6. Bố cục đề tài
2.2.4. Đấu tranh đi đến xóa bỏ buôn bán nô lệ
Khi buôn bán nô lệ da đen của ngƣời Anh phát triển đỉnh cao trƣớc khi cuộc Cách mạng Mỹ diễn ra. Ít ngƣời có thể tƣởng tƣợng đƣợc chỉ trong một thời gian ngắn trong thế kỉ XIX, quốc hội Anh đã đƣa ra lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ nhƣ một phần trong đời sống và sức mạnh hàng hải của đế chế Anh, nó cần thiết cho việc duy trì các đồn điền trồng mía, bông… ở vùng biển Caribbean. Trƣớc năm 1750, chế độ nô lệ đƣợc công nhận một cách rộng rãi trong nền giáo dục ở Anh và trƣớc đó chƣa có một phong trào nào đòi thủ tiêu chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ. Chế độ nô lệ đƣợc sự chấp thuận trong Kinh thánh, trong thế kỉ XVII, thậm các nhà triết học nổi tiếng nhƣ John Looke, Thomas Hobbes cũng ủng hộ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ.
Trƣớc năm 1750, việc phân biệt chủng tộc diễn ra phổ biến ở Anh, sự khác nhau giữa ngƣời châu Âu - châu Phi chỉ ở làn da, màu sắc, tôn giáo… Nhƣng những ngƣời châu Âu coi những ngƣời da đen là ác quỷ nhiều tổ chức mang tính chất phân biệt chủng tộc của ngƣời châu Âu đƣợc thành lập, có những ngƣời coi những ngƣời da đen là kém thông minh, là hậu duệ của loài khỉ. Những ngƣời khác cho rằng với làn da đen thì họ có thể làm việc ở vùng nhiệt đới.
Năm 1783 những tín đồ Quakers trình lên Quốc hội về việc thủ tiêu chế độ nô lệ nhƣng bị Bộ trƣởng Lord North phản đối và việc thủ tiêu không đƣợc chấp thuận [19; 361]. Năm 1792, William Pitt trực tiếp thúc giục thủ tiêu chế độ nô lệ và đòi quyền tự do cho ngƣời da đen. Nhƣng phải mất đến hơn 20 năm những đòi hỏi về việc thủ tiêu chế độ nô lệ mới đƣợc Quốc hội lắng nghe và đƣợc thảo luận tại Hạ viện. Sự chậm trễ trong việc thủ tiêu chế độ nô lệ có nhiều nguyên nhân nhƣ: “Sự
59
bảo thủ của những ngƣời chống đối việc thủ tiêu chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ, sự khó khăn chính trị của nƣớc Anh. Nhƣ chiến tranh Anh - Pháp (1793 -1802), với một thỏa thuận ngừng chiến năm 1802 nhƣng phải đến năm 1815 sau sự thất bại của Napoleon tại trận Waterloo thì cuộc xung đột mới chấm dứt.
Mặc dù gặp nhiều trở ngại trong vấn đề chính trị nhƣng Anh đã hạn chế việc buôn bán nô lệ. Anh là Quốc gia thứ ba tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ, sau Cách mạng Pháp 1794 những nhà Cách mạng đã xóa bỏ việc buôn bán nô lệ, đến năm 1802 việc Napoleon nên cầm quyền đã khôi phục việc buôn bán nô lệ tại các thuộc địa của Pháp ở vùng biển Caribbean. Năm 1792, ở Đan Mạch không có sự phản đối trong việc thủ tiêu chế độ nô lệ mà do một sắc lệnh của Hoàng gia thì việc thủ tiêu chế độ nô lệ chấm dứt [20; 23]. Còn tại Anh một cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ một cách mạnh mẽ giữa một bên ủng hộ việc buôn nô lệ - một bên đòi thủ tiêu chế độ nô lệ. Chính điều này, dẫn đến sự phân vân trong Quốc hội dẫn làm kéo dài việc thủ tiêu chế đô nô lệ và buôn bán nô lệ.
Việc thảo luận thủ tiêu chế độ nô lệ không chỉ đƣớc bàn luận trong Quốc hội mà còn đƣợc thảo luận rộng rãi trong nƣớc. Với sức ép của nhân dân về việc thủ tiêu chế độ nô lệ đó là một phần để Quốc hội đƣa ra đạo luật thủ tiêu chế độ nô lệ.
Việc buôn bán con ngƣời trái đạo đức này đƣợc công nhận cho đến năm 1770, cơ sở của việc thủ tiêu chế độ nô lệ đó là vào thời kì khai sáng với việc đề cao giá trị con ngƣời, cho nên việc duy trì nô lệ và buôn bán nô lệ là đi thụt lùi với lịch sử loài ngƣời. Với việc truyền bá Thiên chúa giáo, đồng thời với niềm tin về lòng nhân từ của Chúa đã củng cố việc thủ tiêu việc buôn bán nô lệ trong nửa đầu thế kỉ XVIII. Những tín đồ phái Quây-cơ, Anh giáo, những ngƣời theo chủ nghĩa tự do…là những ngƣời đi đầu trong việc thủ tiêu chế độ nô lệ, đồng thời cũng là những ngƣời giám sát, kết án tính tham lam của việc buôn bán nô lệ. Thí dụ nhƣ Revd Richard Watson là ngƣời thuyết giáo của hội Giám mục đã gọi Bristol là sào huyệt của việc buôn bán nô lệ. Hay vào thế kỉ XVIII - XIX với mục đích loại bỏ chế độ nô lệ và tình cảnh lệ thuộc của nông dân châu Âu cũng nhƣ tình cảnh nô lệ của ngƣời da đen trong các nƣớc thuộc địa ở hải ngoại nhiều ngƣời theo chủ nghĩa nhân
60
đạo chính hiệu đã đƣa ra lập luận rằng: “Những người lao động nô lệ đã quen với sự phụ thuộc và không cảm thấy xấu xa. Họ không sẵn sàng đón nhận tự do và chẳng biết làm gì với nó. Sẽ là tai họa đối với họ nếu người chủ không còn quan tâm đến họ. Họ sẽ không quản lý được công việc của mình sao cho lúc nào cũng kiếm được nhiều hơn nhu cầu tối thiểu, và chẳng bao lâu sau họ sẽ rơi vào cảnh nghèo túng, bần hàn” [9; 76].
Để chống lại những lý lẽ bảo vệ chế độ nô lệ thì những ngƣời theo chủ nghĩa tự do nhƣ Francis Hutcheson, Adam Ferguson, Adam Smith… lập luận với một lí lẽ có thể bác bỏ chế độ nô lệ:“việc lao động tự do có năng suất cao hơn hẳn lao động nô lệ. Người nô lệ không cần gắng hết sức. Anh ta chỉ cần làm và hăng hái vừa đủ để không bị trừng phạt vì không hoàn thành nhiệm vụ tối thiểu được giao. Còn người lao động tự do thì biết được họ càng làm nhiều anh ta càng được trả nhiều. Anh ta sẽ làm hết sức để được nhiều thu nhập hơn” [9; 77].
Với lí lẽ nhƣ vậy, những ngƣời theo chủ nghĩa tự do cho rằng lao động tự do có thể làm ra nhiều của cải cho tất cả mọi ngƣời, nhiều hơn là lao động nô lệ đã từng tạo ra cho các ông chủ. Hay nhƣ Ferguson viết trong tác phẩm “Institutes of Moral Philosophy (1769)” rằng: “không ai sinh ra đã là nô lệ, mọi người sinh ra đều có quyền như nhau…” [25; 150]. Montesquieu còn cho rằng nơi nào có chế độ nô lệ tồn tại thì luật pháp phải chống lại sự tồn tại đó. Vào thời kỳ Triết học khai sáng rất nhiều nhà triết học nhƣ Rousseau, Voltaire, Abbé Raynal đã có những đề suất để cải cách xã hội. Rousseau cho rằng: “Công dân phải được hưởng công bằng về kinh tế và chính trị để không ai có thể trở thành chủ nhân ông của người khác và tất cả đều được hưởng tự do và phát triển ngang nhau trong quá trình tự quyết vì lợi ích chung” [2; 98]. Nhƣng cuộc thảo luận của Montesquieu là tích cực nhất cho việc xóa bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ.
Đến đầu thề kỉ XIX chủ nghĩa tự do bắt đầu thắng thế cùng với sự phản đối mạnh của những ngƣời Quây-cơ…Thêm vào đó là việc diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp nên việc buôn bán nô lệ không còn đƣợc quan tâm nhƣ trƣớc. Đến năm 1807, Quốc hội Anh ra đạo luật cấm buôn bán nô lệ, từ đây đánh dấu chấm dứt việc
61
hợp pháp buôn bán nô lệ. Mặc dù sau khi Quốc hội đƣa ra các đạo luật cấm việc buôn bán nô lệ nhƣng việc buôn bán chỉ thực sự chấm dứt sau vài thập kỉ khi Cách mạng công nghiệp diễn ra và đem lại nhiều của cải cho quốc gia, chính vì vậy các thƣơng nhân bắt đầu đầu tƣ tiền bạc để xây dựng các nhà máy và ngƣời ta tin rằng lao động tự do sẽ tốt hơn sử dụng nô lệ trong sản xuất công nghiệp thì lúc đó việc buôn bán nô lệ mới thực sự chấm dứt.
Có thể nói nguyên nhân việc chấm dứt chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ là một trong những thành quả xã hội chủ yếu của Thời đại Khai sáng của châu Âu. Nó tiến triển qua ba giai đoạn chính việc cấm sở hữu nô lệ tại châu Âu kèm theo với sự bãi bỏ buôn bán nô lệ quốc tế và sau đó là cấm sở hữu nô lệ tại các thuộc địa ở hải ngoại. Trong trƣờng hợp nƣớc Anh, những giai đoạn đó đã hoàn tất trong những năm 1772, 1807 và 1833. Tuy nhiên việc bãi bỏ chế độ nô lệ không diễn ra qua những cuộc nổi dậy nhƣ của Spartacus. Nó đã xảy ra, nhƣ Emerson ghi nhận, qua sự hối hận của kẻ chuyên chế.
Tiểu kết
Buôn bán nô lệ trên Đại Tây Dƣơng có tác động rất lớn đến lịch sử thế giới cận hiện đại. Buôn bán nô lệ bắt đầu vào nửa đầu thế kỉ XV và kết thúc vào cuối thế kỉ XIX, đồng thời nó là một phần trong việc trong việc chuyển tiếp lên chủ nghĩa tƣ bản, nhà nƣớc dân tộc và chủ nghĩa đế quốc. Buôn bán nô lệ cũng là một bộ phận trong hệ thống thƣơng mại trên Đại Tây Dƣơng và cuộc cách mạng công nghiệp. Việc buôn bán nô lệ lúc đầu là thuộc quyền của nhà nƣớc sau đó của tƣ nhân rồi mở rộng ra cho buôn bán tự do.
Nô lệ châu Phi đem lại sự thịnh vƣợng cho nhà vua, quốc hội Anh… Đồng thời việc buôn bán nô lệ góp phần làm tăng sức mạnh cho mỗi quốc gia, cùng với đó là sự giàu có của cho các đồn điền ở châu Mỹ. Có thể nói việc buôn bán nô lệ làm nâng mức sống cho ngƣời châu Âu và những ngƣời định cƣ ở châu Mỹ nhƣng đồng thời hạ thấp mức sống của ngƣời da đen.
62
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này tôi có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:
Nguồn gốc để việc buôn bán nô lệ da đen từ thế kỉ XV – XIX là do ngƣời châu Âu khám phá ra một vùng đất rộng lớn, cùng với khám phá đó ngƣời châu Âu đã mang một số bệnh dịch đến làm chết phần lớn số dân bản địa. Chính vì vậy họ buộc phải đƣa ngƣời da đen sang những vùng đất mới để sử dụng trong các đồn điền ở Tân Thế giới.
Đi đầu trong việc buôn bán nô lệ về số lƣợng mang qua Đại Tây Dƣơng sang Tân Thế giới theo thứ tự là Bồ Đào Nha, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan…
Theo nhƣ Curtin trong công trình Atlantic Slave Trade: A Census tính toán có khoảng 11 triệu ngƣời châu Phi bị bắt sang Tân Thế giới song chỉ có khảng 9.5 triệu ngƣời có thể tới nơi. Đây là số liệu còn nhiều tranh cãi và cho rằng số lƣợng mà Curtin đƣa ra là thấp so với số lƣợng nô lệ mà ngƣời da đen mà ngƣời châu Âu mang sang châu Mỹ. Tuy con số nô lệ của Curtin đƣa ra còn nhiều tranh cãi về số lƣợng nô lệ song chúng ta cũng đồng ý với thứ tự các nơi nhập khẩu nô lệ tại châu Mỹ. Brazil là nơi nhập khẩu nô lệ lớn nhất tại châu Mỹ chiếm khoảng 41% đƣợc mang từ châu Phi tới. Các thuộc địa Caribbean của vƣơng quốc Anh nhập khẩu khoảng 23.6% số nô lệ mang từ châu Phi tới.
Vùng miền và quốc gia Số lƣợng nô lệ (triệu ngƣời)
Brazil 3.902.000 Thuộc địa Caribbean của vƣơng quốc Anh 2.238.200 Thuộc địa châu Mỹ của Tây Ban Nha 1.267.800 Thuộc địa Caribbean của Pháp 1.092.600
Guianas 403.700
Thuộc địa Bắc Mỹ của Anh 361.100 Thuộc địa Caribbean của Hà Lan 129.700 Thuộc địa Caribbean của Đan Mạch 73.100
63
Tổng 9.468.200
Số lƣợng nô lệ đƣợc mang đến châu Mỹ từ 1519-1866 [19; 368]
Có lẽ đúng khi David Eltis, P. Richchon cho rằng số lƣợng nô lệ bị đƣa ra khỏi châu Phi với số lƣợng từ 14 triệu ngƣời [4; 218]. Đây là con số thấp hơn nhiều so với con số mà một số sử gia cho rằng từ thế kỉ XV - XIX cho rằng có khoảng 60 triệu ngƣời châu Phi bằng nhiều cách bị đƣa sang châu Mỹ, có 40 triệu ngƣời bị thiệt mạng trên đƣờng đi chỉ còn 20 triệu ngƣời đặt chân tới địa điểm mà thực dân định sẵn và trở thành nô lệ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền dƣới làn roi vọt của giới chủ.
Việc buôn bán nô lệ và độc quyền buôn bán ở châu Mỹ là một trong những nguyên nhân tích lũy vốn để diễn ra cuộc Cách mạng ở châu Âu, đồng thời nâng cao mức sống của ngƣời châu Âu và một bộ phân ngƣời châu Mỹ.
Tuy nhiên, việc buôn bán nô lệ đã để lại vết đen trong lịch sử nhân loại đồng thời việc buôn bán ngƣời nói lên sự hƣ hại rất to lớn về ngƣời ở lục địa đen.
Chúng ta phải công nhận không úp mở rằng việc buôn bán nô lệ châu Phi của ngƣời châu Âu đã dừng lại vào lúc châu Mỹ không còn nhu cầu cần thiết nữa. Ngƣời châu Âu di cƣ đã thay thế ngƣời da đen đi sang Hoa Kỳ nửa sau thế kỉ XIX và sang Nam Mỹ vào nửa sau của thế kỉ đó. Có thể nói, việc buôn bán nô lệ là một trong những nguyên nhân làm cho châu Phi ngày nay vẫn là lục địa đen.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Alfred Thayer Mahan (2012), “Ảnh hưởng của sứcmạnh trên biển đối với lịch sử, 1660 - 1783”, Nxb Tri Thức, H.
2. David Held (2013), “Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại”, Nxb Tri thức.
3. Eamonn Butler (2010), “Khảo lƣợc Adam Smith” Nxb Tri thức, H.
4. Fernand Braudel (2003),”Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới”, Nxb Khoa Học và Xã Hội, H.
5. Howard Zinn (2010), “Lịch sử dân tộc Mỹ”, Nxb Thế giới,H.
6. Irwin Unger (2009), “Lịch sử Hoa Kỳ những vấn đề quá khứ”, Nxb Từ Điển Bách Khoa,H.
7. Jared Diamond (2012), “Súng, Vi Trùng Và Thép”, Nxb Tri Thức,H.
8. John Looke (2013), Khảo luận thứ hai chính quyền, Nxb Tri thức,H.
9. Ludwing von Mises (2013), “Chủ nghĩa tự do truyền thống”, Nxb Tri thức,H.
10. Thomas L. Friedman (2011), “Thế giới phẳng”, Nxb Trẻ,H.
Tài liệu tiếng Anh
11. Alan L.Karras - J.R.McNeill (1992), “Atlantic American SocietiesN FromColumbus through abolition 1492-1888”, RoutledgeLondon and New York.
12. Carlo M. Cipolla (1996), “Guns, Sails, and EmpiresTechnological Innovation and
European Expansion 1400-1700”, Publisher: Barnes Noble Books.
13. Curtin Phillip (1972), “Atlantic Slave Trade: A Census”, University of Wisconsin Press.
14. Davis (1912),”Rise of the Atlantic Economies”, New York.
15. David Eltis - David Richardson (2008), “Extending the Frontiers, Essays on the New Transatlantic Slave Trade Database”, Yale University Press.
16. Eric Williams (1944), “Capitalism & Slavery”, The University of North Carolina Press.
65
17. Francisco Vidal Luna - Herbert S. Klein, “Slavery in Brazil”, Cambridge University Press.
18. Herbert S. Klein (`1978), “The Middle Passage: Comparative Studies in the Atlantic Slave Trade”, Princeton University Press.
19. James A. Rawley - Stephen D. Behrendt (2005), “The Transatlantic Slave Trade”, University of Nebraska press.
20. Jenny S. Martinez (2012), “The Slave Trade and The Origins Of Internation Human Rights law”, Oxford University Press.
21. Johannes Menne Postma, The Dutch in the Atlantic Slave trade 1600 - 1815, Cambridge University Press.
22. Jonh Henrikn Clarke (2011), “Chistopher Columbus and the Afrikan Holocaust Slavery and the rise of European Capitalism”, Publishers Groud.
23. Kenneth Morgan (2000), “Slavery, Atlantic Trade and the British Economy, 1660-1800”, Cambridge University Press.
24. Kenneth Morgan (2007), “Slavery and the British Empire From Africa to America”, Oxford University Press.
25. Marika Sherwood (2007), “After Abolition Britain and the Slave Trade Since 1807”, I.B.Tauris.
26. Matthew Kachur (2006), “Slavery in the Americas: The Slave Trade”, Infobase Publishing.
27. Theodore M. Sylvester, “Slavery throughout the history Almanac”, UXL.
Tài liệu Internet
28. http://en.wikipedia.org/wiki/Slavery_in_Africa
PHỤ LỤC
Tổng hợp số liệu nô lệ của các nƣớc mang khỏi châu Phi từ 1501 - 1867 [14; 40 -41]
Số lƣợng nô lệ tức các vùng đƣợc mang đến Brazil từ 1561 - 1850[16; 151]
Một cuộc hành quân tới bờ biển châu Phi - một thƣơng nhân da trắng