Hình thức chiếm hữu

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa nguyễn (1623 1757) (Trang 46)

6. Bố cục của khóa luận

3.1.1. Hình thức chiếm hữu

3.1.1.1. “Dân đi trước nhà nước theo sau”

Hai yếu tố “Dân” và “Nhà nƣớc” trong việc tiến hành mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn luôn có mỗi quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Điều này đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở việc di cƣ tự phát và sự khai phá đất đai mang tính chất “Hội nhập” và “Hòa bình” của các lƣu dân, trong đó chủ yếu là ngƣời Việt. Sự có mặt và khai phá của các lƣu dân nói chung, đặc biệt là ngƣời Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tiền đề để chúa Nguyễn thiết lập nên các đơn vị hành chính ở Tây Nam Bộ - Đông Nam Bộ. Nếu không có vai trò khai phá của các thế hệ lƣu dân trên vùng đất mới, con đƣờng chiếm hữu thực sự đối với vùng đất Nam Bộ của các chúa Nguyễn thiết lập chủ quyền từ phía nhà nƣớc sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Quá trình “Dân đi trƣớc” đã diễn ra liên tục trong suốt chiều dài của việc mở rộng lãnh thổ về phía nam. Tiếp nối ngƣời Khơme vào đầu thế kỷ thứ XVII, những lƣu dân ngƣời Việt tự do đã vƣợt biển và tìm đến mảnh đất đầu tiên là Đông Nam Bộ để khai phá, tìm kiếm cuộc sống mới tốt đẹp hơn quê nhà. Khi chúa Nguyễn bắt đầu thực hiện công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam, với việc đồng ý cho đoàn ngƣời Hoa do Dƣơng Ngạn Địch dẫn đầu đến Mỹ Tho và năm 1679, thì trƣớc đó lƣu dân ngƣời Việt đã có mặt khá nhiều tại nơi đây. Họ cùng chung sống chan hòa với các cƣ dân địa phƣơng nhƣ ngƣời Khơme, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm và ngƣời Chà Và... Chính sự có mặt của lớp lƣu dân này với vai trò ngày càng lớn trong các cộng đồng tộc ngƣời nơi đây

đã tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập nên các đơn vị hành chính trên vùng đất thuộc khu vực Nam bộ đƣợc dễ dàng hơn. Cụ thể trên vùng đất Tây Nam Bộ, với sự ra đời của Dinh Long Hồ năm 1732, thời chúa Nguyễn Phúc Chú là một ví dụ điển hình cho việc “Dân đi trƣớc nhà nƣớc theo sau”. Đồng thời chúa Nguyễn cũng chấp nhận sự dâng đất Hà Tiên của Mạc Cửu vào năm 1708, vùng đất Phú Yên và trấn Thuận Thành.

Sau này khi các đơn vị hành chính của chúa Nguyễn đã đƣợc thiết lập trên đất Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, chúa Nguyễn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích ngƣời dân khắp mọi nơi về đây khai phá.

Nếu nhƣ trƣớc đó hoàn toàn đã có sự di cƣ tự phát của các lƣu dân nghèo thì sau này, sự chuyển cƣ và khai phá của các cƣ dân Việt đƣợc thực hiện có tổ chức hơn bằng việc trấn Hà Tiên và Dinh Long Hồ đƣợc lập nên thì các đợt chuyển cƣ của cƣ dân Việt vẫn diễn ra theo nguyện vọng của bản thân họ cùng với đó là chính sách và chủ trƣơng của các chúa Nguyễn. Các đợt di cƣ này càng về sau càng diễn ra mạnh mẽ hơn để đáp ứng đƣợc yêu cầu cũng nhƣ chủ trƣơng của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đã tiến hành bảo trợ cho họ, chính sách ƣu đãi đối với những cƣ dân đến đây khai phá, sinh sống. Họ đƣợc khai phá tự do, ai khai khẩn đƣợc ruộng hoang thì đƣợc công nhận là ruộng tƣ, thuế má trong thời gian đầu rất nhẹ nhàng, chỉ mang tính tƣợng trƣng. Chính vì vậy càng về sau càng thu hút đƣợc nhiều thành phần tham gia, đặc biệt là địa chủ và binh lính. Bởi các chúa Nguyễn, luôn chủ trƣơng và khuyến khích những lớp lƣu dân vào khai phá các vùng đất phía Nam. Trong thực tế, việc thực hiện thành công những cuộc di cƣ lớn chỉ đƣợc thực hiện đối với vùng đất Tây Nam Bộ còn vùng đất Đông Nam Bộ lại xảy ra lẻ tẻ. Phải chăng vì việc mở mang miền Tây Nam Bộ diễn ra muộn hơn và vì sự hình thành các đơn vị hành chính của Tây Nam Bộ mang những nét đặc trƣng rất riêng biệt so với Đông Nam Bộ hay bởi sự di cƣ của các cƣ dân Việt và sự khai phá đất

đai, quá trình sinh sống của các tộc ngƣời trên vùng đất này đã diễn ra một cách tốt đẹp nên chúa Nguyễn có những chủ chƣơng, tiền đề cần thiết trong việc lấp dân đầy trong các khoảng trống lãnh thổ, đảm bảo cơ sở thực tiễn và pháp lý để xác lập chủ quyền trên các vùng đất mới này.

Nếu nhƣ trong công cuộc mở đất Nam Trung Bộ, các cuộc di dân chủ yếu bắt nguồn từ phía nhà nƣớc, do nhà nƣớc tiến hành thì đối với cuộc khai phá vùng Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ, sự chuyển cƣ lại chủ yếu do nhân dân chủ động trƣớc. Điều đó thể hiện qua việc di cƣ tự phát của các lƣu dân và đƣợc chúa Nguyễn tận dụng triệt để nhất là ở Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ tuy nhiên khu vực này có phần mờ nhạt hơn. Đó chính là những nét đặc biệt trong công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn. Đối với những vùng đất này chúa Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách khuyến khích đặc biệt trong việc khai phá đất hoang, cho phép ngƣời dân biến ruộng hoang khai phá đƣợc trở thành ruộng tƣ hữu của tƣ nhân. Đồng thời còn bảo hộ cho quá trình khai phá đất đai, thể hiện năng lực quản lý của chính quyền Đàng Trong. Cùng với đó là việc xác lập chủ quyền để bảo vệ tính hợp pháp của ngƣời dân. Chính vì vậy, việc khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn ở Nam Bộ là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cũng nhƣ luật pháp quốc tế.

Theo dõi tiến trình lịch sử mở đất về phía nam, có thể thấy rằng “chiếm hữu” thông qua con đƣờng khai phá đất đai một cách hòa bình là một biểu hiện khá độc đáo dƣới thời các chúa Nguyễn so với các triều đại khác. Điều đó hoàn toàn phù hợp với phƣơng châm “dân đi trƣớc, nhà nƣớc theo sau” đó là việc cho dân đến khai phá, sinh sống với cƣ dân bản địa rồi mới xác lập các đơn vị hành chính của mình.

3.1.1.2. Sử dụng hợp lý các nguồn nhân lực

Để thực hiện thành công phƣơng thức “Tằm ăn lá dâu”, với hình thức “Chiếm hữu” mang tính “Hòa bình”, chúa Nguyễn đã phải chú trọng đến những nguồn nhân lực trong việc thực hiện nhiệm vụ mở đất.

Không giống các triều đại khác đã thực hiện, lực lƣợng mở đất đƣợc chúa Nguyễn sử dụng không chỉ có ngƣời Việt mà còn cả những tộc ngƣời khác nữa, bao gồm ngƣời Khơme, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm, gồm cả tầng lớp nông dân nghèo, địa chủ, thƣơng nhân, binh lĩnh và cả tù binh cùng tham gia và đƣợc sử dụng triệt để. Bên cạnh đó chúa Nguyễn rất chú trọng đến tầng lớp thƣơng nhân ngƣời Hoa và ngƣời Khơme. Đây là nguồn nhân lực lao động đông đảo mà chỉ thời các chúa Nguyễn mới sử dụng. Các lƣu dân này phần lớn đều tự phát di cƣ dến đây chữ không cần phải đợi có chính sách khuyến khích của các chúa Nguyễn. Tuy vậy chúa Nguyễn đã có biện pháp thích hợp để phát huy hết vai trò, khả năng của họ.

Lực lƣợng địa chủ khá là đông đảo đƣợc các chúa Nguyễn ƣu ái và giao cho việc đảm nhận các chức vụ quản lý dân cƣ ở vùng này. Đây là chỗ dựa vững chắc cho chính quyền Đàng Trong, trong quá trình xây dựng chính quyền địa phƣơng và là một thế lực chi phối tình hình chính trị, kinh tế ở Nam Bộ thời phong kiến. Còn đối với bộ phận thƣơng nhân luôn đƣợc các chúa Nguyễn ủng hộ và tạo điều kiện để giao thƣơng, buôn bán trao đổi hàng hóa tại nơi đây. Chúa Nguyễn thực hiện chính sách “trọng thƣơng nghiệp”, chính vì vậy đã tạo điều kiện phát triển làm thay đổi bộ mặt của khu vực Tây Nam Bộ nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung, góp phần làm phát triển nhanh chóng vƣơng quốc trẻ Đàng Trong. Sự lớn mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, đã nâng cao vị thế của Đàng Trong trong khu vực. Bởi khi mà uy thế càng cao thì việc thực hiện các mục tiêu của nhà nƣớc phong kiến sẽ trở nên rất thuận lợi. Chính vì thế, việc mở rộng thêm các phần đất mới của chúa Nguyễn ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ là sự đóng góp gián tiếp của tiềm lực kinh tế trong đó bộ phận thƣơng nhân, nhất là thƣơng nhân gốc Hoa có vị trí và vai trò quan trọng.

Ngoài ra, binh lĩnh và tù binh cũng là những lực lƣợng lao động dồi dào mà các chúa Nguyễn đã huy động vào đây khai phá đất đai ở khu vực Nam Bộ với các hình thức nhƣ: lập đồn điền, vừa khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác, cũng nhƣ vừa để trị an. Các đồn điền nhanh chóng hóa thành các thôn ấp, xóm làng, cƣ dân mới đến sống hòa chung cùng với cƣ dân bản địa nơi đây. Nhƣ vậy, đây là những lớp lƣu dân di cƣ tự do, đồng nghĩa với việc quy mô, cũng nhƣ số lƣợng không lớn.

Công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn không thể không nhắc tới Dƣơng Ngạn Địch và Mạc Cửu, cả hai ngƣời này đều có vai trò khá quan trọng trong việc khai phá vùng đất Nam Bộ mà chủ yếu là vùng đất Tây Nam Bộ. Với Dƣơng Ngạn Địch và những tƣớng lĩnh ngƣời Hoa, đã đƣợc các chúa Nguyễn ƣu ái và tạo điều kiện cho họ có đất đai sinh cơ, lập nghiệp. Còn đối với Mạc Cửu ở Hà Tiên, chúa Nguyễn cũng đáp ứng nguyện vọng của họ Mạc khi tự nguyện dâng hiến đất cho chúa Nguyễn và sau đó đã phong chức và cho phép trấn giữ vùng đất này.

Một việc nữa mà các chúa Nguyễn đã thực hiện tốt là thi hành chính sách cũng nhƣ đã có những biện pháp hợp tình, hợp lý để cho các dân tộc khác nhau, có nền văn hóa khác nhau và nói các ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên họ lại chung sống với nhau hòa thuận, không xảy ra mâu thuẫn với nhau. Đó là những cƣ dân ngƣời Khơme bản địa đã sinh sống ở đây trƣớc khi có ngƣời Việt và ngƣời Hoa đến cùng làm ăn sinh sống. Ngoài ra chúa Nguyễn còn là ngƣời giải quyết các mối quan hệ giữa các thế lực ở khu vực này. Chính quyền Đàng Trong đã nhiều lần can thiệp vào việc mâu thuẫn giữa Xiêm La và Chân Lạp, hay giữa trấn Hà tiên với Chân Lạp và Xiêm. Qua đó tạo dựng đƣợc tiếng vang cho mình và nâng cao thanh thế của chính quyền Đàng Trong với các nƣớc lân Bang cũng nhƣ đối với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

Nhƣ vậy, nét độc đáo trong việc sử dụng nhân lực trong công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn ở Nam Bộ các chúa Nguyễn không những sử dụng lực lƣợng ngƣời Việt mà còn sử dụng cả lực lƣợng ngƣời Khơme và ngƣời Hoa. Không những sử dụng bộ phận nông dân nghèo mà còn nhiều tầng lớp nhƣ: địa chủ, tù binh, thƣơng nhân, thậm chí là những cƣ dân ngƣời Hoa, ngƣời Chăm và ngƣời Khơme. Còn đối với Dƣơng Ngạn Địch và Mạc Cửu chính quyền Đàng Trong lại tạo điều kiện thuận lợi cho họ có điêu kiện để phát huy đƣợc những khả năng của mình. Đây chính là những nét độc đáo trong công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam thời các chúa Nguyễn so với những lần Nam Tiến trƣớc đó [7; 80].

3.1.1.3. Trọng dụng nhân tài

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn đó chính là cách dùng ngƣời của các chúa Nguyễn cũng đóng một vai trò quan trọng cho sự thành công đó. Các chúa Nguyễn đã biết nhìn nhận và phát triển khả năng, sở trƣờng của họ, trọng dụng và sử dụng hợp lý để phục vụ cho mục đích và lý tƣởng mà các chúa đã theo đuổi. Đó cũng chính là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của phƣơng thức “Tàn thực”, (Tằm ăn lá dâu).

Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam, ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đã gắn liền với tên tuổi của nhiều nhân tài và đƣợc quy tụ dƣới trƣớng của các chúa Nguyễn. Mỗi vùng đất mở ra lại gắn liền với tên tuổi của các hiền tài nhƣ: Mỹ Tho với Dƣơng Ngạn Địch, Hà Tiên với Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ, Dinh Long Hồ với Nguyên Cƣ Trinh, Lƣơng Văn Chánh và vùng đất Phú Yên... cùng nhiều tên tuổi khác đã cùng với các chúa Nguyễn làm nên những thành quả là mở rộng thành công về vùng đất phía nam kéo dai từ sông Gianh tới mũi Cà Mau.

Chúa Nguyễn có tầm nhìn xa, biết sử dụng ngƣời đúng lúc, phù hợp với năng lực của họ. Ngƣợc lại những nhân vật này không phụ sự kỳ vọng mà chúa Nguyễn đã đặt vào họ, họ đã đƣa đến kết quả nằm ngoài sự mong đợi của chúa Nguyễn, bằng việc khai mở đất đai, góp phần mở rộng thêm lãnh thổ cho vƣơng triều Đàng Trong làm cho Đàng Trong ngày càng lớn mạnh. Công lao của họ đã đƣợc sử triều Nguyễn ghi nhận.

Ngoài ra, với sự trọng dụng nhân tài của các chúa Nguyễn, quá trình mở rộng đất ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, còn có sự quy tụ của nhiều nhân tài khác nhƣ: Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh, Đô đốc Trần Thƣợng Xuyên, Văn Thông, Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân, Tào vận Mai Công Hƣơng, Phó tƣớng Nguyễn Cửu Phú, Thống binh Trần Đại Định, Giám quân Nguyễn Cửu Triêm, Điều khiển Nguyễn Hữu Doãn, Thống suất Trƣơng Phúc Du... Họ đều là những ngƣời đã góp sức lực và trí tuệ tài giỏi của mình thậm chí có ngƣời đã hi sinh khi tiến hành công cuộc mở đất ở khu vực Nam Bộ.

Ngƣợc lại chúa Nguyễn cũng không phụ những đóng góp của các nhân tài đó, bằng việc phong tƣớc hiệu, chúa Nguyễn đã giữ đƣợc lòng tin tƣởng của các công thần này. Nhƣ, Mạc Cửu đƣợc phong tặng là Khai trấn Thƣợng Trụ quốc Đại tƣớng quân Vũ Nghi Công, Nguyễn Cƣ Trinh đƣợc phong làm Tá lý công thần Vinh Lộc đại phu... Chúa Nguyễn cũng có những hình phạt thích đáng nhằm răn đe và làm gƣơng cho những ngƣời khác. Nhƣ, Nguyễn Hữu Hào bị chúa Nguyễn Phúc Trăn tƣớc bỏ quan chức, truất làm thƣờng dân khi ông chủ quan, khinh suất nhận lễ vật của Chân Lạp dẫn đến bê trễ công việc dẹp loạn giặc Năc Thu. Trƣơng Phúc Vĩnh đƣợc chúa Nguyễn Phúc Chú trọng dụng, là viên quan Điều khiển đầu tiên của Gia Định, nhƣng vì muốn đổ tội cho Trần Đại Định khiến Trần Đại Định bị bệnh, chết oan ở trong ngục, ông đã bị chúa khép vào tội vu cáo và giáng làm cai đội...

Chúa Nguyễn với tầm nhìn xa, khôn khéo và tinh thần trọng kẻ hiền tài đã quy tụ dƣới trƣớng mình nhiều nhân tài xuất chúng, góp phần quan trọng vào công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam đƣợc diễn ra thuận lợi.

Chính sự tin tƣởng, cởi mở vỗ về dân chúng, cùng nhiều chính sách ƣu đãi, hợp tình hợp lý. Tinh thần trọng dụng ngƣời tài của chúa Nguyễn đã khiến cho những nhân tài có điều kiện phát huy hết lòng trung thành và tài năng phụng sự của mình cho quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn, đem lại cho các chúa Nguyễn ở Đàng Trong một vùng lãnh thổ rộng lớn [28; 203 – 226].

3.1.1.4. Tạo điều kiện cho tiếp xúc, giao lưu văn hóa đối với cư dân nơi đây

Nam Bộ, một vùng đất cƣ trú của nhiều thành phần cƣ dân có nguồn gốc, địa phƣơng khác nhau, dẫn đến hình thành nên một vùng có nhiều tôn giáo, tin ngƣỡng khác nhau.

Thời cổ đại, thành phần tộc ngƣời Mã Lai – Đa Đảo, văn hóa của họ giữ vị trí độc tôn ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ. Đến trƣớc thế kỷ XVII, ngƣời Khơme và văn hóa của họ đóng vai trò chủ thể ở địa phƣơng. Nhƣng từ thế kỷ thứ XVIII trở về sau, ngƣời Hoa và văn hóa của họ

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa nguyễn (1623 1757) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)