Quá trình hình thành và mở rộng Dinh Long Hồ năm 1732

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa nguyễn (1623 1757) (Trang 40)

6. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Quá trình hình thành và mở rộng Dinh Long Hồ năm 1732

Mặc dù trên thực tế chúa Nguyễn đã có sự khai thác nhất định đối với Mỹ Tho, nhƣng về mặt chính danh vùng đất này vẫn chƣa thuộc về sự quản lý của chúa Nguyễn. Mặt khác, những thành quả của Dƣơng Ngạn Địch bị gián đoạn sau chín năm đã khiến cho Mỹ Tho không thể trở thành một trong những động lực để chúa Nguyễn có thể thiết lập làm nên đơn vị hành chính của mình nhƣ ở Biên Hòa.

Sau khi thiết lập nên các đơn vị hành chính trên toàn bộ vùng Đông Nam Bộ ngày nay, đồng thời lập nên trấn Hà Tiên với sự gia tăng nhanh thanh thế và sức mạnh quyền lực ngày càng cao thì chúa Nguyễn thiết lập chính quyền ở vùng sông Tiền và sông Hậu là tất yếu. Điều đó sẽ đƣợc thực hiện khi chúa Nguyễn hội tụ những điều kiện phù hợp, hợp tình, hợp lý trƣớc hết là sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân Chân Lạp.

Một sự kiện ngẫu nhiên đã trở thành thời cơ cho chúa Nguyễn đó là vào tháng 4 - 1731, nơi đây đã xảy ra vụ nổi loạn của ngƣời Lào và ngƣời Chân Lạp do Sá Tốt dẫn đầu, đem quân Chân Lạp vào cƣớp Gia Định. Chúa Nguyễn Phúc Chú sai thống suất Trƣơng Phúc Vĩnh điều khiển binh các đạo đi đánh. Trƣơng Phúc Vĩnh bèn cùng Trần Đại Định và Nguyễn Cửu Triêm chia quân làm ba đƣờng để tiến. Quân giặc thua to, chạy trốn, lúc này Nặc Tha (So Tha II – con vua Chân Lạp là Nặc Yêm thay mặt cha giữ việc nƣớc) đã đƣa thƣ cầu hoãn binh và xin bắt giặc để chuộc tội.

Đến tháng 1 - 1732, “giặc Lào lại cƣớp phá cầu Nam. Trƣơng Phúc Vĩnh tiến quân đánh và trách Nặc Tha dung túng cho quân giặc”. Đến tháng 4

năm 1732, “Trần Đại Định đem quân tiến đến Lô Việt. Thế giặc cùng quẫn. Nặc Tha góp sức đánh bắt, bắt đƣợc giết hết”.

Sau khi chúa Nguyễn trấn áp đƣợc vụ nổi loạn của Sá Tốt (1731 – 1732), Nặc Tha đã nhƣợng lại phần đất Mécsa (Mỹ Tho) và Longhor (Vĩnh Long) cho Đàng Trong vào tháng 4 - 1732. Trên thực tế, ngƣời Việt đã đến sinh sống và khai phá xen lẫn với ngƣời Khơme ở vùng đất này từ trƣớc nên việc Nặc Tha nhƣợng lại hai phần đất này chỉ là động thái nhằm hợp pháp hóa chủ quyền của chúa Nguyễn.

Sự tiếp nhận chính thức hai phần đất mới này vào Đàng Trong chính là tiền đề dẫn đến sự ra đời của một đơn vị hành chính mới của chúa Nguyễn là Dinh Long Hồ. Năm 1732, thấy địa thế Gia Định rộng rãi, bèn chia đất Tây Nam Phiên Trấn, đặt châu Định Viễn, dựng Dinh Long Hồ vào phủ Gia Định.

Nhƣ vậy, đến năm 1732, phủ Gia Định cùng với Trấn Biên và Phiên Trấn đã có thêm Dinh Long Hồ. Năm 1732, chúa Nguyễn cũng mới có thêm đất Vĩnh Long. Vùng Vĩnh Long bấy giờ rất rộng lớn bao gồm một phần tỉnh Bến Tre ở mạn trên và Trà Vinh ở mạn dƣới mang tên châu Định Viễn (thuộc Dinh Long Hồ) bao gồm vùng Bến Tre, Vĩnh Long và một phần tỉnh An Giang ngày nay.

