Buôn bán nô lệ của ngƣời Hà Lan

Một phần của tài liệu Hoạt động buôn bán nô lệ của người Anh trên Đại Tây dương (KL06417) (Trang 29)

6. Bố cục đề tài

1.2.3. Buôn bán nô lệ của ngƣời Hà Lan

Nếu ngƣời Tây Ban Nha đóng vai trò quan trọng trong việc thu mua nô lệ da đen, ngƣời Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Pháp cùng các thƣơng nhân châu Âu đóng vai trò lớn trong việc vận chuyển nô lệ.

Sau chiến tranh tám mƣơi năm (1568 -1648) cùng với việc giành độc lập, Hà Lan nhanh chóng vƣơn lên trở thành một cƣờng quốc thƣơng mại ở châu Âu. Trong khi đó với sự xuống dốc của Bồ Đào Nha đã khuyến khích ngƣời Hà Lan chiếm các lãnh thổ buôn bán của ngƣời Bồ Đào Nha. Từ năm 1640 đến gần hết thế kỉ, ngƣời Hà Lan đã đứng ở vị trí thứ 2 trong việc buôn bán nô lệ trên Đại Tây Dƣơng.

26

Trong những thập kỉ đầu, khi ngƣời Bồ Đào Nha đánh mất hàng loạt các thuộc địa của mình nhƣ Guinea, Brazil, Angola và các Hiệp ƣớc asiento về việc độc quyền buôn bán nô lệ đến các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Tân Thế giới. Đó là khoảng thời gian thuận lợi nhất để ngƣời Hà Lan có thể vƣơn lên vị trí số 1 trong việc buôn bán nô lệ. Từ nửa cuối thế kỉ XVII, Hà Lan mới gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Anh, Pháp nhƣng ngƣời họ vẫn duy trì đƣợc việc buôn bán đến những năm cuối của thế kỷ này.

Chúng ta đã biết, đến thế kỉ XVI, ngƣời Hà Lan đã có một hệ thống thƣơng mại với đội tàu buôn lớn. Thậm chí, đã có một sử gia viết về tình hình thƣơng mại và thuộc địa của Hà Lan vào lúc thời kì vua Louis XIV lên ngôi nhƣ sau:

“Hà Lan trở thành Phoenicia của thời hiện đại. Nắm được Scheldt, các tỉnh hợp nhất chặn đứng cửa ngõ từ Antwerp đi ra biển và thừa hưởng được khả năng thương mại của thành phố giàu có này, một thành phố mà trong thế kỉ XV, vị đại sứ Venice đã so sánh với chính Vencie. Ngoài ra, họ còn tiếp nhận người lao động chạy từ khu vực Netherlands do bị người Tây Ban Nha áp bức về mặt tôn giáo. Việc sản xuất quần áo, vải lanh… cần đến 600.000 người, đã tạo ra nguồn thu nhập mới cho những người dân trước đó chỉ biết việc buôn bán pho mát và cá. Chỉ riêng nghề cá đã làm cho họ giàu rồi. Nghề đánh cá trích đã nuôi được 1/5 dân số Hà Lan, nghề này sản xuất được 300 ngàn tấn cá muối và mỗi năm đem về cho đất nước hơn 8 triệu đồng bạc Pháp.

Sức mạnh về hải quân và thương mại của nước cộng hòa gia tăng một cách nhanh chóng. Chỉ riêng đội thương thuyền đã có 10.000 chiếc, 168.000 thủy thủ và nuôi sống được 260.000 người. Hà Lan nắm được phần lớn ngành vận tải thương mại châu Âu, thêm nữa, từ ngày hòa bình lập lại nó còn đảm nhiệm việc vận tải toàn bộ hàng hóa giữa Mỹ và Tây Ban Nha, cũng như các cảng của Pháp, tổng giá trị ngành vận tải thương mại của nước này đạt tới con số 36 triệu đồng bạc Pháp. Các nước phía Bắc như Bradenburg, Đan Mạch, Thụy Điển, Muscovy (miền Trung- tây của nước Nga), ba Lan - đường vào nước này đi qua biển Baltic - cung cấp cho Hà Lan thị trường trao đổi vô tận. Người Hà Lan bán hàng ở đây và mua về những sản phẩm của phương Bắc như lúa mì, gỗ, sợi gai

27

và lông thú. Tổng giá trị hàng hóa được Hà Lan chuyên chở hàng năm, trên tất cả các đại dương là hơn một tỉ đồng bạc Pháp. Theo ngôn ngữ đương thời thì người Hà Lan đã trở thành “gã xà ích” trên tất cả các đại dương” [1; 144].

Có thể nói sau cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Hà Lan đƣợc hƣởng lợi rất lớn trong việc làm suy tàn cảng Antwerp. Amsterdam đã thành công trong việc sự dụng cảng Antwerp hơn các nƣớc châu Âu, đầu thế kỉ XVII Amsterdam trở thành trung tâm thƣơng mại của châu Âu. Trong khoảng thời gian từ 1585 -1622 dân số của thành phố này khoảng 30.000 - 105.000, dân số ở đây nói nhiều ngôn ngữ khác nhau đã tạo lên sự đa dạng về văn hóa, kinh nghiệm trong việc buôn bán. Năm 1609, với việc thành lập ngân hàng Amsterdam, và phát hành đồng tiền vàng đã biến Amsterdam trở thành trung tâm tài chính ở châu Âu cho đến khi diễn ra cuộc Cách mạng Pháp (1789) [14; 176-93].

Sự giàu có của Amsterdam là nền tảng cho việc cung cấp tài chính cho việc buôn bán nô lệ trong thế kỉ XVII. Sau năm 1664, với việc cung cấp tài chính cho Curacao, Hà Lan đã kiểm soát đƣợc Curacao - kho chứa nô lệ lớn nhất ở vùng biển Caribbean. Với sự giàu có của mình, các nƣớc nhƣ Bồ Đào Nha cùng hàng loạt các công ty Đông Ấn Đan Mạch, Thụy Điển, Brandenburg đã đến Amsterdam vay vốn. Nhƣ sử gia Violet Barbour tóm tắt: “Trong nửa cuối thế kỉ Amsterdam trở thành trung tâm buôn bán, phân phối nô lệ [19; 70]. Bên cạnh đó Amsterdam còn là trung tâm vận chuyển cho các nƣớc Tây Âu. Nơi đây cung cấp nhiều loại mặt hàng nhƣ vải, đồng, sắt, thuốc lá để các nƣớc châu Âu có thể đổi lấy nô lệ ở châu Phi. Rất nhiều tàu buôn nô lệ của các nƣớc - đặc biệt là Anh hay vào Amsterdam để đổi lấy hàng hóa vì ở đây hàng hóa đƣợc bán giá rẻ thích hợp với việc buôn bán ở châu Phi. Cùng với thời gian nổi lên của Hà Lan là sự phụ thuộc của Bồ Đào Nha vào Tây Ban Nha đã khuyến khích ngƣời Hà Lan mở rộng việc buôn bán của mình sang phƣơng Đông. Sau khi chiếm đƣợc Mũi Hảo Vọng vào năm 1650, nơi dừng chân của thuyền bè, Công ty Đông Ấn liền chiếm Ceylon, vùng bờ biển Malabar và cả Coromandel nữa. Công ty đã đặt tổng hành dinh ở Batavia và khuếch trƣơng việc

28

buôn bán đến Trung Quốc và Nhật Bản, Hà Lan cũng kiểm soát một phần buôn bán nô lệ ở châu Phi đồng thời mở rộng việc buôn bán ở phƣơng Đông.

Năm 1621, công ty Tây Ấn đƣợc thành lập với mục đích buôn bán ở châu Phi và châu Mỹ đồng thời cạnh tranh với ngƣời Tây Ban Nha. Công ty này đƣợc trang bị về mặt quân sự để bảo vệ nền thƣơng mại của mình ở châu Phi, Á và thƣơng mại trên Đại Tây Dƣơng. Năm 1630, Hà Lan đã chiếm vùng Pernambuco của Brazil - nơi trù phú về việc sản xuất đƣờng biến nơi này phụ thuộc vào Hà Lan. Cùng với việc chiếm đóng đó là sự gia tăng về số lƣợng nô lệ đƣợc đƣa vào đây. Năm 1637, có 9 thuyền khởi hành từ Pernambuco đến El Mina thƣơng điếm của ngƣời Bồ Đào Nha mặc dù ngƣời Bồ Đào Nha có 30 khẩu pháo nhƣng thất bại trƣớc sức mạnh của ngƣời Hà Lan. Với chiến thắng này, đánh dấu việc phát triển buôn bán nô lệ của ngƣời Hà Lan đồng thời phá vỡ sự độc quyền buôn bán nô lệ của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, với việc chiếm đƣợc El Mina việc buôn bán của ngƣời Hà Lan cũng không tốt hơn đƣợc bao nhiêu vì bờ biển vàng/Gold Coast cung cấp vàng là chủ yếu còn nô lệ thì không khả quan vì ngƣời da đen ở đây không đƣợc ƣa chuộng ở Brazil. Chính điều này đã thúc đẩy Hà Lan xâm chiếm Angola và Benguela. Năm 1641, ngƣời Hà Lan đã kiểm soát đƣợc việc xuất khẩu đƣờng của Brazil và một số vùng nhƣ Arguim, Gorée, Axim đã cung cấp số nô lệ cho thƣơng mại của Hà Lan. Năm 1645, giám đốc công ty Tây Ấn/WIC cho rằng: “Buôn bán nô lệ là linh hồn của công ty” [19; 72].

Từ năm 1600 -1650, Hà Lan đã tiến hành buôn bán bất hợp pháp với các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Tân Thế giới. Cũng trong giai đoạn này xảy ra xung đột Bồ Đào Nha - Tây Ban Nha, chính điều này làm các thuộc địa ở Tân Thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu nô lệ, khủng hoảng về kinh tế. Đối mặt với tình trạng khó khăn họ sẵn sàng mua nô lệ đƣợc nhập lậu bởi ngƣời Hà Lan. Thuyền buôn nô lệ của Hà Lan đến Curacao và ngƣời Tây Ban Nha đến đây nhận hàng. Năm 1659, phó Thống đốc Curacao là Beck đã thông báo cho Peter Stuyvesant - Thống đốc Curacao là việc Tây Ban Nha đã đến mua nô lệ: “Những người hàng xóm của chúng ta đã đến mua nô lệ” [19; 71]. Năm 1662, Amsterdam kí Hiệp ƣớc thƣơng mại với Curacao thỏa thuận mang khoảng 2000 nô lệ mỗi năm. Nhƣ vậy, với việc Hà Lan mở rộng

29

hoạt động buôn bán ở vùng biển Caribbean thì Curacao trở thành một điểm trung chuyển nô lệ quan trọng nhất ở châu Mỹ và đây là điểm cuối trong các giao dịch.

Với việc kí các hiệp định, Curacao đã đồng ý để ngƣời Hà Lan xây dựng các kho chứa nô lệ đƣợc mang từ châu Phi sang. Có những kho chứa đƣợc 3000 ngƣời. Từ năm 1675-1699, Curacao tiếp nhận khoảng 25.399 nô lệ của WIC mang tới, còn từ 1700-1732 WIC vận chuyển tới Curacao 19.245 nô lệ [20; 45 - 48]. Không chỉ có WIC mang nô lệ tới Curacao để bán cho các thuộc địa của ngƣời Tây Ban Nha, theo tính toán chỉ riêng việc từ khi chính quyền Hà Lan cho phép buôn bán tự do thì số nô lệ mang tới Curacao trong khoảng thời gian 1731 - 1795 tiếp nhận khoảng 15.437 nô lệ [21; 223]. Không chỉ có Curacao, một số địa điểm nhƣ Sint Eustatius cũng nổi tiếng về việc vận chuyển nô lệ, theo ƣớc tính từ 1732 - 1795 có khoảng 16.739 đƣợc đƣa từ đây sang các thuộc địa. [21; 224]

Đến giữa thế kỉ XVII, Hà Lan lợi dụng sự bất ổn chính trị ở Anh đã đƣa tàu thuyền của mình đến Barbados, Virginia để mua đƣờng và bán nô lệ cho những vùng này.

Mặc dù ngƣời Hà Lan đã mở rộng hoạt động buôn bán nhƣng vẫn không đáp ứng đủ số nô lệ mà thuộc địa của Tây Ban Nha cần. Đến giữa thế kỉ XVII, Anh - Hà Lan cạnh tranh quyết liệt để tranh giành các Hiệp ƣớc asiento của ngƣời Tây Ban Nha ở Tân thế giới.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 1674 -1734 thì WIC bắt đầu gặp sự cạnh tranh quyết liệt. Đặc biệt là sự chống đối của ngƣời Anh ngày một mạnh mẽ, với hai đạo luật nổi tiếng “Navigation - 1660 và Staple act -1663” ngăn chặn các thuộc địa của Anh buôn bán với Hà Lan. Đồng thời để thúc đẩy việc buôn bán với châu Phi ngƣời Anh đã thành lập Công ty thám hiểm Hoàng gia. Với việc thành lập Công ty thám hiểm Hoàng gia của Anh đã gây rất nhiều khó khăn cho việc buôn bán của ngƣời Hà Lan. Với sự cạnh tranh giữa Hà Lan - Anh đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nƣớc trong thời gian từ (1665 -1667). Nhà sử học GL Bia cho rằng: “nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh là việc xâm phạm độc quyền buôn bán nô lệ của người Hà Lan và chống lại người Anh thiết lập các thương điếm ở châu Phi”[14; 61], và cũng

30

chính bởi sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nƣớc làm: “Công ty WIC trong 60 năm (1674 - 1734 ) chỉ mang khoảng 161.000 nô lệ sang các thuộc địa ở Tân Thế giới”

[19; 81]. Đến 1730, với việc cải tổ lại công ty WIC, số lƣợng nô lệ đƣợc WIC mang sang Tân Thế giới tăng một cách đáng kể nhƣng đến năm 1734 thì hầu nhƣ không còn buôn bán nô lệ nữa. Việc buôn bán nô lệ của Hà Lan đƣợc giao cho các thƣơng nhân buôn bán tự do. Trong giai đoạn 1730 -1794 Hà Lan thực hiện tự do thƣơng mại nên thƣơng nhân Hà Lan mang 285.000 vƣợt Đại Tây Dƣơng. Công ty WIC vẫn tồn tại mãi tới năm 1791 song ngay từ những năm 1735 nó đã không còn tổ chức buôn bán nô lệ nữa. Zeeland trở thành trung tâm buôn bán nô lệ thay cho Amsterdam, Rotterdam.

Ở Zeeland việc buôn bán nô lệ chủ yếu là do Công ty Middelburgsche Commercie Compagnir (MCC) phụ trách. Toàn bộ dữ liệu buôn bán của Công ty đƣợc giữ gìn rất cẩn thận và đƣợc học giả W. S. Unger nghiên cứu cho chúng ta thấy trong khoảng thời gian từ 1733 -1802 MCC đã tổ chức 143 chuyến tàu đi bắt nô lệ. Trong đó với 108 chuyến tàu đã bắt đƣợc 31.095 nô lệ châu Phi. Trong số 31.095 nô lệ đƣợc ngƣời Hà Lan mang vƣợt Đại Tây Dƣơng tới châu Mỹ thì chỉ có 27.344 đến đƣợc châu Mỹ. Số ngƣời chết chiếm 12% trong tổng số 31.095 nô lệ. Số nô lệ đó chủ yếu lấy từ bờ biển Guinea (Guinea chiếm 3/5 trong 31.095 nô lệ) [19; 82]. Những nô lệ này sau khi đƣợc đƣa đến châu Mỹ, đƣợc bán một cách công khai, sau đó những chuyến tàu mang nô lệ sang châu Mỹ sẽ nhập những mặt hàng nhƣ: đƣờng, cà phê, cao cao… Tuy nhiên, theo tính toán thì việc buôn bán nô lệ của MCC lợi nhuận không cao chỉ chiếm khoảng 20% trong việc buôn bán.

Theo tính toán, ngƣời Hà Lan đƣa khoảng 649 chuyến tàu sang châu Phi để đƣa ngƣời da đen sang châu Mỹ. Trong đó WIC cử 152 chuyến còn các thƣơng nhân buôn bán tự do đã cử khoảng 497 chuyến tàu sang châu Phi [21; 159]. Số lƣợng nô lệ đƣợc ngƣời Hà Lan mang sang Tân Thế giới trong khoảng thời gian từ 1621 -1803 đƣợc Johannes Menne Postma ƣớc lƣợng khoảng 526,163 nô lệ.

31

Năm Công ty Tây Ấn/EIC Buôn bán tự do Số lƣợng Trung bình hàng năm 1621 - 74 90.633 0 90.633 1.710 1675 -79 9.000 0 9.000 1.800 1680 -89 22.500 0 22.500 2.250 1690 -99 20.000 0 20.000 2.000 1700 -09 32.096 0 32.096 3.210 1710 - 19 25.075 0 25.075 2.508 1720 -29 41.580 0 41.580 4.158 1730 - 39 24.911 19.169 44.080 4.408 1740 -49 0 48.624 48.624 4.862 1750 - 59 0 50.778 50.778 5.078 1760 - 69 0 64.280 64.280 6.428 1770 - 79 0 52.801 52.801 5.280 1780 -89 0 15.233 15.233 1.523 1790 - 95 0 7.776 7.776 1.296 1801 - 03 0 1.707 1.707 569 Tổng 265.795 260.368 526.163

Bảng buôn bán nô lệ của ngƣời Hà Lan 1625-1803 (nghìn ngƣơi) [19; 82]

Theo tính toán thì trong giai đoạn từ 1621- 1674, công ty WIC đã mang khoảng 86.900 nô lệ. Giai đoạn thứ hai của công ty WIC từ 1675 - 1794 đã vận chuyển 185.500 nô lệ, đến năm 1734 với việc Hà Lan đƣa ra chính sách tự do thƣơng mại việc buôn bán của tƣ nhân bắt đầu phát triển. Chỉ trong khoảng thời gian từ 1730 -1739 số nô lệ đƣợc tƣ nhân mang sang châu Mỹ là 19.169 nô lệ trong khi đó WIC là gần 25.000 nô lệ. Đến năm 1739 thì WIC đã chấm dứt việc buôn bán nô lệ. Trái ngƣợc với WIC, thì thƣơng nhân tự do buôn bán nô lệ trong khoảng mƣời năm từ 1741 - 1749 đã mang 48.000 nô lệ. Các thƣơng nhân buôn bán tự do trong thời gian 1730-1803 đã mang khoảng 260.368 nô lệ, chiếm ½ số lƣợng nô lệ trong thƣơng mại Hà Lan. Số nô lệ mà cá thƣơng nhân buôn bán tự do chủ yếu đƣợc

32

lấy từ các vùng nhƣ: Loango, Guinea, Gold Coast, Slave Coast… 1730-1803 có khoảng 166,180 nô lệ bị mang khỏi châu Phi vƣợt Đại Tây Dƣơng tới các vùng của thuộc địa ở châu Mỹ [20; 121].

Thời kì Loango (%) Guinea Bờ biển Vàng Slave Coast Tổng 1730-1739 318 356 676 1740 -1749 TB/Năm 5.990 (38.5) 374 7,409 353 1,636 530 15.565 1750 - 1759 TB/Năm 9.587 (29.4) 417 16,283 326 6,696 279 32.566 1760 - 1769 19.711 (39.9) 330 24,657 301 4,763 340 380 49.571 1770 - 1779 TB/Năm 17.306 (36.1) 293 30,093 281 563 47.962 1780 -1789 TB/Năm 2.190 (19.1) 438 5,726 286 3,569 223 11.485 1790 - 1803 TB/Năm 2.313 (27.7) 386 2,357 196 3,685 217 8.355 Tổng TB/Năm 57.475 (34.5) 340 86,881 297 20,912 272 910 166.180

Các vùng cung cấp nô lệ cho việc buôn bán của người châu Âu từ 1730 - 1803 [20; 121]

Trong khoảng thời gian từ 1760 -1803, đây là thời gian hoạt động mạnh mẽ của ngƣời Hà Lan tại Bắc Mỹ, số lƣợng nô lệ ngƣời Hà Lan mang đến đây là 142.000 nô lệ đứng thứ 5 sau Anh, Bồ Đào Nha Pháp và Bắc Mỹ. Số nô lệ mà ngƣời Hà Lan mang từ châu Phi chủ yếu đƣợc phân bố ở một số vùng nhƣ: Brazil, thuộc địa của Hà Lan

Một phần của tài liệu Hoạt động buôn bán nô lệ của người Anh trên Đại Tây dương (KL06417) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)