Về hành chính

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa nguyễn (1623 1757) (Trang 63)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.1. Về hành chính

Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam dƣới thời các chúa Nguyễn đã thành công đem đến cho Đàng Trong những kết quả đáng mong đợi. Với thành quả này đã mang lại cho Đàng Trong một vùng lãnh thổ rộng lớn, cả một dải đất từ Quảng Bình đến mũi Cà Mau ngày nay đã thuộc về chúa Nguyễn và đã đủ sức sánh ngang với Đàng Ngoài của chúa Trịnh. Lãnh hải nƣớc ta cũng đã đƣợc mở rộng với vùng biển dài từ Tiền Giang tới tận mũi Cà Mau và sang cả vịnh Xiêm La khiến cho nƣớc ta có thêm nhiều tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự. Đó có thể xem là mục tiêu cao nhất và là mục tiêu trực tiếp mà công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn đã đạt đƣợc. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của một vƣơng quốc phong kiến đang dần lớn mạnh lên. Từ đó dẫn đến chuyển biến về mặt hành chính sâu sắc đối với khu vực Đàng Trong. Cƣơng vực lãnh thổ đƣợc mở ra, đồng nghĩa với việc thành lập các đơn vị hành chính mới ở khu vực Nam Bộ đó là trấn Hà Tiên và Dinh Long Hồ, trấn Thuận Thành, Phú Yên.

Ngoài ra với công cuộc mở mang lãnh thổ, thì Đàng Trong cũng xuất hiện những đơn vị hành chính mới nhƣ: đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc, Kiên Giang... Đây là những đơn vị hành chính đặc biệt ra đời ở những vùng đất mới và chỉ có duy nhất ở thời các chúa Nguyễn. Trên cơ sở đó, bộ máy hành chính của chúa Nguyễn cũng đã đƣợc thiết lập trên những vùng đất mới cùng với sự phát triển của cƣ dân.

Việc mở mang đất đai, bố trí lại hệ thống quản lý nhà nƣớc ở khu vực Nam Bộ. Hệ thống hành chính của khu vực Tây Nam Bộ đƣợc thể hiện rõ nét hơn so với vùng Đông Nam Bộ. Đàng Trong bao gồm 12 dinh và 1 trấn: gồm dinh Bố Chính (huyện Bố Trạch,

Quảng Trạch, Quảnh Bình ngày nay), dinh Quảng Bình (ở thành phố Đồng Hới ngày nay), dinh Lƣu Đồn (nay thị trấn Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), dinh Cát (ở Quảng Trị), Chính dinh còn gọi là Đô thành Phú Xuân (Thừa Thiên Huế), dinh Quảng Nam (hay gọi là Dinh Chiêm), dinh Phú Yên (phủ phú Yên), dinh Bình Khang (Khánh Hòa), dinh Bình Thuận, dinh Trấn Biên (Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), dinh Phiên Trấn ( Sài Gòn, Gia Định), Trấn Hà Tiên, dinh Long Hồ [6; 213 – 215].

Công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi chƣa đầy hai thế kỷ. Kết quả là chúa Nguyễn đã đem đến cho Đại Việt một vùng lãnh thổ rộng lớn đó là ý nghĩa lớn lao nhất mà công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn mang lại.

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa nguyễn (1623 1757) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)