1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hát trống quân ở xã liên thuận huyện thanh liêm tỉnh hà nam

71 897 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Hát Trống quân ở xã Liêm Thuận cũng giống như bao vùng quê khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ là loại dân ca đối đáp thi tài đua trí với nội dung là những câu dao duyên tình tứ, những nhận biết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

ĐINH THỊ THU HIỀN

HÁT TRỐNG QUÂN Ở XÃ LIÊM THUẬN HUYỆN THANH LIÊM - TỈNH HÀ NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học

ThS NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn Líp: K36E - ViÖt Nam häc

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận “Hát Trống quân ở xã Liêm Thuận

- huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam”, tác giả thường xuyên nhận được sự chỉ

bảo giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn và các thầy giáo cô

giáo trong tổ Văn học Việt Nam, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS Nguyễn Thị Tính - người trực tiếp hướng dẫn khoa học

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới các thầy giáo

cô giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành khoá luận này

Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Đình Lâu - cán bộ hưu trí

ở xã Liêm Thuận, đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành được khóa luận

Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho ba mẹ - người sinh thành, nuôi dưỡng, người luôn ở bên cạnh chia sẻ bảo ban cũng như động viên tác giả trong suốt thời gian qua, và tác giả cũng muốn gửi lời cảm ơn đến những bạn bè đã hết lòng giúp đỡ để tác giả hoàn thành khóa luận này

Là một sinh viên bước đầu làm khoa học nên còn nhiều bỡ ngỡ và không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Đinh Thị Thu Hiền

Trang 3

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn Líp: K36E - ViÖt Nam häc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Hát Trống quân ở xã Liêm Thuận, huyện

Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” là một đề tài do chính tôi thực hiện dưới sự chỉ

bảo tận tình của ThS Nguyễn Thị Tính

Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của tôi trong khóa luận này

Sinh viên

Đinh Thị Thu Hiền

Trang 4

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn Líp: K36E - ViÖt Nam häc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Mục đích nghiên cứu 3

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Bố cục của khóa luận 3

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 4

1.1 Một số vấn đề liên quan về hát Trống quân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ 4

1.1.1 Khái niệm về hát Trống quân 4

1.1.2 Một số nét về hát Trống quân 4

1.1.3 Khái quát lịch sử hình thành hát Trống quân 5

1.2 Khái quát về xã Liêm Thuận - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam 10

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 11

1.2.3 Đặc sắc văn hóa xã Liêm Thuận 11

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÁT TRỐNG QUÂN Ở XÃ LIÊM THUẬN 15

2.1 Nguồn gốc hát Trống quân ở xã Liêm Thuận 15

2.2 Thời gian và không gian diễn xướng 17

2.2.1 Thời gian diễn xướng 17

2.2.2 Không gian diễn xướng 18

2.3 Đặc điểm về chiếc trống trong các cuộc hát Trống quân 19

2.4 Đặc điểm ở tiết tấu của hát Trống quân 21

2 5 Đặc điểm về cách hát Trống quân 22

2.6 Nội dung của câu hát Trống quân Liêm Thuận 34

Trang 5

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn Líp: K36E - ViÖt Nam häc

2.6.1 Những câu hát Trống quân miêu tả nếp sống sinh hoạt của người Liêm

Thuận 34

2.6.2 Những câu hát Trống quân ca ngợi tình yêu đôi lứa 38

2.6.3 Những câu hát Trống quân thể hiện tình yêu quê hương đất nước 41

KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 1 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Xã Liêm Thuận xưa (huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam) là vùng chiêm trũng, thuộc đồng bằng Sông Hồng, nơi có nền văn minh lúa nước lâu đời gắn với những giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng sâu sắc

Xã Liêm Thuận xưa là cái “rốn nước” của huyện, nhân dân trong xã phải sống trong cảnh nước ngập quanh năm, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn “6 tháng đi chân, 6 tháng đi tay”, cuộc sống của người dân quanh năm nghèo khó Nhưng cũng chính vì cuộc sống nghèo khó như vậy mà con người nơi đây có ý thức vươn lên rất cao và sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp như: tục hát nõ nường, tục cướp lão, hội vật võ Liễu Đôi, có vị quan Lê Tung làm tới chức Thượng thư dưới triều Lê…

Đặc biệt là ở mảnh đất Liêm Thuận còn có làn điệu hát Trống quân mượt mà, đầy sức sống

Hát Trống quân ở xã Liêm Thuận cũng giống như bao vùng quê khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ là loại dân ca đối đáp thi tài đua trí với nội dung là những câu dao duyên tình tứ, những nhận biết và kinh nghiệm sống giữa những người trung niên, thanh niên trong xã hội nông nghiệp Hát Trống quân được tổ chức chính vào tết Trung Thu hàng năm

Những câu hát Trống quân của người dân nơi đây có đề tài rất phong phú, phản ánh mọi mặt của cuộc sống, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây

Ngày nay, xã Liêm Thuận đã có nhiều đổi thay: đói nghèo được đẩy lùi, chiêm mùa hai vụ tốt tươi, nhà cửa san sát, đường xóm được giải bê tông sạch sẽ… đặc biệt, các giá trị văn hóa tốt đẹp trong đó có hát Trống quân vẫn được đặt ở vị trí quan trọng và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của tỉnh Hà Nam năm 2006

Trang 7

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 2 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, toàn tỉnh Hà Nam đang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ra sức phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đẩy mạnh việc duy trì, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc

Tuy nhiên, ở một số nơi, Di sản Văn hóa không phải lúc nào cũng được coi trọng đúng mức, không ít nơi phục hồi một cách tùy tiện, thiếu định hướng, làm cho biến dạng, méo mó những giá trị tốt đẹp trong các Di sản Văn hóa, hoặc quay lưng với giá trị văn hóa truyền thống và xem đó là cái lỗi thời Vì thế, các Di sản Văn hóa cần được nhìn nhận một cách khoa học, khách quan

Từ những lý do nêu trên, với lòng tự hào là người con sinh ra trên mảnh đất Thanh Liêm - Hà Nam và là sinh viên ngành Việt Nam học, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hát Trống quân ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Lịch sử vấn đề

Năm 1995, qua cuốn sách Khảo sát văn hóa truyền thống Liễu Đôi, tác

giả Bùi Văn Cường và Nguyễn Tế Nhị đã cho người đọc thấy được một số đặc điểm chính về cách làm trống và không gian diễn ra hội hát Trống quân

Năm 2000, Trung tâm Văn hóa tỉnh Hà Nam đã lựa chọn và biên soạn một số làn điệu, trong đó có hát Trống quân để chương trình VTV3 Đài

truyền hình Việt Nam ghi thành đĩa CD Dân ca Hà Nam, và cũng trong năm này, nhạc sĩ Phạm Trọng Lực biên soạn tập nhạc Dân ca Hà Nam

Năm 2003, một số cán bộ ở Trung tâm cùng Bảo tàng tỉnh Hà Nam phối hợp với Cục di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch tiến hành khảo sát phục dựng để bảo tồn “Hát Trống quân trên cạn và dưới thuyền ở xã Liêm Thuận”

Trong những năm từ 2001 tới 2005 có các bài viết liên quan tới hát Trống quân của tác giả Nguyễn Đình Lâu in trên báo Đảng - Hà Nam

Trang 8

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 3 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Những công trình nghiên cứu kể trên đã nêu ra một số điểm sơ lược về hát Trống quân Liêm Thuận Vì vậy trong khóa luận này, từ việc tiếp thu thành tựu của những công trình nghiên cứu trước, tôi muốn tìm hiểu một cách khái quát để làm nổi bật một số đặc điểm và giá trị của hát Trống quân ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Khái quát được không gian văn hóa của mảnh đất Liêm Thuận - Thanh Liêm - Hà Nam

- Tìm hiểu nguồn gốc ra đời, chỉ ra các đặc điểm chính trong hát Trống quân

4 Mục đích nghiên cứu

- Khẳng định được nội dung chính mà những bài hát Trống quân ở xã Liêm Thuận đề cập đến, từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về làn điệu hát Trống quân

- Tiếp tục nghiên cứu để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, giữ gìn và bảo tồn, phát huy các giá trị của hát Trống quân

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Hát Trống quân ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Các thôn: Sông, Gừa, Lau, Chảy, Vải, Nga, Thị, Chằm xã Liêm Thuận

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã

- Phương pháp liên ngành, đa ngành

- Phương pháp phân tích tổng hợp

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm của hát Trống quân ở xã Liêm Thuận

Trang 9

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 4 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

1.1 Một số vấn đề liên quan về hát Trống quân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ 1.1.1 Khái niệm về hát Trống quân

Tác giả Trần Việt Ngữ cho rằng: “Hát Trống quân là loại dân ca đối

đáp thi tài, đua trí với nội dung là những câu giao duyên tình tứ, trao đổi

những nhận biết và kinh nghiệm sống giữa những người trung niên, thanh niên trong xã hội nông nghiệp Hát Trống quân được tổ chức chính vào tết Trung Thu hàng năm, phổ biến ở nhiều vùng trung châu và đồng bằng phía Bắc Việt Nam” [4; 12]

1.1.2 Một số nét về hát Trống quân

Hát Trống quân thuộc dạng hát nói, hát kể, nương theo niêm luật và thanh điệu câu chữ của thơ lục bát bằng trắc, song thất lục bát, đôi khi cả thất ngôn bát cú biến thể chút ít Nó đòi hỏi người hát phải phát tiếng nhả lời sao cho thật từ rõ dấu, chuyển âm tạo điệu ở dạng năm cung nguyên sơ, với tiết tấu vui tươi, dí dỏm qua những nhịp đảo, nhịp nghịch nhưng chấm câu rơi vào âm lửng với tiếng trống đất “thình thùng thình” dứt câu vấn, câu đáp, câu xướng, câu họa, gây cảm giác dở dang nửa chừng, gợi thúc đối phương mau đáp họa lại Bởi thế, dù phải hát những câu mang nội dung thương nhớ buồn sầu, tâm trạng nghệ nhân vẫn không bị quyến quyện vào ý tứ, lời chữ, mà ngược lại họ tách ra thoải mái, dường như đứng ngoài, đứng trên câu đang hát

Người hát thuộc về mọi tầng lớp trong xã hội: nông dân, nhà nho, thư sinh hát với con gái gia đình kỳ mục, giàu có hay gia đình thường dân… họ hoàn toàn không phải ca sỹ chuyên nghiệp mà chỉ là “tài tử” nghiệp dư sinh hát, biết hát… phần đông là trai và gái đến tuần cập kê đi hát hội để tìm gặp tài sắc, định ước tương lai

Trang 10

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 5 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Thính khán giả của hát Trống quân là bà con trong làng trong tổng, gặp lúc nông nhàn rủ nhau kéo đến thưởng thức Bà con đứng ngồi túm năm, tụm

ba vây quanh bãi hát, nhiệt tình tán thưởng những câu vấn ý tứ sâu xa, câu đố lắt léo khó giải, những câu đáp câu họa đón đỡ chí tình, văn vẻ, sắc bén Họ càng thích thú hơn khi được nghe những cách bẻ câu đổ giọng ngọt ngào

Người dân coi hát Trống quân là đặc sản nghệ thuật của mọi người trong tết Trung Thu, không những để vui chơi thử trí trao duyên lúc mùa màng thư nhàn, mà còn để cha ông soi ngắm trăng sao thời tiết, đoán định bước làm ăn sắp tới Họ bảo nhau rằng “Muốn ăn lúa tháng năm hãy xem trăng rằm tháng Tám”, rằng “Trăng trong thì được lúa mùa, trăng đục mờ mờ

ắt được lúa chiêm” Họ cũng sắm sửa mọi đủ thứ đèn cù, đèn sao, đèn cá, đầu

sư tử, cùng với bưởi bòng, na chuối, bánh trái, tò he, làm bữa, bày cỗ cho cháu con vui chơi dưới trăng

1.1.3 Khái quát lịch sử hình thành hát Trống quân

Sử chép, các triều Lý, Trần, Lê vào dịp rằm tháng 8 thường mở những hội đua đèn, đua thuyền, đua các trò khéo, trò khỏe, trò múa rối leo dây, kéo dài dăm bảy ngày, thu hút đông đảo dân chúng các nơi về Thăng Long dự xem, có ý phô trương uy đức đấng cầm quyền, tự hào bộc lộ những cảnh ăn chơi xa hoa của thời mình hơn là nhằm làm vui cho lớp lớp chúng dân hoặc trẻ em Mở hội ắt có hát múa, song sử sách của người xưa cũng chỉ ghi đôi ba dòng nhắc đến hát múa chung chung; mãi đến thế kỷ XVII mới thấy chép tới những câu hát quê đối đáp

Tới thế kỷ XIX, đất nước bị đế quốc Pháp đô hộ, có mấy học giả phương Tây sang tìm hiểu văn hóa cổ truyền ở ta, mới thấy họ viết sơ sài về loại hát đối đáp giao duyên dân dã phổ biến trên sứ Bắc G.Knosp miêu tả trống “đất” là một đoạn hóp (hoặc thanh tre) dài 4-5 mét đặt ngang trên chạc hai đầu cọc tre khoảng 1 mét, một đầu cọc đóng trắc xuống đất; dưới đất đào một hố

Trang 11

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 6 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

vuông mỗi cạnh chừng 40 cm, lấy ván mỏng làm nắp đậy ghịt lại làm thành thùng vang, lấy dây mây (dây móc hay lạt tre) buộc vít từ giữa hóp kéo xuống giữa nắp hố đất [4; 15]

A.Schaeffner miêu tả trống “đất” là hố đất che nắp, có que chống thay ngựa, đội lên quãng giữa dây mây (dây tre) vít chặt hai dầu [4; 16]

Có nơi đặt chum sành vào hố đất:

Lại có nơi đặt chum sành trên nền đất cho đội dây căng sát mặt miệng chum mà không dùng que chống:

Trang 12

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 7 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Đến năm 1934, Nguyễn Văn Huyên du học tại Pháp, qua luận văn Tiến

sĩ viết về “Những khúc hát đối đáp giữa trai gái ở nước Nam”, đã nói về mặt

dân tộc và phong tục của hát trống quân, rằng “vùng Bắc Ninh những 30, 40 dùng vỏ thùng dầu hỏa (bằng sắt dát mỏng gọi là sắt tây), có que chống dài khoảng 50 cm làm ngựa, đội dây đồng (hoặc dây thép) dài chừng 4-5 mét, néo ghịt hai đầu vào cọc cắm chắc xuống đất cho căng lên” [4; 17]

“Vùng Hải Dương” cũng dùng vỏ thùng dầu hỏa, nhưng úp lên ngay mặt nền đất (hoặc sân gạch) và không dùng que chống mà căng thẳng dây đồng (dây thép) ngang qua mặt thùng

Năm 1940 học giả Doãn Kế Thiện viết báo, đặt hát Trống quân vào danh mục của kho tàng văn nghệ dân tộc truyền thống Năm 1941, nhà báo Anh Ngân miêu tả khá rõ “Một cuộc hát Trống quân giữa Trai Xuân Cầu với gái Khúc Lộng” Hai bài báo này không thấy miêu tả hoặc minh họa trống

“đất” [4; 18]

Trang 13

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 8 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Tuy nhiên, đến những năm 1942 - 1943, Nhật bắt nông dân phá lúa trồng đay, thu gom tận kiệt thóc gạo, máy bay Đồng Minh bắn phá… nên hầu khắp hoạt động hát xướng ở các nơi bị đình trệ suy sụp Các đám hát Trống quân không còn giữ nổi đội ngũ và lề thói diễn hát như trước

Sau cách mạng 1945, cũng có một số bài nói đến tính phổ biến với sinh hoạt sơ lược và giai điệu riêng của hát Trống quân, song chưa tác giả nào đi sâu giới thiệu nội dung và nghệ thuật của nó một cách rõ ràng

Cùng dạng với trống “đất”, A.Schaeffner còn viết trong cuốn Nguồn

gốc các nhạc cụ (Paris 1936), rằng những năm 60, 70 thế kỷ XIX, mấy bộ lạc

Bônggô, Công gô ở vùng Trung bộ Châu Phi, mỗi khi cộng đồng vui hát, cũng đào hố đất, đậy nắp hố bằng vỏ cây khô ghịt chắc, lấy cỏ dai làm dây dài 4-5 mét, buộc một đầu dây vào giữa nắp vỏ cây, đầu kia buộc vít vào đầu cây cọc cắm chắc xuống đất cho dây căng lên, rồi lấy mảnh tre (gỗ) cưa vào dây cho phát ra âm thanh [4; 18]

Ở đảo Madagascar trẻ em chăn bò đào hố đất, kiếm bãi phân bò khô làm nắp đậy lên, lấy que cắm xuyên nắp qua hố sâu xuống đất làm ngựa, dây mây (cỏ dai) khoảng 4 - 5 mét cột hai đầu vào cọc, căng qua ngựa lệnh quãng thanh 3/4, 1/4, rồi lấy que gõ vào từng bên dây cho phát ra tiếng “trầm”, tiếng

“bổng” [4; 19]

Trang 14

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 9 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Như vậy, ở Trung Phi cũng như ở miền Bắc nước ta, đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều vùng vẫn dùng trống “đất” làm nhạc cụ đặc thù của một loại ca hát dân gian, nhạc cụ đặc thù này nằm giữa ranh giới hai loại nhạc cụ

gõ và nhạc cụ dây

Có điều, nếu G.Knosp và A.Schaeffner chỉ cắt nghĩa nguyên cớ dùng trống “đất” là do điều kiện và hoàn cảnh sinh sống của cộng đồng người đó qui định thì cha ông ta, lại hiểu chuỗi trống “thình thùng thình” là tiếng vọng của Đất Mẹ cất lên nâng giấc, vỗ về an ủi với những câu hát chứa chan nghĩa tình với biết bao kinh nghiệm sống đời của cháu con, cũng như những hồi trống đồng, trống da từng khi gióng lên là nhằm ý kính thỉnh Trời Cha giáng hạ, chứng tri tấm lòng thơm thảo chí thành của chúng dân đang sống vui dưới thế

Về nguồn gốc và thời điểm ra đời của hát Trống quân cho tới nay chưa

có một công trình khoa học nào khẳng định chính xác hát Trống quân có từ bao giờ, mà chỉ có mấy giả thuyết nói về nguồn gốc của các học giả như sau: Hát Trống quân xuất hiện từ thời Trần, nửa sau thế kỷ XIII, thời kỳ chống quân Nguyên xâm lược, binh sĩ ta khi nghỉ ngơi đã ngồi thành hai hàng đối nhau gõ vào tang trống, cứ bên hát xướng lại bên hát đáp; sau chiến thắng điệu hát được phổ biến ra nhiều nơi trên miền Bắc

Hát Trống quân xuất hiện từ khi vua Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh đuổi giặc Thanh cuối thế kỷ XVIII: để binh lính đỡ mỏi mệt, vua cho bày trò một bên giả gái hát đối đáp trao tình với bên quân lính, kèm theo trống đánh điểm nhịp, lúc nghỉ cũng như lúc đi đường

Trang 15

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 10 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Do đọc chệch từ “trung quân”, vì đã lấy điệu hát giải trí của đội Trung Quân mà vua Quang Trung tuyển trọn ở Nghệ Tĩnh trong cuộc hành quân ra Bắc diệt Thanh

Các nhà nho Việt Nam thì cho rằng “trống quân” do hai chữ “tống quân”

mà ra Theo tương truyền, xưa kia có lệ khi quan đổi lị sở thường được bạn đồng liêu theo tiễn một quãng đường, tay cầm khẩu trống điểm nhịp hát câu tiễn bạn, trong đó có đoạn “tống quân Nam phố, thương nhi chi hà” (nghĩa là: tiễn bạn về phương Nam, nhớ thương không gì đo đếm được) Lời hát tiễn bạn của giới nhà quan sau lan ra dân gian và đọc chệch “tống quân” thành “trống quân”

Từ hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vào Nam không có hát Trống quân Từ Thanh Hóa trở ra loại hát này chỉ để hát vào thu nhất là trong tháng tám Nhưng không hát vào ban ngày mà chỉ hát vào những đêm trăng, nhất là đêm rằm

1.2 Khái quát về xã Liêm Thuận - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam 1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Hà Nam nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ trên tọa độ 200 vĩ độ

Bắc và giữa 105 - 110 kinh độ Đông Diện tích tự nhiên hơn 850km2, đất đai

và địa hình Hà Nam tương đối đa dạng Do quá trình biến đổi địa chất và biến đổi địa hình của đồng bằng sông Hồng nên Hà Nam có nhiều vùng trũng, thường xuyên bị ngập úng và bị chua phèn, không thuận tiện cho canh tác nông nghiệp

Thanh Liêm là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh địa hình thấp dần

từ Tây sang Đông, với đặc điểm của ba vùng kinh tế là vùng lúa, vùng bán sơn địa và vùng núi nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn

Liêm Thuận là một xã nằm ở phía Đông Bắc núi đất Thanh Liêm - một xã chiêm trũng của huyện, tuyệt đại bộ phận đất đai vùng này ngày xưa đều chìm sâu dưới mặt nước trong một thời gian dài chỉ có một số gò đống nổi lên trên mặt nước

Trang 16

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 11 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Xã Liêm Thuận xưa do là vùng trũng nên dân cư thưa thớt, dân cư tập trung ở dải theo bãi bồi của một dòng sông nhỏ, nhà nọ xen xít nhà kia thành những xóm làng tương đối riêng biệt với lũy tre xanh bao bọc xung quanh, các làng nối với nhau bởi những con đường nhỏ về mùa mưa thường bị ngập nên người dân đi lại chủ yếu bằng thuyền và kiếm sống chủ yếu bằng nghề chài lưới Nơi đây xưa là vùng đầm lầy rậm rạp nhiều lau lách, ruộng cấy còn rất ít, người dân nơi đây đi làm thuê cuốc mướn mọi nơi kiếm kế sinh nhai

Nghề nông là nghề chính của người dân địa phương nhưng do ngập lụt gần như quanh năm nên chỉ canh tác vào vụ chiêm vì thế mà mảnh đất này được gọi là vùng chiêm trũng

Từ 1945 tới nay, xã Liêm Thuận được hợp nhất từ hai làng là làng Thanh Cao và làng Liêm Thuận Hiện nay xã Liêm Thuận gồm các thôn: Sông, Gừa, Lau, Chảy, Vải, Nga, Thị, Chằm, Nga Bắc

Nay xã Liêm Thuận đã có nhiều đổi thay đói nghèo đã được đẩy lùi, nhà cửa san sát, việc đi lại đã thuận tiện hơn nhưng so với những nơi khác còn rất khó khăn, đường lớn rất ít

1.2.3 Đặc sắc văn hóa xã Liêm Thuận

Thiên nhiên khắc nghiệt nhưng bù lại Liêm Thuận có cảnh quan văn hóa đặc sắc Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến cố và thăng trầm của lịch sử, diện mạo văn hóa vật thể và phi vật thể của xã còn lại rất phong phú và sâu sắc

Đến Liêm Thuận, điều đáng chú ý đầu tiên là đình làng Chảy Đây là một ngôi đình lớn, kiến trúc từ thời Lê, có giá trị lịch sử đáng được lưu ý Trong đình chạm trổ đẹp, mang nhiều nét dân dã, phản ánh sinh động hiện thực chiến đấu, lao động cũng như tinh thần thượng võ và tình yêu cuộc sống của nhân dân xã này

Liêm Thuận xưa còn có đền Bạch Y Công chúa Theo truyện kể người con gái này có khả năng thay đổi dung nhan; trước ba quân thì có nét mặt oai

Trang 17

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 12 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

nghiêm của đại tướng, trước người yêu thì có nét mặt của một thôn nữ yêu kiều, vào chỗ địch thì đẹp hoặc xấu, hồng hoặc trắng, hoặc đen để thích nghi với hành động và mưu cơ

Liêm Thuận là quê hương của Trương Nguyên, tướng giỏi của vua Đinh, nay còn đền thờ Đây còn là quê hương của Lê Tung nhà thơ, nhà sử học thời Lê

Đây cũng là quê hương của tướng Lại Tư Tùy, tướng của Tây Sơn Con người này gắn bó với Hội vật võ Liễu Đôi và đã lừng danh tại hội này Ca dao còn ghi:

Ai về vật võ Liễu Đôi Thấy anh khố đỏ thì thôi đừng vào

“Anh khố đỏ” ấy chính là Tư Tùy

Ẩn sâu trong những xóm làng trầm mặc, những lũy tre xanh dày đặc chắn sóng, những cồn đống lau lách đìu hiu của mảnh đất Liêm Thuận là nhiều phong tục lạ

Tục thờ và tục hát nõ nường ở đình làng Chảy: tục lệ này, cử hành từ rằm đến 18 tháng Giêng âm lịch hằng năm Tục thờ nõ nường ở đây có một số điểm khác so với các nơi khác Cái hình sinh thực khí không phải là cái được đẽo gọt cho kì giống thực tế và quanh năm đặt ở nơi trang trọng để làng của đình làng để khói hương cúng bái, mà chỉ là một đoạn tre đực chừng 3m sơn son, gọi là nõ nường hoặc gọi là cây “thường bương” quanh năm ngâm ở dưới đáy hồ trước cửa đình, đến ngày hội lễ mới vớt lên cọ rửa, rồi rước vào đình làng thờ phụng Cúng xong cây thường bương được rước ra bắc ngang giữa hai cột đình, trai gái chia hai bè, ngồi dưới nõ nường quay mặt vào nhau mà hát đối đáp gọi là hát nõ nường Trước khi vào hát, cả hai bè nam nữ đều vào vái nõ nường mấy vái, rồi mới vào chiếu ngồi Kết thúc mỗi bè hát, cũng vái

nõ nường rồi mới lui ra nhường chỗ cho những người sau Suốt ba ngày ba

Trang 18

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 13 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

đêm, cuộc hát diễn ra liên tục để “cầu yên” cho làng, để cầu cho mọi cuộc đôi lứa nhân duyên của làng mình trăm năm bền chặt cho trai có vợ đoan chính dịu dàng, cho gái có chồng Ngày cuối cùng, khi kết thúc cuộc hát, người ta cùng tiễn nõ nường Người đứng đầu kỳ hội cầm một thanh tre bước ra mà xướng rằng:

Ơ này nõ nường (gõ một hồi vào nõ nường)

Một hồi này tống khứ (gõ một hồi vào nõ nường)

Một hồi này bỏ mày đi (gõ một hồi vào nõ nường)

Một hồi hương đẳng gia khang (gõ một hồi vào nõ nường)

Một hồi này hương đẳng tộc khang (gõ một hồi vào nõ nường)

Một hồi này xã tắc đông hương hội ẩm, thiên phù nhân đa vật thịnh (gõ một hồi vào nõ nường)

Một hồi này đồng hướng tống khứ mày đi (gõ một hồi vào nõ nường)

Gõ xong hồi cuối cùng này, người đứng đầu hội dùng thanh tre hẩy mạnh cây nõ nường xuống đất, mỗi người một tay cùng hẩy cây nõ nường ra sân, ra bờ hồ, rồi ấn chìm xuống bùn ngâm đấy, đợi sang năm lại vớt lên rước

lễ, mở hội Tục hát nõ nường ở đây được cải biên, làm cho chất hoang sơ nguyên thủy giảm đi một cách rất có dụng ý

Tục Nghinh thổ ở làng Lau: đây là một tục lệ biểu thị sự quý trọng đất đai, xem hòn đất trên đồng ruộng quê hương thiêng liêng như của thần thánh trời đất ban cho, và cầu mong mọi việc tốt đẹp Lễ tiến hành vào sáng ngày mồng một hàng năm Các họ trong làng nổi chiêng, mỗi họ rước một hòn đất

to lấy trên đồng ruộng trước đó mấy hôm (đã được phơi phóng bao gói cẩn thận) lên đình làng, cùng đặt lên án thư làm lễ tế thần rồi mang đất ra sân đình tung lên cao Hòn đất đó rơi xuống càng vỡ vụn càng quý Mọi người xô nhau vào cướp những mảnh đất ấy gọi là cướp “lộc thổ”, mang về rắc vào vườn nhà mình, cầu cho “ngoài đồng tốt lúa, trong vườn tốt cau”

Trang 19

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 14 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Ở làng Lau và làng Gừa của xã Liêm Thuận còn có tục chiêng lệnh mở mắt diễn ra hàng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng để tưởng nhớ và để thức tỉnh một vị thần vốn là một người con rất anh hùng của vùng đất này - ông Tru Thiên

Ngày mùng 6, vào lúc canh ba, sau khi làng tế lễ ông Tru Thiên thì đống lửa giữa đồng được đốt lên Hai trai đinh đứng bên đống lửa đánh một hồi chiêng lệnh Hồi chiêng lệnh ấy vừa kết thúc thì nhà nào nhà ấy có thứ gì gõ kêu thành tiếng thì mang thứ ấy ra mà đập mà gõ, họ thi nhau gõ cho thật kêu, thật dồn dập, ầm ĩ cho tới khi trời sáng Họ làm như thế gọi là “chiềng thanh lấy khước” Khi âm thanh ấy ngừng bặt thì làng xóm, không gian bỗng im lặng

lạ lùng, nó gợi lên một không khí thiêng liêng, trang trọng Bấy giờ những cặp

vợ chồng hiếm muộn con cái hay những cặp vợ chồng mới bèn nhập phòng để cầu mong được đứa con nối dõi tài hiền như cha ông thuở trước

Tục lệ này không chỉ để tưởng nhớ, để “mở mắt” cho một vị thần và nó cũng là một cách chuẩn bị phương tiện, tập duyệt cách thức báo động để khi làng có giặc Nó góp phần giáo dục tinh thần cảnh giác cho nhân dân, nó nhắc nhở mọi người luôn phải tỉnh táo để đề phòng kẻ thù xâm lược Như vậy cội nguồn của tục lệ này chính là lòng yêu nước của nhân dân

Liêm Thuận còn nhiều phong tục như tục lệ quý như: tung cầu, tục thổi cơm thi, đồ xôi thi…

Tại Liêm Thuận trữ lượng ca dao tục ngữ cũng thật phong phú, nhưng phong phú nhất là những bài hát đối đáp trong lễ hội nõ nường và hát trống quân trên thuyền

Trang 20

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 15 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÁT TRỐNG QUÂN Ở XÃ LIÊM THUẬN

2.1 Nguồn gốc hát Trống quân ở xã Liêm Thuận

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau nói về nguồn gốc của hát Trống quân ở Liêm Thuận Nhưng theo những ghi chép ở sách thần phả và theo lời các cụ cao niên trong xã thì có hai quan điểm chính nói về nguồn gốc của hát Trống quân:

Thứ nhất, theo thần phả ở đình làng Gừa và lời kể của các cụ cao niên làng Gừa thì: cụ Trương Nguyên là người làng Gừa Tuổi trẻ cụ là người tài cao học rộng, võ nghệ cao cường Cụ có công lớn trong việc giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, góp phần xây dựng độc lập đầu tiên của nước Đại Việt Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, hiệu là Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước

là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư

Ngày đất nước độc lập, cụ không màng danh lợi đã xin vua về quê chăm sóc mẹ già Ngày cụ về quê, có nhiều người lính cùng quê dưới quyền

cụ cũng xin được về theo, số binh lính đó cụ vẫn giữ nguyên cơ đội “động vi binh, tĩnh vi dân” có nghĩa là lúc có giặc thì là lính, lúc thời bình là dân cày cuốc sinh nhai Chính vì thế, dân làng luôn được sống trong cảnh thái bình Không chỉ đem lại cuộc sống bình yên cho dân làng mà cụ còn tìm cách rèn luyện sức khỏe, trí tuệ để dân làng giữ mãi sự bình yên, không bị trộm cắp quấy nhiễu Cụ đã dạy cho dân những trò rèn binh tuyển tướng, những môn

võ vật, cướp cầu, đặc biệt là hát Trống quân

Theo các cụ làng Gừa kể lại tiếng Trống quân bắt nguồn từ câu hát sang canh của người lính gác từ thời cụ Trương Nguyên mang từ Hoa Lư về

để canh gác thôn làng ngày đêm Người đời xưa chia một ngày làm 12 canh chia đêm 5 canh ngày 7 khắc, họ lấy việc đốt cháy một nén hương để báo

Trang 21

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 16 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

người lính cứ hết một canh thì đổi một ca gác, cứ hết một ca gác thì đánh ba tiếng trống giao ca, dân gian gọi đây là tiếng trống sang canh Ngày xưa không có đồng hồ để báo thức nên binh lính đã đốt hương để đo thời gian, trời vừa tảng sáng, cũng là lúc nén hương cuối cùng đốt hết, người lính cuối cùng vừa phải đánh trống, vừa phải cất tiếng gọi thật to để đánh thức mọi người, lúc đầu họ chỉ nghêu ngao cho vui:

Dậy thôi trời đã sáng rồi, Tôi đánh ba tiếng trống gọi mọi người dậy thôi

Sau đó những người lính canh còn thêm vào những từ “ê, a” dần dần người ta bắt chước nhau cùng cất lên giọng cao, giọng thấp thế là thành câu hát:

Dậy thôi (thời) trời đã (thời) sáng rồi,

Đánh ba (thời) tiếng trống (thời) mọi người (thời) dậy thôi

Qua thời gian, qua quá trình lao động sản xuất, những câu hát được gọt giũa trở nên mềm mại hơn Để tưởng nhớ công lao to lớn mà cụ Trương để lại, dân làng đã phong cụ làm Thành hoàng làng, lập đền thờ ngay trên đất sinh từ của cụ, giữ nguyên, trao truyền các trò chơi như cướp cầu, võ vật để làm lễ tế cụ lúc khai hội vào ngày mùng 4 Tết hàng năm

Như vậy theo thần phả, theo lời các cụ cao niên thì câu hát Trống quân

có ở làng Gừa cách đây hàng ngàn năm vì cụ Trương Nguyên là danh tướng của vua Đinh mà vua Đinh lên ngôi 968

Thứ hai, bên cạnh lời kể các cụ làng Gừa thì các cụ cao niên ở làng Chảy tôn thờ các Vương Trần lại kể thêm ý mới Liêm Thuận xưa có dòng sông La Giang chảy qua, vùng này xưa kia nước ngập mênh mông như biển

cả, đây là nơi cát cứ và là nơi cất dấu quân lương của các Vương Trần

Sông La Giang nối từ Tây Nha - Thái Bình quê hương của các Vương Trần qua bến đò Nhật Tảo về Vĩnh Trụ - Lí Nhân ngày nay rồi nối vào Tam Cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình nơi các vua Trần lánh giặc Nguyên Mông

Trang 22

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 17 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Vương Trần Nhật Duật đã cắm thuyền ở Bến Vạn và cũng từ Bến Vạn cất quân thủy đánh trận Lảnh Giang thuộc đất Hòa Mạc - Duy Tiên ngày nay Vì Liêm Thuận là các cứ của các Vương Trần nên thủy quân nhà Trần bơi thuyền canh gác ngày đêm Những câu hát trống canh, tiếng trống canh của binh lính thời Trần đã có ở Liêm Thuận từ ngày ấy

Các cụ làng Chảy còn kể câu chuyện có liên quan tới sự hình thành trống ở trên thuyền Truyện kể rằng: “Những ngày đầu, tất cả các thuyền canh của binh lính nhà Trần thuyền nào cũng có sẵn một quả trống canh Vì đồng nước ngập lội, trống lại luôn để ở sạp thuyền, thường xuyên bị ẩm ướt nên trống nhanh thủng chỉ còn cái tang gỗ Lúc đầu, người lính kê cái dầm bơi lên mặt cái tang trống để gõ thay cho tiếng trống, âm thanh này không rõ tiếng trống lắm Sau đó, người lính căng sợi dây thừng lên ngang mặt cái tang trống

để đánh âm thanh này nghe giống tiếng trống nhiều hơn Tang trống bằng gỗ lâu ngày cũng bị mục nát, người lính dùng cái vại sành để thay thế cái tang trống hỏng rồi căng dây thừng lên để đánh trống canh Nguồn gốc hình thành cái trống làm bằng vò vại sành và căng dây thừng làm trống ở Liêm Thuận bắt nguồn từ đây Như vậy, theo các cụ làng Chảy thì tiếng trống quân có từ thời Trần

Tựu chung câu chuyện của các cụ cao niên trong xã, đặc biệt là ý kiến của các cụ làng Chảy, làng Gừa và thần phả của hai làng thì câu hát Trống quân được hình thành từ rất lâu đời, có mối quan hệ mật thiết với quân đội - tức gắn liền với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đó là một nguồn gốc mang đậm dấu ấn lịch sử Đại Việt

2.2 Thời gian và không gian diễn xướng

2.2.1 Thời gian diễn xướng

Xã Liêm Thuận xưa kia là nước ngập quanh năm Người dân bước chân đi

là bước chân tới thuyền mà chèo, mà chở làm ăn buôn bán sinh hoạt cộng đồng

Trang 23

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 18 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Những lúc hiu quạnh giữa cách đồng nước mênh mông hay những khi phải làm việc vất vả để kiếm sống, những lúc đi cấy họ thường cất lên tiếng hát để xua đi mệt mỏi, sự lẻ loi buồn tẻ trước không gian rộng lớn Cứ như thế, câu hát Trống quân trở nên quen thuộc, ăn sâu vào nếp sống văn hóa của người dân Liêm Thuận Như vậy, có thể thấy đây là hình thức sinh hoạt Trống quân mang tính chất tự do, những câu hát được cất lên mọi lúc, mọi nơi, thuộc về những cá nhân đơn lẻ

Tiếng hát Trống quân không chỉ là sản phẩm của một người, mà mang đậm giá trị, mùi vị của con người nơi đây người này hát người kia nghe thấy hay lại hát theo, hay ngẫu hứng đáp lại, khiến cho những cuộc hát dần hình thành và diễn ra một cách tự nhiên Ban đầu chỉ là những đám hát nhỏ giữa một vài người, sau lớn thành làng này đua tài với làng kia để rồi hình thành nên cuộc hát hội Trống quân giữa các xóm làng trong xã Hát hội Trống quân diễn ra vào rằm tháng 8 hay hội làng hàng năm xưa kia, để miêu tả lại cuộc sống vất vả còn nhiều khó khăn nhưng lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, để nói lên những ước muốn của con người nơi đây và những mối tình tốt đẹp nơi thôn quê mà cao hơn hết là tình yêu quê hương đất nước Như vậy từ các cuộc hát đơn lẻ đã hình thành nên hội hát Trống quân giữa các làng và tính chất cộng đồng làng xã đã được mở rộng

Như vậy câu hát Trống quân gắn bó mọi lúc mọi nơi với con người nơi đây,

là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ Hát Trống quân ở Liêm Thuận ban đầu chỉ là hình thức sinh hoạt tự do của những cá nhân đơn lẻ, nhưng do môi trường sống và nhu cầu giao tiếp mà đã hình thành thêm hình thức sinh hoạt Trống quân có tổ chức, mang tính giao lưu cộng đồng cao

2.2.2 Không gian diễn xướng

Thời gian hát Trống quân làm nên dấu ấn, còn không gian hát làm nên tính đa dạng Nhiều nơi ở đồng bằng Bắc Bộ có tục hát Trống quân như: xã

Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), xã Khánh Hà (huyện Thường

Trang 24

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 19 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Tín, tỉnh Hà Tây cũ), xã Ninh Xá (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) song hát Trống quân ở Liêm Thuận có đặc điểm rất riêng so với những nơi khác

Đó không chỉ là hát trên cạn mà còn hát dưới thuyền

Hát Trống quân ở trên cạn, các đám hát thường hát ở dưới gốc đa đầu làng, bên cạnh đê, sân đình hay chùa đây thường là khu đất vườn, hay bãi đất gò rộng và bằng phẳng

