6. Bố cục của khóa luận
2.3.1.1. Trấn Hà Tiên ra đời (1708)
Theo nhƣ sử cũ ghi Hà Tiên thuộc vƣơng quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, rồi thuộc Chân Lạp. Theo nhƣ sách Địa bạ Hà Tiên cho biết; Trên bản đồ cổ Trung Quốc, Hi Lạp và Ả Rập chƣa thấy vẽ phần đất này cùng với tên địa danh một cách rõ ràng. Ngƣời Bồ Đào Nha là những nhà hàng hải đầu tiên ở phƣơng Tây đã đến đây từ giữa thế kỷ XVI và vẽ địa phận Hà Tiên với tên gọi là Carol. Sau này tên goi Carol đƣợc thay bằng Cancao. Cho đến thế kỷ thứ XVII, trấn Hà Tiên chƣa đƣợc định hình rõ ràng về mặt biên giới và lãnh thổ. Tuy về danh nghĩa, nơi đây thuộc Chân Lạp nhƣng trong một thời gian dài Hà Tiên gần nhƣ bị bỏ hoang.
Khi Dƣơng Ngạn Địch dẫn đầu đoàn di dân ngƣời Hoa đến Mỹ Tho và Mạc Cửu (1655 – 1735), cũng bắt đầu có mặt tại nơi đây. Ông là một thƣơng nhân ở thôn Lê Quách, huyện Hải Khang, phố Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày nay. Vì không chấp nhận sự thay thế của nhà Thanh, nên ông đã vƣợt biên sang cƣ trú tại phủ Nam Vang của Chân Lạp vào năm một 1680. “Năm Khang Hy thứ 19 (1680), Tỉnh Quảng Đông mới đƣợc dẹp xong nhà Minh mất nƣớc tỏ ra không phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, vì thế ông đã sang phƣơng Nam trú tại phủ Nam Vang của nƣớc Cao Miên”. Ông vốn là một nhà buôn tháo vát, lại có tài kinh doanh, buôn bán, thông thạo địa thế đƣờng biển từ Trung Quốc đến Philippin, Inđônêxia… nói thành thạo tiếng Chân Lạp, nên Mạc Cửu đã đƣợc vua Nặc Nôn của Chân Lạp mời làm quan và phong chức cho ông. Khi đến Nam Vang làm ăn ông đã xin cho mở sòng bạc đánh thuế hoa chi kiếm lời và đào đƣợc hũ bạc nên trở nên giàu
có. Ông cho xây một tòa thành bên bờ biển, mở phố xã, chiêu mộ dân lƣu tán ngƣời Việt, lập nên bảy xứ ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kè, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau. Vì có truyền thuyết về tiên hiện lên ở trên sông nên đƣợc gọi là Hà Tiên [7; 20].
Trƣớc khi Mạc Cửu đến đây những lƣu dân ngƣời Việt đã đến sinh sống tại đây họ làm ăn sinh sống ở lƣu vực sông Đồng Nai, sông Cửu Long và sông Mê Nam. Ngƣời Việt trú ở đây cũng khá là đông, theo nhƣ lời kể của một Giáo sĩ tên Chevreuil, ƣớc tính số dân khoảng 500 ngƣời. Tuy nhiên có thể có ngƣời Việt còn sinh sống ở các nơi khác nữa trải dài khắp vùng. Vì thế mà khi ngƣời Hoa xuất hiện cũng đã xảy ra mâu thuẫn giữa ngƣời Hoa và ngƣời Việt nhƣng ngƣời Chân Lạp lại ngả về phía ngƣời Hoa nên ngƣời Việt đã bị thất thế nên vì vậy có quá nửa số lƣu dân phải quay về quê cũ. Tuy nhiên số lƣu dân còn lại tiếp tục cuộc sống làm ăn, sinh sống họ định cƣ ở các vùng cửa sông, các hải đảo để đánh bắt thủy sản canh tác nông nghiệp ở các lƣu vực sông, ngoài ra còn khai thác lâm sản. Càng về sau số dân ngƣời Việt di cƣ đến đây càng nhiều, tạo thành thôn ấp nên dần chiếm vị trí quan trọng ở Hà Tiên.
Vậy, trƣớc khi Mạc Cửu đặt chân đến đây, nơi đây cƣ trú có sự quy tụ, xây dựng xóm làng của nhiều tộc ngƣời, trong đó có ngƣời Việt giữ vai trò quan trọng. Tuy vậy, khi Mạc Cửu xuất hiện ông mới là ngƣời họp nhóm các lƣu dân này lại, qua đó thổi vào đây một luồng sinh khí mới, tạo điều kiện cho cƣ dân làm ăn sinh sống tại vùng đất này. Ông đã xây dựng Hà Tiên trở thành một nơi trù phú. Tuy nhiên một bất ngờ đáng kinh ngạc khi ông tự nguyện dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn.
Do trong giai đoạn này, đã hình thành nên mối quan hệ tay ba là Xiêm La, Chân Lạp và Đàng Trong. Cả Xiêm La và Đàng Trong đều muốn thiết lập tầm ảnh hƣởng của mình trên đất Chân Lạp. Trong khi đó, mảnh đất Hà Tiên
lại giàu có, trù phú và đồng thời đây còn là “Vùng đệm” nên khó thoát khỏi tình trạng tranh chấp giữa các bên, khó mà giữ đƣợc sự yên ổn của mình. Vậy, Hà Tiên dƣới sự dẫn dắt của Mạc Cửu, một ngƣời tài giỏi trong việc nhìn nhận sự việc. Trƣớc sự suy tính chặt chẽ, cũng nhƣ ông đã nhìn thấy đƣợc cái lợi cũng nhƣ là những khó khăn trong việc dâng đất Hà Tiên cho Xiêm La, Chân Lạp hay Đàng Trong. Nhận thấy đƣợc lợi thế đó Mạc Cửu đã quyết tâm dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn. Bởi thanh thế và tiềm lực của các chúa Nguyễn ngày càng đƣợc củng cố và lớn mạnh, lãnh thổ mở rộng tới tận miền Đông Nam Bộ, cũng đã thiết lập ảnh hƣởng của mình ở vùng Tây Nam Bộ bằng việc khai phá Mỹ Tho. Mặt khác việc thành lập phủ Gia Định lại diễn ra một cách “hòa bình” với sự tự nguyện chấp thuận của Chân Lạp. Trong khi đó lại trái ngƣợc với kế hoạch mà Xiêm La mong đợi.
Với hoàn cảnh lịch sử nhƣ vậy thì càng làm cho thế lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đƣợc củng cố, qua đó thu phục đƣợc lòng dân tạo dựng đƣợc vị thế của mình. Chính vì vậy mà Mạc Cửu đã chiếm đƣợc thiện cảm của chúa Nguyễn nên quyết tâm đem dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn. Ngoài ra Mạc Cửu lại kết hôn với bà Bùi Thị Lẫm, một ngƣời phụ nữ gốc Việt ở Biên Hòa. Qua đó phần nào đã góp phần tạo nên sợi dây gắn kết giữa Mạc Cửu và Đàng trong, nên đã đƣa ông hƣớng về phía chúa Nguyễn. Đặc biệt, với phƣơng thức mở đất của các chúa Nguyễn đang ƣớc mơ theo đuổi thì việc nƣơng nhờ Đàng trong sẽ khiến Mạc Cửu không bị mất đi đặc quyền của mình.
Đến năm 1708, Mạc Cửu cùng thuộc hạ của mình đem lụa là, châu báu đến xin dâng đất cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đã chấp nhận và gọi là trấn Hà Tiên, đồng thời còn trao phẩm tƣớc cho ông và ban thêm ấn thụ, sai ngƣời đƣa tiến ông về đến tận cửa ải. Sự kiện năm 1708, đã tạo điều kiện cho vùng đất rộng lớn từ Kiên
Giang cho đến tận Cà Mau, thuộc về Đàng Trong. Với uy thế lớn mạnh của chúa Nguyễn trên khắp bờ cõi Chân Lạp và biến đó trở thành sức mạnh để thu phục các vùng đất mới nhằm tăng cƣờng mở rộng thêm lãnh thổ [5; 344].
Trong lần dâng đất lần này bảy xã thôn đƣợc Mạc Cửu gây dựng cũng đã đƣợc ông dâng cho chúa Nguyễn. Tuy nhiên Mạc Cửu cũng đem trả lại hai xã Cần Bột và Vũng Thơm cho Chân Lạp. Và đến năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn đem dâng cho chúa Nguyễn. Lúc này trấn Hà Tiên trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Đàng Trong, tuy nhiên do tính tự trị của trấn Hà Tiên khá cao, vì vậy chúa Nguyễn không can thiệp sâu vào công việc quả lý mà chủ yếu giao cho Mạc Cửu tự quản. Đây là một trong những chính sách khôn khéo của các chúa Nguyễn qua đó góp phần làm cho trấn Hà Tiên đƣợc yên ổn đặt dƣới sự bảo hộ của chúa Nguyễn nhƣng thực chất do họ Mạc nắm quyền. Bởi vậy đã có ý kiến cho rằng: Hà Tiên gần nhƣ là một vùng đất chƣ hầu của chúa Nguyễn, tuy nhiên đây cũng chỉ đúng về một khía cạnh nào đó trong khoảng thời gian đầu, khi mà Mạc Cửu mới xƣng thần và đƣợc chúa Nguyễn xem nhƣ là “Thuộc quốc”. Bởi vì chúa Nguyễn cho phép họ Mạc đƣợc hƣởng chế độ thế tập. Từ việc tổ chức quân sự, đến chế độ tô thuế, chúa Nguyễn đều giao cho họ Mạc có quyền tự quyết. Ngay cả khi Chân Lạp phối hợp với Xiêm La tấn công Hà Tiên năm 1715, cũng không thấy sự can thiệp, giúp đỡ từ phía Đàng Trong với vùng đất này. Cho đến thời Mạc Thiên Tứ, hình thức nộp thuế và sản vật cứ ba năm một lần cho Đàng Trong cũng đƣợc duy trì đều đặn.
Hà Tiên có vận mệnh liên quan đến sứ mệnh mở rộng thêm các phần đất mới cho chúa Nguyễn, qua đó trở thành cầu nối quan trọng giữa chúa Nguyễn với Chân Lạp và Đàng Trong, hoàn thành công cuộc mở rộng lãnh thổ của mình. Sự tôn trọng tính độc lập của Hà Tiên đã làm thỏa mãn những
nguyện vọng của họ Mạc, khiến cho dòng họ này hết lòng dốc sức phụng sự Đàng trong. Kế tục Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ trở thành bề tôi trung thành đối với Chúa Nguyễn.
Trƣớc sự kiện mà Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn đã dẫn đến phản ứng của Chân Lạp. Chân Lạp thời kỳ này đang là vùng đất giành giật giữa Xiêm La và Đàng trong. Trong nội bộ triều đình cũng đã chia thành nhiều bè phái khác nhau có nhiều quan điểm khác nhau. Vì vua Chân Lạp luôn thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt, một mặt dựa vào Xiêm La, tuy nhiên mặt khác lại tỏ ra thuần phục Đàng Trong và cống nạp cho Đàng Trong. Bởi vì trong nội bộ Chân Lạp có cả hai thế lực, cho nên khi mà cả hai thế lực này mâu thuẫn, tranh chấp nhau thì cả Xiêm La và Đàng Trong đều có sự can thiệp vào.
Trong lịch sử có nhiều lần Chân Lạp dựa vào Xiêm La để tấn công đất của Đàng Trong nhƣ: tháng 2 – 1715, khi Nặc Thâm đánh Hà Tiên và cƣớp phá của cải. Tuy nhiên Mạc Cửu đã nhanh chóng ổn định và đánh bại đƣợc những lần tấn công của vua Chân Lạp. Có thể nói rằng, chính Mạc Cửu là ngƣời có công lao hàng đầu trong việc đặt nền móng và phát triển trấn Hà Tiên, mang lại cho Đàng Trong một vùng đất đai rộng lớn, lại giàu có. Ông đƣợc chúa Nguyễn phong tặng là Khai trấn Thƣợng Trụ quốc Đại tƣớng quân Vũ Nghi Công [7; 70].
2.3.1.2. Sự mở rộng trấn Hà Tiên (1708 - 1757)
Mạc Cửu mất năm 1735, con trai là Mạc Thiên Tứ lên nắm quyền thay cha. Ông không những bảo vệ và kế thừa những thành quả của ngƣời cha để lại mà ông còn đƣa Hà Tiên vƣơn lên tầm cao mới với sự tấp nập và thịnh vƣợng của trấn Hà Tiên. Ông đã tích cực xây dựng và thực hiện một số cải cách đối với Hà Tiên nhƣ: chia lại đất đai, cải cách hành chính, kén chon quân lĩnh, xây thành mở chợ búa tạo điều kiện cho thƣơng nhân nƣớc ngoài đến
làm ăn buôn bán ngày càng đông. Ông cũng là ngƣời chú trọng đến học vấn, trọng hiền tài, đặc biệt ông tạo Đàn Chiêu Anh Các làm nơi bàn luận học vấn, xƣớng họa thi văn.
Trong việc đấu tranh bảo vệ trấn Hà Tiên trƣớc sự uy hiếp và nhòm ngó của Xiêm La và Chân Lạp cũng rất gay go, ác liệt. Cả hai nƣớc này đều oán hận Hà Tiên, đặc biệt là Mạc Cửu khi ông dâng đất này cho Đàng Trong. Tuy nhiên sức mạnh của Chân Lạp chƣa đủ sức để lấn chiếm đƣợc trấn Hà Tiên, nên Hà Tiên đƣợc sự dấn dắt của dòng họ Mạc vẫn đứng vững và ngày càng phát triển mạnh hơn. Đến giai đoạn này thì chúa Nguyễn đã có sự quan tâm sâu sắc hơn tới vùng đất Hà Tiên. Bởi ngay bên cạnh là những mối đe dọa luôn rình rập, vì vậy luôn phải trong tƣ thế sẵn sàng đối phó với kẻ thù.
