CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại công ty CP thanh bình h t c việt nam (Trang 69)

3. Hệ số khả năng thanh toán ngay 0.01 0.01 0

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM

PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM

3.1.1. Định hướng chung của công ty

Nền kinh tế thị trường trong xu thế mở cửa và hội nhập mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Trong một xu thế hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân phải cố gắng không ngừng nếu không sẽ bị chậm hoặc xa hơn là bị loại bỏ trước những thành tựu của công nghệ, những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, cũng như những ý tưởng, chiến lược kinh doanh mới mẻ đang nảy sinh từng giờ. Để thích ứng với “cuộc chơi” mỗi doanh nghiệp cần hoạch định cho mình một chiến lược phát triển trong ngắn hạn, trung và dài hạn, nhằm tận dụng được những điểm mạnh, tranh thủ được những thời cơ vận hội mới để tự khẳng định mình và bảo vệ sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp.

Không ngừng củng cố và đa dạng hoá sản phẩm và loại hình kinh doanh, Công ty đã không chỉ ổn định các phương thức kinh doanh, cải tiến công tác quản lý và tổ chức sản xuất đồng thời tập trung tìm kiếm phương thức kinh doanh mới nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Với năng lực hiện có của Công ty bên cạnh việc tập trung vào lĩnh vực thép thương mại công ty còn đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất thép thành phẩm, cung cấp các dịch vụ khác liên quan. Tiến tới hoàn thiện và phát triển trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty để đưa Công ty trở thành một công ty đa doanh có uy tín trên thị trường.

Trong vòng 5 năm tới mục tiêu của công ty là sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội, do đó hiện nay công ty đang cải tổ mạnh mẽ, cải tiến công tác quản lý và tổ chức sản xuất đồng thời tập trung tìm kiếm phương thức kinh doanh mới nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

3.1.2. Định hướng đổi mới cơ cấu vốn của công ty

Đổi mới cơ cấu vốn của Công ty là một trong những nội dung quan trọng trong đổi mới chính sách quản lý tài chính của Công ty. Mục đích đổi mới cơ cấu vốn của

Công ty nhằm tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu cũng như nâng cao năng lực kinh doanh của Công ty trong môi trường cạnh tranh. Để làm được điều đó, Công ty cần đưa ra định hướng rõ ràng, mà trước hết định hướng đó được thể hiện ở chính sách tài trợ của Công ty, việc kết hợp các nguồn tài trợ khác nhau sao cho chi phí vốn là thấp nhất, thị giá thị trường của cổ phiếu Công ty là cao nhất với rủi ro có thể chấp nhận được. Vì vậy, khi ra các quyết định tài trợ cho các tài sản của Công ty, Ban lãnh đạo không thể quyết định một cách cảm tính, chủ quan, mà phải dựa trên các cơ sở lý luận về cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính đúng đắn cho các quyết định tài trợ Ban lãnh đạo Công ty cần dựa trên các nguyên tắc sau:

* Xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường:

Một trong những căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu của Công ty là xác định chính xác chi phí vốn. Vì thế khi đổi mới cơ cấu vốn của Công ty cần thống nhất xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường. Có như vậy, việc đổi mới cơ cấu vốn sẽ có cơ sở lý luận vững chắc để có thể ứng dụng trong thực tiễn quản lý tài chính của Công ty. Hơn nữa, khi Công ty đã thực hiện cổ phần hoá có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, căn cứ thiết lập cơ cấu vốn là chi phí vốn cũng phải được xác định theo nguyên tắc thị trường.

Vậy xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường nghĩa là chi phí vốn của Công ty phải được xác định trên cơ sở phản ảnh mức độ rủi ro của Công ty, mức độ rủi ro của Công ty cao chi phí vốn sẽ cao và ngược lại mức độ rủi ro của Công ty thấp chi phí vốn sẽ thấp.

* Nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận:

Công ty có thể lựa chọn nhiều phương án khác nhau tài trợ cho các tài sản của mình, mỗi phương án sẽ đặc trưng cho một chính sách tài trợ. Công ty có thể chọn cho mình chính sách tài trợ mạo hiểm hoặc cũng có thể chọn cho mình chính sách tài trợ vững chắc.

Về cơ bản có thể hiểu chính sách tài trợ mạo hiểm là Công ty sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các loại tài sản dài hạn, khi khả năng sinh lời sẽ tăng vì nguồn ngắn hạn có chi phí thấp hơn nguồn dài hạn, nhưng khả năng thanh toán lại giảm, vì thế Công ty phải đối mặt với rủi ro tài chính cao, rủi ro cao ở mức độ nào phụ thuộc vào mức độ sử dụng nguồn ngắn hạn nhiều hay ít để tài trợ cho tài sản dài hạn. Như vậy, Công ty phải đánh đổi giữa việc chấp nhận rủi ro cao để kì vọng nhận được lợi nhuận lớn hơn khi sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm. Tuy nhiên, lợi nhuận ở đây là lợi nhuận kỳ vọng là lợi nhuận có thể thu được trong tương lai, do vậy chỉ có những giám đốc mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro mới có khả năng thu được lợi nhuận lớn. Còn những giám đốc không muốn đương đầu với mạo hiểm sẽ sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, khi đó khả năng thanh toán cao nhưng khả năng sinh lời lại thấp do dùng nguồn dài hạn chi phí vốn cao hơn nguồn ngắn hạn.

Việc xác định tỷ lệ tài trợ cho dự án bao nhiêu là vốn chủ sở hữu, bao nhiêu là vốn vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu cũng được xác định dựa trên sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quán triệt tốt nguyên tắc này mới có thể tồn tại và phát triển được trong tương lai.

3.2. Xây dựng cơ cấu vốn tại công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam

3.2.1. Chú trọng hơn nữa việc tạo lập cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc xác định cơ cấu vốn tối ưu.

Để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, nhà quản trị tài chính cần có một nguồn cơ sở dữ liệu đầy đủ. Bên cạnh việc thu thập số liệu từ các phòng ban trong công ty, còn

rất nhiều các dữ liệu từ bên ngoài. Đặc biệt phải gắn được các chỉ tiêu với sự biến động của các yếu tố trên thị trường.

Hiện nay nhiều biến số để xác định cơ cấu vốn tối ưu chưa thể xác định một cách chính xác. Đối với chi phí sử dụng VCSH, căn cứ duy nhất hiện nay là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của các cổ đông. Đây chưa phải là con số chính xác nó chưa hoàn toàn gắn với mức độ rủi ro của công ty, chúng ta cầncần đánh giá mức độ rủi ro của công ty so với rủi ro chung của thị trường thông qua hệ số Beta. Hệ số bêta được được tính bằng cách lấy hiệp phương sai giữa lợi tức của một chứng khoán với lợi tức của danh mục thị trường chia cho phương sai của danh mục thị trường:

Với công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty có thể đánh giá thông qua sự biến động của ROE đối với tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành. Để có một con số phù hợp thì công ty phải làm tốt trong công tác hạch toán kế toán để có số liệu chính xác bên cạnh đó cần thu thập các số liệu của ngành cũng như số liệu của toàn thị trường.

Đối với chi phí lãi vay, công ty phải sự báo chính xác xu thế lãi suất trên thị trường để từ đó xác định chi phí lãi vay cũng như chủ động trong việc thay đổi các nguồn tài trợ để có biện pháp huy động vốn phù hợp. Có thể nói đây là công việc không hề đơn giản, dự báo lãi suất liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách của chính phủ. Do đó nhà quản trị tài chính cần phải có chuyên môn vững vàng khả năng tiếp cận nguồn thông tin mới cũng như các dữ liệu từ quá khứ.

3.2.2. Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu Thanh Bình H.T.C Việt Nam.

Việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, được dựa trên kế hoạch tài chính của công ty trong những năm tiếp theo để đánh giá, tìm ra cơ cấu vốn phù hợp nhất. Quá trình đánh giá được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại công ty CP thanh bình h t c việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w