Ở miền Tây Nam Bộ, bấy giờ đã có hai trung tâm hành chính tồn tại song song với nhau là Trấn Hà Tiên và Dinh Long Hồ. Tuy nhiên, nếu nhƣ Hà Tiên vẫn tồn tại nhƣ một đơn vị hành chính đặc biệt của Đàng Trong, tính tự quản vẫn cao thì Dinh Long Hồ lại hoàn toàn nằm dƣới sự quản lý của chúa Nguyễn. Điều đó cho thấy sự rất thận trọng của chúa Nguyễn đối với vùng đất này bởi có đƣợc nó chúa Nguyễn đã phải bỏ ra nhiều công sức để tạo lập.

Dinh Long Hồ dần dần phát triển hơn qua thời gian, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Cƣ Trinh cùng với nhiều chiến tích trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển lãnh thổ Đàng Trong. Để đối phó với việc vua

Chân Lạp là Nặc Nguyên, mƣu đồ câu kết với chúa Trịnh Doanh ở Đàng Ngoài đánh phá Dinh Long Hồ, năm 1753, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cƣ Trinh làm tham mƣu, điều khiển tƣớng sĩ năm dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ, Bình Khang và Bình Thuận) phản công Nặc Nguyên giành thắng lợi. Điều đó dẫn đến hệ quả là năm 1756, Nặc Nguyên dâng hai phần đất Tầm Bôn và Lôi Lạp cho chúa Nguyễn để chuộc tội. Tuy vậy, cho đến khi Nặc Nguyên bị chúa Nguyễn đánh bại và có nguyện vọng dâng Tầm Bôn và Lôi Lạp cho Đàng Trong thì hƣớng “Nam tiến” của chúa Nguyễn vẫn là La Bích chứ không phải là những phần đất còn lại nằm ở giữa Hà Tiên và Gia Định của đồng bằng sông Cửu Long.

Bắt đầu từ đây, với kế “tằm ăn lá dâu”, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã chuyển sang tập trung chú ý vào những vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long ngày nay thay cho ý định ban đầu là hƣớng về những mảnh đất ở biên giới phía tây xa xôi. Sự chuyển biến về hƣớng đi của con đƣờng “Nam tiến” đƣợc thể hiện rõ nét qua việc chúa nhận hai phủ Tầm Bôi và Lôi Lạp, cho nhập vào châu Định Viễn khiến Dinh Long Hồ có thêm vùng đất Tân An và Gò Công (nay thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang). Với việc có đƣợc hai vùng đất này thì có thể xem nhƣ toàn bộ miền Đông Nam Bộ bắt đầu chính thức liền ranh giới với miền Tây Nam Bộ trên bản đồ của Nam Bộ ngày nay. Điều này cũng đã xóa đi tình trạng ranh giới mập mờ trƣớc đây giữa chính quyền Chân Lạp và Đàng Trong. Địa giới của Dinh Long Hồ lại đƣợc tiếp tục mở rộng hơn vào năm 1757, khi vua Chân Lạp là Nặc Tôn (con của Nặc Nguyên) sau khi đƣợc chúa Nguyễn sắc phong Phiên vƣơng, đã dâng đất Tầm Phong Long (vùng Châu Đốc, Tân Châu, Sa Đéc ngày nay) để tạ ơn. Phần đất này đƣợc Nguyễn Phúc Khoát cho nhập vào Dinh Long Hồ.

Để bảo đảm cho sự an toàn Dinh Long Hồ nói riêng và vùng lãnh thổ Đàng Trong ở Nam Bộ nói chung, Nguyễn Cƣ Trinh đã tâu lên chúa Nguyễn,

lấy đất Tầm Phong Long lập các đồn ở hai bên sông Cửu Long, gần biên giới, chia ra làm ba đạo với vị trí chiến thuật là “Đặt đạo Đông Khẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang, điều lệ thuộc vào Dinh Long Hồ”. Đạo Tân Châu ở hữu ngạn sông Tiền Giang nằm án ngữ trên dòng sông, ngăn chặn sự xâm nhập từ hƣớng Chân Lạp. Đạo Châu Đốc nằm ở phía bắc Hậu Giang với vùng đất trải dài theo biên giới, giáp với trấn Hà Tiên nay thuộc An Giang. Đạo Đông Khẩu đƣợc lập ở tỉnh Đồng Tháp ngày nay, trị sở đồn trú tại Sa Đéc (thôn Vĩnh Phƣớc). Với sự xuất hiện của các đạo, Dinh Long Hồ trở thành vùng có diện tích rộng lớn nhất, chiếm gần hết miền Tây Nam Bộ ngày nay, bao gồm các phần đất đƣợc Chân Lạp dâng cho chúa Nguyễn: Longhor (Vĩnh Long), Mécsa (Mỹ Tho), Tầm Bôn (Gò Công), Lôi Lạp (Tân An – Long An), Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre), Tầm Phong Long (An Giang, Đồng Tháp).

Nhƣ vậy, đất Dinh Long Hồ bao gồm phần lớn những tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là: Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang.

Dinh Long Hồ đã phát triển thành một vùng đất đai rộng lớn, dân số tăng lên đáng kể trên các cù lao vùng hạ lƣu sông Cửu Long và sông Tiền Giang về phía Nam. Phạm vi cai quản của trụ sở Dinh Long Hồ mở ra khá rộng, không chỉ có vùng Long Hồ - Vĩnh Long, nơi có trụ sở dinh mà bao gồm cả đất đai các đạo: Đông Khẩu (Sa Đéc), Tân Châu (Tiền Giang), Châu Đốc (Hậu Giang) và đạo Trƣờng Đồn (Mỹ Tho) đƣợc lập ra vào năm 1772, ứng với vùng đất đai màu mỡ giữa hai con sông tiền giang, hậu giang mà ngƣời Pháp gọi là “Transbassac” (Trung Giang xứ”). Việc mở Dinh Long Hồ chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua con đƣờng khai phá đất đai một cách hòa bình của các thế hệ lƣu dân.

Từ năm 1758 đến cuối thế kỷ thứ XVIII, dân số Dinh Long Hồ tiếp tục tăng nhanh bởi sự nhập cƣ của những nhóm cƣ dân ngƣời Việt từ miền Trung

vào. Với lực lƣợng lao động dồi dào, kinh nghiệm sản xuất phong phú, Dinh Long Hồ đã trở thành một vựa lúa lớn, nơi cung cấp lƣơng thực chính của Đàng Trong. Cho đến những năm 60 của thế kỷ XVIII, Dinh Long Hồ đã tập trung đƣợc nhiều thế mạnh, đất đai màu mỡ, nguồn nhân lực đƣợc bổ sung, tổ chức quản lý hành chính đƣợc kiện toàn, trật tự xã hội đƣợc thiết lập, các phƣơng án về an ninh – quốc phòng đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng.

Nhƣ vậy, với việc mở rộng Dinh Long Hồ và trấn Hà Tiên, chúa Nguyễn đã làm chủ vùng biển Đông ở khu vực miền Tây Nam Bộ đến vịnh Xiêm La, nối liền con đƣờng biển từ Mỹ Tho tới mũi Cà Mau và đi qua hết các tỉnh – thành và biển Campuchia ngày nay. Điều này tạo điều kiện cho Đàng Trong có một hƣớng phát triển mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại mới – thời đại kinh tế hàng hóa với sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của luồng mậu dịch thƣơng mại thế giới.

Công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn đƣợc đẩy mạnh tốc độ rất nhanh dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Điều đó một phần cũng nhờ sự góp mặt của nhiều hiền tài dƣới chƣớng nhƣ: Ký lục Nguyễn Cƣ Trinh, Nguyễn Hữu Doãn, Cai đội Thiện Chính, Thống suất Trƣơng Phúc Du. Đặc biệt, với điều kiện khách quan là tình hình khu vực diễn ra vô cùng thuận lợi: Xiêm La có phần kiêng dè trong quan hệ với Đàng Trong; nội bộ Chân Lạp lục đục, sự tranh chấp ngôi vua diễn ra liên tục và tình trạng Chân Lạp có mối quan hệ lệ thuộc vào Đàng Trong đã hội tụ ba yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, để chúa Nguyễn Phúc Khoát hoàn tất việc mở đất Tây Nam Bộ. Cùng với việc đƣa Tầm Phong Long vào Dinh Long Hồ và sự xuất hiện ở Tây Nam Bộ và năm 1757 có thể xem nhƣ công cuộc mở đất ở Đàng Trong nói riêng và Đại Việt nói chung đã cơ bản hoàn thành, kết thúc cả chặng đƣờng dài gần tám thế Kỷ mở đất Đại Việt. Cả dải đất từ Sông Gianh trở vào mũi Cà Mau kể từ đây đã thuộc về chúa Nguyễn, trở thành tiền đề cho lãnh

thổ quốc gia thống nhất sau này và tƣơng ứng với lãnh thổ nƣớc Việt Nam hiện tại [28; 224 – 228].

Tiểu kết chƣơng 2:

Nhƣ vậy, quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757), là cả một quá trình gian khổ, gay go về cơ bản thì các chúa Nguyễn đã hoàn thành công cuộc mở đất và xác lập chủ quyền của mình trên các vùng đất Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nói riêng, vùng đất Nam Bộ nói chung. Đó là một quá trình đồng sức, đồng lòng giữa nhà cầm quyền và nhân dân, sự áp dụng của nhiều phƣơng thức khác nhau của chúa Nguyễn để mở ra vùng đất mới. Lãnh thổ của Đại Việt đã đƣợc mở rộng trải dai từ sông Ranh - Quảng Bình kéo dài đến mũi Cà Mau. Đây đƣợc coi là một trong những công lao to lớn của các chúa Nguyễn qua đó đã đặt nền móng cho việc thống nhất đất nƣớc sau này.

Chƣơng 3

CÁC HÌNH THỨC TIẾN HÀNH VÀ HỆ QUẢ CỦA CÔNG CUỘC MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 3.1. PHƢƠNG THỨC “TÀN THỰC” (TẰM ĂN LÁ DÂU)

3.1.1. Hình thức chiếm hữu

3.1.1.1. “Dân đi trước nhà nước theo sau”

Hai yếu tố “Dân” và “Nhà nƣớc” trong việc tiến hành mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn luôn có mỗi quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Điều này đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở việc di cƣ tự phát và sự khai phá đất đai mang tính chất “Hội nhập” và “Hòa bình” của các lƣu dân, trong đó chủ yếu là ngƣời Việt. Sự có mặt và khai phá của các lƣu dân nói chung, đặc biệt là ngƣời Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tiền đề để chúa Nguyễn thiết lập nên các đơn vị hành chính ở Tây Nam Bộ - Đông Nam Bộ. Nếu không có vai trò khai phá của các thế hệ lƣu dân trên vùng đất mới, con đƣờng chiếm hữu thực sự đối với vùng đất Nam Bộ của các chúa Nguyễn thiết lập chủ quyền từ phía nhà nƣớc sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Quá trình “Dân đi trƣớc” đã diễn ra liên tục trong suốt chiều dài của việc mở rộng lãnh thổ về phía nam. Tiếp nối ngƣời Khơme vào đầu thế kỷ thứ XVII, những lƣu dân ngƣời Việt tự do đã vƣợt biển và tìm đến mảnh đất đầu tiên là Đông Nam Bộ để khai phá, tìm kiếm cuộc sống mới tốt đẹp hơn quê nhà. Khi chúa Nguyễn bắt đầu thực hiện công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam, với việc đồng ý cho đoàn ngƣời Hoa do Dƣơng Ngạn Địch dẫn đầu đến Mỹ Tho và năm 1679, thì trƣớc đó lƣu dân ngƣời Việt đã có mặt khá nhiều tại nơi đây. Họ cùng chung sống chan hòa với các cƣ dân địa phƣơng nhƣ ngƣời Khơme, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm và ngƣời Chà Và... Chính sự có mặt của lớp lƣu dân này với vai trò ngày càng lớn trong các cộng đồng tộc ngƣời nơi đây

