Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư

67 571 0
Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =======***======= NGUYỄN THỊ THẮM DANH NHÂN LỊCH SỬ LÊ HOÀN VÀ LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƢ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =======***====== NGUYỄN THỊ THẮM DANH NHÂN LỊCH SỬ LÊ HOÀN VÀ LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƢ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhàn HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô, đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Thị Nhàn, người trực tiếp, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận này. Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thắm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Nhàn. Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những câu trích trong khóa luận có nội dung chính xác và các tài liệu có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thắm MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Bố cục của khóa luận 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Khái niệm danh nhân và danh nhân lịch sử 7 1.2. Danh nhân trong đời sống văn hóa dân tộc 7 1.2.1. Vị trí, vai trò danh nhân trong lịch sử và trong đời sống văn hóa dân tộc. 7 1.2.2. Danh nhân trong đời sống văn hóa tâm linh 8 1.3. Khái niệm lễ hội 11 Chương 2. DANH NHÂN LỊCH SỬ LÊ HOÀN 13 2.1. Cuộc đời 13 2.2. Sự nghiệp của danh nhân lịch sử Lê Hoàn 15 2.2.1. Sự nghiệp tướng lĩnh 15 2.2.2. Sự nghiệp hoàng đế 20 2.3. Danh nhân lịch sử Lê Hoàn trong đời sống văn hóa dân tộc 32 2.3.1 Danh nhân lịch sử Lê Hoàn dưới cái nhìn của Nho giáo 32 2.3.2. Lê Hoàn trong cách nhìn nhận của dân gian 35 Chương 3. LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƯ 38 3.1. Kinh đô Hoa Lư và đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) 38 3.1.1. Kinh đô Hoa Lư 38 3.1.2. Đền thờ vua Lê Đại Hành 39 3.2. Khảo sát lễ hội cố đô Hoa Lư 43 3.2.1. Thời gian lễ hội 43 3.2.2. Không gian lễ hội 43 3.2.3. Nội dung lễ hội 44 3.2.4. Ý nghĩa của lễ hội 46 3.2.5. Vấn đề bảo tồn di tích đền thờ Lê Hoàn và lễ hội cố đô Hoa Lư 49 KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lịch sử nước ta hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong dòng chảy đó đã lưu giữ nhiều truyền thống quý báu của dân tộc. Dân tộc Việt Nam đã từng đương đầu với nhiều giặc ngoại xâm, với những thiên tai dịch họa để rồi từ đó kết đọng những lớp văn hóa với những nét tiêu biểu. Mảnh đất này là nơi sinh ra biết bao người con ưu tú. Để ghi nhớ công ơn của những con người làm nên lịch sử, làm nên dân tộc, nhân dân ta không chỉ thêu dệt nên những huyền thoại truyền thuyết mà người Việt còn phong thần và tôn thờ họ. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hướng về cội nguồn tâm linh. Nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng kết hợp với lễ hội để tôn vinh họ là công việc có ý nghĩa to lớn. Hậu thế sẽ hiểu rõ về cội nguồn, lịch sử đất nước. Đây là việc làm đúng đắn kịp thời với xu thế giao lưu hội nhập và phát triển hiện nay. 1.2.Ninh Bình là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng của đất nước, hòa quyện cùng bản sắc văn hóa, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế mạnh để phát triển du lịch. Cố đô Hoa Lư là Kinh đô của nước Đại Cồ Việt thế kỉ thứ X- Nhà nước phong kiến độc lập tự chủ đầu tiên của nước ta gắn liền với ba vương triều: Đinh, Tiền Lê và Triều Lý. Thế kỉ X, là bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc, thế kỉ chấm dứt nạn Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm, thế kỉ mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự chủ. Đồng thời cũng là thế kỉ đánh dấu nhiều sự kiện, biến cố lịch sử liên tiếp xảy ra với một quốc gia vừa hình thành và đang trên đà phát triển nhưng gặp nhiều thử thách: sự xâm lược của nhà Nam Hán, nội chiến, đánh phá của Chiêm Thành, cuộc xâm lược của nhà Tống. Thế kỉ X cũng là thế kỉ nổi lên với nhiều nhân vật lịch sử, góp phần xây dựng nền độc lập dân tộc như Ngô 2 Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn (Lê Đại Hành).Lê Đại Hành là vị vua có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc. Ông được lưu danh trong sử sách với danh hiệu Thập đạo tướng quân, với tài cầm quân thao lược và là một vị vua anh minh, trọng dụng hiền tài. Ông có công đánh tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của giặc Tống, dẹp bọn phản loạn trong nước, đánh bại quân Chiêm Thành giữ vững biên giới phía Nam. Tìm hiểu về danh nhân lịch sử Lê Hoàn cũng như lễ hội để tưởng nhớ công lao của vị vua này là công việc nên làm của hậu thế. 1.3.Là người con của mảnh đất Ninh Bình, đồng thời là sinh viên ngành Việt Nam học, tìm hiểu về văn hóa lịch sử dân tộc, truyền thống quê hương là việc làm có ý nghĩa. Vì những lí do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Danh nhân lịch sử Lê Hoàn và lễ hội cố đô Hoa Lư” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận mong muốn sẽ góp phần giới thiệu về những giá trị văn hóa của quê hương nơi gắn bó lâu dài với sự nghiệp của danh nhân lịch sử Lê Hoàn. Thực hiện khóa luận sẽ hữu ích với cá nhân tôi trong quá trình công tác và trau dồi tri thức, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mà ông cha ta để lại. 2. Lịch sử vấn đề Danh nhân lịch sử Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và lễ hội cố đô Hoa Lư đã được đề cập trong một số công trình, những bài viết của giới nghiên cứu. Sau đây chúng tôi xin điểm qua những công trình, bài viết tiêu biểu: - Tác giả khuyết danh, trong cuốnViệt Nam sử lược (Trần Trọng Kim dịch) (1920), Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. - Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi chủ biên, Nghìn xưa văn hiến (tập 1) (1974), Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội. - Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư(tập 1) (1979), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 3 - Nguyễn Thế Giang (1982) “Kinh đô cũ Hoa Lư”, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội. - Đỗ Viết Chừng (1984) Lê Hoàn- Quê hương- Thân thế sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện Thọ Xuân. - Nguyễn Anh - Quỳnh Cư - Văn Lang (1995), Danh nhân đất Việt(tập 1), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội. - Nguyễn Anh - Quỳnh Cư - Văn Lang (1998), Danh nhân đất Việt(tập 4), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội. - Trần Bá Chí (2003) “Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất” (980- 981), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. - Trung tâm xúc tiến du lịch (6 tháng 7 năm 2007),Lễ hội cố đô Hoa Lư, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình. - Lã Đăng Bật (2009), Kinh đô Hoa Lư xưa và nay, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Ngoài những công trình trên còn có hai cuộc Hội thảo về danh nhân lịch sử Lê Hoàn được tổ chức. Lần thứ nhất vào năm 1981, tỉnh Thanh Hóa cùng với Viện sử học có tổ chức “Hội nghị khoa học về Lê Hoàn nhân kỉ niệm một nghìn năm chiến thắng quân Tống xâm lược”. Vấn đề về quê hương thân thế sự nghiệp của anh hùng dân tộc Lê Hoàn lại được đặt ra. Lần thứ hai được tổ chức vào năm 2005 với nội dung “Một nghìn năm Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”. Chẳng hạn trong cuốn Đại Việt sử kí toànthư(tập 1) có đoạn viết về Lê Hoàn như sau: “Họ Lê, tên húy là Hoàn, người Ái Châu, làm quan nhà Đinh đến chức Thập đạo tướng quân, quân Tống xâm lược, đem quân ra chống cự, rồi thay nhà Đinh làm vua;ở ngôi 24 năm, thọ 64 tuổi (941 - 1005), băng ở điện Trường Xuân” [10; tr.220]. 4 Nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa lũ trẻ con, như sai nô lệ,chưa đầy vài năm mà bờ cõi đã định yên, công đánh dẹp dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được”[10; tr.221]. - Ngoài những tài liệu trên, kho thần tích của Viện nghiên cứu Hán Nôm cũng có nhiều bản thần tích về Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành hoặc các tướng lĩnh nhà Đinh, nhà Lê. Những văn bản thần tích này chép sự tích ly kì về công tích, hành trạng của các vị thành hoàng, các vị thần được các làng quê phụng thờ suốt ngàn năm qua. Riêng về Lê Đại Hành, có thần tích của xã Yên Lâm,Yên Thái (Yên Mô), Khánh Ninh, thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh), Đồng Bến (Tp. Ninh Bình), Lai Thành (Kim Sơn), Ninh Giang (Hoa Lư)… và còn nhiều thần tích về ông ở Hà Nam, Thanh Hóa, Thái Bình,… nơi quê hương, nơi ghi dấu chiến công của ông, nơi diễn ra nhiều trận đánh lừng danh ghi dấu tên tuổi của ông. Đặc biệt là vùng đất thuộc hai tổng Xích Bích và Ý Đông xưa, sông Lục Giang… - Một số tiểu luận viết về lễ hội cố đô Hoa Lư, ví như tác giả Phạm Kim Thanh báo Hà Nội mới có bài: “Đền vua Đinh và lễ hội Trường Yên”. Tác giả bài viết giới thiệu về lễ hội cố đô Hoa Lư như sau: “Lễ hội cố đô là một lễ hội truyền thống được mở để suy tôn công lao các anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt thế kỉ X mà tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội diễn ra tại quảng trường trung tâm di tích cố đô Hoa Lư và các di tích. Đây là một lễ hội cổ truyền hướng về cội nguồn dựng nước và giữ của dân tộc Việt Nam”. Tuy nhiên, sự tìm hiểu về danh nhân Lê Hoàn cũng chưa toàn diện. Hơn thế, vấn đề về danh nhân lịch sử Lê Hoàn và lễ hội cố đô Hoa Lư chưa được giới khoa học quan tâm nhiều. Đây là gợi ý khoa học giúp tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. [...]... tích và lễ hội cố đô Hoa Lư 3.2 Nhiệm vụ - Đi thực tế tại cố đô Hoa Lư để thu thập tài liệu nghiên cứu về Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và lễ hội cố đô Hoa Lư - Tìm hiểu về các di tích, đền thờ, mộ vua Lê và quần thể cố đô Hoa Lư - Tìm hiểu về nhân vật Lê Hoàn và ý nghĩa lễ hội cố đô Hoa Lư trong đời sống văn hóa dân tộc 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Danh nhân lịch sử Lê Hoàn và lễ. .. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích - Giới thiệu về danh nhân lịch sử Lê Hoàn và những biến đổi của lễ hội cố đô Hoa Lư qua các năm - Tìm hiểu sâu hơn về con người, cuộc đời sự nghiệp danh nhân lịch sử Lê Hoàn và ý nghĩa lễ hội cố đô Hoa Lư; góp phần tôn vinh và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong đời sống văn hóa dân tộc - Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát... chung Chương 2 Danh nhân lịch sử Lê Hoàn Chương 3 Lễ hội cố đô Hoa Lư 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm danh nhân và danh nhân lịch sử Cuốn Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa: Danh nhân là người có danh tiếng [15; tr.233] Phan Văn Các trong cuốn Đại từ điển Việt Hán giải nghĩa: Danh nhân là người có tiếng tăm lừng lẫy” [4; tr.115] Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển (1994) viết: Danh nhân là người... cơ bản và sâu sắc hơn về danh nhân lịch sử Lê Hoàn - Khóa luận tìm hiểu một cách toàn diện hơn về lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư - Khóa luận góp phần giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc - Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của di tích và lễ hội cố đô Hoa Lư 7 Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ... đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ Danh nhân Lê Hoàn còn là một vị tướng mưu lư c, hiểu biết rộng Trong việc chọn Kinh đô của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng đóng góp ý kiến quan trọng Lê Hoàn bàn với nhà vua nên đóng đô ở Hoa Lư vì Hoa Lư tuy có hẹp nhưng hiểm trở Từ Hoa Lư vươn ra mặt Bắc cũng gần Mặt sau dựa lưng vào Hoan Ái vững chắc Vả lại một khi giặc tràn sang, từ Hoa Lư ta có đủ thì giờ để trở... kiến và nhân dân Lê Hoàn lên ngôi trong tình huống đáp ứng cấp bách tình thế lịch sử bấy giờ, vì vận mệnh sống còn của dân tộc trước sự bất ổn của tiền triều Hoàn cảnh đưa Lê Hoàn lên ngôi như là tất yếu lịch sử và cũng có sự bất 20 thường so với hoàn cảnh lên ngôi của các vị hoàng đế khác trong lịch sử Tháng 7 năm 979 cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn. .. người nổi tiếng chưa phải là danh nhân, tập hợp những ý kiến khác nhau như trên, chúng ta hiểu: Danh nhân là những nhân vật có thật trong lịch sử Đó là những người nổi tiếng và có tài năng, có đóng góp lớn lao cho cộng đồng trên những lĩnh vực khác nhau, được nhân dân tôn vinh và lưu truyền muôn đời Danh nhân lịch sử là những nhân vật lịch sử có thật, thuộc về mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Họ gắn liền... 1 Danh nhân lịch sử sống mãi trong đời sống văn hóa của dân tộc Họ được lưu phương trong sử sách, trong lễ hội văn hóa tâm linh, các di tích lịch sử trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Lễ hội là sinh hoạt văn hóa mang đậm tính chất cộng đồng và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống người Việt, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc mà tiêu biểu là tôn vinh các danh nhân lịch sử 12 Chƣơng 2 DANH NHÂN... công và góp phần làm nên lịch sử, tác động đến lịch sử ở nhiều phương diện khác nhau 1.2 Danh nhân trong đời sống văn hóa dân tộc 1.2.1 Vị trí, vai trò danh nhân trong lịch sử và trong đời sống văn hóa dân tộc Lịch sử đất nước ta hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước Mảnh đất và thời thế tạo ra anh hùng, những nhân vật kiệt xuất trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao, khoa học... những truyền thuyết kể về Ỷ Lan, Phạm Ngũ Lão, Mạc Đĩnh Chi, Lê Qúy Đôn, Nguyễn Hữu Cầu từ sau thế kỉ X Qua những câu chuyện truyền thuyết lịch sử, danh nhân hiện lên dưới ánh sáng quan thần thoại và ý thức lịch sử của nhân dân 1.2.2 Danh nhân trong đời sống văn hóa tâm linh - Danh nhân sống mãi trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc Danh nhân lịch sử là cái hồn, khí phách hào hùng của dân tộc Họ sống mãi . danh nhân lịch sử Lê Hoàn và những biến đổi của lễ hội cố đô Hoa Lư qua các năm. - Tìm hiểu sâu hơn về con người, cuộc đời sự nghiệp danh nhân lịch sử Lê Hoàn và ý nghĩa lễ hội cố đô Hoa Lư; . Danh nhân lịch sử Lê Hoàn Chương 3. Lễ hội cố đô Hoa Lư 7 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm danh nhân và danh nhân lịch sử Cuốn Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa: Danh nhân. hội cố đô Hoa Lư. 3.2. Nhiệm vụ - Đi thực tế tại cố đô Hoa Lư để thu thập tài liệu nghiên cứu về Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và lễ hội cố đô Hoa Lư. - Tìm hiểu về các di tích, đền thờ, mộ vua Lê và

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan