WACC RD(1-TC)

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại công ty CP thanh bình h t c việt nam (Trang 32)

K E= U +(U – D)(1 – TC)D/E

WACC RD(1-TC)

RD(1-TC) RU

Tóm lại: Trong trường hợp không có thuế, giá trị công ty vay nợ và công ty không vay nợ là như nhau và chi phí vốn bình quân không đổi trong khi chi phí vốn chủ sở hữu tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp có thuế giá trị công ty vay nợ bằng giá trị công ty không sử dụng nợ cộng với giá trị hiện tại của phần tiết kiệm thuế và chi phí vốn bình quân giảm trong khi chi phí vốn chủ sở hữu tăng lên khi tăng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, lý thuyết M – M chưa xem xét tác động của một số chi phí khác khiến cho giá trị của phần tiết kiệm thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty tăng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu.

1.4.2. Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn

Modigliani và Miller cho rằng, trong trường hợp có thuế, giá trị công ty tăng lên và chi phí vốn bình quân giảm xuống khi công ty tăng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu. Điều này ngụ ý rằng công ty nên sử dụng nợ càng nhiều càng tốt. Lý thuyết M – M đã không tính đến động thái của công ty trên thực tế. Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn tối ưu đã bác bỏ điều này, trên thực tế không phải giá trị công ty tăng mãi khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tăng, bởi khi tỷ lệ này tăng sẽ làm phát sinh một loại chi phí, gọi là chi phí khánh kiệt tài chính, làm giảm đi sự gia tăng giá trị của công ty vay nợ. Đến một điểm nào đó của tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, chi phí khánh kiệt tài chính sẽ

vượt qua giá trị của phần tiết kiệm thuế, khi ấy giá trị công ty vay nợ sẽ giảm dần. Lý luận tương tự, chi phí vốn bình quân của công ty bắt đầu tăng lên. Điều này được minh hoạ trên đồ thị 1.4 sau:

Đồ thị 1.4 Giá trị DN khi áp dụng lý thuyết tĩnh

Từ đồ thị 1.4 ta thấy khi gia tăng lượng nợ sử dụng, công ty thu được lợi ích từ phần tiết kiệm thuế, lợi ích này làm cho giá trị của công ty có vay nợ tăng lên. Mặt khác, cùng với sự gia tăng của lượng nợ sử dụng, chi phí khánh kiệt tài chính cũng tăng lên. Chi phí này làm giảm đi lợi ích của phần tiết kiệm thuế. Khi lượng nợ tăng lên đến điểm D*, thì lợi ích của phần tiết kiệm thuế đúng bằng chi phí khánh kiệt tài chính. Điểm D* được gọi là điểm tối ưu, ở đó giá trị công ty đạt mức tối đa và chi phí vốn bình quân là nhỏ nhất. Nếu công ty tiếp tục gia tăng việc sử dụng nợ thì chi phí khánh kiệt tài chính sẽ vượt qua lợi ích của phần tiết kiệm thuế và khi đó giá trị công ty bắt đầu giảm.

Mô hình này không đi đến một kết luận chính xác về mặt định lượng đó là cơ cấu vốn sẽ được xác định bằng bao nhiêu nhưng mô hình này chỉ ra được hai yếu tố quan trọng khi xác định cơ cấu vốn của một doanh nghiệp đó chính là thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Lợi ích từ thuế do việc sử dụng đòn bẩy tài chính chỉ quan trọng đối với những doanh nghiệp phải nộp thuế. Những doanh nghiệp đang bị thua

VL=VU+TCNGiá trị công ty (VL)

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại công ty CP thanh bình h t c việt nam (Trang 32)