đã tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập nên các đơn vị hành chính trên vùng đất thuộc khu vực Nam bộ đƣợc dễ dàng hơn. Cụ thể trên vùng đất Tây Nam Bộ, với sự ra đời của Dinh Long Hồ năm 1732, thời chúa Nguyễn Phúc Chú là một ví dụ điển hình cho việc “Dân đi trƣớc nhà nƣớc theo sau”. Đồng thời chúa Nguyễn cũng chấp nhận sự dâng đất Hà Tiên của Mạc Cửu vào năm 1708, vùng đất Phú Yên và trấn Thuận Thành.

Sau này khi các đơn vị hành chính của chúa Nguyễn đã đƣợc thiết lập trên đất Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, chúa Nguyễn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích ngƣời dân khắp mọi nơi về đây khai phá.

Nếu nhƣ trƣớc đó hoàn toàn đã có sự di cƣ tự phát của các lƣu dân nghèo thì sau này, sự chuyển cƣ và khai phá của các cƣ dân Việt đƣợc thực hiện có tổ chức hơn bằng việc trấn Hà Tiên và Dinh Long Hồ đƣợc lập nên thì các đợt chuyển cƣ của cƣ dân Việt vẫn diễn ra theo nguyện vọng của bản thân họ cùng với đó là chính sách và chủ trƣơng của các chúa Nguyễn. Các đợt di cƣ này càng về sau càng diễn ra mạnh mẽ hơn để đáp ứng đƣợc yêu cầu cũng nhƣ chủ trƣơng của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đã tiến hành bảo trợ cho họ, chính sách ƣu đãi đối với những cƣ dân đến đây khai phá, sinh sống. Họ đƣợc khai phá tự do, ai khai khẩn đƣợc ruộng hoang thì đƣợc công nhận là ruộng tƣ, thuế má trong thời gian đầu rất nhẹ nhàng, chỉ mang tính tƣợng trƣng. Chính vì vậy càng về sau càng thu hút đƣợc nhiều thành phần tham gia, đặc biệt là địa chủ và binh lính. Bởi các chúa Nguyễn, luôn chủ trƣơng và khuyến khích những lớp lƣu dân vào khai phá các vùng đất phía Nam. Trong thực tế, việc thực hiện thành công những cuộc di cƣ lớn chỉ đƣợc thực hiện đối với vùng đất Tây Nam Bộ còn vùng đất Đông Nam Bộ lại xảy ra lẻ tẻ. Phải chăng vì việc mở mang miền Tây Nam Bộ diễn ra muộn hơn và vì sự hình thành các đơn vị hành chính của Tây Nam Bộ mang những nét đặc trƣng rất riêng biệt so với Đông Nam Bộ hay bởi sự di cƣ của các cƣ dân Việt và sự khai phá đất

đai, quá trình sinh sống của các tộc ngƣời trên vùng đất này đã diễn ra một cách tốt đẹp nên chúa Nguyễn có những chủ chƣơng, tiền đề cần thiết trong việc lấp dân đầy trong các khoảng trống lãnh thổ, đảm bảo cơ sở thực tiễn và pháp lý để xác lập chủ quyền trên các vùng đất mới này.

Nếu nhƣ trong công cuộc mở đất Nam Trung Bộ, các cuộc di dân chủ yếu bắt nguồn từ phía nhà nƣớc, do nhà nƣớc tiến hành thì đối với cuộc khai phá vùng Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ, sự chuyển cƣ lại chủ yếu do nhân dân chủ động trƣớc. Điều đó thể hiện qua việc di cƣ tự phát của các lƣu dân và đƣợc chúa Nguyễn tận dụng triệt để nhất là ở Tây Nam Bộ và Đông Nam

Một phần của tài liệu Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa nguyễn (1623 1757) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)