Nhƣ vậy, chúa Nguyễn và họ Mạc đã gây dựng trấn Hà Tiên với một nền tảng quân sự vững chắc, đủ sức đối phó với Chân Lạp và Xiêm La. Mặt khác trƣớc những biến động chính trị trong nƣớc nhiều lúc Chân Lạp cũng phải tìm đến sự giúp đỡ của Hà Tiên và Đàng Trong khi quân Xiêm La tấn công.
Đóng góp lớn nhất của Mạc Thiên Tứ, khi ông không những đã thành công trong việc bảo vệ trấn Hà Tiên thoát khỏi sức ép tấn công của Chân Lạp, mà ngƣợc lại ông đã góp công mở rộng thêm diện tích đất, khiến cho lãnh thổ Đàng Trong ngày càng trở nên rộng lớn hơn. Mạc Thiên Tứ, đã có công trong việc khai phá Trấn Giang (Cần Thơ, Hậu Giang), Trấn Di (Bạc Liêu, Sóc Trăng) ngày nay. Ông còn khai phá các vùng đất hoang của Cao Miên là các xứ Long Xuyên, Kiên Giang để trở thành thuộc ấp, trong khi đó chƣa có ai làm đƣợc.
Có ý kiến cho rằng Mạc Thiên Tứ, sau khi lên nắm quyền đã cho ngƣời ngƣợc sông cái lớn, lập đạo Trấn Giang và Trấn Di ở hữu ngạn sông Hậu. Đây đƣợc xem nhƣ là những dinh đồn để liên lạc với quân chúa Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện cho các lƣu dân sinh sống, định cƣ và khai thác những
vùng đất tốt, lập lên làng mạc. Tuy những vùng đất này chƣa thực sự phát triển dƣới thời Mạc Thiên Tứ nhƣng đây đƣợc xem là bƣớc chuẩn bị để tiến xuống những vùng đất còn lại của đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này sau đƣợc Mạc Thiên Tứ trả lại cho Chân Lạp. Đến năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát yêu cầu Nặc Thuận “hiến trả lại Trà Vinh, Ba Thắc (vùng Bạc Liêu) ngày nay, rồi mới phong làm vua lúc này vùng Trấn Di mới trở về tay nhà Nguyễn. Công lao của Mạc Thiên Tứ nói riêng và Hà Tiên nói chung trong sự nghiệp mở đất Tây Nam Bộ của chúa Nguyễn đƣợc chứng minh rất rõ.
Mùa xuân năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên uy hiếp ngƣời Côn Man (ngƣời Chămpa) bị chúa Nguyễn sai quân đánh bại, phải trốn sang Hà Tiên nƣơng nhờ Mạc Thiên Tứ. Với việc che trở cho vua Nặc Nguyên, Mạc Thiên Tứ đã đem về cho đàng trong một phần đất mới là hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp của Chân Lạp (sau trở thành Gò Công và Tân An – đƣợc chúa Nguyễn sát nhập vào dinh Long Hồ) [28; 81].
Mạc Thiên Tứ đã dâng hết các phần đất ấy cho chúa Nguyễn và đƣợc chúa cho sát nhập vào trấn Hà Tiên, riêng đất Tầm Phong Long đƣợc nhập vào Long Hồ. Năm phủ đƣợc nhập vào Hà Tiên là những vùng ở phía bắc và phía tây bắc trấn lị Hà Tiên, dọc theo vịnh Xiêm La. Cũng trong năm này, ông đặt “xứ Rạch Giá là đạo Kiên Giang, xứ Cà Mau làm Long Xuyên đạo, đặt quan cai trị, chiêu dân lập ấp, khiến cho bờ cõi của trấn Hà Tiên ngày càng mở rộng thêm”.
Nhƣ vậy, nhờ có Hà Tiên và Mạc Thiên Tứ mà chúa Nguyễn có điều kiện thuận lợi để hoàn tất công cuộc mở đất về phía nam. Trấn Hà Tiên dƣới thời các chúa Nguyễn gồm các tỉnh thành hiện nay: Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng và một phần đất thuộc Campuchia. Nối tiếp cha, Mạc Thiên Tứ đã tận trung với chúa Nguyễn, tích cực xây dựng và
mở rộng trấn Hà Tiên, đem lại cho chúa Nguyễn một phần lãnh thổ rộng lớn. Hơn 20 năm sau khi Mạc Thiên Tứ qua đời, Lê Quang Định đã đánh giá rất cao về ông “Thiên Tứ là ngƣời giỏi thu phục nhân sĩ nên có nhiều ngƣời về theo, từ đó chiêu tập đƣợc dân chúng, lại giỏi việc chính trị và gìn giữ thành trì, dần dần đất này trở thành nơi thịnh vƣợng.