc tài chính tính toán dòng tiền dành cho cổ đông và chủ nợnhư sau:
Bảng 1.4 Các phương án tài trợ của Công ty A
Phương án I Phương án II
Lợi nhuận trước thuế (EBT=EBIT-KDD) 1.000.000 600.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp (EBT x TC) -350.000 -210.000
Lợi nhuận sau thuế (EAT=(EBIT-KD
Dòng tiền dành cho chủ sở hữu và chủ nợ 650.000 790.000
Trang 33(EBIT-KDD)(1-TC)) + KDD =EBIT(1-TC) +
TCKDD
Từ bảng 1.4: cho thấy dòng tiền hàng năm dành cho cổ đông và chủ nợ là
EBIT(1-TC) + TCKDD Cần lưu ý rằng dòng tiền ở đây là dòng tiền mãi mãi Chúng
ta đều biết rằng giá trị công ty chính là giá trị hiện tại ròng với lãi suất chiết khấuthích hợp
Với phương án 1: lãi suất chiết khấu là KE, và dòng tiền dành cho cổ đông chính
là lợi nhuận sau thuế
Với phương án 2: có vay nợ, dòng tiền của công ty sẽ bao gồm hai phần.
Phần thứ nhất bằng dòng tiền của công ty không vay nợ và thành phần thứ hai chính
là TCKDD Bộ phận thứ hai gọi phần tiết kiệm thuế, vậy giá trị của công ty bằng giátrị hiện tại ròng của hai bộ phận trên với lãi suất chiết khấu tương ứng là KE và KD
Công thức này cho ta kết luận rằng, trong trường hợp có thuế, giá trị công ty
có vay nợ bằng giá trị công ty không có nợ cộng với giá trị hiện tại của phần tiếtkiệm thuế được thể hiện trên đồ thị 1.2 Đây chính là nội dung của mệnh đề M – M
số 1
Trang 34Đồ thị 1.2 Tác động của nợ đến giá trị doanh nghiệp
Mệnh đề II – Chi phí vốn trong trường hợp có thuế
Trong trường hợp có thuế mệnh đề M – M được phát biểu như sau: Lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với tỷ số nợ, nhưng mối quan hệ này được diễn tả bởi công thức:
KE = KU +(KU – KD)(1 – TC)D/E
Như vậy, doanh nghiệp sẽ có lợi hơn khi sử dụng nợ, có thể minh hoạ tác
động của nợ đến chi phí vốn qua đồ thị 1.3.
Nhìn vào đồ thị 1.3 ta thấy được mối quan hệ giữa chi phí vốn chủ sở hữu,chi phí nợ sau thuế và chi phí vốn bình quân KU là chi phí vốn của công ty không
sử dụng nợ Chi phí vốn bình quân có xu hướng giảm khi tăng tỷ lệ nợ Tuy nhiênmột câu hỏi đặt ra, liệu cứ tăng mãi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu thì giá trị doanh nghiệpcũng tăng mãi không? Câu trả lời là không và được minh chứng bằng ảnh hưởngcủa thuế và chi phí khánh kiệt tài chính lên giá trị công ty và chi phí vốn, lý thuyếttĩnh về cơ cấu vốn sẽ sáng tỏ điều này
Đồ thị 1.3 Tác động của nợ đến chi phí vốn
D
Trang 35Chi phí vốn (%) RE
WACC RD(1-TC)
RU
Tóm lại: Trong trường hợp không có thuế, giá trị công ty vay nợ và công ty
không vay nợ là như nhau và chi phí vốn bình quân không đổi trong khi chi phí vốnchủ sở hữu tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu Trong trường hợp
có thuế giá trị công ty vay nợ bằng giá trị công ty không sử dụng nợ cộng với giá trịhiện tại của phần tiết kiệm thuế và chi phí vốn bình quân giảm trong khi chi phívốn chủ sở hữu tăng lên khi tăng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, lý thuyết M –
M chưa xem xét tác động của một số chi phí khác khiến cho giá trị của phần tiếtkiệm thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty tăng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu
1.4.2 Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn
Modigliani và Miller cho rằng, trong trường hợp có thuế, giá trị công ty tănglên và chi phí vốn bình quân giảm xuống khi công ty tăng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu.Điều này ngụ ý rằng công ty nên sử dụng nợ càng nhiều càng tốt Lý thuyết M – M
đã không tính đến động thái của công ty trên thực tế Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốntối ưu đã bác bỏ điều này, trên thực tế không phải giá trị công ty tăng mãi khi tỷ lệnợ/vốn chủ sở hữu tăng, bởi khi tỷ lệ này tăng sẽ làm phát sinh một loại chi phí, gọi
là chi phí khánh kiệt tài chính, làm giảm đi sự gia tăng giá trị của công ty vay nợ.Đến một điểm nào đó của tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, chi phí khánh kiệt tài chính sẽvượt qua giá trị của phần tiết kiệm thuế, khi ấy giá trị công ty vay nợ sẽ giảm dần
Nợ/vốn chủ sở hữu
Trang 36Lý luận tương tự, chi phí vốn bình quân của công ty bắt đầu tăng lên Điều này
được minh hoạ trên đồ thị 1.4 sau:
Đồ thị 1.4 Giá trị DN khi áp dụng lý thuyết tĩnh
Từ đồ thị 1.4 ta thấy khi gia tăng lượng nợ sử dụng, công ty thu được lợi ích
từ phần tiết kiệm thuế, lợi ích này làm cho giá trị của công ty có vay nợ tăng lên.Mặt khác, cùng với sự gia tăng của lượng nợ sử dụng, chi phí khánh kiệt tài chínhcũng tăng lên Chi phí này làm giảm đi lợi ích của phần tiết kiệm thuế Khi lượng
nợ tăng lên đến điểm D*, thì lợi ích của phần tiết kiệm thuế đúng bằng chi phí khánhkiệt tài chính Điểm D* được gọi là điểm tối ưu, ở đó giá trị công ty đạt mức tối đa
và chi phí vốn bình quân là nhỏ nhất Nếu công ty tiếp tục gia tăng việc sử dụng nợthì chi phí khánh kiệt tài chính sẽ vượt qua lợi ích của phần tiết kiệm thuế và khi đógiá trị công ty bắt đầu giảm
Mô hình này không đi đến một kết luận chính xác về mặt định lượng đó là cơcấu vốn sẽ được xác định bằng bao nhiêu nhưng mô hình này chỉ ra được hai yếu tốquan trọng khi xác định cơ cấu vốn của một doanh nghiệp đó chính là thuế và chiphí kiệt quệ tài chính Lợi ích từ thuế do việc sử dụng đòn bẩy tài chính chỉ quantrọng đối với những doanh nghiệp phải nộp thuế Những doanh nghiệp đang bị thua
lỗ , hay lỗ lũy kế thì sẽ có rất ít lợi ích từ lá chắn thuế Hơn nữa, doanh nghiệp có
Giá trị DN thực
V u :Giá trị DN không sử dụng nợ
Tổng nợ
V L =V U +T C N
Trang 37thể tìm thấy những lợi ích từ các nguồn khác mà bản chất giống là chắn thuế như từkhấu hao tài sản Tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp đều chịu chung mộtmức thuế suất, do đó thuế càng cao thì vay nợ càng có lợi hơn Tương tự như vậydoanh nghiệp nào chịu nhiều rủi ro về tài chính hơn thì cũng sẽ đối mặt với chi phíkiệt quệ tài chính lớn hơn, từ đó, những doanh nghiệp này se vay nợ ít hơn so vớinhững doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn về tài chính Hơn nữa chi phí kiệt quệ tàichính phụ thuộc rất nhiều vào tài sản của công ty Cụ thể là nếu công ty sở hữunhững tài sản mà dễ dàng chuyển đổi thành tiền với đúng giá trị của nó sẽ có lợihơn và ít phải chịu chi phí kiệt quệ tài chính hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Khóa luận làm rõ những vấn đề lý thuyết cơ bản về cơ cấu vốn, cơ cấu vốn tối
ưu, các mô hình nhận định về cơ cấu vốn tối ưu Đây là những vấn đề lý luận quan trọng quan trọng làm cơ sở để tác giả thực hiện các nội dung tiếp theo của đề tài
Trang 38CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM
1
2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên tiếng Việt/ Tên giao dịch: Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam
- Tên tiếng Anh: Thanh Binh H.T.C Viet Nam co., LTD
- Vốn pháp định: 6.000.000.000 VNĐ(Sáu tỷ Việt Nam Đồng)
- Địa chỉ: Số 109, Ngõ 53, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành Phố
Hà Nội
- Điện Thoại: 043.877.1887 - Fax: 046558116
- Web: www.thanhbinhhtc.com.vn - Email: info@thanhbinhhtc.com.vn
Công ty TNHH Thép Thanh Bình H.T.C được thành lập ngày 02/05/1998 với
mô hình hoạt động là công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên.Khi mới thành lập, công ty có tên đầy đủ là “Công ty TNHH Thanh Bình H.T.C”,tuy nhiên do yêu cầu phát triển, đến tháng 7 năm 2006 công ty chính thức đổi tênthành công ty TNHH Thép Thanh Bình H.T.C
Và vào đầu năm 2010, công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ công tyTNHH thành công ty cổ phần với tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.CViệt Nam
Trang 39Với mỗi doanh nghiệp, mất hơn 10 năm để đưa “tên tuổi” của mình vào hàngthương hiệu mạnh của thị trường có thể coi là một thành công lớn Từ khi thành lập(tháng 5/1998) cho tới nay, Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam ,đã khôngngừng mở rộng và phát triển, tạo dựng được uy tín và hình ảnh vững chắc trên thịtrường Thép Công nghiệp tại Việt Nam Sản phẩm Thép Thanh Bình không những
đã có mặt trên khắp thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường xuất khẩusang các nước như Indonesia, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập Với phương châm hoạt động “Lấy khách hàng làm tâm điểm”, Thanh Bình luôn
nỗ lực hết mình trong việc phục vụ khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu vàmong muốn của Khách hàng Để làm được điều đó, Công ty luôn coi trọng việc giatăng giá trị sản phẩm bằng việc gia công chế biến sản phẩm hay tư vấn, cung cấp vàhoàn thiện một số khâu dịch vụ như: vận chuyển đến nơi, thanh toán linh hoạt, hỗtrợ nhu cầu phụ cho khách hàng
Định hướng phát triển thành Tập đoàn trong tương lai, đến nay Công ty CPThanh Bình HTC Việt Nam đã thành lập 02 Công ty con: (1) Công ty TNHH côngnghệ Thanh Bình HITACOM, chuyên sản xuất các loại thép vật liệu xây dựng nhưkhung xương trần thạch cao, khung vách ngăn bằng thép…(2) Công ty TNHH thépHATACO, chuyên sản xuất các mặt hàng thép kết cấu, thép công nghiệp Với mục tiêu “ Đa dạng hóa ngành hàng để phát triển bền vững” khởi sự kinhdoanh là tập trung để đạt được vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường thépCông nghiệp, đến nay Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam đã phát triển thêm
“mảng” sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng và các loại thép định hình khác Ngaytrong hướng đi này, Công ty đã lựa chọn cho mình sản phẩm “trọng điểm” để nhanhchóng nâng tầm “thương hiệu”, một trong những sản phẩm đó chính là sản phẩm:Khung xương kim loại, trần và vách ngăn thạch cao mang nhãn hiệu HITACOM –được sản xuất tại Công ty TNHH Công nghệ Thanh Bình Hitacom, một công ty concủa Công ty Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam
Trang 40Sản phẩm HITACOM được sản xuất trên dây chuyền, thiết bị hiện đại, tự độnghóa và có nguồn gốc từ các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới Tất cả các loại sảnphẩm mang nhãn hiệu HITACOM đều được sản xuất từ thép mạ kẽm, mạ nhômkẽm, mạ sơn màu chất lượng cao, nguyên liệu được nhập khẩu từ Tâp đoànBluescope Steel và các nhà sản xuất thép lớn trên thế giới Dây chuyền sản xuấthiện đại kết hợp với nguyên liệu chất lượng cao đã tạo ra sản phẩm HITACOMmang đẳng cấp Quốc tế.
Với triết lý kinh doanh “ Phát triển không ngừng trên cơ sở kết hợp hài hòa lợiích khách hàng với lợi ích của Doanh nghiệp, luôn coi lợi ích khách hàng là sự sốngcủa mình” cùng với sự nỗ lực và phát triển không ngừng trong hơn 10 năm qua, đếnnay Công ty TNHH thép Thanh Bình HTC liên tục được xếp vào danh sách 500doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 32 trong số các Công ty kinh doanhthép lớn nhất của Việt Nam
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
Với số lượng ban đầu chỉ có 12 cán bộ công nhân viên, đến nay với sự phát triểncủa mình số nhân viên của công ty đã là hơn 50 người, với cơ cấu bộ máy tổ chứckhá hoàn chỉnh
Bảng 2.1 Số lượng nhân viên trong công ty.
Phòng
ban
Nhânsự
Muahàng
Bánhàng Kế toán
Sảnxuất Đầu tư
Côngty
(Nguồn:Phòng hành chính nhân sự)
Hầu hết nhân viên trong công ty có trình độ cao đẳng đại học , riêng phòngsản suất nhân viên có trình độ từ trung cấp trở lên và được đào tạo khá bài bản Cácphòng ban được tổ chức theo cơ cấu sau: