Hoạt động mua bán nợ của ngân hàng thương mại và thực trạng tại việt nam

17 952 0
Hoạt động mua bán nợ của ngân hàng thương mại và thực trạng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng GV hướng dẫn:PGS. TS Trần Huy Hoàng Nhóm: 02 Lớp: Ngân hàng Đêm 6- K20 TP.Hồ Chí Minh- Tháng 05 năm 2012 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … . . ĐÁNH GIÁ THAM GIA BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 02 LỚP NGÂN HÀNG ĐẾM 06- K20 STT Họ TÊN NGÀY SINH Tỷ Lệ THAM GIA LÀM BÀI 1 Đoàn Thị Xuân Duyên 10/03/1988 100% 2 Trần Thị Ngọc Châu 29/04/1986 100% 3 Nguyễn Ngọc Dung 07/01/1985 100% 4 Trịnh Thị Son 25/10/1987 100% 5 Nguyễn Anh Khoa 02/01/1986 100% 6 Nguyễn Thanh Toàn 02/01/1981 100% MỤC LỤC Lời tựa Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN NỢ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ I. Khái niệm về hoạt động mua bán nợ …………………………………………… .trang 01 II. Vai trò của thị trường mua bán nợ trong nền kinh tế …………………… .…trang 01 III. Ý nghĩa của việc mua bán nợ ………………………………… ……………………trang 01 Chương 2: : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM I. Một số mô hình hoạt động mua bán nợ trên thế giới ……………………… .trang 02 II. Môi trường pháp lý của hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam ………… .…trang 03 III. Tình hình nợ tại Việt Nam …………………………………… ……………………trang 05 IV. Các tổ chức tham gia hoạt động mua bán nợ ……………………………… …trang 06 V. Đánh giá về hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam …………… ………………trang 08 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM Giải pháp 1:………………………………………………………….………………………. trang 11 Giải pháp 2:………………………………………………………….………………… trang 11 Giải pháp 3:………………………………………………………….………………… trang 11 Giải pháp 4:………………………………………………………….………………… trang 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO   Lời tựa Quản trị hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) là một khoa học, một nghệ thuật cũng là một sự nghiệp của một cá nhân, một tập thể con người, mà việc vận dụng những kiến thức về quản trị tài chính nói chung hoạt động quản lý mua bán nợ nói riêng là điều kiện quan trọng để mang lại những thành quả về lợi nhuận cho NHTM. Có thể nói Quản trị NHTM hoạt động mua bán nợ là một hệ thống quản trị rủi ro, không những mang lại thành quả cho NHTM, mà còn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính được linh hoạt hơn trong nền kinh tế ngày nay. Vì vậy, học viên Cao học chuyên ngành tài chính – ngân hàng phải nghiên cứu tiếp thu. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu phân tích đề tài “hoạt động mua bán nợ của NHTM thực trạng tại Việt Nam” cũng không nằm ngoài mục đích đó. Từ lý thuyết đến việc vận dụng vào thực tế tại thị trương Việt Nam là khó khăn phức tạp, nên việc lựa chọn vận dụng những mô hình, cách thức nào là điều mà các nhà lãnh đạo, quản lý của NHTM cần phải cân nhắc. Nghĩa là, phải tùy điều kiện thực tế, tình huống mà vận dụng cho phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất. Với sự hạn chế về kiến thức thời gian, nên rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn, các bậc Thầy cô để kiến thức về việc quản trị hoạt động mua bán nợ tại NHTM thực tế tại Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn. Đề tài này được thực hiện bởi: Nhóm HV Lớp NH Đêm 6-K20 Viện Đào Tạo Sau Đại Học Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ------O0O----- 1. Đoàn Thị Xuân Duyên 2. Trần Thị Ngọc Châu 3. Nguyễn Ngọc Dung 4. Trịnh Thị Son 5. Nguyễn Anh Khoa 6. Nguyễn Thanh Toàn Môn: Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: PGS, TS. Trần Huy Hoàng Hoạt động mua bán nợ của NHTM thực trạng tại Việt Nam Trang 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN NỢ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ I. Khái niệm về hoạt động mua bán nợMua bán nợhoạt động mua bán, theo đó bên bán nợ chuyển giao khoản nợ mà bên nợ hiện đang nợ bên bán nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt) cho bên mua nợ nhận tiền thanh toán; bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ tiếp nhận các quyền của chủ nợ đối với khoản nợ theo thoả thuận của hai bên. II. Vai trò của thị trường mua bán nợ trong nền kinh tế  Thị trường mua bán nợ là một bộ phận nằm trong thị trường tài chính, nên mang đầy đủ vai trò của thị trường tài chính, như: thông qua hoạt động ngân hàng thương mại tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó thị trường mua bán nợ cũng có những vai trò nổi bật, cụ thể như sau 1. Đối với Ngân hàng thương mại, đi liền với tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Như vậy, một khi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi được xử lý thì hệ thống tài chính trong ngân hàng càng trở nên liền mạch, từ đó nâng cao uy tín sức mạnh trong kinh doanh. 2. Đối với các doanh nghiệp nói chung, thông qua thị trường mua bán nợ, các doanh nghiệp có thể mua bán các khoản nợ để từ đó tiến hành tái cơ cấu, tổ chức lại công ty để thu lợi nhuận, hoặc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp hòa nhập với xu hướng phát triển chung hiện nay. Như vậy, thị trường mua bán nợ giúp cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên lành mạnh hơn. III. Ý nghĩa của việc mua bán nợHoạt động mua bán nợ xấu nói chung có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng tổng thể nền kinh tế. Mua bán nợ xấu sẽ nhanh chóng làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, cải thiện thanh khoản, qua đó góp phần củng cố sự an toàn đối với từng tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như toàn hệ thống. Đồng thời, mua bán nợ xấu cũng chuyển các khoản nợ này đến các nhà xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nợ xấu có cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hay ít nhất giúp các tài sản nằm ở những khoản nợ xấu nhanh chóng được giải phóng đưa vào sử dụng từ đó giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế. Môn: Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: PGS, TS. Trần Huy Hoàng Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM I. Một số mô hình hoạt động mua bán nợ trên thế giới 1. Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) Hàn Quốc là quốc gia Châu Á đi đầu trong việc thành lập công ty chuyên về xử lý nợ tài sản tồn động. Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) được thành lập 1997 theo luật “Bán hiệu quả các tài sản tồn động của các tổ chức tài chính” nhằm thúc đẩy việc xử lý tài sản tồn động do các tổ chức tài chính nắm giữ, hỗ trợ có hiệu quả quá trình bình thường hóa quản lý của các doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn về thanh toán. Cơ chế hoạt động của KAMCO là mua nợ tồn đọng theo chính sách của Chính phủ, chủ yếu thực hiện theo yêu cầu, chỉ định của Bộ Tài chính- Kinh tế Hàn Quốc. Cơ chế xử lý nợ của KAMCO cũng hết sức linh hoạt với nhiều phương thức như: bán tài sản để thu hồi nợ; thành lập các liên doanh AMC với các đối tác nước ngoài với mục đích huy động nguồn lực kinh nghiệm để quản lý, khai thác, bán hoặc cho thuê tài sản. KAMCO còn thành lập các liên doanh CRC (Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp) nhằm tài trợ vốn hoặc chuyển nợ thành vốn cổ phần . Tính đến nay KAMCO đã mua xử lý tổng số nợ xấu tài sản tồn đọng của 168 tổ chức tài chính Hàn Quốc với số tiền lên tới 111 tỷ USD. 2. Công ty quản lý tài sản quốc gia (AMC) ở Trung Quốc Trước tình hình nợ tồn đọng của ở Trung Quốc ngày càng tăng, theo số liệu của Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa công bố tháng 03/1998, tổng khối lượng nợ tồn đọng trong nền kinh tế Trung Quốc là 1873 nghìn tỷ Nhân dân tệ (228 tỷ USD) bằng 25% tổng khối lượng nợ. Do đó, năm 1999 Trung Quốc thành lập 4 công ty quản lý tài sản quốc gia: Huaruong (Ngân hàng Thương mại Công nghiệp), Great Wall (Ngân hàng Nông nghiệp), Orient (Ngân hàng Trung Hoa), Chinda (Ngân hàng xây dựng) hoạt động trong vòng 10 năm dưới sự giám sát của Bộ tài chính. Phương pháp xử lý nợ là thu nợ trực tiếp, chuyển nợ thành vốn cổ phần, phát hành chứng khoán, mua tiếp nhận, cơ cấu lại thời hạn nợ… Tính đến 6/2001, tổng khối lượng nợ tồn đọng mà 4 AMC đã mua là 168,6 tỷ USD, chuyển nợ thành cổ phần 41.12 tỷ USD. Tháng 09/2010 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) lần đầu tiên trong lịch sử cho phép 21 ngân hàng thương mại mua, bán nợ cho nhau, trong nỗ lực nhằm giảm các rủi ro tài chính giúp các ngân hàng đáp ứng những điều kiện khắt khe hơn về vốn, nâng cao năng lực của PBoC trong quản lý kinh tế vĩ mô, cải thiện quá trình thực hiện chính sách tiền tệ tăng cường kiểm soát đối với khu vực tài chính. Hoạt động mua bán nợ của NHTM thực trạng tại Việt Nam Trang 2 Môn: Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: PGS, TS. Trần Huy Hoàng 3. Công ty quản lý tài sản ở Thái Lan (AMC) Sau khủng hoảng kinh tế 1997, khối lượng nợ tồn đọng ở Thái Lan 48.63 triệu USD tính đến 5/2000. Để xử lý khối lượng nợ tồn đọng này Bộ tài chính của Thái Lan đã thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC). Hoạt động chính của AMC là mua, quản lý, bán nợ tài sản tồn đọng. AMC của Thái Lan sử dụng phương pháp xử lý nợ tồn đọng chủ yếu là cơ cấu thời hạn nợ, xóa, chuyển nợ thành cổ phần, bán nợ. II. Môi trường pháp lý của hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam 1. Quy chế mua bán nợ  Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999 Văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến hoạt động mua bán nợ là Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999 về ban hành quy chế của việc mua bán nợ. Nội dung văn bản bao gồm những quy định cơ bản để mở đường cho hoạt động mua bán nợ: − Quy định các tổ chức tín dụng được quyền mua, bán đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay. Một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ có thể được mua, bán nhiều lần . − Việc mua, bán nợ được thực hiện theo một trong hai phương thức là Bên bán nợ có thể ký hợp đồng trực tiếp với bên mua nợ hoặc bằng phương thức gián tiếp là việc mua bán nợ có sự giàn xếp hoặc qua trung gian. − Trạng thái khoản nợ được mua bánnợ trong hạn nợ quá hạn nhưng vẫn còn khả năng thu hồi do bên nợ đang tạm thời gặp khó khăn về tài chính chưa thể thanh toán nợ gốc lãi khi đến hạn. − Giá mua bán nợ là do các bên thỏa thuận, theo tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối so với giá trị khoản nợ được mua bán. − Ngoài ra văn bản cũng nêu rõ các bước của quy trình mua, bán nợ cũng như quy định về quyền nghĩa vụ của các bên khi tham gia mua bán.  Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN ngày 21/12/2006 thay thế quyết định Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999 Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng mặc dù đã được ban hành từ năm 1999 tuy nhiên nội dung quy định chưa chi tiết không đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mua bán nợ phát triển. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành quyết đinh Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 21/12/2006, nội dung quy chế mới cũng bao hàm các nội dung giống như quyết định 140/1999/QĐ-NHNN tuy nhiên đã được chi tiết hơn đồng thời cũng có những thay đổi cho phù hợp với thực tế. Cụ thể: Hoạt động mua bán nợ của NHTM thực trạng tại Việt Nam Trang 3 Môn: Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: PGS, TS. Trần Huy Hoàng Nội dung Quyết định 140/1999/QĐ– NHNN Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN Phạm vi mua bán nợ - Các khoản nợ trong hạn quá hạn nhưng có khả năng thu hồi - Không cho phép mua bán các khoản nợ đã được xử lý, nợ khoanh. - Các khoản nợ được hoạch toán nội bảng - Các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn vốn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng. Phương thức mua bán nợ - Trực tiếp: Bên bán nợ có thể ký hợp đồng trực tiếp với bên mua nợ. - Gián tiếp: việc mua bán nợ có sự giàn xếp hoặc qua trung gian. - Thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ bên mua nợ hoặc thông qua môi giới. - Thông qua đấu giá. Giá mua bán nợ - Do các bên thỏa thuận, theo tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối so với giá trị khoản nợ được mua bán. - Do các bên thoả thuận trực tiếp hoặc thông qua bên môi giới. Riêng đối với các khoản nợ thuộc nhóm 1 thì giá mua, bán nợ không được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán. - Là giá mua cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá. Quy trình thực hiện mua, bán nợ - Quy định rõ từng bước thực hiện. - Các TCTD xây dựng quy trình thực hiện mua, bán nợ phù hợp với quy định của Quy chế. Quy định về việc nghĩa vụ thông báo cho Bên nợ - Nếu trong hợp đồng tín dụng/khế ước được ký kết giữa bên bán nợ bên nợ không đề cập đến khả năng mua bán nợ thì việc mua bán nợ phải có sự chấp thuận của Bên nợ các bên liên quan. - Bên mua nợ bên bán nợ được thoản thuận mua bán nợ nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bên nợ biết. Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động mua bán nợ nhằm mở rộng khả năng cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, tăng cường khả năng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, góp phần quản lý rủi ro tín dụng, củng cố tính thanh khoản chất lượng các khoản đầu tư của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện, hiện các tổ chức Hoạt động mua bán nợ của NHTM thực trạng tại Việt Nam Trang 4 Môn: Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại GVHD: PGS, TS. Trần Huy Hoàng tín dụng đang gặp khó khăn, vướng bởi cùng với quá trình hội nhập, thị trường tài chính Việt Nam ngày một phát triển có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì quy chế mua bán nợ hiện hành chưa thực sự phù hợp với thực tế. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của hoạt động mua bán nợ, NHNN đã xây dựng dự thảo về quy chế mua bán nợ mới nhằm khắc phục những vấn đề còn bất cập trong lĩnh vực mua bán nợ hiện nay, đồng thời quy định mới sẽ tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia.  Dự thảo quy chế mua bán nợ mới: − Dự thảo Thông tư bổ sung trường hợp không được mua, bán khoản nợ khi đang có tranh chấp, khiếu kiện nhằm đảm bảo trách nhiệm của bên bán đối với khoản nợ. Bên mua nợ sẽ trở thành người cho vay đối với bên bán nợ để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về cấp tín dụng. − Dự thảo cũng quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính số nợ đã mua vào tổng dư nợ tuân thủ giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng. Với các khoản nợ thuộc nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), giá mua bán nợ không được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán. − Ngoài ra, dự thảo Thông tư bổ sung các quy định liên quan đến quản lý ngoại hối, trong đó bên mua nợ được thực hiện mua khoản nợ vay bằng ngoại tệ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua khoản nợ mà tổ chức tín dụng cấp trên thị trường quốc tế cho người không cư trú. 2. Các văn bản pháp luật có liên quan Ngoài văn bản về quy chế mua bán nợ của các TCTD, hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam còn bị điều chỉnh bởi một số văn bản sau: − Luật doanh nghiệp 2005 − Luật các tổ chức tín dụng − Thông tư số 79/2011/TT-BTC quy định về Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam. III. Tình hình nợ tại Việt Nam 1. Tình hình nợ tại các Tổ chức tín dụng, Doanh nghiệp nhà nước − Năm 2011 khép lại với nhiều khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam nói chung ngành ngân hàng nói riêng. Trong suốt thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam "bùng nổ" về số lượng, với 5 NHTM Nhà nước; 37 NHTM cổ phần, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 18 công ty tài chính; 12 công ty cho thuê tài chính; 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô thì dư nợ trong toàn ngành cũng đã tăng trưởng vượt bậc. − Tổng dư nợ ngân hàng đã tăng chóng mặt với tốc độ 33%/năm trong vòng một thập kỷ qua, cũng là mức tăng cao nhất trong các nước ASEAN, Trung Quốc Hoạt động mua bán nợ của NHTM thực trạng tại Việt Nam Trang 5

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan