Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
419,29 KB
Nội dung
Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 1 PHẦN MỞ ĐẦU Từ trước đến nay, vấn đề việc làm luôn được xã hội và mọi người quan tâm. Ngày nay, quan niệm về "phát triển" được hiểu một cách đầy đủ là: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội; phải xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo được công bằng xã hội. Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia, đặc biệt là của các nước đang phát triển. Ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân" [10, tr. 218]. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy được tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên. An Giang là tỉnh thuộc lưu vực sông Mê Kông, "đất chật, người đông" . Hằng năm có gần 30.000 người bước vào tuổi lao động, từ đó cho thấy nguồn lao động của tỉnh dồi dào cho nên giải quyết việc làm cho lực lượng lao động luôn là vấn đề bức xúc được các ngành, các cấp quan tâm. Thu nhập của người lao động cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp, chất lượng lao động thấp, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về việc làm ở An giang nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài "Quản lý nhà nước về việc làm ở An Giang" làm đề tài tiểu luận cuối khóa của mình. Tiểu luận sẽ làm rõ thực trạng, các vướng mắc, tồn tại, Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 2 bất cập, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị để công tác quản lý nhà nước về việc làm ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 3 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM 1.1 Khái niệm quản lý nhà nƣớc về việc làm: 1.1.1 Khái niệm việc làm: - Theo khoản 1, điều 9 của Bộ Luật Lao động năm 2012: “ Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” 1.1.2 Quản lý nhà nƣớc về việc làm là gì? - Khái niệm quản lý: quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định. - Khái niệm quản lý nhà nước: quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước. - Quản lý nhà nước về việc làm là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu tạo việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế đặt ra trong thời kỳ hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế theo một định hướng thống nhất của Nhà nước. Quản lý nhà nước về việc làm thực chất là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước để giải quyết tốt các quan hệ lao động. 1.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về việc làm: Cùng với việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, cần phải đổi mới chức năng, nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động việc làm. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, Nhà nước đã ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, như các chế độ ưu đãi đối với lao động là người tàn tật, các cơ Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 4 sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động dôi dư góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Công tác giải quyết việc làm cho lao động được Đảng và nhà nước rất quan tâm, thể hiện bằng các chính sách cụ thể trong thời gian qua: 1.2.1 Ban hành hệ thống các văn bản pháp luật để quản lý và điều hành thống nhất về lao động việc làm, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Các luật đã được ban hành như: Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Dự thảo Luật Việc làm, Luật Quốc tịch, các quy phạm pháp luật về hợp đồng lao động, các tiêu chuẩn về bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp,…. 1.2.2 Hoạch định các chương trình, kế hoạch Quốc gia về lao động việc làm phục vụ chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, hệ thống chính sách và biện pháp lớn hướng vào các chương trình, kế hoạch đó (chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; chính sách việc làm, chính sách tiền lương, tiền công; chính sách bảo hiểm và cứu trợ xã hội). Các dự án nhà nước thu hút các thành phần kinh tế và các tổ chức tham gia (thí dụ: dự án di dân, dự án tạo việc làm trong chương trình tái hòa nhập những người di tản tình nguyện trở về nước của EC, dự án cải tạo nguồn nước ăn). 