Đối với địa phƣơng:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc làm ở An Giang (Trang 25)

Cùng với việc cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội phù hợp và hiệu quả ở địa phương, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể phải quan tâm đến xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị, tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, duy trì và phát triển các phong trào thi đua yêu nước, tíchcực xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, hỗ trợ vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất để họ tự vươn lên.

Hiện nay ở nhiều địa phương, cơ sở đang triển khai tích cực việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tích tụ ruộng đất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm hướng đi mới thông qua tìm kiếm và phát triển các ngành nghề mới thích hợp như dịch vụ du lịch sinh thái gắn với phát triển nghề truyền thống, tạo điều kiện kích cầu, quảng bá,

giới thiệu sản phẩm, đặc sản địa phương, từ đó góp phần từng bước giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ. Bên cạnh những giải pháp trên, các địa phương, cơ sở cần tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động của các cơ sở, trung tâm giới thiệu xúc tiến việc làm, chủ động phối hợp với các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn giúp đỡ, hỗ trợ vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nghề, tổ chức các cuộc triển lãm trưng bày, giới thiệu quảng bá và bao tiêu sản phẩm của địa phương.

Cơ chế kinh tế mới và xu thế hội nhập đã và đang tạo ra nhiều cơ hội để người lao động tìm kiếm, lựa chọn việc làm song cũng đặt ra nhiều thách thức.Tình trạng thất nghiệp, thu nhập thấp, thiếu việc làm ở nông thôn đã dẫn đến nạn phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi; hiện tượng dòng lao động “tự phát di cư” ra đô thị tìm công ăn việc làm, nhất là khi thời vụ nông nhàn cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó là ảnh hưởng tiêu cực do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự phân hoá xã hội, chênh lệch về mức sống, lối sống chạy theo đồng tiền...đã kéo theo những hiện tượng như: Buôn lậu, trốn thuế, làm ăn phi pháp, vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội, bằng cấp, chứng chỉ giả... Cả những hiện tượng trốn tránh đóng bảo hiểm cho người lao động, ký kết hợp đồng lao động không đầy đủ hoặc xuất hiện một số công ty “ma”, một số cơ sở hoạt động bất hợp pháp, lừa đảo trong môi giới, giới thiệu và đào tạo nghề, xuất khẩu lao động...đều có liên quan đến vấn đề thất nghiệp, thu nhập thấp và thiếu việc làm.

Giải quyết việc làm cho người người lao động nói chung, lao động ở nông thôn nói riêng là một thách thức không nhỏ, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà liên quan đến cả vấn đề khu vực, quốc tế. Trong khi đề cao trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng, chúng ta không thể không nhắc đến trách nhiệm về phía bản thân người lao động. Thay đổi cách nghĩ, nếp nghĩ, yêu quý lao động, tự học, tự đào tạo, không ngừng học hỏi, tích luỹ vốn, kinh nghiệm, nâng cao trình độ mọi mặt có ý chí và quyết tâm vươn lên tự tìm việc làm đó là yêu cầu và cũng là phẩm chất của người lao động mới./.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về việc làm ở An giang, cho thấy được những thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm kịp thời, bổ sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường.

Bên cạnh, còn những hạn chế về công tác tổ chức, công tác kiểm tra giám sát, chính sách đầu tư, kinh phí và nhận thức của người lao động, … cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước vể việc làm ở An Giang.

Từ vấn đề trên, tôi có ý kiến như sau: Đảng và chính quyền của tỉnh An Giang cần định ra phương hướng và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh như: ban hành các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mời gọi đầu tư các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp như khu công nghiệp Bình Hòa (Châu Thành), Bình Long (Châu Phú), Xuân Tô (Tịnh Biên),… đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động,… Tỉnh An Giang cũng cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội phù hợp và hiệu quả ở địa phương. Đồng thời, Đảng và chính quyền của tỉnh An Giang luôn xác định chính sách Đào tạo nghề - giải quyết việc làm là 01 trong những chính sách quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần tập trung đầu tư về nguồn nhân lực và ngày càng hoàn thiện chính sách, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo công ăn việc làm cho mọi người lao động, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định và giữ vững trật tự an toàn xã hội./.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc làm ở An Giang (Trang 25)