Hệ thống tam giác mậu dịch đối với nền kinh tế nƣớc Anh

Một phần của tài liệu Hoạt động buôn bán nô lệ của người Anh trên Đại Tây dương (KL06417) (Trang 58 - 62)

6. Bố cục đề tài

2.2.3. Hệ thống tam giác mậu dịch đối với nền kinh tế nƣớc Anh

Các tàu buôn của châu Âu bị thu hút vào việc buôn bán nô lệ nên đã hình thành nên Tam giác mậu dịch giữa châu Âu - châu Phi - Châu Mỹ. Do đó các nhà sử học đã gọi việc buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dƣơng theo hình dạng của nó nhƣ một Tam giác mậu dịch.

Việc hình thành nên Tam giác mậu dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng với thế giới, đúng nhƣ Adam Smith cho rằng - việc khám phá ra châu Mĩ và hình thành tuyến đƣờng tới Tây Ấn là hai khám phá quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Với việc khám phá ra châu Mĩ, nó không chỉ mang lại các kim loại quý mà còn đem lại một thị trƣờng rộng lớn cho nền kinh tế châu Âu. Với việc khám phá ra các tuyến đƣờng đã thúc đẩy việc buôn bán phát triển mạnh mẽ mà trƣớc đó chƣa bao giờ đạt đƣợc. Vì vậy, các sử gia cho rằng thế kỉ XVII - XVIII đƣợc cho là thế kỉ của buôn bán còn đến thế kỉ XIX thì đó là thế kỉ của sản xuất công nghiệp. Trong hệ thống Tam giác mậu dịch thì ngƣời Anh có ảnh hƣởng lớn nhất, Postlethway cho rằng việc “buôn bán nô lệ như nguồn gốc của cuộc Cách mạng công nghiệp”[16; 51].

Điểm đầu tiên trong hệ thống Tam giác mậu dịch chính là các cảng của các nƣớc châu Âu nhƣ Lisbon, London, Bristol, Liverpool tới bờ biển Tây Phi. Các tàu thuyền khởi hành từ các cảng châu Âu trên tàu chất đầy hàng hóa nhƣ vũ khí, rƣợu vang, vải, trái cây, muối… mang đến châu Phi để trao đổi lấy nô lệ. Đôi khi trên chuyến hành trình họ dừng lại ở các đảo Canary, Cape Verde để lấy nƣớc ngọt, lƣơng thực dự phòng… nhƣng thƣờng thì các thuyền từ châu Âu đi thẳng tới châu Phi. Thời gian khởi hành từ châu Âu đến châu Phi mất khoảng một tháng. Điểm thứ hai trong

55

hệ thống Tam giác mậu dịch bao gồm cả Middle Passage - nó đƣợc đặt tên cho việc mang nô lệ từ châu Phi vƣợt qua Đại Tây Dƣơng. Sau khi nô lệ da đen lên tàu của ngƣời châu Âu đƣợc đƣa qua Đại Tây Dƣơng đến các điểm thu mua nô lệ ở châu Mỹ. Đây là điểm với độ nguy hiểm nhất trong tuyến đƣờng Tam giác mậu dịch, những con thuyền phải chống chọi với các cơn bão lớn trên Đại Tây Dƣơng, đồng thời các dịch bệnh, thiếu nƣớc ngọt, các thủy thủ còn luôn gặp phải sự phản kháng của nô lệ… Thời gian để các thuyền buôn từ châu Phi vƣợt qua Đại Tây Dƣơng mất khoảng một tháng đến sáu tuần. Khi đến đƣợc điểm giao dịch ở châu Mỹ họ có thể bán số nô lệ da đen mà họ mang từ châu Phi sang. Các hòn đảo của Anh ở vùng biển Caribbean, thuộc địa ở Chesapeake thì nô lệ đƣợc mang ra đấu giá, các chủ đồn điền thanh toán cho các thuyền buôn bằng cách lấp đầy hàng hóa lên tàu. Điểm thứ ba trong hệ thống tam giác mậu dịch đó chính lúc khởi hành của những con tàu mang đầy đƣờng, thuốc lá, bông, khoáng sản… từ châu Mỹ về các cảng ở châu Âu. Các nguyên liệu vận chuyển từ thuộc địa chủ yếu mang về nƣớc Anh phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên từ các cảng nƣớc Anh cũng mang sang thuộc địa ở châu Mỹ những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất tại các đồn điền, thời gian để các tàu khởi hành từ châu Mỹ về các cảng ở Anh mất khoảng một tháng. Theo tính toán thì một chuyến hành trình trong tuyến tam giác mậu dịch hết khoảng một năm.

Eric Williams cho rằng “hệ thống tam giác mậu dịch đã có tác dụng kích thích nền sản xuất công nghiệp ở Anh” [16; 52]. Nô lệ da đen cùng hàng hóa của ngƣời Anh đƣợc vận chuyển sang các đồn điền, tại đây họ sản xuất ra đƣờng, bông, thuốc nhuộm chính những nguyên liệu này đã tạo ra cho nƣớc Anh ngành sản xuất công nghiệp mới. Những ngƣời chủ da trắng sử dụng nô lệ da đen làm việc trong các đồn điền để cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp ở chính quốc. Năm 1750, hầu nhƣ không có một giao dịch hay sản xuất ở các thị trấn nào của nƣớc Anh mà không liên quan tới tuyến đƣờng thƣơng mại trên Đại Tây Dƣơng. Eric Williams tin rằng lợi nhuận thu đƣợc từ hệ thống thƣơng mại nhƣ một nguồn tích lũy tƣ bản phục vụ cho phát triển công nghiệp của chính quốc.

Các hòn đảo ở Tây Ấn là nguồn gốc của sự thịnh vƣợng của đế chế Anh lúc bấy giờ. Theo tính toán của Giáo sƣ Pitman cho rằng “các đồn điền ở Tây Ấn thuộc

56

địa của Anh năm 1775 được đánh giá có giá trị khoảng 50.000.000 bảng Anh, còn những đồn điền trồng đường vào năm 1788 có giá khoảng 70.000.000 bảng Anh”[16; 53]. Adam Smith còn viết rằng: Lợi nhuận của các đồn điền trồng mía lớn hơn bất kì cây trồng nào khác mà chúng ta biết ở châu Âu hoặc châu Mỹ. Davenant đánh giá: “trong thế kỉ XVII, lợi nhuận mà người Anh kiếm được từ buôn bán là 2.000.000 bảng Anh. Trong đó, đồn điền chiếm khoảng 600.000 Siling, xuất khẩu sang châu Âu là 120.000 bảng Anh, sang châu Phi và vùng Cận Đông là 600.000 Siling. Với Ấn Độ là 500.000 bảng Anh và Đông Ấn là 180.000 bảng Anh” [16; 53].

Còn theo một nghiên cứu Charles Whitworth, năm 1776 ông đã đi thu thập tài liệu của chính quyền về việc nhập khẩu và xuất khẩu của vƣơng quốc Anh từ 1697 - 1773. Qua số liệu thu thập đƣợc ông đã đánh giá việc thu lợi nhuận của Anh từ các thuộc địa Tây Ấn nhƣ sau: “năm 1697 Tây Ấn cung cấp 9% lượng hàng nhập khẩu cho nước Anh. Và đất liền chiếm 8%. Lượng hàng mà Anh xuất khẩu sang Tây Ấn được phân bố như sau: 4% được mang tới phần đất liền và 4% được mang tới vùng Caribbean. Những năm sau đó 1/3 hàng nhập khẩu vào Anh đến từ vùng biển Caribbean. 1/8 được nhập từ đất liền. Nhập khẩu của vùng Caribbean chếm 8% và đất liền khoảng 6%. Như vậy tổng xuất khẩu của Anh sang Tân Thế Giới là 14 %” [16; 53-54]. Qua số liệu của Charles Whitworth vùng lục địa và quần đảo Caribbean là một thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và đồng thời là thị trƣờng cần thiết cung cấp nguyên liệu thô cho nƣớc Anh phát triển nền kinh tế chính quốc.

Lợi nhuận từ việc buôn bán với các thuộc địa đã mang lại sự giàu có cho chính quốc. Điều này đƣợc những nhà theo quan điểm Marxit đánh giá: “hệ thống thương mại thế giới nổi nên trong thời kì hiện địa đầu tiên, một hệ thống mà sự giàu có được tạo ra từ bên ngoài châu Âu. Bởi vì nguồn tích lũy tư bản nằm chủ yếu ở đó” [23; 58].

Nhƣng cũng có những quan điểm trái chiều với những ngƣời theo hệ tƣ tƣởng Marxit. Trong một cuộc thảo luận rộng về tác động bên ngoài đối với nền kinh tế châu Âu trong 3 thế kỉ sau 1450. Patrich O’Brien đã lập luận rằng: “thương mại bên ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động kinh tế châu Âu và hầu hết các ngành công nghiệp không phụ thuộc vào sự nhập khẩu nguyên liệu thô từ thuộc

57

địa” [23; 58]. Tuy nhiên lập luận của Patrich O’Brien gặp phải nhiều sự phản đối của các sử gia cũng nhƣ các nhà triết học theo hệ tƣ tƣởng Marxit và cả những sử gia tƣ sản.

Matthew Kachur cũng đã từng đánh giá việc buôn bán nô lệ không tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, nhƣng các thuộc địa của Anh sử dụng rất nhiều nô lệ và chính các đồn điền đã kích thích rất lớn đối với nền kinh tế nƣớc Anh. Đến năm 1700, ngƣời dân Anh có thể mua đƣợc những hàng hóa nhƣ thuốc lá, đƣờng, chè, cà phê, sách, đồ chơi…những thứ đó trƣớc năm 1650 đƣợc coi là thứ xa xỉ chỉ những ngƣời giàu mới có thể dùng. Nhiều chủ đồn điền ở vùng biển Carribean đã không sống tại các đồn điền mà thuê ngƣời quản lý các đồn điền tại đó còn họ chuyển về sống tại các thành phố của châu Âu.

Với những nhu cầu về đƣờng, thuốc lá ngày một tăng đã khuyến khích nhà nƣớc, tƣ nhân nƣớc Anh đầu tƣ xây dựng các cảng, kho chứa, nhà máy lọc đƣờng, sản xuất rƣợu Rum, quần áo, kim loại để buôn bán với ngƣời châu Phi, châu Mỹ. Các xƣởng tàu đƣợc xây dựng và mở rộng quy mô để vận chuyển nô lệ. Tất cả các hoạt động đó đã kích thích cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh sau năm 1700 đã lan sang Hoa Kỳ.

Việc buôn bán nô lệ da đen trên Đại Tây Dƣơng có thể nói khó có thể đánh giá đúng đƣợc chính xác đối với nền kinh tế. Nhƣng đã có khoảng từ 10 -15 triệu ngƣời châu Phi khỏi rời khỏi quê hƣơng, thảm thƣơng hơn có khoảng 1,5 triệu đàn ông, đàn bà, trẻ em châu Phi bị chết trên đƣờng sang Tân Thế giới, còn không thể tính hết số ngƣời châu Phi bị chết khi chƣa lên thuyền sang Tân Thế giới [19; 365]. Buôn bán nô lệ chủ yếu ảnh hƣởng lớn đến Tây Phi và Trung Phi còn các khu vực ít chịu ảnh hƣởng trong việc buôn bán nô lệ đó là Đông Nam châu Phi. Có thể nói việc buôn bán nô lệ đã để lại vết đen trong lịch sử nhân loại đồng thời việc buôn bán ngƣời nói lên sự hƣ hại rất to lớn về ngƣời ở lục địa đen. Sự hƣ hại về ngƣời của châu Phi càng thảm hại hơn khi đợt hút ngƣời đi có lợi cho Hồi giáo không phải giảm đi mà còn có quy mô tăng lên ngay từ cuối thế kỉ XVIII; khi đó ngƣời ta đã thấy các đoàn súc vật thồ từ Dargour đến Cairô dân theo 18.000 - 20.000 nô lệ mỗi lần… V.L. Cameron tính hàng năm có số

58

ngƣời là 500.000 bị mất sang thế giới Hồi giáo qua đừng phƣơng Bắc và phƣơng Đông, ông kết luận: “Châu Phi bị mất máu từ mọi chỗ chân lông” [4; 219].. Con số này có thể chƣa chính xác nhƣng chắc chắn là sự vận động đó có tầm cực kỳ rộng lớn, sự mất dân số, đối với lục địa đen, là khủng khiếp Tuy nhiên, việc buôn bán nô lệ cũng có mặt tích cực đối với châu Phi, chính việc mua bán nô lệ có thể để cho ngƣời châu Phi có thể tiếp cận đƣợc nền khoa học tiến bộ của ngƣời châu Âu.

Một phần của tài liệu Hoạt động buôn bán nô lệ của người Anh trên Đại Tây dương (KL06417) (Trang 58 - 62)