1.2.3 Nhà nước xây dựng và ban hành các chủ trương chính sách bao gồm việc cung cấp tính dụng (vốn) cho người lao động để tự họ sản xuất, giải quyết việc làm. 1.2.4 Có chính sách đào tạo nghề, giúp đỡ người lao động về thông tin, công nghệ để người lao động có thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường. 1.2.5 Hoàn chỉnh các chính sách về thuế, tài chính, phát triển công nghệ mới, vùng nghề, làng nghề, chính sách phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 1.2.6 Hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực lao động, việc làm bằng ngân sách nhà nước (bảo hiểm xã hội, các dự án di dân, các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm, các trung tâm nghiên cứu môi trường lao động, thị trường lao động, tìm kiếm thị trường Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 5 để xuất khẩu lao động). Tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân số, lao động, việc làm cũng như hỗ trợ việc đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn này. 1.2.7 Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực này, đặc biệt là hoạt động thanh tra lao động. 1.3 Cơ sở quản lý nhà nƣớc về việc làm: 1.3.1 Quan điểm của Đảng: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã xác định rõ: "Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định rõ: “ Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX xác định rõ: "Giải quyết tốt các vấn đề lao động và việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thị trường lao động trong và ngoài nước". 1.3.2 Cơ sở pháp lý: Quyết định số 1201/QĐ- TTg ngày 31/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015. Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm. Quyết định số 443/2009/QĐ-TTg về hỗ trợ lãi suất vay vốn trung dài hạn để đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh. Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 6 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Quyết định 470/QĐ-LĐTBXH ngày 19/04/2011 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội phê duyệt dự án “Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Công văn số 1083/QLLĐNN-KHTC ngày 03/08/2012 của Cục Quản lý lao động ngoài nước về việc “Hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” Công văn 557/CVL-VL&TTLĐ ngày 21/9/2012 của Cục Việc làm về việc hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm GTVL. Thông tư 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/07/2009 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội về việc hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động. Quyết định số 2417/QĐ- UBND ngày 13/11/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010”. Công văn số 1076/UBND-DNVL ngày 01/04/2009 của UBND tỉnh về hỗ trợ sinh hoạt ban đầu cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 7 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM Ở AN GIANG 2.1 Đặc điểm tình hình ở An Giang: (từ năm 2008 – 2012) - An Giang là tỉnh có dân số khá đông, theo số liệu thống kê năm 2012 dân số cả tỉnh trên 2.151.009 triệu người. Như vậy, An Giang là tỉnh đông dân nhất Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và đứng thứ 6 trong số những tỉnh đông dân nhất của nước ta. Số người sống ở khu vực thành thị là 610.887 người, chiếm 28,4% và ở khu vực nông thôn là 1.540.122 người, chiếm 71,6% tổng dân số. Dân số nam là 1.069.051 người, chiếm 49,7% và nữ là 1.081.958 người, chiếm 50,3% tổng dân số; mật độ dân số trung bình là 643 người/ km 2 . - Số người trong độ tuổi lao động trên 1,3 triệu người chiếm tỷ lệ trên 62% dân số toàn tỉnh, An Giang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Hàng năm có trên 30.000 người bước vào tuổi lao động, từ đó cho thấy nguồn lực lao động của tỉnh rất dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế: ngoại ngữ, tay nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển dịch chậm so với cơ cấu kinh tế. Đây là những bất cập thách thức gay gắt về nguồn nhân lực của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay (xem Bảng 1) Bảng 1: Cơ cấu dân số, lao động và kinh tế tỉnh An Giang (năm 2008 -2012) T T Cơ cấu Dân số, lao động và kinh tế ĐVT Kết quả thực hiện qua các năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Dân số Người 2.125.798 2.134.258 2.142.552 2.144.159 2.151.009 2 Số người trong độ tuổi lao động Người 1.380.000 1.410.000 1.426.000 1.375.182 1.395.153 + Thành thị Người 419.650 459.400 447.020 459.026 465.692 + Nông thôn Người 960.350 950.600 978.980 916.156 929.461 3 Lao động đang làm việc trong ngành KTQD Người 1.140.000 1.177.000 1.214.000 1.250.000 1.290.000 Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 8 2.2 Kết quả quản lý nhà nƣớc về việc làm ở An Giang: (từ năm 2008 – 2012) 2.2.1 Thành tựu: 2.2.1.1 An Giang ban hành các chính sách về việc làm và dạy nghề: Giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vừa là trách nhiệm, vừa là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh ta và phải được quán triệt trong cả hệ thống chính trị, trong các doanh nghiệp, tổ chức nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho mọi người dân của tỉnh trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, có cơ hội tìm được việc làm. Xây dựng tỉnh trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá lớn của khu vực đồng bằng sông cửu long, là một đô thị hiện đại, có môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được Đảng và nhà nước rất quan tâm được thể hiện bằng các chính sách cụ thể trong thời gian qua như: - Quyết định số 2417/QĐ- UBND ngày 13/11/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010”. - Công văn số 1076/UBND-DNVL ngày 01/04/2009 của UBND tỉnh về hỗ trợ sinh hoạt ban đầu cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh. - Thực hiện Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 24/02/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm năm 2011. - Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 11/3/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011. - Quyết định 258/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2012. 2.2.1.2 Công tác kiểm tra, giám sát: Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 9 - Hằng năm, Sở đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề và việc làm ở các cơ sở dạy nghề và các điểm mở lớp dạy nghề ở 11 huyện, thị, thành. - Trong những năm qua Sở cũng đã phối hợp với các Sở, ngành có liên quan đến giám sát các điểm mở lớp dạy nghề; giám sát hoạt động quản lý nhà nước về dạy nghề ở các huyện, thị; đi khảo sát ghi nhận thông tin về giải quyết việc làm cho người học nghề sau khi lớp học kết thúc ở 06 huyện với 13 nghề. Thực hiện công văn số 2297/LĐTBXH-TCDN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với thanh tra Sở tiến hành thanh tra diện rộng về dạy nghề và việc làm cho lao động nông thôn ở Trung tâm Dạy nghề và Phòng Lao động - TBXH của 11 huyện, thị, thành. - Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường hơn các chính sách của Tỉnh trong việc hỗ trợ người lao động học nghề, giải quyết việc làm như: hỗ trợ sinh hoạt ban đầu cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cho học sinh, sinh viên vay tín dụng ưu đãi; miễn giảm học phí; hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề ngắn hạn cho các đối tượng đặc thù,… 2.2.1.3 Kết quả cụ thể: (từ năm 2008 - 2012) - Đến nay, toàn tỉnh có 05 trung tâm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm (Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thuộc Sở Lao động - TBXH, Trung tâm Dịch vụ việc làm Phụ nữ, Trung tâm Giới thiệu Việc làm Liên đoàn Lao động, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu Việc làm Nông dân và Trung tâm Giới thiệu Việc làm Thanh niên). Năm 2012 UBND tỉnh có quyết định phê duyệt Kế hoạch thành lập Trung tâm Giới thiệu Việc làm Thị xã Châu Đốc và Huyện Chợ Mới, 02 huyện đã xây dựng Đề án và đang trình UBND tỉnh quyết định thành lập. - Trung tâm Giới thiệu việc làm Sở Lao động - TBXH đang hoàn chỉnh hồ sơ gửi Bộ Lao động - TBXH tranh thủ nguồn kinh phí TW hỗ trợ để đầu tư mở rộng Trung tâm giới thiệu việc làm từ “Dự án Hỗ trợ phát triển thị trường lao động” để giúp đơn vị thực hiện tốt chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trong thời gian tới. Trung tâm Giới Tiểu luận cuối khóa Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 10 thiệu việc làm Sở Lao động - TBXH đã tổ chức mua sắm thiết bị tổ chức giao dịch việc làm nhằm thực hiện tốt chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trong thời gian tới. - Công tác thu thập, cập nhật thông tin biến động cơ sở dữ liệu phần cung lao động được tổ chức cập nhật ở các huyện, thị, thành phố. Tính đến nay đã có 493.311 hộ gia đình được cập nhật vào phần mềm của Cục Việc làm. - Các địa phương, đơn vị đã chủ động tổ chức nhiều điểm tuyên truyền, tư vấn, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế hoặc chuyển đổi ngành nghề. Công tác thông tin tuyên truyền, giám sát, đánh giá dạy nghề, việc làm ở các cơ sở được tăng cường. - Huy động, sử dụng các nguồn vốn ngày càng đạt hiệu quả. Tổng kinh phí chi cho các chính sách về việc làm các trên gần 50 tỷ đồng: Quỹ hỗ trợ việc làm đã giải ngân trên 80 tỷ đồng cho trên 3 ngàn hộ có dự án vay vốn. Thu hút giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động; hỗ trợ tiền để ổn định sinh hoạt ban đầu cho trên 1000 lao động đi làm việc ngoài tỉnh với số tiền trên trên 500 triệu đồng; cho vay vốn trang trãi các chi phí đi làm việc ngoài nước 200 lao động với kinh phí 10 tỷ đồng. - Tính đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 170 ngàn người. Trong đó: giải quyết việc làm trong tỉnh: trên 130 ngàn người; ngoài tỉnh: trên 42 ngàn người; xuất khẩu lao động: 200 người. (xem bảng 2). Bảng 2: Kết quả giải quyết việc làm tỉnh An Giang (năm 2008 – 2012) TT Kết quả thực hiện ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số lao động được tạo việc làm Người 36.800 35.250 37.240 35.860 35.577 2.2.1.4 Nhận xét chung: - Công tác dạy nghề và việc làm đã được quan tâm nhiều hơn, Trung ương ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới, nhiều giải pháp cụ thể, huy động nhiều nguồn lực đầu tư để [...]... trí cán bộ làm công tác quản lý chuyên môn về việc làm ở huyện, xã lực lượng quản lý công tác việc làm ở tỉnh thì quá mỏng (2 người) ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác này vì những lý do sau: thiếu sự kiểm tra, giám sát; hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn cho các địa phương chưa đầy đủ; chưa nắm bắt kịp các văn bản quy định về việc làm (văn bản... tạo việc làm tại địa phương hoặc được tư vấn giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp trong ngoài tỉnh - Người dân cũng đã có ý thức cao về việc làm, về thu nhập nên đa số đã tự tạo việc làm hoặc đi tìm việc làm trong hay ngoài tỉnh, không còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước là chất xúc tác giúp nhiều lao động là đối tượng đặc thù, yếu thế vượt qua khó khăn để có việc làm, ... thấp - Các hoạt động hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, chương trình giảm nghèo tạo việc làm chưa được triển khai rộng rãi - Tỷ lệ tăng dân số nhanh tạo sức ép tăng lao động nhanh 2.3 Những vấn đề cần quan tâm về quản lý nhà nƣớc đối với việc làm ở An Giang: 2.3.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Trong những năm qua, các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm được kịp thời đánh giá, bổ sung và sửa đổi... là yêu cầu và cũng là phẩm chất của người lao động mới./ Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 26 Tiểu luận cuối khóa KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về việc làm ở An giang, cho thấy được những thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách về lao động việc làm kịp thời, bổ sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường... Cán bộ quản lý: hầu hết cán bộ quản lý việc làm về nghiệp vụ, chuyên môn còn hạn chế - Chương trình quản lý về việc làm ở địa phương chưa thiết thực: Việc xây dựng chương trình ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng Khi xây dựng các chương trình chưa gắn kết với doanh nghiệp, chưa có sự phối hơp nhau để xây dựng chương trình đáp ứng quá trình tuyển chọn của doanh nghiệp - Các Trung tâm giới thiệu việc làm hàng... và ngoài nước Hầu hết là lao động phổ thông, khó có cơ hội tìm được việc làm ổn định, thu nhập không cao - Ý thức người lao động khi tham gia việc làm chưa cao: tình trạng nghỉ việc, đình công … diễn ra thường xuyên, làm trì trệ nền kinh tế - Bản thân người lao động chưa sẵn sàng làm việc do lựa chọn nơi làm việc, chờ di chuyển nơi làm việc, còn tâm lý thích làm việc trong khu vực nhà nước, doanh nghiệp... ngoài nước 2.3.5 Hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 17 Tiểu luận cuối khóa Vai trò quản lý của nhà nước về lao động thông qua hệ thống luật pháp: các văn bản, chính sách về việc làm và giải quyết việc làm chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách cũng chậm và thấp Văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. .. bản quản lý nhà nước về lao động - việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều Luật mới ra đời và đi vào cuộc sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhiều văn bản hướng dẫn… được ban hành nhằm từng Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 16 Tiểu luận cuối khóa bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý. .. những hạn chế về công tác tổ chức, công tác kiểm tra giám sát, chính sách đầu tư, kinh phí và nhận thức của người lao động, … cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước vể việc làm ở An Giang Từ vấn đề trên, tôi có ý kiến như sau: Đảng và chính quyền của tỉnh An Giang cần định ra phương hướng và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh như: ban hành các... nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm; tiếp tục sắp xếp đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý, khuyến khích các nhà kinh doanh có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và thành lập thêm doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp; tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban ngành để trao đổi . Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 7 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM Ở AN GIANG 2.1 Đặc điểm tình hình ở An Giang: (từ năm 2008 – 2012) - An Giang là tỉnh. Nguyễn Cao Trí Sở Lao động – TBXH tỉnh An Giang 3 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM 1.1 Khái niệm quản lý nhà nƣớc về việc làm: 1.1.1 Khái niệm việc làm: - Theo. của Nhà nước. Quản lý nhà nước về việc làm thực chất là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước để giải quyết tốt các quan hệ lao động. 1.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về việc làm: