DANH MỤC VIẾT TẮTAMC Asset Management Company công ty quản lý tài sản CT-NHNN Chỉ thị Ngân hàng Nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Mỹ GDP Gross
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH CHƯƠNG MỸ
Tên sinh viên : Vì Văn Quý
Giáo viên hướng dẫn : TS Vũ Văn Ngọc
Hà Nội, 2015
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về pháp luật giải quyết nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Khái niệm nợ xấu 5
1.1.3 Phân loại nợ xấu 6
1.1.4 Pháp luật và cơ chế giải quyết nợ xấu ở Việt Nam hiện nay 8
1.1.5 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới 12
1.2 Thực tiễn giải quyết nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng thương mại 15
1.2.1 Thực tế xử lý nợ xấu của Việt Nam hiện nay 15
1.2.2 Thực tiễn giải quyết nợ xấu bởi các ngân hàng thương mại 18
CHƯƠNG 2 21
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG MỸ 21
2.1 Tổng quan về ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ 21
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ 24
Trang 32.1.3 Đánh giá hoạt động của ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương
Mỹ 31
2.1.4 Tình hình thực hiện pháp luật về nghĩa vụ và mối quan hệ của ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ với cơ quan nhà nước 35
2.2 Thực trạng giải quyết nợ xấu tại ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ 38
2.2.1 Thực trạng xử lý nợ xấu 38
2.2.2 Thực trạng việc áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại Agribank Chương Mỹ 42
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG MỸ 48
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ 48
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả xử lý nợ xấu tại No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ 49
3.3 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 54
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
AMC Asset Management Company (công ty quản lý tài sản)
CT-NHNN Chỉ thị Ngân hàng Nhà nước
DPRR Dự phòng rủi ro
FED Federal Reserve System (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)
KAMCO Công ty quản lý tài sản của Ngân hàng phát triển Hàn Quốc –
KDBNĐ-CP Nghị định – Chính phủ
No&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung Ương
QĐ-NHNN Quyết định – Ngân hàng Nhà nước
QĐ-TTg Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ
TCTD Tổ chức tín dụng
TT-NHNN Thông tư – Ngân hàng Nhà nước
TT-NHNN Thông tư Ngân hàng Nhà nước
UBND Ủy bân nhân dân
USD United States dollar (Đồng đô la Mỹ)
VAMC Công ty quản lý tài sản ở Việt Nam
VNĐ Việt Nam Đồng (Đồng tiền Việt Nam)
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàncầu, Việt Nam đã gặp không ít những thách thức đối với nền kinh tế nói chung vàthị trường tài chính nói riêng Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, việc suy yếu vàsụp đổ hàng loạt của hệ thống Ngân hàng trên khắp thế giới đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến hệ thống Ngân hàng Việt Nam Một trong những nguyên nhân dẫn đến sựsụp đổ đó xuất phát từ hậu quả do hoạt động tín dụng mang lại Việc quản lý vàkiểm soát hoạt động tín dụng của ngân hàng không tốt đã làm cho nợ xấu gia tăng,kéo theo đó là lợi nhuận suy giảm, thậm chí là thua lỗ nặng Hoạt động kinh doanhcủa hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình hình
nợ xấu ngày một gia tăng, cùng với gánh nặng từ các khoản nợ xấu còn tồn đọngtrong một thời gian dài chưa xử lý được dẫn đến hệ thống ngân hàng ngày càng suyyếu, ảnh hưởng tới thị trường tài chính nước nhà Việc quản lý và kiểm soát nợ xấuluôn cần được chính các ngân hàng cũng như Nhà nước phải nhìn nhận và thực hiệnmột cách nghiêm túc và mạnh tay để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng nóiriêng và hoạt động kinh doanh nói chung đối với mỗi ngân hàng, đảm bảo một thịtrường tài chính trong sạch và vững mạnh, thu hút được đầu tư đối với doanhnghiệp cũng như nhà đầu tư nước ngoài
Agribank – Chi nhánh Chương Mỹ được thành lập và hoạt động dưới môhình là một chi nhánh của ngân hàng thương mại Agribank Việt Nam, Trong quátrình thực tập tại ngân hàng, được làm việc tham gia và tiếp xúc trực tiếp với bộmáy làm việc và quản lý của ngân hàng, thấy được phần nào công tác xử lý nợ xấu
tại ngân hàng nên em đã chọn đề tài: “Pháp luật về giải quyết nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và pháp triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Chương Mỹ”
Nhận thức rõ tình hình hoạt động tài chính trong nước cũng như hệ thốngngân hàng Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ, việc xử lý
nợ xấu đang diễn ra hết sức mạnh tay tay trong hệ thống ngân hàng nói riêng vàNhà nước đang có những quy định pháp luật quy định rõ ràng về vấn đề này nóichung Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề nhằm tìm hiểu và nhận thức rõ những
Trang 6quy định của pháp luật về việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Từ đây đề rađịnh hướng phát triển cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tạingân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Chương Mỹ.
Chuyên đề thực tập đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp nghiên cứu tình huống
Kết cấu của chuyên đề thực tập.
Chuyên đề bao gồm các phần sau: Lời mở đầu, nội dung, kết luận Trong đóphần nội dung của chuyên đề bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG MỸ
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG MỸ
Tôi xin chân thành cảm ơn TS VŨ VĂN NGỌC đã giúp tôi hoàn thành
chuyên đề này
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT NỢ XẤU TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về pháp luật giải quyết nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
Khái niệm ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới:
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắnliền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàng thươngmại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nềnkinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn caonhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trởthành những định chế tài chính không thể thiếu được Thông qua hoạt động tín dụngthì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cảngân hàng thông qua chênh lệch lại suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng.Ngân hàng với mục đích ban đầu chủ yếu tài trợ ngắn hạn và thanh toán hộ, gắn liềnvới quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp và Ngân hàng này được gọi làNgân hàng thương mại
Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, Ngân hàng thươngmại được các tổ chức tín dụng của các nước trên thế giới đưa ra các nhận định khácnhau để diễn đạt về hoạt động của các Ngân hàng thương mại Sau đây là một sốđịnh nghĩa khác nhau về Ngân hàng thương mại:
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cungcấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính TạiHoa Kỳ từ "ngân hàng thương mại" thường được sử dụng để phân biệt với ngânhàng đầu tư do sự khác biệt trong quy định của ngân hàng Sau cuộc đại khủnghoảng, thông qua Đạo luật Glass-Steagall1, Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu các ngân hàngthương mại chỉ tham gia vào các hoạt động ngân hàng, trong khi các ngân hàng đầu
1 Đạo luật cải cách tài chính của Mỹ được ban hành năm 1933
Trang 8tư đã được giới hạn cho các hoạt động thị trường vốn Sự tách biệt này chủ yếuđược bãi bỏ vào năm 1990.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàngthương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiềnbạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sửdụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tàichính"
Trong luật ngân hàng của Đan Mạch 1930 lại định nghĩa: “ Những nhàbăng thiết yếu gồm các nghiệp vụ ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thươngmại và hành nghề địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện cácnghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm,…”
Ở ấn Độ: ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để chovay hay tài trợ và đầu tư
Ở Thổ Nhĩ Kỹ: ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn đượcthiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái,nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác
Khái niệm ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để theo Nghị quyếtĐại hội Đảng VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau đó, công cuộc đổi mới đấtnước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tậptrung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước vàtừng bước hội nhập kinh tế quốc tế
Hệ thống Ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hoàn thiện về môhình tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ và dịch vụ ngân hàng Mô hình ngân hàngmột cấp chuyển thành mô hình ngân hàng hai cấp, tách bạch dần chức năng quản lýnhà nước của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng củacác TCTD Ngân hàng Nhà nước, với vai trò là cơ quan ngang bộ của Chính phủ,Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã điều hànhchính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình, góp phần kiểm soátlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tích cực đổi mới,
Trang 9hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, phát triển nghiệp vụ NHTW; đổimới tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát; tăng cường hiện đại hóa công nghệ,phát triển dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá 10 thông qua ngày 12/12/1997 hết hiệu lực vào ngày 01/01/2011:
“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.” Cũng theo luật này,
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nộidung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cungứng các dịch vụ thanh toán
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 do Quốc Hội banh hành có hiệu lực kể
từ ngày 01/01/2011, quy định tại Điều 4, Khoản 3: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Cũng
theo Luật này,” Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyênmột hoặc một số các nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng, Cung ứng dịch vụthanh toán qua tài khoản.”
Như vậy, Ở Việt Nam ngân hàng thương mại có thể được hiểu như sau:
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
1.1.2 Khái niệm nợ xấu
Tùy theo quan điểm và mức độ đánh giá rủi ro khác nhau mà có những kháiniệm về nợ xấu khác nhau Tuy nhiên, xét về bản chất thì nợ xấu là các khoản nợ bịsuy giảm khả năng thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi
Theo Phòng thống kê – Liên Hợp Quốc: Một khoản nợ được coi là nợ
xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các
Trang 10khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghingờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.
Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu: Nợ xấu là nợ không được
thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng; Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người vay
phá sản và phần bồi hoàn cho Ngân hàng ít hơn dư nợ phải thanh toán; Những
khoản nợ không thể thu hồi được, bao gồm: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặcnhững khoản nợ không có đủ căn cứ đòi thanh toán từ người vay; Người vay bỏtrốn hoặc mất tích, không có tài sản giữ lại để thanh toán nợ; Những khoản nợ màNgân hàng không thể liên lạc được với người vay hoặc không thể tìm được ngườivay; Những khoản nợ mà người vay chấm dứt hoạt động kinh doanh, hoặc thanh lýtài sản, hoặc kinh doanh thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ
Còn ở Việt Nam, kể từ sau khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam được ban hành, Việt Nammới thực sự đề cập đến khái niệm về nợ xấu Mặc dù đã dần tiếp cận với nhữngchuẩn mực quốc tế, đề cập đến việc đánh giá các khoản nợ trên cả khía cạnh địnhlượng và định tính, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt nhất định Theo Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu được định nghĩa như sau: "Nợ xấu là các khoản nợ
thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ cókhả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này
Quan niệm về nợ xấu giữa các quốc gia và theo thông lệ quốc tế đều căn cứtrên hai yếu tố là định tính và định lượng Từ đây có thể đưa ra khái niệm nợ xấu ở
Việt đó là: Nợ xấu là những khoản nợ phát sinh từ hoạt động cho vay không được
thanh toán đầy đủ cho ngân hàng hoặc được đánh giá là không có khả năng thu hồi, bao gồm cả các khoản nợ xấu thông thường (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo Điều 7 – Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) và các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng của ngân hàng được theo dõi tại ngoại bảng.
1.1.3 Phân loại nợ xấu
Việc phân loại nợ xấu có vai trò vô cùng quan trọng, phân loại được nợ xấugiúp cho ngân hàng có thể rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tàisản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải
Trang 11pháp xử lý phù hợp; triển khai thực hiện việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thịtrường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt; thường xuyên, kịpthời công khai các hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu theo đúng quy định của phápluật…
- Căn cứ việc xử lý bằng quỹ DPRR (quỹ dự phòng rủi ro), nợ xấu được chia
thành:
Nợ chưa được xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng - Nợ hạch toán nội bảng
Nợ đã được xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng - Nợ hạch toán ngoại bảng
- Căn cứ vào nguyên nhân, nợ xấu được chia thành:
Nợ xấu do nguyên nhân bất khả kháng: do thiên tai, do thay đổi cơ chếchính sách, ốm đau,
Nợ xấu do lỗi của người vay: trình độ quản lý yếu kém, khả năng cạnhtranh kém dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh; cố tình chây ỳ không trả nợ…
Nợ xấu do lỗi của người cho vay: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kémdẫn đến không quản lý, theo dõi và phát hiện sớm sai phạm của khách hàng; thôngđồng với những sai phạm của khách hàng
- Căn cứ vào đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, nợ xấu được chia
thành:
Nợ xấu thông thường: đảm bảo thu hồi đầy đủ trong một khoảng thờigian nhất định
Nợ xấu khó đòi: chỉ có khả năng thu hồi được một phần hoặc thu hồi đầy
đủ nhưng thời gian thu hồi kéo dài
Nợ xấu mất trắng: không có khả năng thu hồi
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chinhánh Chương Mỹ thì tuân thủ theo quy định của pháp luật đặc biệt trong hai vănbản thứ nhất là Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Ban hành Quy định về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngânhàng của tổ chức tín dụng, và thứ hai là Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quy định vềphân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
Trang 12hàng nước ngoài; về xử lý nợ xấu cũng đã thành lập quỹ DPRR để xử lý kịp thờinhững vấn đề liên quan tới nợ xấu, việc thành lập và quản lý quỹ được thông quaGiám đốc chi nhánh: Bà Trần Thị Kim Thanh.
1.1.4 Pháp luật và cơ chế giải quyết nợ xấu ở Việt Nam hiện nay
Pháp luật về xử lý nợ xấu ở Việt Nam
Trong giai đoạn tái cơ cấu khu vực ngân hàng bắt đầu vào những năm 2000,
do hậu quả nặng nề của nền kinh tế tập trung, bao cấp và tác động không thuận lợicủa cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới, hoạt động của hệ thốngcác ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khó khăn vàbộc lộ nhiều yếu kém Trong đó nổi bật là tình hình tài chính không lành mạnh, tỷ lệ
nợ xấu cao và tập trung tại các NHTM nhà nước Ðể khắc phục vấn đề này, về cơbản Việt Nam cũng đã áp dụng các giải pháp truyền thống trong tiến trình xử lý nợxấu như phần lớn các nước Mô hình AMC sử dụng trong quá trình xử lý nợ xấu là
mô hình phân tán
Theo báo cáo tổng kết thực hiện đề án xử lý nợ tồn đọng, nhìn chung đến hếtnăm 2005, các NHTM đã xử lý được gần hết các khoản nợ xấu (95%), tuy nhiênđóng góp của các AMC trong quá trình tận thu hồi nợ thông qua việc bán, khai tháctài sản bảo đảm còn thấp (gần 20%), nợ xấu trong giai đoạn này chủ yếu được xử lýbằng nguồn vốn của Chính phủ và dự phòng rủi ro của các ngân hàng Cho đến nay,các AMC vẫn tiếp tục được duy trì nhưng hoạt động cũng như cơ chế hoạt động củacác đơn vị này chưa được phát huy triệt để Ðây là điều cần phải được khắc phục đểnâng cao tính hiệu quả và hợp lý trong sự tồn tại và hoạt động của các AMC Tuynhiên, trong thời kỳ này vẫn chưa có những cơ chế pháp luật rõ ràng để có thể giảiquyết được vấn đề xử lý nợ xấu
Khác với xuất phát điểm của chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng củanhững năm 2000, chương trình cải cách giai đoạn 2011 - 2015 được tiến hành đồngthời với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàndiện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đanăng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đadạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền
Trang 13tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc
tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngânhàng của nền kinh tế Kèm theo chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng là sự rađời của một loạt các quy định pháp luật rõ ràng nhằm đưa ra những quy định cụ thể,thiết lập một bộ khung pháp lý tương đối rõ ràng cho vấn đề giải quyết nợ xấu trongngân hàng thương mại nói riêng và trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tíndụng nói chung Một số quy định của pháp luật về nợ xấu:
+ Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 do Quốc Hội ban hành có hiệu lực kể
từ ngày 01/01/2011
+ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Về thành lập, tổ chức và hoạt động củaCông ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
+ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Ban hành Quy định về phân loại nợ,trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàngcủa tổ chức tín dụng
+ Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotrong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
+ Thông tư 09/2014/TT-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc ngân hàng nhànước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
+ Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng(2015)
Các cơ chế giải quyết nợ xấu ở Việt Nam hiện nay:
Xử lý nợ xấu là một bước đi quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cấutrúc hoạt động ngân hàng Tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong tiến trình táicấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới cho thấy các nước thườngtriển khai theo những hướng cơ bản như sau:
- Hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ thông qua việc bơm vốn;
Trang 14- Thành lập công ty quản lý tài sản (Asset Management Company - AMC) đểthu mua nợ xấu;
- Tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) vàbên đi vay
Chính sách xử lý nợ qua bơm vốn là phương pháp hỗ trợ trực tiếp từ Chínhphủ cho các ngân hàng và định chế tài chính khác nhằm đối phó với khủng hoảng.Việc tạo ra một cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các TCTD và bên đi vay nhằmlàm trung gian cho các chủ nợ (ở đây là các TCTD) và các doanh nghiệp đi vaythương lượng phương án xử lý nợ dưới nhiều hình thức như thanh lý tài sản, gia hạnhợp đồng, điều chỉnh một số điều khoản của hợp đồng Việc thành lập các công tyquản lý tài sản trên thế giới được tổ chức theo 2 hình thức: tập trung hoặc phân tán
- Hình thức tập trung: Các khoản nợ xấu sẽ được tách khỏi bảng cân đối củangân hàng Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được chuyển sang một công ty quản
lý tài sản hoặc một cơ quan quản lý về thanh khoản ngân hàng để các đơn vị nàyphụ trách việc thu hồi các khoản nợ xấu Công ty quản lý tài sản được thành lậpdưới hình thức này trong giai đoạn đầu hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệpthuộc sở hữu nhà nước
- Hình thức phân tán: Các khoản nợ xấu vẫn được giữ trên bảng cân đối củangân hàng Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được xử lý bởi những đơn vị đượcthành lập trong chính ngân hàng Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng cácngân hàng có đủ thông tin về các doanh nghiệp hoạt động yếu kém để có thể thúcđẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp đó; đồng thời, các ngân hàng cũng chính
là chủ thể có nhiều động lực nhất để cố gắng thu hồi đến mức tối đa các khoản nợxấu
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc xử lý nợ xấu được thực hiện theo hai cách chủyếu sau đây và được quy định rõ ràng trong các quy định của pháp luật:
+ Cách thứ nhất đó là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc trích lập và sử
dụng quỹ dự phòng rủi ro được quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Ban
hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, tại quyết định này có nêu ra:
Trang 15"Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng" (sau đây gọi tắt
là "rủi ro") là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo cam kết (Điều 1, Khoản 2) Và tại Điều 2, Khoản 2 quy định:
"Dự phòng rủi ro" là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo camkết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt độngcủa tổ chức tín dụng Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòngchung
+ Cách thứ hai đó là bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của TCTD Việt Nam ( VAMC): Về thành lập và tổ chức Công ty quản lý tài sản của TCTD
Việt Nam được quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Về thành lập, tổ chức vàhoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Về việc thành lập VAMC, quy định tại Điều 3 “Thành lập Công ty Quản
lý tài sản: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước)thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụnghợp lý cho nền kinh tế; Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổchức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sởhữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngânhàng Nhà nước.”
Về cơ cấu tổ chức VAMC, quy định tại Điều 10: “Cơ cấu tổ chức củaCông ty Quản lý tài sản: Công ty Quản lý tài sản có trụ sở chính tại thành phố HàNội và được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố lớntrực thuộc Trung ương sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; Bộ máyquản lý của Công ty Quản lý tài sản bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát
và Tổng Giám đốc.”
Về hoạt động của VAMC, quy định tại Điều 12 “Hoạt động của Công tyQuản lý tài sản: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý,bán nợ, tài sản bảo đảm; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển
nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp,
Trang 16khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thunợ; Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liênquan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu vàbảo đảm tiền vay; Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; Đầu tư tài chính, gópvốn, mua cổ phần; Tổ chức bán đấu giá tài sản; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanhnghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng; Hoạt động khác phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàngNhà nước cho phép Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụngbán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1Điều này.”
Như vậy, dù là nợ xấu được xử lý theo cơ chế nào thì đều cần có sự tham gia
và chia sẻ tích cực của doanh nghiệp có nợ, ngân hàng chủ nợ và Chính phủ Chínhphủ tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển đúng mức, kịp thời; xây dựngmôi trường kinh tế, chính trị ổn định với những cơ hội đầu tư hấp dẫn Trong khi
đó, doanh nghiệp và ngân hàng là những đối tượng trực tiếp tham gia và có ảnhhưởng lớn tới quá trình định giá các khoản nợ xấu, thỏa thuận mua bán lại nợ, vàđặc biệt là giai đoạn phục hồi/thu hồi lại giá trị của các tài sản xấu đã mua lại
1.1.5 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới 2
Kinh nghiệm từ Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bấtđộng sản tan vỡ - tình cảnh khá tương đồng với Việt Nam hiện nay Để giải cứunhững tổ chức tín dụng sắp "chết", Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết địnhbơm 700 tỷ USD Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấu ngânhàng thương mại, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn
vị yếu kém Phần còn lại - nhưng chiếm tỷ trọng lớn - là để mua cổ phiếu ưu đãi củacác ngân hàng
Với mục đích thứ ba, FED lựa chọn mua cổ phiếu ưu đãi thay vì loại phổthông Cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khả
2 http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/xulynoxau-kinhnghiem-nd-16454.html (website thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc Gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Trang 17năng sinh lời nhưng lại không có quyền tham gia vào việc điều hành ngân hàng.FED chỉ muốn đẩy một ít dòng tiền để ngân hàng có vốn đầu tư và thoát khỏi tìnhtrạng tồi tệ - về mặt bản chất chính là FED cho vay - nhưng họ chủ trương nắmquyền kiểm soát các ngân hàng nên việc họ chọn loại cổ phiếu ưu đãi như phân tích
ở trên là rất thích hợp Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam nên học cách làm của
Mỹ để giải quyết bài toán hiện nay Theo tính toán của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chuyên gia ngân hàng từng có kinh nghiệm làm việc ở Mỹ, Việt Nam cần khoảng 7
-tỷ USD (tương đương hơn 140.000 -tỷ đồng) để mua lại nợ xấu như phương án thứnhất của Mỹ Nếu để ngân hàng tự bán nợ xấu sẽ gây thiệt hại thêm bởi với chấtlượng nợ như vậy, tỷ lệ chiết khấu rất cao, có thể lên tới 80%-90% Phương án mua lại cổ phần giống như Mỹ cũng thích hợp với Việt Nam Nhà nướckhông can dự vào công tác điều hành, quản lý sẽ tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng tựtái cơ cấu
Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Tính đến năm 1998, nợ xấu của toàn bộ hệ thống tài chính Hàn Quốc lên tới
118 ngàn tỉ won, bằng 18% tổng dư nợ (tương đương khoảng 27% GDP của HànQuốc năm 1998), trong đó có 42% là nợ quá hạn từ 3 – 6 tháng, và 58% là nợ quáhạn trên 6 tháng Để giải quyết lượng nợ xấu khổng lồ, Chính phủ Hàn Quốc đã cảitiến lại chức năng và nhiệm vụ của KAMCO, vốn là một Công ty quản lý tài sản nợthuộc ngân hàng phát triển Hàn Quốc - KDB KAMCO được sở hữu bởi ba đơn vị:
Bộ Tài chính và Kinh tế (đóng góp 42,8% vốn), KDB (28,6%), và các định chế tàichính khác (28,6%) Cty này được vận hành bởi một uỷ ban gồm các đại diện đến từ
Bộ Tài chính và kinh tế, Bộ Kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban Giám sát tài chính,Hiệp hội các ngân hàng, Cty bảo hiểm tiền gửi KDB và ba chuyên gia độc lập
Tính tới tháng 4/2003, KAMCO đã mua tổng cộng 1.101 ngàn tỉ won nợ xấutheo giá sổ sách của toàn bộ hệ thống tín dụng với tổng số tiền 39,8 ngàn tỉ won vàđồng thời bán được 65,9 ngàn tỉ won theo giá sổ sách với tổng số tiền thu về là 31,1ngàn tỉ won KAMCO mua các khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính dựa trên cáctiêu chí và phương pháp khác nhau Khi một tổ chức tài chính đề nghị bán nợ xấu,KAMCO sẽ phân tích, định giá, và đàm phán vớí giá bán cuối cùng Việc định giá
Trang 18nợ xấu của KAMCO được dựa trên khả năng mất vốn của các khoản nợ, theo cácquy định về an toàn vốn Sau đó, KAMCO tiến hành định giá nợ xấu dựa trên đặcđiểm của từng khoản nợ Có thể nói, những hành động quyết đoán của KAMCOtrong giai đoạn đầu đã giúp cho các Cty MBN xấu tư nhân của Hàn Quốc mạnh dạnhơn tham gia vào thị trường Nếu như năm 1997, toàn bộ giá trị các thương vụ muabán nợ xấu tại Hàn Quốc đều do KAMCO tiến hành thì con số này giảm xuống còn58,15% vào năm 1998 và 2,81% vào năm 2000 Chính nhờ có sự tham gia của cácCty MBN xấu tư nhân mà nợ xấu của Hàn Quốc đã giảm mạnh từ 17% tổng dư nợvào tháng 3/1998 xuống còn 2,3% vào cuối năm 2002.
Bên cạnh đó, để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, Chính phủHàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt - một số đã tỏ ra rất có hiệu quảtrong một khoảng thời gian nhất định như:
Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổicác tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế
Tính vào chi phí: Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dựphòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòngđịnh giá lại tài sản Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của
tổ chức tín dụng
Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO hay tổ chức tàichính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổchức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễngiảm thuế
Kinh nghiệm từ một số nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia và Thái Lan)
Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998, phầnlớn các nước Đông Á đã lập các Công ty Quản lỷ tài sản (AMC) trực thuộc Nhànước nhằm thanh lý nợ xấu đồng thời với thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàngnói riêng và nền kinh tế nói chung
Chính phủ các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã thành lập các công
ty quản lý tài sản tập trung (AMCs) để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợxấu của ngân hàng Cụ thể: Indonesia thiết lập Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng
Trang 19(IBRA), với Malaysia là Tổ chức xử lý nợ quốc gia (DANAHARTA) Riêng TháiLan ban đầu chỉ thành lập Cơ quan tái cấu trúc tài chính để xử lý các vấn đề của cáccông ty tài chính và đến năm 2001, Thái Lan mới thành lập Công ty Quản lý Tài sản(TAMC) Các công ty này chỉ hoạt động trong một số năm nhất định.
Đặc điểm chung của 3 công ty xử lý nợ nói trên là được Chính phủ tài trợvốn và tổ chức tập trung hơn việc sử dụng một mô hình chỉ dựa vào ngân hàng.Điều này có lẽ là do tính chất đặc thù có hệ thống về các vấn đề ngân hàng và quy
mô nợ xấu Chính phủ các nước nói trên áp dụng hình thức mua sỉ tất cả các khoảncho vay có vấn đề và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng
Mô hình AMCs mang tính khả thi cao do nhiều ngân hàng không đủ nguồnlực để tự tái cấu trúc các khoản nợ xấu của mình thông qua các đơn vị trực thuộchay các công ty con của ngân hàng Hơn nữa, cơ sở pháp lý so với các chuẩn mựcthế giới ở các nước này vẫn còn lạc hậu cũng góp phần tạo ra sự cần thiết phải cóAMCs
Các công ty xử lý nợ tập trung cũng có các quyền hạn đặc biệt để cắt giảmcác thủ tục pháp lý Ví dụ, Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia có quyền xử lý tất
cả các khoản nợ xấu chuyển giao mà không cần phải xin phép các chủ tài sản.TAMC của Thái Lan cũng sử dụng quyền hạn của mình để buộc các con nợ phảingồi vào bàn đàm phán cho việc thanh toán các khoản nợ vay của mình…
1.2 Thực tiễn giải quyết nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.1 Thực tế xử lý nợ xấu của Việt Nam hiện nay 3
3 Tham khảo từ các bài viết: ThS Đào Thị Hồ Hương Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp, Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng “Bàn về hướng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”; TS Nguyễn Thị Kim Thanh: “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 11/2012 TS Nguyễn Đại Lai: “Làm gì để xử lý nợ xấu”, Tạp chí Cộng sản, 05/01/2013 Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại kì họp thứ 8, Quốc Hội Khóa XIII
Trang 20Năm 2012, Nợ xấu đang làm cho tình hình tài chính của các tổ chức tín dụngkhông lành mạnh, thanh khoản khó khăn, một số ngân hàng thương mại đứng trướcnguy cơ đổ vỡ, đe dọa an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mô Gần như cùng thờiđiểm với vấn đề nợ xấu, còn hàng loạt vấn đề kinh tế vĩ mô ở thời điểm đó cần xử
lý mà biểu hiện rõ nhất là lạm phát tăng cao Tình hình đòi hỏi những quyết sáchkhẩn trương, quyết liệt nhưng bình tĩnh, tỉnh táo Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội KhóaXIII, Thủ tướng đã báo cáo về tình hình nợ xấu Thủ tướng cho biết, theo kết quảgiám sát của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu của cácTCTD lên đến 17% Nợ xấu làm cho nhiều doanh nghiệp không vay được vốn, sảnxuất kinh doanh khó khăn đình trệ, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống và tăngtrưởng kinh tế Nợ xấu còn làm cho tình hình tài chính của các TCTD không lànhmạnh, thanh khoản khó khăn, một số ngân hàng đứng trước nguy cơ đổ vỡ, đe dọa
an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mô Tại kì họp này Chính phủ đã đặt mục tiêu
là cải thiện thanh khoản, tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổchức tín dụng, đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an toàn
hệ thống Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa nợ xấu về mức bình thường trong kinh
tế thị trường Cùng với sự tham gia của Chính Phủ trong vấn đề giải quyết vấn đề
nợ xấu, NHNN đã đưa ra một số chính sách lớn nhằm tạo điều kiện cho các tổ chứctín dụng tự xử lý nợ xấu, cơ cấu nợ và xử lý các tài sản bảo đảm Tạo một khungpháp lý hoàn chỉnh để xử lý vấn đề nợ xấu trong các tổ chức tín dụng nói chung và
ở các ngân hàng thương mại nói riêng
Năm 2013, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2013, vềhướng xử lý nợ xấu, Thủ tướng Chính phủ cho rằng điều này phụ thuộc vào chínhcác ngân hàng thương mại, bởi chỉ có bản thân các ngân hàng mới hiểu đượcnguyên nhân nợ xấu và hướng xử lý Cùng với đó là Thông tư 02/2013/TT-NHNNquy định về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP,
Về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tíndụng Việt Nam ra đời đã tạo ra một hệ thống khung pháp lý rõ ràng hơn cho cácngân hàng thương mại có cách thức xử lý nợ xấu Việc trích lập dự phòng rủi ro có
Trang 21tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng là một phương thức
xử lý nợ xấu được đưa vào luật hóa đã tạo cơ chế pháp lý cho các ngân hàng có thểvận dụng để xử lý nợ xấu Ngoài ra, NHNN còn tiến hành các hoạt động thanh tra giámsát với nhiều phương pháp, hình thức mới Ðây là yếu tố quan trọng góp phần tái cơ cấunhanh các tổ chức tín dụng
Nhờ việc thực hiện đồng bộ các biện pháp triển khai của Ngân hàng Nhànước và các TCTD, đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu đượcxác định tại thời điểm tháng 9/2012 (465.000 tỷ đồng) Việc xử lý nợ xấu chủ yếuthông qua các kênh: Thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ vàphát mại tài sản bảo đảm tiền vay, trong đó có bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tàisản của các TCTD (VAMC)
VAMC được thành lập từ giữa năm 2013 Đến ngày 23/12/2014, theo ôngĐoàn Văn Thắng, Phó Tổng Giám đốc VMAC, thì VAMC đã mua được 123 ngàn
tỷ đồng dư nợ gốc nợ xấu Trong năm 2014, VAMC đã xử lý nợ xấu được hơn 4ngàn tỷ, với số nợ xấu đã xử lý được gồm xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ tập trungchủ yếu cho các khoản mua nợ của 2013, đây là một nỗ lực của VAMC Ngoài việc
hỗ trợ giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC hỗ trợ đắc lực cho cáckhách hàng của tổ chức tín dụng, hỗ trợ điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh kỳ hạn nợ,gia hạn nợ Còn theo báo cáo của các TCTD, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2014còn khoảng 3,8% và có xu hướng giảm: tháng 6/2014 là 4,17%; tháng 7 là 4,11%;tháng 8/2014 là 3,9%; ước tính đến cuối năm 2014 còn khoảng 2,5 - 2,7% Tuynhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2014khoảng 5,4%, ước đến cuối năm 2014 còn khoảng 3,7 - 4,2% so với mức 17% vàotháng 9/2012 Việc Ngân hàng Nhà nước đánh giá tỷ lệ nợ xấu cao hơn là do thựchiện giám sát và đánh giá lại chặt chẽ hơn việc phân loại nợ của các TCTD
Như vậy, tính chung trong 3 năm qua (2012-2014), hệ thống ngân hàng đã
xử lý được 249.000 tỷ đồng nợ xấu, ngoại trừ một số xử lý qua VAMC, các TCTDchủ động xử lý nợ, còn lại nợ xấu được xử lý qua trích lập dự phòng của TCTD.Đến hết tháng 7/2014, số dự phòng các TCTD đã trích lập là 78.000 tỷ đồng để cuối
Trang 22năm 2014 tiếp tục xử lý nợ xấu Đặc biệt, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước,hiện nay, tài sản đảm bảo có giá trị cao gấp 2 lần số nợ xấu.
Mặc dù được thành lập từ giữa năm 2013, nhưng tiến trình xử lý nợ xấu củaVAMC vẫn còn chưa thực sự hiệu quả VAMC chưa thay đổi trong cách tiếp cận nợxấu, dứt khoát và xử lý nhanh các tài sản đảm bảo, đặc biệt là với bất động sản, hoạtđộng của VAMC bị lệ thuộc rất lớn vào Ngân hàng Nhà nước Lệ thuộc cả về cơchế chính sách, đến nhân sự Đồng thời, nhà nước cần trao cơ chế đặc biệt choVAMC để có thể xử lý nhanh các vướng mắc hiện nay
Để tăng hiệu quả hoạt động của VAMC là phải tạo khuôn khổ pháp lý chothị trường mua bán nợ hiện nay Cho phép các nhà đàu tư nước ngoài tham gia đểmang lại luồng tiền sạch cho nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tưtham gia vào thị trường mua bán nợ
1.2.2 Thực tiễn giải quyết nợ xấu bởi các ngân hàng thương mại
Quy trình và cơ sở pháp lý trong việc xử lý nợ xấu.
Theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam về xử lý nợ xấu, khi một khoản nợ được xác định là nợxấu, Ngân hàng được phép sử dụng các biện pháp xử lý để thu hồi nợ như phát mại
Trang 23tài sản bảo đảm, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, khởi kiện ra toà, thực hiện nghiệp
vụ mua bán nợ và tất cả các biện pháp để thu hồi nợ
Quy trình xử lý nợ xấu
Khi khoản vay được xác định là nợ xấu thì các NHTM thường áp dụng quy trình
xử lý như sau:
- Bước 1: Nợ xấu được phân loại theo giá trị và khả năng thu hồi chuyển cho
Tổ (hoặc bộ phận) xử lý nợ xấu của Ngân hàng, các bộ cho vay các khoản vay đó phảicung cấp thông tin, chứng cứ về tình trạng nợ của khách hàng, nguyên nhân phát sinh nợxấu, đánh giá sơ bộ khả năng thu hồi
- Bước 2: Sau khi tiếp nhận khoản nợ xấu, trên cơ sở hồ sơ, phân tích thông tinkhách hàng chuyển giao cho chuyên viên xử lý nợ xấu đồng thời gửi báo cáo chi tiết chokhối quản trị rủi ro
- Bước 3: Khối quản trị rủi ro sau khi nhận được hồ sơ, báo cáo phân tích nợxấu từ Tổ xử lý nợ xấu có trách nhiệm đánh giá lại và đưa ra kế hoạch hành động tiếptheo: như phát mại tài sản, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khởi kiện,bán nợ …
- Bước 4: Sau khi kế hoạch được khối quản trị vạch ra, Tổ xử lý nợ xấu, cán bộtín dụng phụ trách khoản vay có trách nhiệm thực hiện cập nhật dữ liệu vào hệ thốngthông tin nợ xấu, tập trung các biện pháp để thu hồi nợ đạt hiệu quả cao nhất, giảm thiệthại thấp nhất cho Ngân hàng, tiến hành xử lý rủi ro toàn bộ hoặc phần nợ còn lại bằngquỹ dự phòng rủi ro, chuyển ra ngoại bảng theo dõi và tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ
Nợ xấu vẫn còn cao trong thời gian gần đây phản ánh chính sách minh bạchhoá và giám sát chặt việc thống kê nợ xấu của ngân hàng: tình huống gia tăng nợxấu phản ánh một điều rằng, NHNN đã và đang chủ trương minh bạch hoá quan hệtín dụng, thông tin tài chính Nhưng hầu hết các NHTM Việt nam hiện nay đềuphân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính,kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Điều này dẫn đến việc phân loại nợkhông phản ánh thực chất khoản nợ Đồng thời các ngân hàng chỉ xếp phần nợ đếnhạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của nhóm nợ vẫn là nợ đủtiêu chuẩn Nhưng đồng thời nợ xấu trong thời gian gần đây cũng phản ánh năng
Trang 24lực thanh tra, giám sát của NHNN trong một thời gian dài còn hạn chế, chưa pháthuy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm
và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định vềhạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG MỸ 2.1 Tổng quan về ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ
Địa vị pháp lý của ngân hàng No&PTNT Việt Nam - chi nhánh Chương Mỹ Tên Ngân hàng:
- Tên thương mại: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam - chi nhánh Chương Mỹ
- Tên viết tắt: Agribank chi nhánh Chương Mỹ
Tên tiếng anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
-Chương Mỹ Branch
- Tên viêt tắt bằng tiếng anh: Agribank - Chương Mỹ Branch
Hình thức pháp lý:
- Hình thức pháp lý: Thương mại cổ phần
- Mã số danh nghiệp: 0100686174-157 ngày cấp 31/07/2013
Cơ quan cấp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Địa chỉ giao dịch:
- Trụ sở giao dịch: Số 6, khu Yên Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Huyện Chương
Mỹ, Hà Nội
Sự ra đời của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam – chi nhánh Chương Mỹ
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(NHNo&PTNT) huyện Chương Mỹ được biết tới như là chi nhánh loại 3 của Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Sau nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) về tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó có Ngânhàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chinhánh huyện Chương Mỹ chính là Ngân hàng nhà nước huyện Chương Mỹ, được
Trang 26thành lập năm 1951, sau Quyết định số 53/HĐBT thì Ngân hàng nông nghiệp huyệnChương Mỹ được chuyển thành Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Chương
Mỹ trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Hà Tây
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thaythế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nôngnghiệp huyện Chương Mỹ được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyệnChương Mỹ
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam Theo đó Ngân hàng Nông nghiệp Chương Mỹ một lần nữa được đổi tên thànhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam huyện Chương Mỹ
Ngày 1/8/2008, Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giớihành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan chính thức có hiệu lực thihành, theo đó các cơ quan hành chính lần lượt được sáp nhập về thành phố Hà Nội.Năm 2009, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam huyệnChương Mỹ chính thức trở thành chi nhánh cấp 3 của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây, trực thuộc Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành phố Hà Nội
Quá trình phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyệnChương Mỹ từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vị thế và vai trò chủ đạo, trụcột đối với nền kinh tế của huyện, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nôngthôn; là nơi cung cấp nguồn vốn tin cậy cho các cá nhân, tổ chức trên địa bànhuyện; thực hiện tốt vai trò điều tiết nền kinh tế huyện; đi đầu trong việc nghiêmtúc chấp hành và thực thi các chính sách, sự chỉ đạo của các cấp, các ngành về chínhsách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế
Trang 27Tháng 8/2008, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namchi nhánh huyện Chương Mỹ đã tiến hành chạy chương trình IPCAS4 với phần mềmngân hàng hiện đại của KOREA Bank Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại
và nhận thức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, việc
áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực ngân hàng đã giúp cho hiệu suất làm việccủa ngân hàng được tăng lên một cách đáng nể, cung cấp cho khách hàng nhữngdịch vụ tối ưu, hiệu quả và nhanh chóng
Bước sang năm 2009 thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam, sau khi đã áp dụng thành công nhưng tiến bộ trong lĩnhvực công nghệ thông tin thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam chi nhánh huyện Chương Mỹ chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm,dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như:SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Khobạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách
Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển với phương châm “Trung thực, Kỷcương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam huyện Chương Mỹ đã đạt được nhiều bằng khen, phầnthưởng, cờ thi đua do Uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hà Tây trao tặng Bên cạnh đó, trong các phong trào thi đua, hội thao, hội thi củakhối ngành phát động, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namchi nhánh huyện Chương Mỹ đã tham gia tích cực và giành được nhiều giải cao
Định hướng tương lai
Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận luậtchơi chung với khu vực và thế giới, làm gia tăng tính đa dạng trong cơ cấu kinh tế
và tính phức tạp trong các hoạt động tài chính, tiền tệ Cùng với đó kinh tế ViệtNam đến 2020 hướng tới một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, cóthu nhập trung bình (sau đó đến giữa thế kỷ là nước công nghiệp phát triển, có thu
4 Chương trình IPCAS là một hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng của Ngân hàng Nông nghiêp
& PTNT Việt Nam được xử lý trực tuyến tập trung nhằm giúp ngân hàng quản lý các giao dịch của khách hàng, lưu trữ chứng từ, xử lý số liệu và nhiều nghiệp vụ đơn lẻ khác, tự động hoá theo hình thức giao dịch một cửa
Trang 28nhập cao), và vai trò của khu vực ngân hàng đối với việc thực hiện mục tiêu trên sẽchi phối xu hướng phát triển hệ thống ngân hàng Cấu trúc của khu vực ngân hànghiện nay đã đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình hoạt động Tuy nhiên, đã có sựphát triển không đều của các loại hình định chế này Trong đó, vai trò chủ đạo củacác ngân hàng thương mại Nhà nước đang dần lu mờ đi, chưa khẳng định rõ khíacạnh của tính chủ đạo; các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) về thị phầnhoạt động có sự phân chia rõ nét Một số các NHTMCP có quy mô lớn về vốn, nănglực cạnh tranh tốt, chiếm một thị phần đáng kể trong khu vực ngân hàng, nhưng vẫntồn tại một số các NHTMCP có quy mô rất nhỏ, khó có thể cạnh tranh hoạt động vàtrụ vững về tài chính trong dài hạn; các định chế tài chính phi ngân hàng phát triển
ở mức hạn chế, thiếu các định chế tài chính vi mô
Xác định được xu thế của nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng No&PTNT ViệtNam – Chi nhánh Chương Mỹ đã định hướng được sự phát triển cho bản thân mìnhtrong tương lai, xác định rõ ràng những mục tiêu cần thay đổi đó là: cần tái cấu trúcmạnh mẽ trong mô hình tổ chức, cần tinh giảm và nâng cao hiệu quả tối đa cho bộmáy; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quảntrị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồnvốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơnnhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế Đồng thời Ngânhàng cũng chú trọng tới yếu tố con người, nâng cao chất lượng lao động tham gialàm việc tại ngân hàng Đó sẽ là những yếu tố then chốt giúp cho sự phát triển củaNgân hàng trong tương lai thêm vững mạnh
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹ
Tính đến ngày 31/12/2014,Ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Chương Mỹgồm Ngân hàng Trung tâm và 3 phòng giao dịch với 51 nhân sự
- Ngân hàng trung tâm trụ sở tại Số 6, khu Yên Sơn, Thị trấn ChúcSơn, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội
+ Phòng tín dụng, bộ phận thẩm định thuộc phòng tín dụng;
+ Phòng Kế toán- Ngân quỹ, bộ phận hậu kiểm thuộc phòng kế toán
Trang 29+ Phòng Hành chính nhân sự.
- Ba phòng giao dịch:
+ Phòng giao dịch Đông Phương Yên
+ Phòng giao dịch Miếu Môn
2 Ông Trần Duy Liễu
Các phòng Giao dịch nằm ở rải rác khắp các địa điểm trung tâm trong Huyện
để thu hút và thuận tiện cho các khách hàng giao dịch
Trang 30Sơ đồ 01: Bộ máy hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam- chi
nhánh Chương Mỹ
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự- Ngân hàng No&PTNT Chương Mỹ)
Với tư cách pháp lý là doanh nghiệp và là chi nhánh của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do vậy bộ máy tổ chức điều hành củaAgribank chi nhánh huyện Chương Mỹ phải tuân thủ theo đúng những quy định luậtdoanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng và những văn bản quy phạm pháp luật cóliên quan
Hoạt động của các phòng ban:
- Ban giám đốc: Gồm có Giám đốc và hai Phó giám đốc Theo quy định của
Điều lệ thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chinhánh Chương Mỹ quy định về chức năng của giám đốc công ty cổ phần theo đóGiám đốc chi nhánh huyện Chương Mỹ chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chungmọi hoạt động tại chi nhánh trong phạm vi thẩm quyền được giao Quản lý toàndiện từ hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư, dịch vụ đến hoạt động tổ chức nhân
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
phụ trách tín dụng
Phó giám đốc phụ trách kế toán
Phòng
kế hoạch kinh doanh
PGD Quảng Bị
Phòng
kế toán ngân quỹ
Phòng giao dịch Miếu Môn
Bộ phận thẩm định
Bộ phận hậu kiểm
Trang 31sự, khen thưởng thi đua, tổ chức Đảng và Đoàn thể… Cụ thể: Trực tiếp tổ chức điềuhành nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chương Mỹ Chỉ đạo điều hànhtheo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc và giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh
Hà Tây đối với các chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch thuộc mình quản lý; Thực hiệnnhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của tổng giám đốc NHNo&PTNTViệt Nam, giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây về các mặt nghiệp vụ liênquan đến hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giámđốc, giám đốc chi nhánh về các quyết định của mình; Quy định nhiệm vụ cho cácphòng nghiệp vụ, phòng giao dịch, lề lối làm việc thuộc chi nhánh NHNo&PTNTViệt Nam nhưng không được trái với nội dung quy chế; Quyết định về những vấn
đề tổ chức, cán bộ và đào tạo; Được ký các hợp đồng: tín dụng, bảo đảm tiền vay vàcác hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định;Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt, áp dụngtừng thời kỳ cho khách hàng, phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ,phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước, NHNo &PTNT Việt Nam,NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Phó Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc điều hành một số công việckhi giám đốc vắng mặt (trừ công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, kỷ luật cán bộ).Đồng thời có trách nhiệm báo cáo lại kết quả giả quyết công việc khi giám đốc cómặt tại đơn vị; Bàn bạc và tham gia đóng góp ý kiến đối với Giám đốc trong việcchỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ
và chế độ thủ trưởng
Trang 32- Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNo&PTNT Chương Mỹ có chức năng: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng,
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theohướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tíndụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tíndụng theo phân cấp ủy quyền; Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danhmục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; Thẩmđịnh các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây theo phâncấp ủy quyền; Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốntrong nước, nước ngoài, trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ,
Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước; Xây dựng vàthực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theodõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết đề xuất lãnh đạo, ngân hàng cấp trên cho phép nhânrộng; Thường xuyên phân loại dự nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đềxuất hướng giải quyết; Giúp giám đốc NHNo&PTNT Chương Mỹ chỉ đạo, kiểm trahoạt động tín dụng của các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn; Tổng hợp báocáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám
đốc NHNo&PTNT huyện Chương Mỹ giao
- Phòng kế toán – ngân quỹ có chức năng: Trực tiếp hạch toán kế toán,
hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, ngânhàng Nhà nước Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tài chính, quyết toán kế hoạch thu chitài chính, quỹ tiền lương đối với các Phòng giao dịch trên địa bàn trình ngân hàngcấp trên phê duyệt Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định Tổnghợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quyđịnh Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định Thực hiệnnghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ
và định mức tồn quỹ theo quy định Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toánphục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam Chấphành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề Thực hiện các nhiệm vụ khác
do giám đốc NHNo&PTNT Chương Mỹ giao
Trang 33- Phòng hành chính, nhân sự có chức năng:
+ Công tác hành chính
o Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh Có tráchnhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc NHNochi nhánh Hà Tây phê duyệt
o Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ giữa chi nhánh vàNHNo chi nhánh Hà Tây; Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể
về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, laođộng, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của ngân hàng
o Thực thi pháp luật có liên quan an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan
o Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản địnhchế của NHNN, NHNo&PTNT; Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc,công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chương Mỹ
o Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chínhvăn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ của chi nhánh NHNo&PTNTChương Mỹ
o Thực hiện công tác cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ laođộng, quản lý nhà tập thể, nhà nghỉ của cơ quan; Thực hiện công tác thông tin,tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng Chương
Mỹ và chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây
o Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thămhỏi ốm đau, hiếu hỷ của cán bộ, nhân viên
o Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc NHNo&PTNT Chương Mỹ giao.+ Công tác nhân sự:
o Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đicông tác, học tập Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quyhoạch, đào tạo
o Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước,Đảng, ngành ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán
Trang 34bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của NHNo chi nhánh Hà Tây vàNHNo&PTNT Việt Nam
o Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh NHNo&PTNTChương Mỹ
o Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề; Thực hiện cácnhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Chương Mỹ giao
- Bộ phận hậu kiểm có chức năng:
o Bộ phận hậu kiểm bao gồm các cán bộ tham gia hậu kiểm tại chi nhánh,
bộ phận hậu kiểm thuộc phòng kế toán ngân quỹ
o Cán bộ hậu kiểm là người kiểm soát lại tính hợp lệ, hợp pháp các chứng từ
và thông tin giao dịch đã hoàn thành trên các phân hệ nghiệp vụ của hệ thốngIPCAS (các giao dịch hạch toán tự động, bán tự động, hạch toán thủ công) trên cơ
sở chứng từ, các hồ sơ và báo cáo nghiệp vụ
Bộ phận hậu kiểm có trách nhiệm đôn đốc và tiếp nhận chứng từ do cán bộtập hợp chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ chuyển đến; kiểm tra số lượng chứng
từ khớp đúng với liệt kê chứng từ và các báo cáo theo từng giao dịch viên; kiểm tralại tính đầy đủ, chính xác, hợp lý, hợp lệ của chứng từ kế toán bằng giấy, tính phùhợp giữa nội dung chứng từ với nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Nhiệm vụ của phòng giao dịch:
o Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ (khi được Tổng giám đốccho phép) của mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định củacác hình thức huy động vốn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
o Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án, tiếp nhận và thẩmđịnh hồ sơ xin vay của khách hàng cho vay trong quyền phán quyết và trìnhNHNo&PTNT Chương Mỹ đối với cho vay vượt quyền phán quyết
o Mở tài khoản tiền gửi nội và ngoại tệ, làm các dịch vụ chuyển tiền
o Thực hiện thu chi tiền mặt; Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi; Nghiên cứu,tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng