2. 5 Đặc điểm về cách hát Trống quân
2.6. Nội dung của câu hát Trống quân Liêm Thuận
Mảnh đất Liêm Thuận ngập lụt quanh năm nhƣng ở đó lại có những câu hát Trống quân dìu dặt miêu tả lại mọi khía cạnh, phƣơng diện của cuộc sống, tất cả đều đi vào câu hát một cách nhẹ nhàng nhƣng khiến ngƣời nghe phải chiêm nghiệm và suy ngẫm.
2.6.1. Những câu hát Trống quân miêu tả nếp sống sinh hoạt của ngƣời Liêm Thuận
Quê hƣơng Liêm Thuận là vùng nghèo nhƣng mà câu hát rất giàu ý nghĩa, lời ca mộc mạc dân giã, không giấu diếm cái nghèo, hiện thực cuộc
Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
§inh ThÞ Thu HiÒn 35 Líp: K36E - ViÖt Namhäc
sống đƣợc hiện ra rõ nét thế mà ngƣời nghe lại thấy yêu, thấy lạc quan với cuộc sống ấy:
Nhà anh ở tận xóm Đình, Lấy anh anh kể sự tình mà nghe.
Cái cột anh làm bằng tre, Cái dui bằng sậy cái mè bằng lau.
Xà ngang bằng sợi dây bầu, Cái mái anh lợp bằng tàu chuối khô.
Hà diệp anh lấy bằng mo, Liệt bản anh khắc con cò con chim.
Trăng thanh gió mát dõi tìm, Trƣa chiều soi bóng trời in giữa nhà.
Lời thủ thỉ tâm tình của chàng trai với cô gái nghe mộc mạc, dân dã nhƣng rất hóm hỉnh đáng yêu. Những hình ảnh “tre, sậy, lau…” của làng quê đƣợc chàng nâng lên một giá trị mới. Vật dụng làm mái nhà, xà nhà, mè, dui… đƣợc gom nhặt chắt chiu từ những thứ bình dị của thôn xóm nhƣng nó lại làm nên hạnh phúc của bao đôi trẻ. Cái cột nhà bằng tre, sậy mà lát nền bằng gạch lá nem thật duyên dáng biết bao, thật là lãng mạn, thật là nên thơ, ngôi nhà có thật mà tƣởng chừng không thật, cái nghèo đầy chất thơ để “trăng thanh gió mát”, trời xanh “in bóng” ở giữa nhà.
Giá trị của câu hát còn thể hiện ở chỗ nói lên đƣợc những vẻ đẹp của quê hƣơng đó là những phiên chợ và thú ăn uống của ngƣời dân nơi đây.
Những phiên chợ lơ thơ quán lá, bánh đúc bánh đa, đi vào lời ca tiếng hát nghe thật đằm thắm thiết tha. Với ngƣời dân Liêm Thuận nói chung và vùng quê đồng bằng Bắc Bộ nói riêng cảnh đi chợ, đi chùa là nét đẹp văn hóa không thể nào thiếu:
Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
§inh ThÞ Thu HiÒn 36 Líp: K36E - ViÖt Namhäc
Mồng 8 chợ Vạn vui thay, Bên Đông có chợ bên Tây có chùa.
Trên Bắc có đền thờ vua, Rủ nhau đi chợ đi chùa có đôi.
Mảnh đất này còn có cả những món ăn dân dã đƣợc chế biến từ sản vật của đồng chiêm. Những món ăn đã đi vào câu hát một cách nên thơ, để khi đọc lên ai cũng muốn thƣởng thức món ăn đậm chất quê hƣơng:
Mại lẹp mà nấu nƣớc dƣa,
Mùi dƣa nồng chín gió đƣa ngạt ngào. Mại lẹp ngây ngậy làm sao, Nƣớc dƣa beo béo biết bao cho vừa.
Mới ăn sáng đã thèm trƣa, Làm sao súc kịp mà đƣa vào nồi.
Ngƣời ta ƣớc thịt ƣớc xôi, Còn tôi chỉ ƣớc có nồi nƣớc dƣa.
Ngƣời đồng chiêm chỉ lần một quãng bờ cũng đã ra bữa cua bữa ốc, chỉ vịn tay vào bờ dậu, góc vƣờn cũng có bữa rau xanh. Những món ăn thật dân dã, giản dị, nhƣng rất đặc sản:
Rau răm sào ốc thơm cay, Củ chuối nấu ốc nói đây lại thèm.
Ốc sang làm mọc làm nem, Ốc hèm đem nƣớng reo lên xèo xèo.
Hay là:
Cua kho ăn với lộc vừng, Ngậy bùi ai nhớ xin đừng quên ai.
Bìm bìm mà nấu canh trai, Ăn vào mát ruột tới mai lại tìm.
Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
§inh ThÞ Thu HiÒn 37 Líp: K36E - ViÖt Namhäc
Bên cạnh những câu hát ca ngợi nét vẻ đẹp nơi thôn quê là những câu hát phê phán những thói hƣ tật xấu trong xã hội đó là tính nết vui đâu chầu đấy, không để ý vào công việc để đến lúc mất hết tất cả rồi mới tỉnh ra:
Em là con gái nhà nghèo, Em đi bán chỉ ở đầu hàng Kim.
Lênh đênh chỉ nổi kim chìm, Chỉ thì thôi mất còn kim mập mờ.
Là ngƣời phụ nữ thì phải đảm đang chu toàn mọi việc trong gia đình, làm việc gì cũng phải cẩn trọng từ đầu tới cuối vậy mà ngƣời con gái lấp ló sau câu hát là ngƣời chểnh mảng với công việc, với cuộc sống của mình. Bài hát đã không ngần ngại nói lên sự thiếu sót của con ngƣời để từ đó rút ra bài học cho chính bản thân mình.
Không dừng những câu hát phê phán thói hƣ tật xấu mà con ngƣời nơi đây còn cất cao giọng hát để nhắc nhở, răn dạy con ngƣời phải nhẫn nại kiên trì, bền gan để có thành công, không nên ngại khó ngại khổ:
Cái cò mày đỗ ngọn tre, Đi tát ngại lội đi be ngại bùn.
Trở về chung vốn đi buôn, Mới trông sóng cả đã buông tay chèo.
Sống ở môi trƣờng gần nhƣ ngập úng quanh năm, bƣớc chân đi là họ bƣớc chân lên thuyền nên con ngƣời nơi đây luôn mong muốn cơ sở vật chất sớm đƣợc đổi thay để cuộc sống sinh hoạt dần đƣợc nâng lên. Tất cả ƣớc mong đó đƣợc họ truyền tải, gửi gắm vào câu hát:
Mồng một tôi trở lại đây, Mồng hai tôi lại lên đây xây hồ.
Mồng ba tôi hát với cô, Mùng bốn tôi lại lên hồ tôi xây.
Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2
§inh ThÞ Thu HiÒn 38 Líp: K36E - ViÖt Namhäc
Mùng năm tôi trở lại đây, Mùng sáu tôi lại lên xây trên hồ.
Việc lặp lại bốn từ (xây, đây, cô, hồ) để gieo vần khiến câu hát cứ dài ra, dài mãi tới mƣời tƣ, mƣời rằm, 29, 30 rồi quay trở lại mùng 1, mùng 2. Những ngƣời đi buôn bán, những ngƣời đi chở rơm, chở bổi suốt ngày trên thuyền họ cứ hát từ sáng tới trƣa, từ trƣa tới tối mà không hết và họ cũng không nhàm tai, chán miệng, câu hát nghe thánh thót êm ả gợi ra cho ngƣời nghe cảnh lao động vui vẻ và niềm tin vào quê hƣơng sẽ có ngày đổi thay mặc dù đó là những công việc quen thuộc nhƣng họ luôn cảm thấy hạnh phúc.
Những câu hát cứ nhẹ nhàng tỉ tê nhƣng dễ đi vào lòng ngƣời và mang ý nghĩa sâu sắc, luôn muốn nhắn nhủ con ngƣời phải có ý chí vƣợt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống để vƣơn tới những điều tốt đẹp, dù nghèo khó cũng không làm mất đi những nét đẹp vốn có của mình, dù nghèo nhƣng đời sống tinh thần phải luôn phong phú.