6. Bố cục của khóa luận
2.1.3. Sự hình thành trấn Thuận Thành năm 1693
Sự kiện năm 1693, đánh dấu một mốc rất quan trọng là Chămpa đã không còn tồn tại với tƣ cách là một quốc gia riêng biệt mà trở thành một phần lãnh thổ của chính quyền Đàng Trong, trở thành một trấn sau đó trở thành một tỉnh của nƣớc Việt Nam sau này. Những gì còn lại của Chămpa chỉ là một tƣớc hiệu Phiên Vƣơng, nhƣng mọi công việc luôn có một viên quan của chính quyền Đàng Trong theo dõi, kiểm soát. Một bộ phận quý tộc ngƣời Chăm đã dẫn theo ngƣời thân và ít dân cƣ di chuyển vào sinh sống ở vùng hạ lƣu và trung lƣu sông Cửu Long. Một bộ phận khác do những hậu duệ trực tiếp của vua Chămpa di chuyển lên vùng thƣợng nguồn sinh sống, dựa vào các mối quan hệ từ trƣớc với cố gắng duy trì hình bóng của cha ông họ qua những di vật còn lại.
Tuy nhiên một bộ phận đáng kể ngƣời Chăm vẫn ở lại sinh sống trên mảnh đất đã gắn bó với họ lâu nay. Cuộc sống của họ dần hòa nhập với những cƣ dân ngƣời Việt tới sinh sống tại đây và duy trì cho đến ngày hôm nay với tƣ cách là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các chúa Nguyễn sau khi chiếm đƣợc vùng đất cuối cùng của ngƣời Chăm đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xoa dịu những mâu thuẫn với những ngƣời Chăm còn lại, giao các chức cai quản trong vùng cho ngƣời Chăm trông coi, đồng thời cũng tạo điều kiện cho những cƣ dân Chăm ổn định cuộc sống của mình. Những chính sách đó giống nhƣ những ân huệ và tỏ rõ thái độ tôn trọng của chính quyền Đàng Trong với những hậu duệ cuối cùng của vƣơng quốc Chămpa.
Chăm còn lại. Đồng thời các chúa Nguyễn cũng từng bƣớc đƣa cƣ dân ngƣời Việt vào sinh sống trên vùng đất này và tạo mọi điều kiện cho họ ổn định cuộc sống tại nơi đây. Những cƣ dân ngƣời Việt đƣợc đƣợc đƣa vào đây chủ yếu họ là những ngƣời lao động nghèo khổ, tù binh thậm chí còn có cả địa chủ, quý tộc và dân lƣu tán. Cuộc sống của họ đã nhanh chóng hòa nhập với những lƣu dân ngƣời Việt có mặt từ trƣớc và những cƣ dân Chămpa bản địa để ổn định cuộc sống của mình. Với những công việc truyền thống nhƣ sản xuất nông nghiệp và làm các nghành nghề truyền thống nhƣ làm gốm, nghề rèn, dệt chiếu... Đặc biệt là nghề dệt vải vẫn đƣợc gìn giữ, duy trì và phát triển. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu của ngƣời dân Chăm mà còn là những món hàng mà các thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc rất ƣa thích. Có lẽ những ngƣời Việt sinh sống trên mãnh đất này cũng đã chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ yếu tố văn hóa của ngƣời Chăm, hình tƣợng chiếc áo dài là một điển hình. Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của ngƣời Chăm đã có ảnh hƣởng và tác động không nhỏ đến đời sống của cƣ dân ngƣời Việt và góp phần làm cho kho tàng văn hóa chung của dân tộc ta trở nên phong phú và đa dạng.
Ngƣời Chăm vẫn không cam chịu những thất bại của họ, không cam chịu thần phục các chúa Nguyễn, họ vẫn muốn giành lại những gì vốn thuộc về họ. Những vƣơng hầu cũ của Chiêm Thành vẫn thƣờng xuyên xúi dục dân chúng nổi dậy chống đối lại chính quyền chúa Nguyễn. Để đề phòng sự chống đối của ngƣời Chăm, chúa Nguyễn đã sai cai đội Nguyễn Trí Thắng đem quân trấn giữ ở Phố Hài, Cai Cơ Nguyễn Tân Lễ coi giữ ở Phan Rí và Cai Đội trông coi vùng Phan Rang.
Đến tháng 8 - 1693 đã cho đổi trấn Thuận Thành thành phủ Bình Thuận. Chúa Nguyễn đã bổ nhiệm viên quan cũ của Chămpa là Kế Bà Tử làm quan cai trị nhƣng phải mặc theo đồng phục của ngƣời Việt ta. Nhƣng các cuộc nổi dậy chống đối của ngƣời Chiêm vẫn diễn ra. Tiêu biểu là các cuộc nổi dậy của viên
quan ngƣời Chiêm cũ là Ốc Nha Thác liên kết với một ngƣời gốc Hoa là Ngô Lãng đã hô hào dân Chiêm nổi dậy chống đối. Làm náo loạn cả một vùng Phan Rí, Phan Rang và gây ra nhiều tổn thất cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đã phải sai Cai Cơ Nguyễn Thắng Hổ đem quân vào đánh mới dẹp yên đƣợc. Sau sự kiện này chúa Nguyễn vẫn tiếp tục để Kế Bà Tử làm quan cai trị, với chức Tả Đô Đốc và thực hiện nhiều chính sách thông thoáng hơn với ngƣời Chiêm, sau này còn phong cho Kế Bà Tử làm Phiên Vƣơng và định lệ cống nạp hàng năm cho chúa Nguyễn. Đến năm 1697, đã đặt thành phủ Bình Thuận lấy vùng đất từ Phan Rí, Phan Rang trở về phía Tây chia thành hai huyện là An Phƣớc và Hòa Đa và cho đặt ra những điều lệ quy định rõ ràng để cai trị những ngƣời dân Chiêm và cƣ dân Việt trên vùng đất này. Về sau các cuộc nổi dậy chống đối của dân Chăm vẫn thỉnh thoảng diễn ra nhƣng không lớn và nhanh chóng bị chính quyền chúa Nguyễn dập tắt. Cuộc sống của những cƣ dân ngƣời Chăm và ngƣời Việt trên vùng đất này dần ổn định cho đến khi phong trào Tây Sơn nổ ra [7; 103].