Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
770,13 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ BÙI VĂN HUY QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S CHU THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Qúa trình tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận này đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.S Chu Thị Thu Thủy, em đã từng bƣớc tiến hành và hoàn thành khóa luận này với đề tài: “Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757). Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô cùng các giảng viên trong khoa và các thầy cô trong trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em đƣợc làm khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014 Sinh viên Bùi Văn Huy LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Chu Thị Thu Thủy. Các số liệu, dữ liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014 Sinh viên Bùi Văn Huy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của khóa luận 4 6. Bố cục của khóa luận 5 Chƣơng 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 6 1.1. ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN 6 1.1.1. Sự suy yếu của Chân Lạp và mối quan hệ giữa Xiêm La, Chân Lạp và Đàng Trong 6 1.1.2. Ảnh hưởng từ luồng thương mại quốc tế 7 1.2. ĐIỀU KIỆN CHỦ QUAN 8 1.2.1. Công cuộc mở rộng lãnh thổ trước thời các chúa Nguyễn 8 1.2.2. Chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn 10 1.2.3. Sự ra đời của Đàng Trong và sức ép của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672) 11 Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 16 2.1. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 16 2.1.1. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ của các chúa Nguyễn 16 2.1.2. Sự hình thành vùng đất Phú Yên năm 1578 17 2.1.3. Sự hình thành trấn Thuận Thành năm 1693 21 2.2. SỰ KHAI PHÁ MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA MỸ THO ĐẠI PHỐ (1623 – 1757) 23 2.2.1. Những lớp lưu dân người Việt đầu tiên đến khai phá miền Tây Nam Bộ 23 2.2.2. Sự ra đời của Mỹ Tho Đại Phố năm 1679 25 2.3. QUÁ TRÌNsH HÌNH THÀNH TRẤN HÀ TIÊN (1708 – 1757) 28 2.3.1. Sự thành lập và mở rộng trấn Hà Tiên (1708 - 1757) 28 2.3.1.1. Trấn Hà Tiên ra đời (1708) 28 2.3.2. Quá trình hình thành và mở rộng Dinh Long Hồ năm 1732 35 Chƣơng 3. CÁC HÌNH THỨC TIẾN HÀNH VÀ HỆ QUẢ CỦA CÔNG CUỘC MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 41 3.1. PHƢƠNG THỨC “TÀN THỰC” (TẰM ĂN LÁ DÂU) 41 3.1.1. Hình thức chiếm hữu 41 3.1.2. Hình thức chuyển nhượng 50 3.2. HỆ QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH MỞI RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN 58 3.2.1. Về hành chính 58 3.2.2. Về quân sự 59 3.2.3. Về kinh tế 60 3.2.4. Về văn hóa – xã hội 62 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, vấn đề mở mang, khai phá đất đai luôn đƣợc coi là một vấn đề quan trọng. Có hiểu đƣợc quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là lịch sử khai hoang vùng đất phía Nam chúng ta mới biết trân trọng những thành quả hết sức to lớn mà ông cha ta đạt đƣợc trong các thế kỉ trƣớc. Trong lịch sử Nam tiến của ngƣời Việt, thì quá trình mở rộng lãnh thổ cũng nhƣ khai thác trong thế kỉ XVI, XVII, XVIII dƣới thời các chúa Nguyễn chiếm vị trí hết sức đặc biệt. Đồng thời với quá trình di dân của ngƣời Việt đến những vùng đất mới, hàng ngàn xóm làng trù phú đã đƣợc mọc lên biến vùng đất Đàng Trong trở thành một vùng đất sầm uất. Điều này đã tạo nên sự thay đổi to lớn của Đại Việt trong suốt mấy thế kỉ, dần kéo trọng tâm văn hoá kinh tế chính trị của cả nƣớc xuống phía nam. Những thành tựu đó đã đóng vai trò rất tích cực trong nền văn hoá Việt Nam sau này. Việc nghiên cứu về “quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757)”, sẽ giúp thấy rõ thêm quá trình các chúa Nguyễn lập ra cơ sở vững chắc của mình, tiền đề cho các vua triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX có điều kiện phát triển quy mô lãnh thổ và xây dựng chính quyền, quốc gia thống nhất. Điều này sẽ góp phần đánh giá thêm triều Nguyễn sau này về những đóng góp cũng nhƣ hạn chế đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc nói chung. Bản thân em rất quan tâm đến lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đất nƣớc Việt Nam bị chia cắt, đặc biệt muốn tìm hiểu về vùng đất Đàng Trong dƣới thời trị vì của các chúa Nguyễn. Vì tất cả những lí do đó nên em đã quyết định chọn đề tài: “Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757)” làm khóa luận tốt nghiệp. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề mở rộng lãnh thổ dƣới thời các chúa Nguyễn nhƣng những ngƣời nghiên cứu và học tập lịch sử vẫn cần có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống và tập trung về toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối của việc mở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn về phía nam. Dƣới đây là những công trình nghiên cứu về vấn đề này từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Cuốn "Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777", (Phan Khoang, 1967), là một công trình nghiên cứu về vùng đất phía Nam của Đại Việt, về vƣơng quốc Chămpa và quốc gia Chân Lạp, về vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Tác giả đã dành một phần nói về cuộc Nam tiến của Đại Việt từ thời Nguyễn Hoàng công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong về quá trình chiếm đất Chămpa, lấn đất Thủy Chân Lạp, mở đất Gia Định, về nhân vật Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên. Đây là một công trình cung cấp nhiều tƣ liệu quý, quan trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của nƣớc ta. Cuốn “Gia Định Thành Thông Chí” (Trịnh Hoài Đức NXB, Giáo dục, Hà Nội, 1999), là tập sách lịch sử - địa lý quý giá tập hợp những ghi chép, nghiên cứu về cƣơng vực, địa giới, quá trình khai hoang phát triển của Trấn Gia Định từ buổi hoang sơ cho đến thời kỳ nhà Nguyễn. Những ghi chép, nghiên cứu của Trịnh Hoài Đức cung cấp cho chúng ta những tƣ liệu về việc khẩn hoang lập ấp, những chính sách cai quản và khai phá về vùng đất Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên, các tỉnh miền Tây Nam Bộ ngày nay dƣới thời các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu của vƣơng triều Nguyễn. Giáo sƣ Lƣơng Ninh với cuốn "Lịch Sử Chămpa" (NXB, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004), là một công trình nghiên cứu về lịch sử của nƣớc Chămpa, một quốc gia láng giềng ở phía Nam của Đại Việt. Trong công trình của mình, tác giả trình bày về lịch sử nƣớc Chămpa từ lúc hình thành qua các giai đoạn 3 phát triển, khủng hoảng, những mối quan hệ bang giao, những cuộc xung đột, tranh giành lãnh thổ với nƣớc láng giềng Đại Việt và cuối cùng đƣợc sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, ngƣời Chăm trở thành một dân tộc thành phần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cuốn "Mạc Thị Gia Phả " (Vũ Thế Dinh do Nguyễn Khắc Thuần dịch, NXB, Giáo dục, Hà Nội, 2005), cung cấp tƣ liệu trong việc nghiên cứu vùng đất Hà Tiên và dòng họ Mạc, những ngƣời tiên phong trong việc mở mang vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đọc Mạc Thị Gia Phả, chúng ta biết đƣợc những chính sách của họ Mạc trong việc quy tụ dân lƣu tán mở đất Hà Tiên nhƣ thế nào, chính sách cai trị và mở mang vùng đất mới; về niên đại của sự kiện MạCửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, và thấy rõ đƣợc công lao của Mạc Cửu và dòng họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên và sự nghiệp mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề mở rộng lãnh về phía nam. Các công thình nghiên cứu đã phần nào góp phần giải đáp cho câu hỏi về “Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn”. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Đề tài này góp phần nghiên cứu lịch sử của Đại Việt cũng nhƣ quá trình khai phá lịch sử của vùng đất Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn. Đây là một giai đoạn quan trọng của lịch sử nƣớc ta, giai đoạn tiếp tục phát triển của xã hội phong kiến Đại Việt. Vì vậy qua đó có cái nhìn tổng quan về công lao mở đất của các chúa Nguyễn. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này chủ yếu tập chung nghiên cứu vào những hoạt động mở mang đất đai về phía nam với các hình thức tiến hành khai phá, quá trình di cƣ và chính sách đối với dân lƣu tán. Và vai trò của Đàng Trong về lĩnh vực 4 là quân sự, ngoại giao, kinh tế - chính trị gắn liền với việc mở rộng lãnh thổ của nƣớc ta. c. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu về quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn từ năm 1623 đến năm 1757. Không gian nghiên cứu: khóa luận tập trung vào nghiên cứu việc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn và hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ về hành chính, kinh tế, quân sự, ngoại giao. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu d. Nguồn tƣ liệu Trong khóa luận này sử dụng nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau mà em thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu nhƣ: sách báo, tạp chí, hay những công trình nghiên cứu có liên quan. e. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã vận dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, so sánh, đối chiếu các sự kiện, nội dung lịch sử, thực hiện sƣu tầm, phân loại tƣ liệu theo nội dung. Cuối cùng tiến hành chỉnh sửa nội dung toàn văn khóa luận. 5. Đóng góp của khóa luận Đề tài nghiên cứu này góp phần vào việc đề cập đến phƣơng thức mở đất của chúa Nguyễn đối với Nam Bộ. Đây là một nội dung tƣơng đối mới mẻ và có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, em đƣa ra quan điểm khái quát về phƣơng thức mà chúa Nguyễn sử dụng trong công cuộc mở đất Nam Bộ là phƣơng thức “Tàn thực” với hai hình thức là “Chiếm hữu” và “Chuyển nhƣợng”. Khóa luận còn làm rõ tính pháp lý của công cuộc mở đất của Đàng Trong. Đây là một con đƣờng mang định hƣớng truyền thống, là quá trình chuyển giao chủ quyền từ Phù Nam sang 5 Chân Lạp và đến Đàng Trong. Đi sâu tìm hiểu một số nội dung ít đƣợc sử liệu đề cập đến nhƣ: vấn đề tổ chức hành chính, sự quản lý và tình hình phát triển về các mặt hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội của Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn. Đây còn là tài liệu để các bạn đọc tham khảo nhằm hiểu rõ hơn về tính chất của Quá trình mở rộng lãnh thổ dưới thời các chúa Nguyễn. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những điều kiện tác động đến quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757). Chƣơng 2: Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757). Chƣơng 3: Các hình thức tiến hành và hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn. [...]... ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 1.1 ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN 1.1.1 Sự suy yếu của Chân Lạp và mối quan hệ giữa Xiêm La, Chân Lạp và Đàng Trong Công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn đã đƣợc thực hiện qua năm đời chúa; dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687), Nguyễn Phúc Trăn (1687 -1691), Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Nguyễn Phúc Chú (1725-1738) và Nguyễn. .. học mở đất phƣơng Nam dƣới thời các chúa Nguyễn vẫn sinh động và có nhiều ý nghĩa Giờ đây, vấn đề khai mở đất đai về phía Nam cũng nhƣ quá trình chính thức xác lập chủ quyền chính phủ Việt Nam đã có tiền đề từ đây 15 Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 2.1 QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 2.1.1 Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ của các chúa. .. Việt Các nƣớc châu Á nhƣ: Trung Hoa, Nhật Bản, Xiêm cũng là những nƣớc có quan hệ thƣơng mại sớm với Đại Việt 1.2 ĐIỀU KIỆN CHỦ QUAN 1.2.1 Công cuộc mở rộng lãnh thổ trƣớc thời các chúa Nguyễn Lúc này hoàn cảnh lịch sử trong nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam, giúp chúa Nguyễn có những điều kiện thuận lợi để hoàn thành đƣợc mục tiêu của mình Quá trình mở rộng lãnh thổ. .. từ Đại Lãnh trở vào cắt Tây Chămpa thành hai nƣớc Nam Bàn và nƣớc Hoa Anh Điều đáng lƣu ý đối với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trƣớc thời các chúa Nguyễn đó là việc vua Chămpa luôn có sự thỏa thuận dâng đất sau khi bại trận Với những gì đã đạt đƣợc, công cuộc mở mang lãnh 9 thổ của các triều đại đi trƣớc là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho các chúa Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ về... Bộ của các chúa Nguyễn Việc mở đất Đông Nam Bộ dƣới thời các chúa Nguyễn đƣợc tiến hành song song với quá trình mở đất Nam Trung Bộ Trong khi thực hiện việc mở đất ở Chămpa, các chúa Nguyễn cũng đồng thời tạo đƣợc quan hệ với Chân Lạp Quá trình tiến vào Chân Lạp đƣợc tiến hành trong những thời điểm mà quan hệ giữa Đàng Trong và Chămpa ở giai đoạn ổn định và khi Chân Lạp đang lâm vào thời kỳ suy yếu... cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam của Đại Việt trƣớc thời các chúa Nguyễn diễn ra liên tục qua nhiều triều đại càng về sau, quá trình ấy càng diễn ra quyêt liệt hơn Sự tiếp xúc giữa Đại Việt và Chămpa lần đầu tiên dƣới thời Đinh Tiên Hoàng sau đó là thời vua Lê Đại Hành Nhƣng mãi đến năm 1069, với việc vua Lý Thánh Tông lấy đƣợc ba châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh của Chămpa Lãnh thổ Đại Việt đã mở rộng. .. nói rằng, quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn diễn ra trong điều kiện chủ quan lẫn khách quan đều rất là thuận lợi Ba yếu tố: thiên thời – địa lợi – nhân hòa đều hội tụ khiến cho quá trình mở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn diễn ra với tốc độ nhanh chóng nhƣng lại ít hao tổn xƣơng máu, qua đó kết thúc lộ trình “nam tiến” kéo dài gần 800 năm bắt đầu từ thời Bắc thuộc Kể từ đây lịch sử Đại... mở rộng lãnh thổ đã trở nên bức thiết hơn bao giờ hết Chính vì thế tiến về phía nam là một trong những giải pháp hàng đầu, bởi nơi đây đất đai phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và qua đó đã đáp ứng đƣợc chỗ dựa lâu dài cho Đàng Trong nên việc mở rộng lãnh thổ là điều hiển nhiên hợp với quy luật phát triển của lịch sử Tiểu kết chƣơng 1: Có thể nói rằng, quá trình mở rộng lãnh thổ. .. quốc tế này cùng với chính sách mở cửa các chúa Nguyễn đã biến Đàng Trong không chỉ trở thành một vƣơng quốc trẻ giàu tiềm lực mà còn trở thành nơi thu hút thƣơng nhân nƣớc ngoài đến buôn bán và đặt quan hệ Đây là tiền đề quan trọng trong quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam sau này Cùng với Đàng Ngoài thì Đàng Trong các chúa Nguyễn tích cực thực hiện chính sách Mở cửa” đón nhận luồng thƣơng mại,... tế chúa Nguyễn đã có sự khai thác nhất định đối với Mỹ Tho tuy nhiên, đây đƣợc xem là bƣớc chuẩn bị quan trọng trong quá trình thiết lập sự ảnh hƣởng sâu rộng của các chúa Nguyễn trên đất Tây Nam Bộ Cho đến khi Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên mà ông khai phá đƣợc cho chúa Nguyễn thì nhà Nguyễn mới thực sự với tay tới Tây Nam Bộ 27 2.3 QUÁ TRÌNsH HÌNH THÀNH TRẤN HÀ TIÊN (1708 – 1757) 2.3.1 Sự thành lập và mở . đến quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757). Chƣơng 2: Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757). Chƣơng 3: Các hình thức tiến hành và hệ quả của quá. hành và hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn. 6 Chƣơng 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 1.1. ĐIỀU KIỆN. 2. QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 16 2.1. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 16 2.1.1. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ của các chúa