ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thời học sinh, tôi có một mơ ước cháy bỏng đó là trở thành người giáo viên dạy Văn. Thế rồi, tôi đã từ bỏ ước mơ cháy bỏng của mình mà không một lần hối tiếc, để rồi hôm nay tôi trở thành một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử. “Tại sao thế hệ trẻ hôm nay đang dần đánh mất truyền thống quý báu của dân tộc; mất đi khí thế hào hùng của cha anh năm xưa…Một phần trách nhiệm lớn lao thuộc về các giáo viên dạy Lịch sử. Bởi họ quan niệm mình dạy môn phụ nên dạy theo “kiểu phụ”. Thầy khuyên các em, hãy trở thành những thiên sứ, đảm đương trách nhiệm nâng cao ý thức, giáo dục lòng yêu quê hương, truyền thống cách mạng cho thế hệ tương lai. Đó là, hãy trở thành những thầy cô giáo dạy bộ môn Lịch sử…”. Đó là những lời của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Phước Đường (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ) trong buổi tư vấn chuyển giai đoạn niên khóa 21 (19951999) của khoa Văn Sử. Từ đó đến nay, tôi chưa bao giờ cho rằng mình dạy môn phụ, tôi sống hết mình vì điều tôi đã chọn. Với tôi, bộ môn Lịch sử vượt lên trên tất cả những bộ môn khoa học khác, vì nó góp phần hình thành nên nhân cách của con người, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, Lịch sử dân tộc ta được viết bằng máu. Thực tế những năm gần đây, việc dạy và học Lịch sử đang được dư luận cả nước rất quan tâm, bởi đa phần học sinh đã quay lưng lại với bộ môn này. Bản thân tôi cũng như những giáo viên dạy Lịch sử rất đau lòng trước thực trạng đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số em học sinh đam mê môn Lịch sử, tích cực tham gia các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi. Vậy, bằng cách nào để học sinh học giỏi và trở thành học sinh giỏi môn Lịch sử. Biện pháp, phương pháp nào giúp các em đạt được điều mong ước đó? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 – Chuyên đề: Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tuyền Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2014-2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thanh Tuyền 2. Ngày tháng năm sinh: 27/6/1977 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 3, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 01273925688 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Tổ trưởng 8. Nhiệm vụ được giao: Tổ trưởng tổ Sử - Địa; Phó Ban thường trực Ban HĐNGLL, Phó chủ tịch Công đoàn trường; Trưởng ban nữ công; cán bộ Tuyên huấn của Chi bộ; giáo viên giảng dạy môn Lịch sử. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 13 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Lịch sử địa phương: Nhơn Trạch vùng đất anh hùng. + Tăng cường đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp (phần lịch sử thế giới Cổ, trung đại). + Tăng cường đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp (phần lịch sử thế giới Cận đại). + Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12. ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thời học sinh, tôi có một mơ ước cháy bỏng đó là trở thành người giáo viên dạy Văn. Thế rồi, tôi đã từ bỏ ước mơ cháy bỏng của mình mà không một lần hối tiếc, để rồi hôm nay tôi trở thành một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử. “Tại sao thế hệ trẻ hôm nay đang dần đánh mất truyền thống quý báu của dân tộc; mất đi khí thế hào hùng của cha anh năm xưa…Một phần trách nhiệm lớn lao thuộc về các giáo viên dạy Lịch sử. Bởi họ quan niệm mình dạy môn phụ nên dạy theo “kiểu phụ”. Thầy khuyên các em, hãy trở thành những thiên sứ, đảm đương trách nhiệm nâng cao ý thức, giáo dục lòng yêu quê hương, truyền thống cách mạng cho thế hệ tương lai. Đó là, hãy trở thành những thầy cô giáo dạy bộ môn Lịch sử…”. Đó là những lời của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Phước Đường (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ) trong buổi tư vấn chuyển giai đoạn niên khóa 21 (1995-1999) của khoa Văn - Sử. Từ đó đến nay, tôi chưa bao giờ cho rằng mình dạy môn phụ, tôi sống hết mình vì điều tôi đã chọn. Với tôi, bộ môn Lịch sử vượt lên trên tất cả những bộ môn khoa học khác, vì nó góp phần hình thành nên nhân cách của con người, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, Lịch sử dân tộc ta được viết bằng máu. Thực tế những năm gần đây, việc dạy và học Lịch sử đang được dư luận cả nước rất quan tâm, bởi đa phần học sinh đã quay lưng lại với bộ môn này. Bản thân tôi cũng như những giáo viên dạy Lịch sử rất đau lòng trước thực trạng đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số em học sinh đam mê môn Lịch sử, tích cực tham gia các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi. Vậy, bằng cách nào để học sinh học giỏi và trở thành học sinh giỏi môn Lịch sử. Biện pháp, phương pháp nào giúp các em đạt được điều mong ước đó? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 – Chuyên đề: Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1/. Cơ sở lý luận Từ trong Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trong những sinh hoạt đời thường đã hình thành tạo nên những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Trong hàng loạt các nét văn hóa truyền thống ấy, ông cha ta luôn coi trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp là một trong những một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi đó là những nét đẹp của con người Việt Nam ta về tình yêu quê hương đất nước, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, thuỷ chung, sự kiên cường dũng cảm, hiếu học, sự cần cù, sáng tạo và vươn lên… Không chỉ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc thì dân tộc ra mới quan tâm, giữ gìn và phát huy những truyền thống cao đẹp ấy mà hôm nay, trong công cuộc và xây dựng xã hội mới, Đảng ta vẫn luôn chăm lo, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức ấy. Bởi vì, đạo đức cách mạng là một bộ phận quan trọng của nền tảng tư tưởng xã hội, là động lực, sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua những thách thức không kém phần cam go, quyết liệt trong giai đoạn hiện nay. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến mạnh trên con đường XHCN, hội nhập quốc tế thì ngành giáo dục Việt Nam phải đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực có trí thức. Để đảm đương được yêu cầu trên, đòi hỏi người giáo viên dạy Lịch sử phải luôn rèn luyện những “kỹ năng”, tạo nên những “kỹ thuật” để biến Lịch sử không phải là những gì của quá khứ mà nó luôn hiện hữu, sống và luôn đồng hành cùng chúng ta trên mõi bước đường. 2/. Cở sở thực tiễn - Phụ huynh và học sinh luôn coi môn Lịch sử là môn phụ. Học chẳng giúp được gì (khó chọn ngành nghề, không kiếm được nhiều tiền). - Một số giáo viên quan niệm chưa đúng về bộ môn khoa học này, chưa có sự đầu tư cho công tác giảng dạy làm cho giờ học Lịch sử trở nên nặng nề, dẫn đến tâm lý học sinh sợ hãi khi đến giờ học Lịch sử. - Một số giáo viên chưa biết cách giúp học sinh vận dụng kiến dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống. Phương pháp kiểm tra nặng về trình bày, chưa vận dụng tư duy. - Một số giáo viên (đã dạy lâu năm) những gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi đảm nhận nhiệm vụ ôn thi học sinh giỏi do chưa biết cách thiết kế bài giảng, biên soạn tài liệu,… Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định viết chuyên đề này là nhằm để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ thêm một phần giải pháp đã có ở các đơn vị bạn và cũng là giải pháp lần đầu tiên được áp dụng ở đơn vị mình đã thực hiện và có hiệu quả. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1/. Những công việc giáo viên cần chuẩn bị Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất vất vã, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất lớn vào những việc sau: - Xây dựng chương trình bồi dưỡng (dựa theo cấu trúc đề thi Sở giáo dục qui định). - Tăng cường nghiên cứu khoa học: để tổng hợp kiến thức. Vì nếu đơn thuần dạy những kiến thức ghi trong sách giáo khoa sẽ thể giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, đánh giá, so sánh được các sự kiện. - Thay đổi phương pháp dạy và học: + Dạy học sinh phương pháp học tập tích cực. + Phát huy tư duy, sáng tạo và tính chủ động của học sinh. + Phát triển khả năng thực hành lịch sử của học sinh. 2/. Một số phương pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Bước 1: Giáo viên chia cấu trúc chương trình thành các chuyên đề. Khi bắt đầu vào một chuyên đề mới, giáo viên nêu tên chuyên đề cho học sinh. Ví dụ như tên chuyên đề này là: Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. + Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê các kiến thức cơ bản (theo khả năng hiểu biết của học sinh) của chuyên đề. + Giáo viên đề ra nội dung cần tìm hiểu của chuyên đề này: bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, nhân vật lịch sử, nghệ thuật quân sự,… - Bước 2: Sau khi học sinh tự tìm hiểu về những nội dung mà giáo viên đã yêu cầu ở bước 1, giáo viên cùng trao đổi kiến thức với học sinh bằng cách giáo viên cung cấp gói kiến thức (khá chi tiết) cho học sinh. Qua đó, cả giáo viên và học sinh cùng kiểm chứng được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. - Bước 3: Nhằm phát triển khả năng tư duy cho học sinh, giáo viên nên chọn phương pháp đàm thoại trực tiếp với học sinh (giáo viên và học sinh cùng khai thác gói kiến thức). - Bước 4: Giáo viên định hướng cho học sinh hướng khai thác kiến thức của từng cuộc kháng chiến, khởi nghĩa. + Khai thác khả năng tư duy độc lập của học sinh bằng cách cho phép học sinh trình bày quan điểm riêng của mình. + Sử dụng phương pháp sánh vai, đặt tình huống và yêu cầu học sinh xử lý tình huống (thông thường tình huống giáo viên đặt ra sẽ trái ngược lại với diễn biến lịch sử đã diễn ra). Phương pháp này thường giúp học sinh đánh giá được nghệ thuật quân sự, vai trò của các nhân vật lịch sử. + Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi bài tập (trong khuôn khổ từng cuộc kháng chiến, khởi nghĩa) yêu cầu học sinh giải đáp. Sau đó, giáo viên nhận xét và cung cấp lời giải để học sinh kiểm chứng và bổ sung kiến thức. - Bước 5: Sau khi giáo viên và học sinh cùng trao đổi hết kiến thức của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa. Bước quan trọng nhất trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đó là giáo viên giúp học sinh vận dụng được những kiến thức đã học để giải đáp hệ thống câu hỏi mang tính vận dụng (so sánh, phân tích, đánh giá, nhận định, rút ra bài học kinh nghiệm, vận dụng kiến thức liên môn,…) cũng bằng hệ thống các câu hỏi và kỹ thuật khai thác kiến thức của giáo viên. - Bước 6: Giáo viên cần quan sát học sinh thông qua cách trả lời các câu hỏi. Từ đó, giáo viên có thể đánh được khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến thức của học sinh, để áp dụng phương pháp dạy học phù hợp. 3/. Nội dung chi tiết 3.1 Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê 3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Theo luật lệ phong kiến, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua, triều đình suy yếu. Nhà Tống quyết định xuất quân xâm lược nước ta. Vua Tống Thái Tông điều động quân tướng ở Quảng Đông, Quảng Tây và vùng Kinh Hồ, chia làm ba đạo quân tiến đánh nước ta. Một đạo do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) vào châu Ngân Sơn (Cao Bằng, Bắc Kạn); một đạo do Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ chỉ huy từ vùng Kinh Hồ vào Lạng Sơn; một đạo thủy quân do Lưu Trừng chỉ huy từ Quảng Đông theo đường biển qua vịnh Hạ Long, rồi vào sông Bạch Đằng. Kế hoạch của quân Tống là theo ba hướng cùng hợp quân phía Bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư; đồng thời vua Tống gửi thư đe dọa đòi phải thuần phục. Trước nguy cơ của đất nước, vua Đinh còn nhỏ không thể lãnh đạo tổ chức cuộc kháng chiến, triều đình và quân sĩ được sự sáng suốt đồng tình của Thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm vua. 3.1.2 Diễn biến Lê Hoàn lên ngôi năm 980, lập ra triều Tiền Lê thay triều Đinh và gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Lê Hoàn cho xây dựng trận địa kiên cố ở Bình Lỗ (bên bờ sông Cà Lồ) nhằm chặn cánh quân lớn do Hầu Nhân Bảo chỉ huy từ hướng Cao Bằng, Thái Nguyên xuống. Trên hướng Lạng Sơn - Bắc Ninh, ông cũng cho quân chủ lực phối hợp với dân binh chuẩn bị chặn đánh địch. Hướng Đông Bắc, ông bố trí trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng để chặn đánh đoàn thủy quân Tống tương tự như trận địa cọc của Ngô Quyền gần nửa thế kỷ trước đây. Kế hoạch của Lê Hoàn là kiên quyết đánh chặn, tiêu hao, tiêu diệt địch trên các hướng, không cho chúng hợp quân đánh chiếm Đại La và Bắc Bộ là vùng đất căn bản của cả nước. Bảo vệ được vùng Bắc Bộ là bảo đảm an toàn cho kinh đô. Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân Đại Cồ Việt do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân đóng trại. Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt. Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui quân. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ. Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân bảo cũng bị chết trận. Đạo quân Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, hoảng sợ vội rút chạy. Quân ta truy kích tiêu diệt phần lớn đạo quân này. Cả ba đạo quân đều đại bại, vua Tống phải hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi góp phần củng cố nền độc lập dân tộc. Đất nước được yên hàn trong suốt gần một thế kỷ. Hầu Nhân Bảo tiến đến Ngân Sơn, vào sông Cầu, chờ quân phối hợp. Tôn Toàn Hưng lại chủ trương chờ cho được tin đạo quân của Lưu Trừng mới hành động. Nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển nên hắn nhất định án binh bất động để chờ đợi. Mãi cho đến khi Lưu Trừng phá được vòng vây, kéo lên Lạng Sơn, lúc đó hai đội quân Tống mới hội được với nhau. Chúng đi tìm đại quân Việt để giao chiến thì tìm không thấy, cuối cùng chỉ có cách, cùng nhau quay về chỗ Tôn Toàn Hưng đang đóng. Ý đồ chiến lược bị bẻ gãy, thế trận liên kết không thành, chúng không có cách gì thay đổi được tình thế. Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ. Tại đây Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận. Đạo quân của Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, quân giặc hoảng sợ rút chạy về nước, quá nửa cánh quân do Trần Khâm Tộ chỉ huy chết tại trận. Vua Tống trút tất cả mọi tội lỗi lên đầu bọn tướng tá: Lưu Trừng, Giả Thực bị giết ở chợ Ung Châu. Tôn Toàn Hưng bị bắt về triều hạ ngục rồi cũng bị giết. Các tướng giặc Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đều bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang. 3.1.3 Kết quả Thắng lợi của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống diễn ra nhanh chóng và thực sự to lớn. Chiến thắng đó đã làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Trong quan hệ đối ngoại, nhà Tiền Lê cũng đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Nhà Tống buộc phải kiêng nể. Đất nước ta được thanh bình trong gần một thế kỷ.Tên tuổi Lê Hoàn và quân tướng nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. 3.1.4 Vận dụng kiến thức để làm bài tập Câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) diễn ra như thế nào? Vai trò của Thái hậu Dương Vân Nga trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Trả lời: * Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) Năm 981, lợi dụng Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, triều đình Đại Cồ Việt gặp nhiều khó khăn, vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh suy tôn làm vua, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Với truyền thống yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu dũng cảm, đầy mưu trí, đánh tan các đạo quân xâm lược ngay vùng Đông – Bắc. Cuộc kháng chiến thắng lợi. Quan hệ Việt – Tống trở lại ổn định. * Vai trò của Thái hậu Dương Vân Nga Thái hậu Dương Vân Nga có vai trò rất quan trọng trong quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981). Vì bà đã đưa ra quyết định rất kịp thời, chính xác, vượt qua sự phản đối của nhiều quan lại trong triều đình khi suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm vua. Với quyết định này, cho thấy Thái hậu Dương Vân Nga đã đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên hàng đầu, hy sinh quyền lợi của dòng tộc. Câu hỏi: Phân tích nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981) của Lê Hoàn. Trả lời: Trong cuộc kháng chiên chống Tống lần thứ nhất (981) cho thấy trình độ nghệ thuật quân sự của dân tộc Đại Cồ Việt lúc này đã có sự phát triển mới, từ nghệ thuật quân sự của chiến tranh giải phóng sang chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thể hiện qua các mặt sau: Nghệ thuật chủ động bố trí thế trận; Khéo lợi dụng địa hình, địa thế; Chọn đúng đối tượng tác chiến; Biết dùng mưu kế và sự phối hợp tác chiến giữa quân chủ lực và dân binh ở các địa phương. * Chủ động bố trí thế trận Biết trước âm mưu của nhà Tống sang xâm lược, và mục tiêu là cố chiếm cho kỳ được thành Hoa Lư, Lê Hoàn đã nhanh chóng xác định đúng phương hướng chống phá, không bị động ngồi chờ đánh giặc. Từ tháng 11 năm 980, nhà vua trực tiếp dẫn đại quân ra miền địa đầu đất nước bố phòng, sẵn sàng đón đánh các đạo quân giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ nhằm "lấy quân nhàn đợi quân mệt”. Chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống bị phá sản. Chính lúc đó Lê Hoàn chủ động mở cuộc phản công chiến lược, đánh trận quyết chiến Bạch Đằng và giành được thắng lợi. * Lợi dụng địa hình, địa thế Biết rõ âm mưu của quân Tống, Lê Hoàn đã dựa vào hình sông thế núi hiểm trở của đất nước mà bố phòng các đồn lũy, đắp xây thành Bình Lỗ, đặc biệt là đóng cọc ngăn sông Bạch Đằng. Với vị trí hiểm yếu tự nhiên của sông Bạch Đằng, binh lực của Đại Cồ Việt ở đây bố trí không cần quá nhiều mà vẫn có thể cầm giữ, ngăn cản bước tiến quân địch. * Chọn đúng đối tượng tác chiến Để nhanh chóng làm suy sụp tinh thần của đội quân xâm lược Tống, quân và dân Đại Cồ Việt đã biết chọn đúng đối tượng để giáng đòn phản công quyết định. Đối tượng tác chiến trong trận Bạch Đằng xuân 981 là toàn bộ đội binh thuyền của Hầu Nhân Bảo. Đó là viên Tổng chỉ huy mang nhiều tham vọng nhất, liều lĩnh và hiếu chiến nhất. Hầu Nhân Bảo cũng là viên tướng tỏ ra có kỷ luật nhất, có quyết tâm thực hiện chiến lược của Tống triều và đã nhiều lần thúc giục Tôn Toàn Hưng cùng xuất quân đánh chiếm Hoa Lư. Do đó, việc Lê Hoàn chủ động đánh đạo thủy binh Tống và giết chết chủ tướng bên địch đã có tác động đến toàn cục của chiến tranh. Quân nhà Tiền Lê đánh đòn quyết định đối với đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo vào lúc đạo quân này đã bị chia tách khỏi thế trận liên kết của toàn quân Tống. Tôn Toàn Hưng và Lưu Trừng đang co cụm chiến lược ở vùng Hoa Bộ để tránh bị quân Lê tiêu diệt. Trần Khâm Tộ và đạo quân bộ lẻ loi còn đang sa lầy trên cánh đồng Tây Kết. Chính vì thế khi Lê Hoàn tổ chức phản công, Hầu Nhân Bảo không có quân ứng cứu, bị quân Đại Cồ Việt giết chết tại trận. * Dùng mưu kế đánh địch Diễn biến chiến sự cho thấy giết Hầu Nhân Bảo không mấy dễ dàng. Bởi vậy Lê Hoàn mưu tính dùng kế trá hàng hy vọng giết đúng tên chủ tướng theo cách: - Bên trong bí mật củng cố lực lượng, bài binh bố trận, phòng bị cẩn mật - Bên ngoài thì giấu binh, nới vây hãm, giảm canh phòng - Đồng thời thư từ sang Tống tỏ vẻ run sợ, dùng lời lẽ nhún nhường, ngỏ lời cầu xin quy phục để bảo toàn tính mạng. Kết quả, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng mắc lừa mưu kế của Lê Hoàn mà lơ là không phòng bị. Do đó khi bị quân Đại Cồ Việt tập kích, Hầu Nhân Bảo hoàn toàn bất ngờ, không kịp chống đỡ và bị giết chết. * Phối hợp tác chiến giữa quân và dân Việc Lê Hoàn truyền hịch cầu tài, xuống chiếu tuyển quân, thu lương ở khắp mọi miền đất nước đã thực sự phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt. Những trận đánh lớn, ngoài quân chủ lực của triều đình còn có sự tham gia rất tích cực của các đội dân binh địa phương. Dân binh các làng xã còn thường xuyên tập kích, quấy rối những lúc quân địch đang dẫm chân tại chỗ, chưa tiến được khiến cho quân Tống bị tiêu hao lực lượng, tinh thần hoang mang. 3.2 Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý 3.2.1 Nguyên nhân Dưới triều Lý, đất nước ta có một bước phát triển vượt bậc. Kinh tế phát triển mạnh, quốc phòng được tăng cường, đặc biệt quân đội đời Lý đã đạt đến trình độ [...]... Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân x m lược Nguyên – Mông thế kỉ XIII? Từ những nguyên nhân thắng lợi đó, để lại bài học kinh nghiệm gì cho quá trình đấu tranh chống ngoại x m của dân tộc ta? Bài học kinh nghiệm đó, được Đảng và Nhà nước ta ứng dụng như thế nào trong vấn đề bảo vệ Biển Đông hiện nay? Trả lời: * Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân x m lược Nguyên – Mông... tranh chống x m lược đầu thế kỉ XV và khởi nghĩa Lam Sơn Nêu tư tưởng chỉ đạo và những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Trả lời: * Khái quát phong trào đấu tranh chống x m lược đầu thế kỉ XV và khởi nghĩa Lam Sơn - Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong Bằng một cuộc cải cách lớn, Tể tướng Hồ Quý Ly mong cứu vãn tình thế để có đủ lực lượng chống lại sự đe dọa của quân x m lược Minh - Năm 1407, cuộc kháng. .. tộc ta - Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã làm cho kẻ thù khiếp sợ, từ bỏ ý đồ x m lược nước ta Câu hỏi: Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống x m lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII? Trả lời: - Sự đoàn kết nhất trí, đồng lòng của nhân quân dân nhà Trần, cùng với truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại x m của dân tộc ta đã làm nên mọi thắng lợi: Trong ba lần kháng chiến, tất cả các. .. nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống x m lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII? Trả lời: - Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí x m lược của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ về chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ - Thắng lợi này đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, có ý nghĩa. .. Bát X ch bị trúng tên Mãi đến ngày 19/4/1288, đám tàn quân của Thoát Hoan mới về đến Tư Minh Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng x m lược của Hốt Tất Liệt 3.3.4 Vận dụng kiến thức để làm bài tập Câu hỏi: Nêu tóm tắt cuộc kháng chiến chống x m lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)? Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi Trả lời: * Tóm tắt cuộc kháng chiến chống x m lược Mông... Tháng 3 /107 7, quân Tống rút chạy về nước trong cảnh hỗn loạn Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai thắng lợi hoàn toàn Đập tan ý chí x m lược của nhà Tống, 200 năm sau nhà Tống còn tồn tại nhưng không dám nói đến việc x m lược nước ta một lần nào nữa Cuộc kháng chiến chống Tống đời Lý có vị trí đặc biệt trong lịch sử chiến tranh chống giặc ngoại x m cũng như lịch sử phát triển của dân tộc ta Dựa vào... một thời kì mới của lịch sử dân tộc * Tư tưởng chỉ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: “Đem đại nghĩa để thăng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” * Nêu những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: - Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh nước ta bị nhà minh đô hộ tàn bạo và các cuộc khởi nghĩa chống Minh đều thất bại - Cuộc khởi nghĩa kéo dài (1418-1427), chụi nhiều hy sinh gian khổ và cuối cùng giành... nhà Lý dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài giỏi của Lý Thường Kiệt - Là cuộc chiến tranh nhân dân để lại nhiều bài học quý báu cho lịch sử đấu tranh chống ngoại x m của dân tộc ta Câu hỏi: Tư tưởng chủ động của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống (107 5 -107 7) được thể hiện như thế nào? Trả lời: - Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc: mời Tể tướng... nước ta, ngoan cố duy trì nền thống trị của chúng Đặc biệt từ năm 1426 đến cuối năm 1427, số quân tăng viện của địch đã lên đến 30 vạn quân Cuộc chiến đấu cuối năm 1427 đi đến kết thúc cuộc chiến tranh là cuộc đọ sức cuối cùng và cao nhất giữa dân tộc ta và bọn x m lược nhà Minh Trong cuộc đọ sức đó, nhân dân ta đã giành thắng lợi rực rỡ Trong 26 đêm ngày quyết chiến (8 /10 đến 3/11) quân dân ta đã... với Nhật bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt Câu hỏi: Lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của toàn quân, toàn dân ta thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến chống x m lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)? Trả lời: * Hoàn cảnh lịch sử - Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt . thể lãnh đạo tổ chức cuộc kháng chiến, triều đình và quân sĩ được sự sáng su t đồng tình của Thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Tổng chỉ huy quân đội) lên làm vua. 3.1.2. Tiên Hoàng bị ám hại. Theo luật lệ phong kiến, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi vua, triều đình suy yếu. Nhà Tống quyết định xuất quân xâm lược nước ta. Vua Tống Thái Tông điều động quân tướng. học sinh giải đáp. Sau đó, giáo viên nhận xét và cung cấp lời giải để học sinh kiểm chứng và bổ sung kiến thức. - Bước 5: Sau khi giáo viên và học sinh cùng trao đổi hết kiến thức của các cuộc