Hoạt động buôn bán nô lệ của người Anh trên Đại Tây dương (KL06417)

75 1.8K 4
Hoạt động buôn bán nô lệ của người Anh trên Đại Tây dương (KL06417)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* NGUYỄN ĐỨC KHÁ HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA NGƢỜI ANH TRÊN ĐẠT TÂY DƢƠNG (1660 - 1807) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN VĂN VINH HÀ NỘI, 2014 LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của Th.s Nguyễn Văn Vinh. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Đức Khá LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Văn Vinh. Thầy đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Lịch Sử của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua và tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn gái Trần Thị Loan đã giúp đỡ tôi cả về mặt vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này. Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng nhƣ kiến thức của bản thân, nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để giúp khóa luận của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Đức Khá MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 2 5. Đóng góp của đề tài 3 6. Bố cục đề tài. 3 CHƢƠNG 1. BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA CÁC NƢỚC CHÂU ÂU TRÊN ĐẠI TÂY DƢƠNG TỪ THẾ KỈ XV- XIX 4 1.1. NGUỒN GỐC BUÔN BÁN NÔ LỆ DA ĐEN 4 1.2. BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA CÁC NƢỚC CHÂU ÂU Ở ĐẠI TÂY DƢƠNG THẾ KỈ XV - XIX 11 1.2.1. Buôn Bán nô lệ của ngƣời Bồ Đào Nha 11 1.2.2. Buôn Bán nô lệ của ngƣời Tây Ban Nha 18 1.2.3. Buôn bán nô lệ của ngƣời Hà Lan 25 CHƢƠNG 2. BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA ANH TRÊN ĐẠI TÂY DƢƠNG (1660 - 1807) 37 2.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 37 2.2. BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA ANH Ở ĐẠI TÂY DƢƠNG (1660 - 1807) 40 2.2.1. Buôn bán nô lệ của Anh từ 1660 - 1807 40 2.2.2. Lợi nhuận của việc buôn bán nô lệ đối với thu nhập quốc gia 51 2.2.3. Hệ thống tam giác mậu dịch đối với nền kinh tế nƣớc Anh 54 2.2.4. Đấu tranh đi đến xóa bỏ buôn bán nô lệ 58 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1492, sau khi Columbus “khám phá” ra châu Mĩ và tuyến đƣờng mới tới Ấn Độ vào năm 1497 bởi Vasco de Gama thì quá trình buôn bán Đông - Tây diễn ra tấp lập hơn trƣớc rất nhiều. Trên Đại Tây Dƣơng đã dần hình thành nên Tam giác mậu dịch buôn bán nô lệ giữa châu Phi - châu Mĩ - châu Âu. Điều này đã làm sống lại việc buôn bán nô lệ đã bị thủ tiêu từ lâu. Với tuyến đƣờng thƣơng mại trên Đại Tây Dƣơng đời sống của ngƣời châu Âu nâng lên một cách đáng kể, theo ghi chép thì trƣớc năm 1650 các mặt hàng nhƣ đƣờng, cà phê, thuốc lá… là những mặt hàng xa xỉ chỉ ngƣời giàu mới có cơ hội sử dụng thì đến những năm 1700 những ngƣời dân với mức thu nhập trung bình cũng có thể đƣợc biết đến. Thêm vào đó, ngƣời châu Âu cũng đƣa một số lƣợng lớn khoảng 10 - 15 triệu ngƣời châu Phi sang Tân Thế giới làm nô lệ trong các đồn điền. Theo nhiều ý kiến việc buôn bán nô lệ thu lại nhiều lợi nhuận khổng lồ cho các nƣớc châu Âu, các nhà tƣ tƣởng Marxit cho rằng lợi nhuận đó là một trong những nguồn tích lũy nguyên thủy tƣ bản để đƣa tới cuộc cách mạng công nghiệp ở các nƣớc tƣ bản - mà sẽ diễn ra sớm nhất ở nƣớc Anh. Cùng với đó việc buôn bán nô lệ cũng có ảnh hƣởng to lớn tới châu Phi, chính vì vậy châu Phi ngày nay vẫn là lục địa đói nghèo với biết bao bệnh dịch, tệ nạn… hay vẫn còn đƣợc gọi với một cái tên là lục địa đen. Nhằm tìm hiểu về một trong những trang sử đen tối trong lịch sử nhân loại, tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Hoạt động buôn bán nô lệ của Anh ở Đại Tây Dƣơng (1660 - 1807)” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối với đề tài nghiên cứu về việc buôn bán nô lệ của Anh trên Đại Tây Dƣơng thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của học giả nƣớc ngoài đề cập tới vấn đề này với nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Có thể kể một vài công trình tiêu biểu sau đây: Đầu tiên, khi nghiên cứu buôn bán nô lệ ta không thể không kể đến tác phẩm: “Capitalism & Slavery” của Eric Williams do The University of North 2 Carolina Press ấn hành. Đây là công trình nghiên cứu tỷ mỉ về những đánh giá về lợi nhuận trong hệ thống tam giác mậu dịch đối với nƣớc Anh. Qua đây ta có thể hiểu thêm về nguồn lợi mà các nƣớc châu Âu thu đƣợc từ các đồn điền ở châu Mỹ. Tiếp theo là công trình: “Slavery, Atlantic Trade and the British Economy, 1660-1800” của Kenneth Morgan, Cambridge University Press, xuất bản năm 2000 đã nghiên cứu về việc buôn bán nô lệ của ngƣời Anh trên Đại Tây Dƣơng từ 1660 - 1800, qua nghiên cứu của mình tác giả đã có cái nhìn đối chiếu việc buôn bán nô lệ đem lại lợi nhuận có vai trò nhƣ thế nào đối với nền kinh tế nƣớc Anh thời kì tiền công nghiệp. Hay sử gia Jonh Henrikn Clarke với tác phẩm “Chistopher Columbus and the Afrikan Holocaust Slavery and the rise of European Capitalism” do Publishers Groud xuất bản năm 2001 đã đề cập đến một số vấn đề nhƣ châu Phi trƣớc khi tham gia vào hệ thống thƣơng mại tam giác, đồng thời tác giả còn có đánh giá hậu quả của việc buôn bán nô lệ đối với châu Phi và tác giả cho rằng việc mang nô lệ đến châu Mỹ là một trong những nhân tố dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh. Thêm vào đó, nếu chúng ta muốn tìm hiểu nguyên nhân của việc buôn bán nô lệ có thể đọc tác phẩm “Súng, Vi Trùng Và Thép” của Jared Diamond đƣợc Nxb Tri Thức mua bản quyền, để có một lời giải về nguyên nhân của những cái chết của ngƣời bản địa khi những ngƣời châu Âu đặt chân tới đây. Nhìn chung, ở mỗi công trình nghiên cứu đều có những phát hiện, khám phá mới. Đây chính là những nguồn tƣ liệu rất mới mẻ để ta có thể có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề buôn buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dƣơng. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích, nhiệm vụ Với đề tài này, do tài liệu chủ yếu là tiếng Anh nên ngƣời viết chỉ muốn phân tích lợi nhuận của việc buôn bán nô lệ của ngƣời Anh trên Đại Tây Dƣơng, 1660 - 1807 đối với nền kinh tế nƣớc Anh chứ không có tham vọng phân tích đánh giá tác động của việc buôn bán nô lệ của một số nƣớc trên Đại Tây Dƣơng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu về hoạt động buôn bán nô lệ của ngƣời Anh trên Đại Tây Dƣơng. 3 Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1660 – 1807. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu Nguồn tƣ liệu mà ngƣời viết thu thập và sƣu tầm để nghiên cứu đề tài này chủ yếu là sách dịch và sách ngoại văn. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp chính khi viết bài nghiên cứu này chủ yếu là miêu tả quả trình buôn bán nô lệ của thực dân Anh trên Đại Tây Dƣơng dựa trên tri thức lịch sử, địa lý, văn hóa. Đồng thời, tôi còn kết hợp nhiều phƣơng pháp: tổng hợp, so sánh, chứng minh, phân tích đánh giá. Trong quá trình viết bài nghiên cứu, các phƣơng pháp trên không dƣợc tôi sử dụng một cách tách bạch mà có sự kết hợp tổng hợp để rút ra kết luận cuối cùng. 5. Đóng góp của đề tài Chọn đề tài này, tôi mong muốn sẽ mang đến một số đóng góp cho việc nghiên cứu tình hình buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dƣơng, đồng thời góp một chút tài liệu tham khảo cho độc giả. Đi sâu tìm hiểu “Hoạt động buôn bán nô lệ của Anh ở Đại Tây Dƣơng (1600 -1807)”, tôi mong muốn có một góc nhìn về việc buôn bán nô lệ của các nƣớc châu Âu trên Đại Tây Dƣơng từ thế kỉ XVI - XIX. Đồng thời tìm hiểu tác động của việc buôn bán nô lệ với nền kinh tế nƣớc Anh. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc cấu trúc thành hai chƣơng chính: Chƣơng 1: Buôn bán nô lệ của các nƣớc châu Âu trên Đại Tây Dƣơng từ thế kỉ XV - XIX. Chƣơng 2: Buôn bán nô lệ của ngƣời Anh trên Đại Tây Dƣơng từ 1660 - 1807. 4 CHƢƠNG 1 BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA CÁC NƢỚC CHÂU ÂU TRÊN ĐẠI TÂY DƢƠNG TỪ THẾ KỈ XV- XIX 1.1. NGUỒN GỐC BUÔN BÁN NÔ LỆ DA ĐEN Trong khoảng thời gian từ 1400 - 1900, theo ƣớc tính của các sử gia thì có khoảng 10 - 15 triệu ngƣời da đen ở châu Phi đƣợc mang tới châu Mỹ biến thành nô lệ làm các công việc trong các hầm mỏ, đồn điền [26; 13]. Tuy nhiên, chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ không phải lúc đó mới hình thành và cũng không phải do ngƣời châu Âu tạo ra. Chế độ nô lệ tồn tại từ trƣớc đó rất lâu, thậm chí nó tồn tại trƣớc khi ngƣời ta viết về nó. Ở nhiều xã hội cổ đại, nô lệ thƣờng là tội phạm, tù binh, hoặc những ngƣời nghèo không trả đƣợc nợ nên đã bị biến thành nô lệ. Nô lệ tồn tại ở nhiều khu vực, chẳng hạn ở Trung Đông thời kỳ cổ đại đã tồn tại một bộ luật do vua Hammurabi đặt ra đó là tử hình bất cứ kẻ nào giúp đỡ nô lệ chạy thoát cũng nhƣ việc che giấu nô lệ bỏ trốn. Ở Ai Cập thời cổ đại thì các Pharaon đã sử dụng nô lệ để xây dụng các công trình Kim Tự Tháp… Nô lệ cũng từng tồn tại ở một số nƣớc châu Á nhƣ Trung Hoa, Ấn Độ. Nô lệ tồn tại trong xã hội Trung Hoa trong một thời gian dài từ thời nhà Hán (206.TCN - 25.SCN) đến năm 1911 sau cuộc Cách mạng Tân Hợi thì chế độ nô lệ mới chấm dứt. Theo ƣớc tính, nô lệ chiếm khoảng 5% dân số Trung Hoa. Ở Ấn Độ nô lệ tồn tại dai dẳng cùng với chế độ phân biệt đẳng cấp, đến năm 1800, Ấn Độ vẫn còn 5 triệu ngƣời bị biến thành nô lệ. Ở châu Phi, nô lệ cũng tồn tại phổ biến trƣớc khi ngƣời châu Âu đến đây bắt nô lệ sang thuộc địa ở châu Mỹ. Nô lệ châu Phi thƣờng là những tù binh chiến tranh, những ngƣời nghèo không trả đƣợc nợ… có một số gia đình thì bán con để đổi lấy chút lƣơng thực. Nô lệ tồn tại phổ biến ở các nƣớc Tây Phi, việc sở hữu nhiều nô lệ thể hiện sự giàu có của các cá nhân. Không chỉ có vậy, từ thế kỉ VII, vƣơng quốc của những ngƣời theo Hồi giáo đƣợc thành lập thì với việc ngƣời Hồi giáo tiếp xúc với ngƣời châu Phi Đen từ rất sớm bằng các nƣớc giữa sông Niger và Darfour - những điểm buôn bán ở Đông Phi, họ là những ngƣời thực hiện với quy mô lớn việc buôn bán ngƣời da đen. 5 Đặc biệt, Hy Lạp thời kỳ cổ đại nổi tiếng là quốc gia sáng tạo ra nền dân chủ. Tuy nhiên, nô lệ ở đây không thể thiếu đối với nền dân chủ Hy Lạp, thành bang Athen của Hy Lạp không thể tồn tại đƣợc nếu không có những nô lệ tham gia việc đồng áng, lao động thủ công… Năm 450 TCN, thành bang Athen có khoảng 300.000 ngƣời thì nô lệ chiếm khoảng 1/3 - 1/4 dân số. Aristotle, một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cũng biện minh về sự tồn tại của chế độ nô lệ này: “Không có nô lệ để sản xuất và phụ nữ làm công việc nhà thì đàn ông Hy Lạp không thể làm được những công việc cao xa” [29]. Theo đó Aristotle cho rằng có 2 loại nô lệ: “Những kẻ sinh ra đã làm nô lệ và những kẻ buộc làm nô lệ. Những kẻ mà trời sinh ra kém thông minh, không làm gì khác hơn chỉ làm những công việc tay chân, thì những kẻ ấy sinh ra đã làm nô lệ. Đó là những kẻ không đủ trí phán đoán khôn ngoan. Những kẻ như vậy có được chủ nhân là điều tốt cho họ” [29]. Ngoài ra những kẻ bị bắt trong các cuộc chiến tranh cũng bị buộc trở thành nô lệ. Ngƣời Hy Lạp cũng nhƣ Aristotle đều cho rằng: “Những kẻ chiến bại chắc chắn kém hơn người chiến thắng chứ không làm sao thua được? Như vậy, bị bắt làm nô lệ cũng phải thôi”.[29] Vào thời kỳ La Mã cổ đại, chế độ nô lệ ngày càng phổ biến trong xã hội. Theo tính toán thì thời kì vua Julius Caear (40TCN), La Mã có khoảng “2 triệu nô lệ phục vụ” [26; 19]. Hầu hết những ngƣời La Mã cũng nhƣ ngƣời Hy Lạp đều cho rằng sự tồn tại của nô lệ trong xã hội nhƣ một phần thiết yếu của xã hội. Đến năm 476TCN, Đế chế La Mã sụp đổ, nhƣng chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại trong đời sống châu Âu cũng nhƣ các nền văn hóa khác. Nó tồn tại ở các nƣớc theo Thiên Chúa giáo qua suốt thời Trung cổ, tuy nhiên dần dần bị vƣợt qua bởi định chế nông nô. Nó thông thƣờng đƣợc những ngƣời Thiên Chúa giáo chấp nhận cho đến bao giờ mà những ngƣời nô lệ không phải là ngƣời của Thiên Chúa giáo. Nó cũng tồn tại khá phổ biến tại Italya. Trong thời kì thực dân thì các cƣờng quốc châu Âu chỉ chấp nhận chế độ này tại các thuộc địa ở hải ngoại, nơi tồn tại qua việc cải đạo ngƣời nô lệ sang Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, đến năm 1492, Columbus đại diện cho nền quân chủ Tây Ban Nha “khám phá” ra châu Mỹ. Với vệc khám phá ra một châu lục mới này đã thúc đẩy 6 quá trình thƣơng mại và cạnh tranh quốc tế. Thời kì này đƣợc các học giả phƣơng Tây gọi là toàn cầu hóa 1.0. Toàn cầu hóa này là đề cao các quốc gia và sức mạnh cơ bắp. Trong giai đoạn này các quốc gia và chính phủ đi đầu trong việc xóa bỏ các bức tƣờng và kết nối thế giới lại với nhau. Chính toàn cầu hóa 1.0 này làm cho thế giới co lại từ kích thƣớc lớn thành kích thƣớc trung bình [10; 25]. Cuối thế kỉ XV-XVI, hai nƣớc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đi đầu trong công cuộc phát kiến địa lý, để tránh việc cạnh tranh nhau, hai nƣớc đã nhờ đến sự phân xử của Đức giáo hoàng về phạm vi ảnh hƣởng của hai nƣớc. Năm 1493, với việc Đức giáo hoàng là Alexandre VI đứng ra làm trọng tài thì hai nƣớc đã kí kết Hiệp ƣớc Tordesillas qua đó phân định ngƣời Bồ Đào Nha đƣợc độc quyền buôn bán, truyền giáo ở phía Đông, Tây Ban Nha ở phía Tây (sau này điều chỉnh cho phép ngƣời Bồ Đào Nha có quyền sở hữu Brazil). Khi Hiệp ƣớc này đƣợc kí kết thì gặp phải sự phản đối từ các nƣớc châu Âu. Năm 1497, với chuyến thám hiểm của Cabot đại diện cho chính quyền Anh đến Bắc Mỹ là câu trả lời cho Hiệp ƣớc Tordesillas. Vua nƣớc Pháp là Francis I cũng đã nên tiếng phản đối: “Mặt trời chiếu sáng cho tôi cũng như cho người khác. Tôi rất muốn nhìn thấy di chúc của Adam về việc loại bỏ tôi ra khỏi một phần thế giới” [16; 4]. Vua Đan Mạch từ chối chấp nhận phán quyết của Đức giáo hoàng Alexandre VI về vùng Đông Ấn mà Đan Mạch quan tâm. Một chính khách nổi tiếng dƣới thời Elizabeth là William Cecil cũng phủ nhận đƣờng ranh giới mà Đức giáo hoàng Alexandre VI đã phân chia. Năm 1580, chính quyền Anh cho rằng không có “hòa bình dưới đường kẻ”[16; 4]. Chính những sự phản đối của các quốc gia châu Âu làm cho ngƣời Tây Ban Nha khó có thể độc quyền chiếm giữ các thuộc địa trong thời gian dài. Anh, Pháp, Hà Lan thậm chí còn thách thức bản Hiệp ƣớc giữa hai nƣớc trên bán đảo Iberia, đồng thời đòi vị trí của mình trong ánh mặt trời. Ngƣời da đen cũng có vị trí của mình trong đó, mặc dù họ không yêu cầu nó. “Ánh mặt trời” họ nhận đó chính là ánh mặt trời trong các đồn điền trồng mía, đƣờng, bông ở Tân Thế giới. Theo Adam Smith, thì sự thịnh vƣợng của thuộc địa phụ thuộc vào một yếu tố đó chính là có “nhiều đất tốt”. Năm 1776, thuộc địa của Anh đƣợc chia làm hai loại: [...]... trƣớc Việc buôn bán nô lệ của ngƣời Tây Ban Nha đƣợc các học giả hết sức quan tâm có thể thấy rằng ngƣời Tây Ban Nha đã đƣợc hƣởng lợi rất nhiều từ việc buôn bán của ngƣời Bồ Đào Nha Phần tiếp theo ta sẽ xem xét việc buôn bán của ngƣời Hà Lan trên Đại Tây Dƣơng 1.2.3 Buôn bán nô lệ của ngƣời Hà Lan Nếu ngƣời Tây Ban Nha đóng vai trò quan trọng trong việc thu mua nô lệ da đen, ngƣời Bồ Đào Nha, Anh, Hà... quyền mang nô lệ da đen đến các thuộc đại của Tây Ban Nha ở Tân Thế giới Và từ đó Seville và Lisbon trở thành các trung tâm mua bán nô lệ da đen Seville có đóng góp to lớn với việc buôn bán nô lệ của Tây Ban Nha Họ thƣờng mua giấy phép cho việc buôn bán ở các thuộc địa Tây Ban Nha Đồng thời, họ đầu tƣ cho các chuyến buôn bán nô lệ đến Tân Thế giới Ở Tân Thế giới họ trao đổi nô lệ lấy các mặt hàng của Tân... Mỹ là 19.169 nô lệ trong khi đó WIC là gần 25.000 nô lệ Đến năm 1739 thì WIC đã chấm dứt việc buôn bán nô lệ Trái ngƣợc với WIC, thì thƣơng nhân tự do buôn bán nô lệ trong khoảng mƣời năm từ 1741 - 1749 đã mang 48.000 nô lệ Các thƣơng nhân buôn bán tự do trong thời gian 1730-1803 đã mang khoảng 260.368 nô lệ, chiếm ½ số lƣợng nô lệ trong thƣơng mại Hà Lan Số nô lệ mà cá thƣơng nhân buôn bán tự do chủ... thì hầu nhƣ không còn buôn bán nô lệ nữa Việc buôn bán nô lệ của Hà Lan đƣợc giao cho các thƣơng nhân buôn bán tự do Trong giai đoạn 1730 -1794 Hà Lan thực hiện tự do thƣơng mại nên thƣơng nhân Hà Lan mang 285.000 vƣợt Đại Tây Dƣơng Công ty WIC vẫn tồn tại mãi tới năm 1791 song ngay từ những năm 1735 nó đã không còn tổ chức buôn bán nô lệ nữa Zeeland trở thành trung tâm buôn bán nô lệ thay cho Amsterdam,... thuyền của Mỹ tính trung bình chở đƣợc 42 nô lệ Ngƣời Tây Ban Nha buôn bán cùng thời với ngƣời Bồ Đào Nha, theo ƣớc tính số nô lệ đƣợc đƣa vào các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Tân Thế giới trong năm 1600 là 75.000 nô lệ Nếu so sánh số nô lệ này với nô lệ đƣợc nhập vào São Tomé của Bồ Đào Nha thì nó vƣợt rất nhiều Nhƣng cũng trong thời gian này việc nhập khẩu nô lệ của Tây Ban Nha ở Tân Thế giới đã giảm và... nhập khẩu nô lệ của Tây Ban Nha Những tàu thuyền của Tây Ban Nha chiếm ½ số nô lệ đƣợc mang vào Cuba theo sau đó là Anh, Pháp, Đan Mạch… Với việc tham gia buôn bán tại Cuba, theo tính toán (1815 - 1819) có khoảng 241 - 248 thuyền của Tây Ban Nha cập cảng Havana Những chiếc thuyền vận chuyển của Tây Ban Nha cũng giống nhƣ của ngƣời Anh nó rất lớn chở đƣợc từ 142 -145 nô lệ lớn Còn các thuyền của Mỹ tính... việc cung cấp nô lệ cho thuộc địa của mình “ Thứ nhất có thể do người Tây Ban Nha bị ràng buộc bởi Hiệp ước do Giáo hoàng kí giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1493 Nguyên nhân thứ hai có thể do người Tây Ban Nha thiếu vốn lên không thể đến châu Phi buôn bán. ” [16; 32] Chỉ mãi đến năm1815 khi buôn bán nô lệ bị cấm thì Tây Ban Nha mới buôn bán ồ ạt nhƣng đến năm 1835 nhu cầu về nô lệ của các hòn đảo... Còn Tây Ban Nha đƣợc độc quyền buôn bán tại Tân Thế giới Hiệp ƣớc này ra đời, đã gặp phải sự phản đối 14 quyết liệt của các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Hà Lan Đồng thời chống lại việc Bồ Đào Nha thành lập các thƣơng điếm buôn bán nô lệ ở châu Phi Việc buôn bán nô lệ da đen có trƣớc khi ngƣời Tây Ban Nha tìm ra châu Mỹ Ngƣời Bồ Đào Nha đã buôn bán nô lệ với số lƣợng lớn từ trƣớc khi các thủy thủ của. .. sẽ cấm việc buôn bán nô lệ [19; 35], nhƣng ở Brazil việc buôn bán vẫn tiếp tục đến 1888 mới chấm dứt 1.2.2 Buôn Bán nô lệ của ngƣời Tây Ban Nha Sau cuộc phát kiến địa lý, ngƣời Tây Ban Nha làm chủ cả một vùng đất rộng lớn, thậm chí độc quyền buôn bán, khai thác ở Tân Thế giới sau khi Hiệp ƣớc Tordesllas (1493) đƣợc kí kết với ngƣời Bồ Đào Nha Với Hiệp ƣớc này, ngƣời Tây Ban Nha làm chủ Tây Bán cầu nhƣng... có của châu Phi châu Á”[19; 18] Hoàng tử Henry là một trong những ngƣời hết lòng ủng hộ các cuộc phát kiến địa lý Tuy nhiên, ông không phải là ngƣời đầu tiên quan tâm đến việc buôn bán nô lệ da đen “Chỉ đến năm 1444 thuyền của Lancarote và Gil Eannes mang 235 nô lệ da đên từ Lagos về, điều này đã làm hoàng tử Henry bắt đầu quan tâm tới việc buôn bán nô lệ Chính nó đã đã đánh dấu việc buôn bán nô lệ trên . 1: Buôn bán nô lệ của các nƣớc châu Âu trên Đại Tây Dƣơng từ thế kỉ XV - XIX. Chƣơng 2: Buôn bán nô lệ của ngƣời Anh trên Đại Tây Dƣơng từ 1660 - 1807. 4 CHƢƠNG 1 BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA. 2. BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA ANH TRÊN ĐẠI TÂY DƢƠNG (1660 - 1807) 37 2.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 37 2.2. BUÔN BÁN NÔ LỆ CỦA ANH Ở ĐẠI TÂY DƢƠNG (1660 - 1807) 40 2.2.1. Buôn bán nô lệ của Anh từ 1660 -. Ở ĐẠI TÂY DƢƠNG THẾ KỈ XV - XIX 11 1.2.1. Buôn Bán nô lệ của ngƣời Bồ Đào Nha 11 1.2.2. Buôn Bán nô lệ của ngƣời Tây Ban Nha 18 1.2.3. Buôn bán nô lệ của ngƣời Hà Lan 25 CHƢƠNG 2. BUÔN BÁN

Ngày đăng: 17/07/2015, 08:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan