CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại công ty CP thanh bình h t c việt nam (Trang 35)

K E= U +(U – D)(1 – TC)D/E

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM

THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM

2.1.Khái quát chung về công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên tiếng Việt/ Tên giao dịch: Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam - Tên tiếng Anh: Thanh Binh H.T.C Viet Nam co., LTD

- Ngày thành lập: 02/05/1998 - Giấy phép kinh doanh: 045320 - Mã số thuế: 0100595569

- Vốn điều lệ: 24.600.000.000 VNĐ( Hai mưới bốn tỷ, sáu trăm triệu Việt Nam Đồng ).

- Vốn pháp định: 6.000.000.000 VNĐ(Sáu tỷ Việt Nam Đồng)

- Địa chỉ: Số 109, Ngõ 53, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội

- Điện Thoại: 043.877.1887 - Fax: 046558116

- Web: www.thanhbinhhtc.com.vn - Email: info@thanhbinhhtc.com.vn

Công ty TNHH Thép Thanh Bình H.T.C được thành lập ngày 02/05/1998 với mô hình hoạt động là công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên. Khi mới thành lập, công ty có tên đầy đủ là “Công ty TNHH Thanh Bình H.T.C”, tuy nhiên do yêu cầu phát triển, đến tháng 7 năm 2006 công ty chính thức đổi tên thành công ty TNHH Thép Thanh Bình H.T.C.

Và vào đầu năm 2010, công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ công ty TNHH thành công ty cổ phần với tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam.

Với mỗi doanh nghiệp, mất hơn 10 năm để đưa “tên tuổi” của mình vào hàng thương hiệu mạnh của thị trường có thể coi là một thành công lớn. Từ khi thành lập (tháng 5/1998) cho tới nay, Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam ,đã không

ngừng mở rộng và phát triển, tạo dựng được uy tín và hình ảnh vững chắc trên thị trường Thép Công nghiệp tại Việt Nam. Sản phẩm Thép Thanh Bình không những đã có mặt trên khắp thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như Indonesia, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập... Với phương châm hoạt động “Lấy khách hàng làm tâm điểm”, Thanh Bình luôn nỗ lực hết mình trong việc phục vụ khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu và mong muốn của Khách hàng. Để làm được điều đó, Công ty luôn coi trọng việc gia tăng giá trị sản phẩm bằng việc gia công chế biến sản phẩm hay tư vấn, cung cấp và hoàn thiện một số khâu dịch vụ như: vận chuyển đến nơi, thanh toán linh hoạt, hỗ trợ nhu cầu phụ...cho khách hàng.

Định hướng phát triển thành Tập đoàn trong tương lai, đến nay Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam đã thành lập 02 Công ty con: (1) Công ty TNHH công nghệ Thanh Bình HITACOM, chuyên sản xuất các loại thép vật liệu xây dựng như khung xương trần thạch cao, khung vách ngăn bằng thép…(2) Công ty TNHH thép HATACO, chuyên sản xuất các mặt hàng thép kết cấu, thép công nghiệp. Với mục tiêu “ Đa dạng hóa ngành hàng để phát triển bền vững” khởi sự kinh doanh là tập trung để đạt được vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường thép Công nghiệp, đến nay Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam đã phát triển thêm “mảng” sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng và các loại thép định hình khác. Ngay trong hướng đi này, Công ty đã lựa chọn cho mình sản phẩm “trọng điểm” để nhanh chóng nâng tầm “thương hiệu”, một trong những sản phẩm đó chính là sản phẩm: Khung xương kim loại, trần và vách ngăn thạch cao mang nhãn hiệu HITACOM – được sản xuất tại Công ty TNHH Công nghệ Thanh Bình Hitacom, một công ty con của Công ty Công ty CP Thanh Bình HTC Việt Nam.

Sản phẩm HITACOM được sản xuất trên dây chuyền, thiết bị hiện đại, tự động hóa và có nguồn gốc từ các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới. Tất cả các loại sản phẩm mang nhãn hiệu HITACOM đều được sản xuất từ thép mạ kẽm, mạ nhôm

kẽm, mạ sơn màu chất lượng cao, nguyên liệu được nhập khẩu từ Tâp đoàn Bluescope Steel và các nhà sản xuất thép lớn trên thế giới. Dây chuyền sản xuất hiện đại kết hợp với nguyên liệu chất lượng cao đã tạo ra sản phẩm HITACOM mang đẳng cấp Quốc tế.

Với triết lý kinh doanh “ Phát triển không ngừng trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích khách hàng với lợi ích của Doanh nghiệp, luôn coi lợi ích khách hàng là sự sống của mình” cùng với sự nỗ lực và phát triển không ngừng trong hơn 10 năm qua, đến nay Công ty TNHH thép Thanh Bình HTC liên tục được xếp vào danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 32 trong số các Công ty kinh doanh thép lớn nhất của Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty

Với số lượng ban đầu chỉ có 12 cán bộ công nhân viên, đến nay với sự phát triển của mình số nhân viên của công ty đã là hơn 50 người, với cơ cấu bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh.

Bảng 2.1 Số lượng nhân viên trong công ty.

Phòng ban Nhân sự Mua hàng Bán hàng Kế toán Sản

xuất Đầu tư

Công ty

Số lượng 11 4 8 5 20 3 51

(Nguồn:Phòng hành chính nhân sự)

Hầu hết nhân viên trong công ty có trình độ cao đẳng đại học , riêng phòng sản suất nhân viên có trình độ từ trung cấp trở lên và được đào tạo khá bài bản. Các phòng ban được tổ chức theo cơ cấu sau:

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam

(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)

2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty

- Lĩnh vực kinh doanh của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lĩnh vực kinh doanh qua các năm: khi mới thành lập thì lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty chỉ là thương mại ( nhập các sản phẩm thép công nghiệp về

phân phối cho các công ty trong nước). Đến năm 2000 thì công ty đã có nhà máy sản xuất thép, và đã sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Như vậy từ năm 2000 đến nay công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh về cả thương mại và sản xuất các mặt hàng thép công nghiệp.

Cơ cấu của số lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay công ty kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu khoảng 80% là thương mại. Còn 20% là dùng cho quá trình sản xuất các sản phẩm phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.

- Danh mục các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh.

+ Thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguộn dạng cuộn và kiện. + Thép các bon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn. + Thép hình các loại: U –I V –L ...

+ Cùng với kinh doanh công ty còn có một bộ phận sản xuất, chuyên phục vụ theo yêu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm sau thép đó là: thép hình U- C- Z ..., thép tấm, lá theo yêu cầu về kích thước, kiểu dánh chất lượng của khách hàng.

- Nguồn cung cấp các mặt hàng cho công ty: chủ yếu là các doanh nghiệp của Nga và Nhật Bản, ngoài ra còn các công ty của các nước Đài Loan, Canada, Hàn Quốc..

- Những đặc tính của nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty: Do đặc tính của các mặt hàng thép công nghiệp nhất là các hàng cán

nguội rất khó bảo quản ( rất dễ bị rỉ ). Mà khí hậu của nước ta là khí hậu ẩm nên công việc bảo quản rất khó khăn và tốn kém. Mặt khác các mặt hàng về sắt thép này thường có trong lượng lớn nên việc vận chuyển cũng gây rất nhiều khó khăn và cước phí vận chuyển gây tốn kém.

- Thị trường mua bán chủ yếu của công ty:

Thị trường đầu vào của công ty chủ yếu là Nga và Nhật Bản, ngoài ra còn các công ty của các nước Đài Loan, Canada, Hàn Quốc...Đây là các nước có nền công nghiệp phát triển nên các mặt hàng nhập về rất có chất lượng.

Thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường miền Bắc, Trung từ Đà Nẵng trở ra. Vì công ty có nhà máy và xưởng sản xuất ở Hà Nội nên các khách hàng của công ty đa số ở miền bắc.

- Công nghệ và thiết bị của công ty.

Công nghệ và các loại thiết bị hiện tại của công ty: công ty đã đầu tư được các loại máy móc nhà xưởng khoảng để phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó là các máy móc công nghệ nhập của Nhật Bản tương đối hiện đại so với công nghệ trong nước, nhưng so với công nghệ của thế giới thì công nghệ nay cũng đã lỗi thời. Do đó, công nghệ và thiết bị của công ty vừa thế mạnh vừa là khó khăn của công ty so với thị trường trong nước.

2.2.Khái quát tình hình tài chính

2.2.1. Phân tích doanh thu-chi phí-lợi nhuận

Nhìn chung trong 3 năm vừa qua là thời gian hoạt động tương đối khó khăn đối với công ty, đặc biệt là 2 năm 2008 và 2009 khi mà công ty đã làm ăn thua lỗ. Nhưng tình hình đã được cải thiện đáng kể trong năm 2010 khi mà công ty đã làm ăn có lãi trở lại. Nếu như trong năm 2008 lợi nhuận trước thuế là (-3,803 triệu), năm 2009 công ty vẫn làm ăn thua lỗ, mặc dù mức lỗ có giảm xuống còn (-3329 triệu) tuy nhiên mức giảm cũng chỉ là 12.46%. Đến năm 2010 kết quả kinh doanh đã có phần tốt hơn khi công ty đã làm ăn có lãi trở lại. Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua có thể nhận thấy rằng mức lợi nhuận gộp của công ty là khá cao đối với một doanh nghiệp thương mại, trung bình đạt tỷ lệ 5,76% so với doanh thu thuần. Tuy nhiên lợi nhuận kế toán lại không cao bởi vì các chi phí mà công y phải chịu là rất lớn, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính, các yếu tố này sẽ được làm rõ ở phần sau.

Bảng 2.2 BCKQHDKD so sánh 2008-2010

Đơn vị triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009-2010

Doanh thu BH&CCDV 100% 43.2% 32% (118.639) -25.90%

Các khoản giảm trừ DT

Doanh thu thuần về

BH&CCDV 100% 43.2% 32.% (118.639) -25.90%

Giá vốn hàng bán 100% 41.6% 30.3% (114.300) -26.98%

Lợi nhuận gộp về

BH&CCDV 100% 82.5% 72.1% (4.339) -12.58%

Doanh thu hoạt động tài

chính 100% 52.8% 19.1% (972,6) -63.94%

Chi phí tài chính 100% 116.2% 87.4% (5.782) -24.81% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: CP lãi vay 100% 116.2% 87.4% 8.466 93.43%

Chi phí bán hàng 100% 0.29% 0.16% (20.331) -43.99%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 100% 124.5% 61.5% (8.079,4) -50.60%

LN thuần từ HĐKD 100% 84.2% -133.5% 8.570,4 -258.50% Thu nhập khác 100% 273.4% 365,6 Chi phí khác 100% 1.122,9 7891% Lợi nhuận khác 100% -10.6% -577% (757.3) 5322% Tổng LNKT trước thuế 100% 87.5% -117.9% 7.813,1 234.65% CF thuế TNDN hiện hành -

CFthuế TNDN hoãn lại -

Lợi nhuận sau thuế 100% 87.5% -117.9% 7,813,105 234.65%

( Nguồn phòng KT-TC)

Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận lại 2008-2009 là giai đoạn khá khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành thép nói riêng. Đặc biệt là với doanh nghiệp kinh doanh thép thương mại, khi mà giá thép chịu ảnh hưởng mạnh từ giá thép thế giới và các rào cản thương mại. Giá thép lên xuống khá thất thường đồng thời chính phủ cũng có chính sách bảo hộ cho sản xuất thép trong nước nên tình hình kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của giá thép thế giới sẽ ảnh hưởng đến cả doanh thu và chi phí của công ty.

Hình 2.2 Doanh thu thuần và LN sau thuế 2008-2010

( Nguồn BCTC 2009,2010)

Về doanh thu của công ty, nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã liên tục giảm trong 3 năm vừa qua, sản lượng tiêu thụ năm 2009 chỉ bằng 43.18% so với năm 2008 và năm 2010 doanh thu tiếp tục chỉ bằng 32% so với năm 2008. Như vậy nếu như so sánh với năm 2009 doanh thu thuần năm 2010 đã giảm tới 118,6 tỷ đồng tương ứng với 25,9%. Việc doanh thu thuần giảm nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ của công ty đã giảm.

Như vậy chỉ trong 2 năm doanh thu của công ty đã giảm đi hơn ba lần, điều này cho thấy công ty đã để mất khá nhiều khách hàng của mình. Việc doanh thu giảm còn cho thấy năng lực cạnh tranh của công ty cũng yếu đi, thị phần bị suy giảm. Nguyên nhân doanh thu của công ty bị sụt giảm trong những năm vừa qua có một phần do công ty chưa làm tốt công tác tiêu thụ của mình, chưa có sự phản ứng nhanh nhạy đối với thị trường một phần do nhiều nhân tố khách quan khác gây ra. Có thể kể ra đầu tiên đó là do sự biến động của giá thép trên thế giới, do công ty nhập khẩu thép về để kinh doanh nên đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến doanh thu giảm. Chúng ta có thể theo dõi diễn biến giá thép trên thế giới trong 2 năm vừa qua thông qua biểu đồ sau:

Hình 2.3 Biểu đồ giá thép thế giới giai đoạn 2007-2010

Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy rằng, giá thép có sự biến động khá mạnh trong vòng 3 năm qua, đặc biệt là vào năm 2008. Nếu như 6 tháng đầu năm 2008 là thời kỳ làm ăn khá thuận lợi cho công ty khi mà giá thép không có nhiều biến động, doanh thu cũng khá đều đặn, thì cuối năm 2008 thực sự là một biến động lớn thực sự. Cùng với sự tăng giá lên của giá dầu mỏ-tháng 7/2008 lên đến đỉnh điểm hơn 140$/thùng-giá thép cúng tăng lên rất mạnh, bởi vì dầu mỏ là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất thép. Giá phôi thép tăng từ mức 500$/tấn lên đến 1120$/tấn khiến cho giá thép nhập của công ty tăng cao, đây là một trong những nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2008 là khá cao. Tuy nhiên, điều này lại không đem đến cho công ty nhiều lợi ích, bởi vì công ty đơn thuần là kinh doanh thép thương mại, tuy bán được hàng nhưng vì giá vốn đã rất cao nên tính ra lợi nhuận không được nhiều. Hơn nữa với đặc thù kinh doanh, các doanh nghiệp nhập

khẩu thép thường nhập một lượng lớn thép vào cuối năm, để bán hàng trong quý IV và đầu năm sau. Tuy nhiên đến cuối năm 2008 giá thép lại đột ngột giảm mạnh, làm cho công ty khó tiêu thụ hàng hóa, chi phí lưu kho, lãi suất tăng mạnh, khiến cho kết quả kinh doanh của năm 2008 và kéo theo năm 2009 là không tốt. Chính việc giá đầu vào quá cao trong khi giá bán lại thấp đã đẩy không chỉ riêng công ty mà hầu như toàn ngành thép trong năm 2008-2009 nói chung càng bán càng lỗ.

Đó là nguyên nhân chính của việc doanh thu tiêu thụ giảm trong năm 08-09.

Ngoài ra chúng ta có thể kể đến chính sách đầu tư cũng như chính sách bảo hộ của chính phủ. Ngành thép và ngành xây dựng có quan hệ khá mật thiết với nhau, nếu như nền kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất thì ngành thép và xây dựng sẽ phát triển và ngược lại. Thời gian qua nền kinh tế mới bước qua khủng hoảng, tốc độ phục hồi chậm, lạm phát tăng cao. Thêm vào đó chính sách bảo hộ ngành thép trong nước đã làm cho các công ty nhập khẩu kinh doanh ngày càng khó khăn hơn. Điển hình là vào 1/4/2009 thuế nhập khẩu phôi thép tăng từ 5% lên 8%, thép thành phẩm từ 12% lên 15%, với việc tăng thuế lên chênh lệch giữa thép nội và thép ngoại chỉ khoảng 500.000 - 600.000đ/tấn. Chính những nguyên nhân này đã làm cho doanh thu của công ty có chiều hướng suy giảm mạnh trong những năm vừa qua.

Hình 2.4 Cơ cấu chi phí 2009-2010

( Nguồn BCTC 2009,2010)

Về cơ cấu chi phí của công ty, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, tiếp theo là chi phí quản lý doanh nghiệp và cuối cùng là chi phí bán hàng. Việc giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của công ty cũng là điều dễ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại công ty CP thanh bình h t c việt nam (Trang 35)