1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học chương 3, công nghệ 10 bằng câu hỏi hiệu quả

69 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN CHU THỊ VÂN ANH DẠY HỌC CHƢƠNG 3, CÔNG NGHỆ 10 BẰNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Phƣơng pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S ĐỖ THỊ TỐ NHƢ HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong tổ Phƣơng pháp dạy học, khoa Sinh – KTNN, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, cùng các thầy cô giáo dạy bộ môn Công nghệ trƣờng THPT A Hải Hậu, Nam Định và trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Đỗ Thị Tố Như, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn. Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2014 Sinh viên Chu Thị Vân Anh LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Dạy học chương 3, Công nghệ 10 bằng câu hỏi hiệu quả” đã đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Đỗ Thị Tố Như và sự cố gắng của bản thân tôi. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của ThS. Đỗ Thị Tố Như , giảng viên khoa Sinh – KTNN, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Mọi kết quả trình bày trong đề tài này là hoàn toàn trung thực, không trùng với kết quả của tác giả nào và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây. Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2014 Sinh viên Chu Thị Vân Anh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Đọc là GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phƣơng pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Giả thuyết khoa học 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 4.1. Đối tƣợng 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết 3 6.2. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm 3 6.3. Phƣơng pháp chuyên gia 3 7. Những đóng góp của đề tài 4 8. Cấu trúc khóa luận 4 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học 5 1.1.1. Trên thế giới 5 1.1.2. Ở Việt Nam 5 1.2. Cơ sở lý luận 6 1.2.1. Phƣơng pháp vấn đáp 6 1.2.2. Khái niệm câu hỏi 8 1.2.3. Xây dựng và sử dụng câu hỏi 12 1.3. Cơ sở thực tiễn 18 1.3.1. Mục tiêu điều tra 18 1.3.2. Nội dung điều tra 18 1.3.3. Phƣơng pháp điều tra 18 1.3.4. Kết quả điều tra 18 Chƣơng 2: DẠY HỌC CHƢƠNG 3: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN, CÔNG NGHỆ 10 BẰNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ 21 2.1. Vị trí, nhiệm vụ, nội dung chƣơng 3, Công nghệ 10 21 2.1.1. Vị trí 21 2.1.2. Nhiệm vụ 21 2.1.3. Nội dung 21 2.2. Kết quả xây dựng câu hỏi hiệu quả để tổ chức dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10 24 2.3. Một số giáo án dạy học chƣơng 3, công nghệ 10 sử dụng hệ thống câu hỏi hiệu quả đã xây dựng 30 Chƣơng 3: THAM VẤN CHUYÊN GIA 58 3.1. Mục đích đánh giá 58 3.2. Nội dung đánh giá 58 3.3. Phƣơng pháp đánh giá 58 3.4. Nhận xét của giáo viên 58 3.4.1. Đánh giá hệ thống câu hỏi 58 3.4.2. Đánh giá về phần thiết kế bài học 58 3.4.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 58 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60 1. Kết luận 60 2. Đề nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại của khoa học kĩ thuật nhƣ hiện nay thì nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là phải đào tạo ra những con ngƣời có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của xã hội hiện đại, đó là những con ngƣời linh hoạt, chủ động, sáng tạo. Để đào tạo ra những con ngƣời đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phƣơng pháp dạy học trên tất cả các cấp học, nghành học. Tức là phải chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm. Vấn đề này đã đƣợc chỉ rõ tại Điều 28, Luật giáo dục: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng khả năng tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh”. Nhƣ vậy, đổi mới PPDH là yêu cầu cần thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đồng thời là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay. Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII khẳng định: “Phải đổi mới phƣơng pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, bƣớc đầu áp dụng phƣơng pháp tiên tiến, phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện, thời gian nghiên cứu và tự học của học sinh nhất là sinh viên”. Mặt khác, môn Công nghệ 10 là môn khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, điều kiện thực hành thực nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới còn vấp phải một số khó khăn. Thứ nhất, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ, đặc biệt là các địa phƣơng ở vùng sâu vùng xa. Thứ hai, đa số GV phổ thông chƣa tiếp cận với các phƣơng pháp dạy học tích cực, ngại thay đổi nên thƣờng truyền thụ kiến 2 thức theo kiểu một chiều “thầy giảng - trò ghi”. Hay trong quá trình dạy học GV có sử dụng câu hỏi nhƣng không đƣa ra đƣợc những câu hỏi với các mức độ kiến thức khác nhau đòi hỏi HS phải tƣ duy sáng tạo.Thứ ba, hiện nay, hệ thống SGK của tất cả các bộ môn cũng nhƣ môn Công nghệ nông nghiệp đã đƣợc đổi mới, cải cách về cả cấu trúc chƣơng trình và nội dung kiến thức. Do vậy, dẫn đến việc học tập và giảng dạy các bộ môn nói chung và môn Công nghệ nông nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy đƣợc năng lực tƣ duy và năng lực sáng tạo của HS. Trƣớc thực trạng đó, đòi hỏi GV phải không ngừng đổi mới PPDH bằng cách áp dụng những phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào trong việc giảng dạy. Sử dụng hệ thống câu hỏi hiệu quả là một trong những phƣơng pháp phát huy đƣợc tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Chính vì những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Dạy học Chương 3, Công nghệ 10 bằng câu hỏi hiệu quả”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng câu hỏi một cách hiệu quả để nâng cao chất lƣợng dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10 góp phần đổi mới PPDH môn Công nghệ ở phổ thông theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. 3. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi vào dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu chƣơng 3: “Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản”, phần “Nông – Lâm - Ngƣ nghiệp”, SGK Công nghệ 10. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài. - Xác định thực trạng của việc xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10. - Phân tích nội dung cấu trúc Chƣơng 3, Công nghệ 10 làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi. - Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả để tổ chức dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10. - Thiết kế giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi đã xây dựng để tổ chức dạy học một số bài trong Chƣơng 3, Công nghệ 10. - Xin ý kiến nhận xét của các chuyên gia để xác định tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi đã đề xuất. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở xác định cơ sở lý luận của đề tài nhƣ: Quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng, lý luận dạy học hiện đại, phƣơng pháp dạy học tích cực. - Nghiên cứu nội dung chƣơng trình SGK, tài liệu về trồng trọt, lâm nghiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi. 6.2. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm - Dự giờ trao đổi với GV phổ thông về việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trong giảng dạy Công nghệ 10. - Quan sát biểu hiện tích cực của HS trong giờ học, sử dụng câu hỏi kích thích tính tƣ duy của HS. 6.3. Phƣơng pháp chuyên gia Xin ý kiến nhận xét đánh giá của GV phổ thông về chất lƣợng câu hỏi đã xây dựng. 4 7. Những đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống câu hỏi và đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. - Xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi hiệu quả để tổ chức dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10. - Thiết kế đƣợc một số giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi đã xây dựng. 8. Cấu trúc khóa luận - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Dạy học chƣơng 3, Công nghệ 10 bằng câu hỏi hiệu quả - Phần 3: Kết luận và đề nghị [...]... Kết quả xây dựng câu hỏi hiệu quả để tổ chức dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10 Bằng việc dựa trên cơ sở lý thuyết, nguyên tắc, quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực của HS Cụ thể ở các bài 40, bài 42, bài 43, bài 44, bài 46, bài 48 Câu hỏi thiết kế Bài 40 Mục đích, ý CH40.1: Cho biết sau khi gặt lúa xong nhân dân ta nghĩa của công tác thƣờng có những hoạt động bảo quản... kích thích học sinh khám phá các ý tƣởng và ứng dụng kiến thức mới vào nhiều tình huống khác Câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học là câu hỏi hƣớng tới sự phát triển khả năng tƣ duy phê phán và sáng tạo của ngƣời học, phù hợp với môi trƣờng dạy học và có sự liên kết với hệ thống câu hỏi trong bài học nhằm hình thành nên các khái niệm hoàn chỉnh (đáp ứng yêu cầu mục đích ngƣời học) Câu hỏi hiệu quả cao là... chịu học tập + Thói quen học tập thuộc lòng của HS + Môn Công nghệ nông nghiệp là môn khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đáp ứng về cơ sở vật chất, điều kiện thực hành thực nghiệm nên trong quá trình đổi mới cũng gặp nhiều khó khăn + Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ 20 Chƣơng 2: DẠY HỌC CHƢƠNG 3: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN, CÔNG NGHỆ 10 BẰNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ... tố thứ ba là khả năng lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học 1.3 Cơ sở thực tiễn 1.3.1 Mục tiêu điều tra Tìm hiểu thực trạng về việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học chƣơng 3, Công nghệ 10 1.3.2 Nội dung điều tra Điều tra việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của HS trong dạy học chƣơng 3, Công nghệ 10 1.3.3 Phương pháp điều tra... mắc bằng câu hỏi phụ Nêu vấn đề thắc mắc dƣới dạng câu hỏi Vận dụng kiến thức mới Phân tích kiến thức và tƣ duy để giải thích 1.2.3.3 Những yêu cầu của câu hỏi hiệu quả Việc sử dụng phƣơng pháp vấn đáp phụ thuộc vào nghệ thuật đặt câu hỏi của GV Biết đặt câu hỏi và tăng dần tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời là một trong những thói quen sƣ phạm quan trọng và cần thiết nhất Nghệ thuật đặt câu. .. so sánh, phân tích + Câu hỏi mang tính chất tổng hợp, hệ thống hóa Ví dụ: Hãy quan sát các hình ảnh trên, nêu tên từng bƣớc trong quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn ứng với mỗi hình ảnh đó? + Câu hỏi liên hệ thực tế + Câu hỏi kích thích tƣ duy, sáng tạo 11 - Dựa vào hình thức diễn đạt: + Câu hỏi tự luận: Dạng câu hỏi dùng câu hỏi mở, yêu cầu HS xây dựng câu trả lời, là câu hỏi truyền thống sử... hỏi hiệu quả cao là một hệ thống các câu hỏi cho một bài học, đƣợc đặt ra theo các bậc nhận thức Bloom; nhằm mục đích hình thành và phát triển khả năng tƣ duy phê phán và sáng tạo cho ngƣời học - Tiêu chí đánh giá câu hỏi hiệu quả: Câu hỏi là câu hỏi hiệu quả phụ thuộc ở ba yếu tố: + Yếu tố thứ nhất là chất lƣợng của câu hỏi, thể hiện ở phạm vi kiểm tra kiến thức cho học sinh rộng, huy động đƣợc nhiều... đến trị số + Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Dạng câu hỏi này đang đƣợc áp dụng rất rộng rãi trong mọi cấp học và đƣợc sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học, mà cụ thể là trong kiểm tra và đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ, kĩ năng của HS Có thể chia câu hỏi trắc nghiệm khách quan thành 4 loại nhƣ sau: • Loại câu điền khuyết • Loại câu hỏi “Đúng - Sai” • Loại câu hỏi nhiều lựa... với các kĩ thuật dạy học khác nhƣ kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sử dụng sơ đồ tƣ duy, dạy học theo nhóm, nêu vấn đề học tập, 1.2.2 Khái niệm câu hỏi 1.2.2.1 Bản chất của câu hỏi Hỏi là nêu ra điều mình muốn ngƣời khác hoặc tự trả lời về vấn đề nào đó Câu hỏi: Câu hỏi có một tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động nhận thức thế giới của loài ngƣời và trong dạy học Aristole là... tâm của phƣơng pháp dạy học tích cực Điều quan trọng là phải lựa chọn đƣợc loại câu hỏi thích hợp để kích thích tƣ duy của học sinh và thu hút họ vào các cuộc thảo luận hiệu quả Phƣơng pháp dạy học bằng cách đặt câu hỏi đƣợc thực hiện thông qua việc đặt ra những câu hỏi thăm dò và thách thức nhắm đến các kỹ năng tƣ duy bậc cao nhƣ phân tích, tổng hợp và đánh giá Đƣa ra các câu hỏi có tính thách thức . tài: Dạy học Chương 3, Công nghệ 10 bằng câu hỏi hiệu quả . 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng câu hỏi một cách hiệu quả để nâng cao chất lƣợng dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10 góp. dung 21 2.2. Kết quả xây dựng câu hỏi hiệu quả để tổ chức dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10 24 2.3. Một số giáo án dạy học chƣơng 3, công nghệ 10 sử dụng hệ thống câu hỏi hiệu quả đã xây dựng. thống câu hỏi trong dạy học Chƣơng 3, Công nghệ 10. - Phân tích nội dung cấu trúc Chƣơng 3, Công nghệ 10 làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi. - Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:27

Xem thêm: Dạy học chương 3, công nghệ 10 bằng câu hỏi hiệu quả

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w