Ở vùng chiêm trũng Liêm Thuận, những câu hát Trống quân không chỉ gắn

bó với cây đa, sân đình, triền đê mà còn gắn bó mật thiết với chiếc thuyền, sông nước Chiếc thuyền ở đây là phương tiện quan trọng gần gũi, thiêng liêng Bởi vào mùa bão nước ngập mênh mông, người dân đi từ làng này sang làng khác chủ yếu bằng thuyền Ở đây người dân có những "6 tháng đi tay", có nghĩa là cuộc sống gắn bó với nhiều với thuyền nên họ đã mang Trống quân từ trên cạn xuống thuyền Cùng với triền đê, sân đình… thì giờ đây chiếc thuyền trôi trên những cánh đồng vào mùa nước hay dòng sông cũng trở thành nơi người ta tổ chức hát Trống quân tới thâu đêm Như vậy, thuyền ở đây là biểu tượng của sự sáng tạo, là tinh thần ý chí vượt khó, vượt gian nan và là không gian của tình yêu

Như vậy, nếu đám hát trên cạn, bên nam, bên nữ đứng hát với nhau ở trạng thái tĩnh, thì hát Trống quân trên thuyền không gian cuộc hát ở trạng thái động và mở: thuyền của hai bên có thể xếp đội hình đối mặt nhau để hát, cũng có thể rong ruổi hai hàng song song, vừa chạy vừa hát trên mặt nước Mới đầu dân làng hát tập thể sau vì môi trường rộng và mở nên theo ý thích từng đôi thuyền một tách ra hát với nhau, tạo nên không gian của cuộc hát thật ngoại mục

2.3 Đặc điểm về chiếc trống trong các cuộc hát Trống quân

Trong các đám hát, hội hát thì chiếc Trống đóng một vai trò quan trọng,

nó là một nhạc khí thô sơ nhưng không thể thiếu, là nhân tố cầm nhịp cho câu hát, khỏa lấp chỗ trống khi người hát chưa nghĩ ra lời

Khi hát trên cạn thì chiếc trống được làm bằng cách: đào một cái hố hàm ếch xuống đất, miệng hố càng bé hàm ếch càng sâu càng to thì tiếng

Trang 25

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 20 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

trống càng âm, càng vang Đào hố đất xong thì người ta dùng chày đập vào thành hố, miệng hố cho đất thật chắc, thật mịn Miệng hố sau khi đã được nện phẳng rồi người ta đậy kín một tấm ván mỏng lên, nếu tấm ván không được đậy kín khít người ta phải dùng đất dẻo chát vít cho thật kín không để sót một khe hở nào, sao cho hố trông thật hòm hơi, càng hòm hơi thì trống càng âm hơn Sau đó người ta căng một sợi dây thừng dài hơn 2 mét ngang qua chính giữa tấm ván mỏng đậy ở hố đất ấy, hai đầu dây thừng được cột chặt vào hai cái cột bằng tre dài khoảng 40 - 50 cm và đóng neo chếch hai cái cọc tre xuống đất, chính từ cách đóng neo chếch cọc tre này mà cọc càng đóng chặt thì dây càng căng ra, dây thừng càng căng càng tốt Người ta dùng một thanh tre dài khoảng 20 - 30 cm, chặt vuông cả hai đầu để lúc trống bắn dây không

bị trượt đổ hay người ta dùng một cái chạc ba, một đầu chống vào giữa tấm ván một đầu bắn vào giữa đoạn dây thừng rồi lên ngựa bắn cho dây thật căng, sao cho dây thừng chia làm hai phần dài ngắn để tạo thành hai âm “thì, thình” cao thấp khác nhau Vật dụng làm trống, cách làm trống thật đơn giản chỉ gồm hố trống, dây trống, nắp trống, trụ trống và quai gõ, nhưng tuyển được hai âm “thì, thình” chuẩn xác, hợp giọng ca thì chỉ có người sành chơi, có đôi tai nghệ thuật thì mới chọn được hai âm này

Hát Trống quân ở trên thuyền giữa đồng nước nổi mênh mông, bao la thì cách làm trống cũng không khác mấy so với cách làm trống ở trên cạn Trống ở đây được làm bằng cách: người chơi mang theo một cái vò hay cái vại sành, vò vại càng to càng sâu lòng thì càng tốt, rồi đặt vào giữa lòng thuyền để thay thế cho việc đào cái hố đất làm trống ở trên cạn Sau đó người

ta cũng đậy kín một tấm gõ mỏng lên miệng vò hay chiếc vại sành Chính tấm

gỗ có néo một thanh tre già hay một thanh gỗ vào sợi dây căng, được buộc chặt từ mũi thuyền đến lái (nếu là thuyền nhỏ) buộc vào hai mạn thuyền (nếu

là thuyền lớn) Khi gõ dùi trống vào sợi dây căng, thì ở vại sẽ phát ra âm

Trang 26

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 21 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

thanh “thì thình thì”, hai âm này thật mộc mạc, dân dã không thể lẫn vào đâu được, nó không đanh rắn như tiếng trống chèo, không nhịp hồi giòn giã như trống rước hội xuân mà nó rì rì, âm âm, vang vang, là là từ sợi dây thừng truyền vào khoảng trống của lòng vò lòng vại, truyền vào lòng thuyền vọng vào đồng nước bao la mênh mông tạo nên nét riêng biệt, truyền thống của vùng đất chiêm trũng Hà Nam

2.4 Đặc điểm ở tiết tấu của hát Trống quân

Về lời ca, Trống quân ở Liêm Thuận là một làn điệu gần với tiếng nói, thường dùng thể thơ lục bát, lục bát biến thể hay song thất lục bát Vì lời ca là thơ lục bát và mỗi lần hát có thể dài ngắn khác nhau, nên giai điệu biến đổi theo dấu giọng, Trống quân lấy đối lời làm chính và được diễn xướng ở tốc

độ nhanh vừa, lời ca chỉ có vài tiếng đệm nhằm phục vụ cho việc xây dựng giai điệu như: thời, có mấy, hời, ư, nầy, rằng v.v… và những tiếng như í, a, a,

ư, ư ,ừ gọi là tiếng đưa hơi dùng để ngân nga Âm hưởng dịu dàng hay réo rắt của tiếng đệm và tiếng đưa hơi làm giọng hát Trống quân Liêm Thuận mang sức truyền cảm mạnh mẽ Đây là đặc điểm quan trọng của Trống quân về hình thức Đặc điểm này lại phù hợp với nội dung Trống quân là biểu lộ được mọi trạng thái cảm xúc và nói lên được những thích thú cao thượng của sự sinh hoạt nông thôn, những cảnh đẹp đẽ của quê hương, những điều trù phú đặc biệt của đất nước Trống quân còn là một loại hình hát tình tứ, hoặc nói đến nghĩa bạn bè, nhất là hay đề cao tình luyến ái giữa trai gái nông dân

Về kỹ thuật thanh nhạc, hát Trống quân thường được trình diễn bằng lối hát dân dã tự nhiên Đôi khi người ta còn có cách nhả chữ gần với giọng nói

Về giai điệu, hát Trống quân cơ bản được vận hành trên hàng âm ngũ cung với mối tương quan kiểu thang âm Bắc của người Việt

Tiếng Trống quân của Liêm Thuận nhịp nhàng đều đều theo nhịp chèo mái, theo nhịp đẩy nhún sào của người chèo thuyền, đánh đệm dân dã như cách đánh trong dân gian ở mọi miền quê phía Bắc, vừa hát vừa đánh trống

Trang 27

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 22 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Để người hát không bị nhầm lời, lạc nhịp thì tiếng trống phải đánh vào đúng nhịp của câu hát, như vậy cứ hát hai âm có trường độ bằng hai nốt đen và bằng một nhịp thì đánh một tiếng trống vào đúng nhịp đó Ví dụ như câu hát:

Trống quân (thời) trống quýt (thời) trống còi i i,

Ta không (thời) lấy nó (thời) nó đòi (thời) lấy ta i i i i

Tóm lại, trong câu hát Trống quân thì câu 6 có (3) tiếng trống, câu 8 có (4) tiếng trống và một tiếng ở câu ngâm i i đầu dấu lặng Như vậy có tám tiếng trống đệm tất cả cho một câu hát lục bát Chính từ nét đặc điểm này nên người sáng tác câu hát phải giữ nguyên luật gieo vần của âm sáu chữ, không được gieo vần thất luật ở âm thứ tư vì khó hát và dễ đệm nhầm trống

Những tay trống ở Liêm Thuận thường là nghệ sĩ tài hoa, lúc đánh đổ nhịp đảo nhịp, lúc đánh đổ hồi thúc giục, nhịp bảy nhịp ba lúc hát chọc thật tình tứ lung linh mà lưu loát Lúc nào “thì” lúc nào “thình” cho phong nhã, hào hoa để thể hiện được bản lĩnh, được khí phách của người chơi bè chơi

Trống quân có tính chất đối thoại, nó là một lối hát đối giữa trai và gái thiên về tình cảm Nó biểu hiện ngay từ cách xưng hô: anh - em, chàng - nàng, ta - mình giữa các cặp hát Do đó, Trống quân có tính chất trữ tình, tính chất giao duyên rất sâu sắc Vì đối đáp, hỏi trả, nên hát Trống quân đòi hỏi người hát phải có tài mẫn tiệp, xuất khẩu thành thi, đột xuất nhanh trí… nhưng bao giờ cũng vẫn giữ thái độ phong nhã, lời không sàm sỡ, lố lăng

2 5 Đặc điểm về cách hát Trống quân

Nhiều nơi ở đồng bằng Bắc Bộ có tục hát Trống quân song hát Trống quân ở Liêm Thuận có những đặc điểm riêng biệt so với những nơi khác Đó không chỉ là hát trên cạn mà còn hát dưới thuyền

Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa rất riêng, rất đặc trưng của vùng đất đồng chiêm, diễn ra mọi lúc mọi nơi mà trung tâm là ngày hội làng và đêm rằm tháng 8 hàng năm

Trang 28

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 23 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Trong những dịp làng vào đám mở hội hay khi trời vào tiết Trung Thu tháng 8, người dân Liêm Thuận lại rủ nhau ra đình để hát và nghe hát Trống quân Hội hát này thường diễn ra trong một làng, hai họ, hai xóm đã định sẵn hát giao duyên với nhau Trống quân phục vụ cho hội hát, được hai bè hát đào trước, làm trước ở sân đình Đó là loại trống được làm từ việc đào một cái hố có dạng hàm ếch, sau đó dùng chày nện thật mịn, dùng tấm ván mỏng đậy lên cho thật kín, rồi răng dây đóng cọc để tạo âm thanh cho trống và khi tiếng “thình thì thình” của Trống quân cất lên đã kéo trai gái trong thôn ngoài xã tới để hát, nghe hát vì thế không biết từ bao giờ nó đã trở thành nét đẹp thường nhật của người dân nơi đây

- Tháng tám anh đi chơi xuân, Thấy làng mở hội trống quân anh vào

Trống quân mắc giữa trời cao, Đông tây nam bắc ai vào thì chơi

Trống quân mắc ở giữa trời, Đông tây nam bắc ai chơi thì vào

Trống quân anh mắc bờ ao,

Có người chưa vợ đi vào đi ra

Trống quân anh mắc ngã ba,

Có người chưa vợ giở ra giở vào

- Tháng tám mở hội trống quân, Chị em tôi đến chơi xuân hội này

Mừng trống ta lại mừng dây, Mừng chim loan phượng mừng cây ngô đồng

Mừng kẻ xứ Bắc, mừng người xứ Đông, Mừng chim loan phượng ngô đồng sánh đôi

Trang 29

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 24 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Ta mừng quế sánh với hồi, Mừng người thục nữ sánh người trượng phu

Làng Chảy mở hội trung thu, Trai tài gái sắc chơi du hội làng

Hát trên cạn, mở đầu hội hát là lời hát chào, hát ra mắt rồi cứ thế cuộc hát này liên miên không có hồi kết Nét đặc biệt của loại hình hát này là: người hát chính, trống chính thì chỉ có một còn bè hát đứng ở ngoài là cả một làng, một họ hay một xóm đứng vây xung quanh, họ vừa là những cổ động viên nhiệt tình nhưng cũng là những tay lão luyện về ngẫu hứng về ứng tác tức thì để “xui” để “chuyền” vào cho người hát chính, trống chính đối đáp Vì vậy, hát Trống quân trước cửa đình vào tết Trung Thu hay khi có lễ hội làng thì không có hát giã bạn, giã hội chia tay đôi ngả Thế mà người ở, người về

cứ nhớ nhung, lưu luyến, nuôi dưỡng những thứ hạnh phúc tốt đẹp:

Trống quân càng hát càng say,

Đã say vì nết lại say vì tình

Hai ta vừa đẹp vừa xinh, Trống quân xe kết chúng mình thành đôi

Trang 30

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 25 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

nhau rồi thông qua câu hát thông qua ánh mắt cách nhìn mà say mà tình tứ để rồi gắn kết mặn mà gửi quế gửi hồi trao tay để:

Thuyền quyên còn đợi anh hùng sánh đôi

Xã Liêm Thuận xưa vào mùa nước, người dân nơi đây phải đi thuyền bằng sào Cuộc sống gắn liền với sông nước, nên họ có nhu cầu giao tiếp trên mặt nước, sau nảy sinh nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa sông nước Từ đó người ta đã đem Trống quân trên cạn xuống thuyền:

Nào thuyền đã sẵn ra đây, Mời anh mời chị ta nay xuống thuyền

Nào thuyền đã mở tám thang, Anh xuống thuyền ấy em sang thuyền này

Hát thời hát hết đêm nay,

Ai mà thua cuộc tôi nay cắm sào

Ở Liêm Thuận xưa nhà nào cũng có một, hai cái thuyền bé để đi lại, thuyền tám thước thuyền mười thước để chuyên chở, nhiều loại thuyền to, bé khác nhau xuống thuyền là họ cất lên câu hát trống quân cho vơi đi mệt mỏi,

lo toan, xua di sự buồn tẻ lẻ loi trước cánh đồng nước mênh mông Cứ thế câu hát Trống quân đã quen thuộc gần gũi, đã ăn sâu vào đời sống, nếp sống văn hóa thường nhật của người dân Liêm Thuận, trở thành nét đẹp văn hóa của vùng đất này

Hát Trống quân dưới thuyền ở Liêm Thuận làm nên sự khác biệt so với vùng quê khác được thể hiện rõ nét nhất trong đêm Rằm tháng 8

Từ việc vui chơi ở cánh đồng xa của từng thuyền, từng xóm nhỏ mà diễn ra hội hát Trống quân Thuyền này nói với thuyền kia, làng này đồn sang làng khác rằng: “Làng ấy, xóm ấy có nhiều thuyền to, có nhiều bè hát hay, có tay trống giòn, có cô Đào, cô Lý đã đẹp người lại hát giọng dư nữa” Một đồn lên mười, mười kháo lên trăm từ đó diễn ra cuộc đua tranh giữa các làng khiến thanh thế của hội hát càng vang xa lẫy lừng, càng rộng khắp muôn nơi

Trang 31

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 26 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Để chuẩn bị cho hội hát đêm Rằm ở các xóm, thôn, những người sành trống giòn câu hát những ông vua ứng tác, tập trung sưu tầm những câu cũ, nghĩ ra nhiều câu mới, họ tụ họp lại với nhau, cùng vui chơi hò hát trống phách đầy đồng với thuyền nước với trăng Họ cử ra người giòn trống, người hát hay giỏi ứng tác làm ông bầu (thuyền trưởng) Ông bầu chịu trách nhiệm chỉ huy điều hành toàn bộ nội dung đi đứng, hò hét, trống phách của thuyền mình trong cuộc vui Tối tối họ cùng nhau xuống thuyền chèo chở ra cánh đồng làng xa vui chơi, để tập luyện cách căng trống, cách đánh trống, luyện câu hát, ghi lại những câu hát tức thời để nảy ra vần điệu, ý tứ cho câu hát sau

Hát hội Trống quân của Liêm Thuận không có ban tổ chức, không có ban giám hiệu chấm điểm thắng thua không hề dựa vào tâm linh cầu may, cầu phúc Nó hình thành và tồn tại như một trò chơi dân gian, trò chơi tập thể đông người

Hát hội Trống quân ở Liêm Thuận người hát thường hát thêm vào làn điệu cò lả để hát rước, hát nhấn vào một sự việc Người lĩnh xướng cất cao giọng hát trong trẻo lại ngắt quãng hai từ một thành ra nó chập chùng bay lả bay la, rồi đông đảo quần chúng hợp ca cùng đồng thanh hát to, khỏe dứt khoát, mạnh mà lại tình cảm rước theo sau để láy lại, để nhắc nhở để rước câu hát của người lĩnh xướng cho sáng tỏ hơn, rõ ràng hơn Nó còn hay hơn ở chỗ, câu hát như có thể nhắc được tên người hay tên địa danh cụ thể, sự việc

cụ thể: “Cô mình rằng; anh chàng hỡi; cô Đào này; chị Mận ơi; làng Lau này; làng Chảy ơi; có biết không; có nhớ không”

Hội hát Trống quân diễn ra trong khung cảnh thật đẹp, yên bình, con người và thiên nhiên dường như hòa vào một, dưới ánh trăng lấp ló có những chiếc thuyền đậu trên mặt nước, mặt nước bao la mênh mông tiếng hát tiếng trống thì vang vọng Thuyền ở làng trên tấp nập kéo xuống, thuyền ở làng bên

từ từ chèo vào nhộn nhịp nam thanh nữ tú tới tham gia Cánh đồng Lảnh,

Trang 32

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 27 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

đồng Chiều, đồng Sông mà trung tâm hội hát là ở cánh đồng Làn, đồng làng Chảy, làng Lau, làng Sông, làng Gừa là địa điểm truyền thống thường xuyên của hát hội Trống quân Liêm Thuận từ trước tới nay lại vang vọng câu hát:

Trống quân đã mắc nên dây,

Áo dải làm chiếu khăn quây làm màn

Trống quân mắc giữa đồng Làn,

Có thiếp có chàng hát mới nên duyên

Thuyền đi hát hội thuyền nào cũng to, dài, thuyền nào cũng thanh ngang, thanh dọc, thuyền nào cũng vò vại sành căng dây làm trống ở giữa sạp thuyền, những người chơi người hát người đánh trống ngồi trên thang thuyền dưới sạp thuyền vây kín cả chung quanh, thuyền nào cũng lỉnh kỉnh nào dây nào trống nào điếu cầy, nước vối trầu cau, có thuyền còn chuẩn bị hoa quả, bánh trái xôi oản để góp vui sinh hoạt lúc giao lưu

Người đi hát hội, đi hội ăn mặc bình thường như mọi ngày Nam thì quần nâu rộng đũng cắt theo kiểu chân què, áo cánh cổ viền tròn đứng có nẹp

áo dài từ cổ áo xuống dưới vạt áo và cài năm cái cúc vào giữa cái nẹp áo ấy, ở dưới hai vạt áo có hai cái túi to, có người khoác theo cả tấm áo dài cắt theo kiểu bàn tọa hai thân, đầu quấn tròn khăn the hay khăn lương Nữ thường mặc

áo thâm, thắt khăn bao quanh lưng màu xanh hay màu tơ vàng ngà, trong mặc yếm nâu, yếm điều hay yếm nhiễu ngoài mặc áo cánh rộng hai vạt áo cũng có nẹp để cài cúc, ở dưới vạt áo có hai túi nhỏ hơn có người còn mặc theo cả áo dài tứ thân, vấn tóc quanh đầu, bỏ đuôi gà phía sau và chít khăn mỏ quạ

Hát hội Trống quân ở Liêm Thuận đã như là lệ chơi, luật chơi khi hai thuyền gần nhau gặp nhau họ cất lên lời hát chào Thuyền hát này, bè hát này muốn giao lưu muốn hát đối đáp với thuyền hát kia, bè hát kia thì chèo thuyền tới gần có khi kề mạn, có khi chặn đón đầu vì thuyền bên ấy có người bằng hữu, có người mình thương mình nhớ thế là họ nổi trống “thì, thình” cất lên lời hát chào, hát ra mắt:

Trang 33

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 28 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Thoạt vào tôi chào trống quân, Chào các quan khách xa gần lại chơi

Tôi chào tất cả mọi người, Làng trên xóm dưới đông vui hội này

Mừng trống ta lại mừng dây, Mừng thuyền mừng nước mừng cây sào dài

Tôi mừng chức mã thanh mai, Tôi mừng gái sắc trai tài sánh duyên

Hát hội Trống quân của Liêm Thuận bao giờ cũng bị gò bó ở câu đầu

“Thoạt vào tôi chào trống quân” rồi từ đó người ta mới bắt vần sang các chủ

đề khác mà mình đề cập đến rồi mới tiếp tục hát được Họ cho rằng nếu

“Thoạt vào không chào trống quân sẽ bị sai, bị yếu thế do trống quân không phù trợ giúp đỡ” Cấu thành của một bài hát chào, hát ra mắt rất đơn giản thường hai câu đầu hát để chào cái trống và chào các người chơi

Thoạt vào tôi chào Trống quân, Chào các quan khách làng gần làng xa

Rồi những câu sau là gợi lên cái tình, cái tứ, cái chủ đề mình định hát thách đố để gạ bạn hát, bè hát như:

Đã lòng hẹn với trống quân, Tôi chào anh chị bắt vần cùng tôi

Hát cho biết mặt biết người, Biết tình biết tính biết nơi ông bà

Hát cho tỏ mặt đôi ta, Cho thuyền nên bến cho xa nên gần

Sau khi đã được bạn hát chấp nhận, các thuyền hát bè hát bắt đầu thử tài đua trí với nhau bằng các câu đố, đó có thể là những câu hát đố cây, đố hoa quả và đố kiều như:

Trang 34

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 29 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

- Đồn rằng em thuộc truyện Kiều,

Đố em giải được một câu năm người

Đồn rằng em thuộc truyện Kiều,

Đố em giải được một câu trăm người

- Này chồng này mẹ này cha,

Này là em ruột này là em dâu

Nào là em út chị dâu,

Ra đây chị kể một câu trăm người

Trong nhà đã có mười người, Tám mươi bà vãi với mười ông sư

Hôm qua đi chợ làng Nga, Gặp thuyền đánh lưới những ba bốn người

Người ta nói nói cười cười, Hai tay té nước lên người đứng bên

Về nhà tôi tức mấy đêm, Tức nhà tức ngõ tức lên cả trời

Thế rồi tôi lại tức tôi, Hơi đâu đi tức những người không đâu

Họ vừa hát vừa đệm trống, cái trống mắc bằng thừng trên miệng vò, miệng vại thế mà nhịp bẩy nhịp ba náo nức lòng người:

Trang 35

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

§inh ThÞ Thu HiÒn 30 Líp: K36E - ViÖt Nam häc

Trống quân ai đánh nhịp ba,

Nó vào nhịp bảy nó ra nhịp mười

Nhưng trong hội hát Trống quân những câu hát đối đáp về tình yêu lứa đôi là nhiều hơn cả Như trong cuộc vui hát hội trống quân, thuyền bên nhận được là lời hát chào thì liền hát đáp lại:

Thoạt vào tôi chào trống quân, Tôi chào muôn nẻo nơi gần nơi xa

Đã hát thì mở trống ra,

Cho đào liền mận cho hoa liền cành

Cứ như thế hát nối tiếp nhau bên này hát đố thì bên kia hát giải đáp và ngược lại Những câu hát chào hỏi, ca ngợi, chọc ghẹo nhưng đậm giao duyên hóm hỉnh, tế nhị, sâu sắc cứ nối dài làm cho bè hát suy nghĩ, người hát mải

mê mải miết cách đố mà quên đi cả thời gian sớm tối, quên đi cả công việc vất vả hằng ngày:

- Em là con gái làng Nga, Muối dưa dưa khú muối cà cà thâm

Em là con gái làng Chằm,

Ăn cơm xó bếp lại nằm nhà sau

Em là con gái làng Lau, Thổi cơm cơm nát luộc rau rau nồng

Em là con gái làng Sông,

Mò cua bắt ốc giỏ không mang về

Em là con gái làng Gừa, Đóng gạch đóng ngói đốt là nhọ nhem

Biết đâu lạ lại là quen, Hát câu cho tỏ đôi bên giao hòa

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w