7. Bố cục của khóa luận
2.3.2. Lê Hoàn trong cách nhìn nhận của dân gian
Trong lịch sử dân tộc, Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân oai hùng. Người anh hùng của dân tộc Việt. Ông lên ngôi là kịp thời, đúng đắn, hợp với lòng dân, ông lên ngôi trong sự reo hò, tán thưởng của binh sĩ, trong tiếng tung hô “vạn tuế”. Ông là đứa trẻ mồ côi, cuộc sống cơ cực nhờ vào ý chí, nỗ lực khổ luyện thành tài. Ông đã tham gia vào quân đội nhà Đinh thăng chức tới chức Thập đạo tướng quân dưới triều Đinh, ông lên ngôi là nhờ vào thực lực của bản thân và hoàn cảnh đất nước bấy giờ. Trong tâm thức dân gian, ông luôn được ngưỡng mộ.
Vì yêu mến vị vua của mình, dân gian đã thêu dệt nhiều truyền thuyết, truyện kể kì bí về danh nhân lịch sử Lê Hoàn như thường thấy của các danh nhân khác trong lịch sử. Dân gian thiêng hóa những vĩ nhân, những nhân vật xuất chúng. Lê Hoàn ra đời từ truyền thuyết hoa sen, sáchViệt sử lược, Đại Việt sử kí toàn thư có tái hiện lại điều nay.Sách Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử tiêu án đều có nội dung giống nhau. Truyền thuyết ở quê hương
36
làng Trung Lập ở Thanh Hóa kể rằng: “Bà Đặng thị đi cấy ở cánh đồng Tích Nội, cách lều ở độ 400m, vào tháng 6 trời nắng nóng, một bông sen cứ trôi qua lại trước mặt, bà bèn cầm lấy và ăn hết nhụy sen và có thai 13 tháng, đến ngày rằm tháng 7 năm sau mới sinh ra Lê Hoàn, bên dòng kênh rậm rạp cuối làng. Bà ủ con vào một nhóm cây, quay lại thấy con hổ nằm phục bên cạnh. Bà bèn cầu khấn nếu con bà nên người thì hổ đi đi để bà bế con về. Hổ liền bỏ đi” [6; tr.14 ].
Từ truyền thuyết, biểu tượng hoa sen gắn với Lê Hoàn còn đi vào nghệ thuật điêu khắc. Hoa sen con được khắc nổi bật tại đền thờ Lê Hoàn ở làng Trung Lập (Thanh Hóa). Hoa sen trở thành nét trang trí trong kiến trúc Việt, tại đền thờ còn có đôi câu đối: “Mộng kết hoa sen điềm dựng nước- Liên hoa kết thực vương đồ triện”. Chiếc bát hương bằng đá trắng khắc khá tinh xảo, bia đá cũng khắc đôi rồng chầu hoa sen, bia cũng được dựng trên nền hoa sen.
Để hỗ trợ cho điềm lành, cho chân mệnh đế vương của nhân vật, truyền thuyết cũng gắn Lê Hoàn với biểu tượng con rồng: “Có đêm mùa đông trời rét, vua úp cối ngủ. Đêm ấy ánh sáng đẹp đầy nhà, viên quan sát lén đến xem, thì thấy con rồng vàng che ấp bên trên, vì thế lại càng thêm quý trọng” [10; tr.220].
Trong tâm thức dân tộc, Lê Hoàn là người con ưu tú, là vị anh hùng tài giỏi, là nhân vật kiệt xuất. Vì thế trong lòng nhân dân, ông được tôn vinh và ngưỡng mộ. Điều này thể hiện rõ ở văn hóa tâm linh. Đó là những di tích gắn với việc thờ phụng nhân vật lịch sử này. Đền Lê Hoàn ở nhiều nơi trên cả nước. Các nhà nghiên cứu thống kê được hơn 40 nơi thờ Lê Đại Hành (trong đó có 12 nơi thờ riêng, 5 nơi phối thờ với bà vợ cả là Đô Hồ phu nhân; hai nơi phối thờ với Thái hậu Dương Vân Nga và 21 nơi thờ với các vị thần khác). Ninh Bình là nơi có nhiều di tích thờ Lê Hoàn nhất Tổng thể 12 nơi; tiếp theo là Thái Bình với 10 nơi, Nam Định 4 nơi, Hà Nam 3 nơi; các tỉnh Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương đã tìm thấy nơi tôn thờ.
37
Trong nhân dân xã Liêm Cần (Hà Nam) và vùng phụ cận có một bài vè nói về Đinh Bộ Lĩnh, trong đó có câu:
Về sau lại gặp Lê Hoàn
Quê vùng Bảo Thái, ngoài ngàn Thanh Liêm
Người làm nghề nông ở thôn quê còn nhớ đến Lê Hoàn như sự tri ân tới vị vua quan tâm tới nông nghiệp và động viên dân yên vui cày cấy.
Tại thần tích đình Thường Sơn huyện Thủy Đường (Hải Phòng) có đọan ghi khi vua Tống sang xâm lược: “Vua Lê đem quân đánh dẹp, đền đóng đồn trên gò đất cao cạnh Chợ Phướn. Một đêm chiêm bao thấy thần bảo: Ta là thần quản sứ này, thấy đức vua vất vả vì nạn nước, xin giúp vua một số gạo để nuôi quân. Vua tỉnh dậy thì thấy một kho chứa đầy gạo sau đồn. Vua liền lập đàn tạ Thần và lập Hành doanh chống Tống tại phía đông núi Đèo để chỉ huy các trận đánh (ở đó còn có đền thờ Lê Đại Hành rất lớn)”.
Áng văn lưu truyền dưới thời Lê Đại Hành, được lưu danh đó là Quốc Tộ. Đó làmột bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Tương truyền bài thơ này có xuất xứ đặc biệt. Đó là sư Pháp Thuận trả lời vua Lê khi nhà nhà vua hỏi phương sách trị nước. Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua “hỏi về vận nước dài ngắn”, nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy. Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Bài thơ là kiệt tác văn chương bổ sung, hoàn thiện tuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn hòa bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng cho văn học Việt Nam.
38
Chƣơng3. LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƢ 3.1. Kinh đô Hoa Lƣ và đền thờ vua Lê Đại Hành
3.1.1. Kinh đô Hoa Lư
Kinh đô Hoa Lư nằm trọn trong địa phận xã Trường Yên ngày nay, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vôi vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Sách
Đại Nam nhất thống chí có viết: “Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Hạ… có Nội thành và Ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ… nền cũ vẫn còn” [16; tr.249].
Kinh đô Hoa Lư rộng khoảng 300 ha bao trùm lên xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Nó được chia làm hai khu vực: thành Nội và thành Ngoại. Thành Ngoại nằm về phía Đông gồm thôn Yên Thành và thôn Yên Thượng ngày nay. Đây là nơi xây dựng những cung điện chính mà khu vực đền Đinh và đền Lê là khu vực làm trung điểm. Nơi đây còn nhiều các dấu tích một phần kiến trúc cung điện chính, có nhiều chùa và đền hiện nay vẫn còn. Ví như chùa Nhất Trụ, được xây dựng từ thời vua Lê Đại Hành; cách chùa Nhất Trụ một đoạn là đền Phất Kim (thờ công chúa Phất Kim- con gái vua Đinh Tiên Hoàng).
Thành Ngoại kinh đô Hoa Lư rộng khoảng 140 ha. Thành Nội rộng hơn thành Ngoại, có diện tích rộng khoảng 160 ha nằm về phía Tây, ở sâu trong các dãy núi phía Tây, gồm đất thôn Chi Phong, xã Trường Yên ngày nay. Thành Nội còn có tên là Thủ Nhĩ hay xã Khổ Nhĩ là nơi ở của gia đình quan lại, các kho tàng và là nơi đóng quân của triều đình, rèn luyện binh sĩ.
Gọi là thành Nội, thành Ngoại là gọi từ phía trong ra phía ngoài, không mang ý nghĩa khu thành phụ hay khu thành chính.
Thành Nội và thành Ngoại là hai khu vực khác biệt nhau nhưng ở sát cạnh nhau và có thể qua lại dễ dàng nhờ một ngách ăn thông là Quèn Vông.
39
Quèn cao so với mặt đường khoảng 5m, rộng gần 10 m. Phía Nam Quèn là núi Quèn Dót. Phía Bắc Quèn là núi Phi Vân.
Kinh đô Hoa Lư nằm gọn trong thành trì thiên nhiên và nhân tạo ở phía Bắc và phía Đông, còn phía Tây và phía Nam đều là những tường thành thiên nhiên gồm các dãy núi cao trùng điệp. Kinh đô Hoa Lư chính là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Khác với mọi đô thành đã xây dựng trên đất nước ta, thành Hoa Lư gồm những dãy núi đá vôi và các tường thành nhân tạo đan xen, nối liền nhau, nhấp nhô tạo nên một đô thành độc đáo mà không nơi nào có được. Lối kiến trúc này đã tiết kiệm tối đa sức người, sức của. Chỉ cần bịt kín các vách núi, nghĩa là đắp thêm những tường thành nhân tạo để nối các dãy núi lại với nhau là có những vòng thành vô cùng kì vĩ và kiên cố, chiều dài của các dãy núi là 100 m. Nhưng có các ngọn núi cao hơn 200m như núi Mồng Mang cao 220m, núi Độc Sơn cao 207m, núi Nhiên Sơn cao 208m.Sau nhiều lần nghiên cứu và khai quật, đã khẳng định kinh đô Hoa Lư có 13 đoạn tường thành nhân tạo.
3.1.2. Đền thờ vua Lê Đại Hành 3.1.2.1. Vị trí địa lý 3.1.2.1. Vị trí địa lý
Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia thuộc khu di tích đặc biệt cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét, thuộc thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên, Ninh Bình. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn đền vua Đinh nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo.
40
3.1.2.2. Lịch sử khu đền
Xây dựng trên nền cung điện xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường
Yên Hạ nên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi Đèn làm án. Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn có sự tu sửa lớn - nhất là xây dựng thêm nửa phía ngoài.
3.1.2.3. Kiến trúc
Kiến trúc của đền cũng xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", có thêm Từ Vũ, không có ngưỡng cửa đá và những tảng đá cổ bồng tôn cao như đền vua Đinh Tiên Hoàng. Đền vua Lê Đại Hành còn giữ nguyên được lối kiến trúc và điêu khắc ở thời kỳ Hậu Lê. Đền vua Lê Đại Hành có ba toà: Bái Đường, Thiêu Hương, Chính Cung. Đền thấp hơn đền vua Đinh, lại có nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng, nên tạo cảm giác tráng lệ, mang tính chất huyền ảo hơn. Bái Đường đền Lê Đại Hành có nhiều mảng chạm khắc gỗ rất điêu luyện và tinh xảo. Qua Bái Đường là đến Thiêu Hương thờ tứ trụ triều Tiền Lê.
Đền có quy mô nhỏ hơn đền Vua Đinh. Trước mặt đền là khu quảng trường trung tâm cố đô Hoa Lư và núi Ðèn nằm bên sông Sào Khê, sau đền là hào nước bảo vệ cố đô chạy dưới chân núi Ðìa.
Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Bên tay phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".
Theo đường chính đạo bên phải còn có hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ
41
"Phượng ấp", bên trái là hòn non bộ "Long Mã". Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá.
Tòa Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người có công với vua Lê Ðại Hành. Gian giữa chính cung thờ Lê Hoàn ngồi hướng về phía trước, bên phải là Lê Long Đĩnh quay về hướng bắc, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Ngaquay hướng nam về phía đền vua Đinh. Theo lý giải của dân gian thì mặc dù bà đã xuất giá làm vợ vua Lê Đại Hành nhưng vẫn hướng về người chồng cũ là Vua Đinh Tiên Hoàng. Gian bên trái chính cung thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái Vua Lê và Dương Vân Nga đồng thời là vợ của Lý Thái Tổ sau này.
Nét độc đáo ở đền thờ vuaLê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo.Nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn sử dụng nhiều họa tiết trang trí hoa sen ở đền thờ Lê Hoàn.
Ngoài đền thờ vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư trên cả nước còn rất nhiều đền, đình thờ danh nhân Lê Hoàn như ở Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nội…
Nghệ thuật tạc tượng trong đền thờ Lê Hoàn rất đặc sắc. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hànhở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Ngaở gian bên trái và vua Lê Long Đĩnh ở gian bên phải. Theo lý giải của người xưa, Dương Vân Nga là cánh tay phải của vua, là người góp công đưa ông lên ngôi hoàng đế song vì lòng vẫn hướng về đền thờ người chồng cũ Đinh Tiên Hoàngnên người xưa bố trí tượng bà ngồi ở hông bên trái. Hai pho tượng ở hai gian bên xoay ngang để cùng nhìn vào gian giữa, tạo sự tập trung tăng vẻ tôn nghiêm cho nhân vật chính Lê Đại Hành.
Mới quan sát, cả ba pho tượng này đều có dáng dấp thời Nguyễn vì nước sơn mới và những hoa văn trang trí rồng - mây - hoa - lá vừa quen thuộc ở thời Nguyễn vừa làm theo kỹ thuật uốn dán vào. Để ý kỹ hơn lại thấy có
42
một số nét của cuối thế kỷ XVII sang thế kỷXVIII hoa cúc trên mũ bà Dương Vân Ngarực rỡ mà gọn đẹp, hài của các tượng đều chạm mảng lớn với đầu rồng đơn giản. Tuy nhiên trên tổng quan cả ba tượng này có nhiều nét riêng tiếp nhận từ tượng thời Mạc để rồi phát triển vào những năm đầu thế kỷ XVII. Như vậy ở ba pho tượng này có ba lớp văn hóa chồng nhau, do các thời sau tu sửa đã đắp thêm vào, chồng phủ ra ngoài.
Dáng chung của cả ba pho tượng này là thế ngồi hơi dướn lên, cẳng chân trên đến đùi quá ngắn như thể từ một khối gỗ liền bị hạn chế chiều dày, gợi lại những tượng đá và nhất là phù điêu đá nổi cao ở thời Mạc, do đó người ngồi ngai hay bục cứ như bị toài xuống. Hai cánh tay dưới cũng bị thu ngắn để bàn tay úp đúng trên đùi.
Tượng Hoàng đế Lê Đại Hành đội mũ bình thiên tuy thời sau thêm nhiều, song phía trước mũ còn chạm nổi chữ Vương to theo như mũ tượng các đức vua Mạc thế kỷ trước. Tóc của Lê Đại Hànhvà Lê Long Đĩnhkhông làm thành mảng tam giác chảy xuống bệ như các tượng thời Nguyễn, mà đều cắt ngắn đến gáy, còn tóc bà Dương Vân Nga được tết một dải chảy sau tai xuống vai rồi chia ra túm về bả vai đằng trước túm ra sau lưng, giống như các tượng Quan Âm thời Mạc và chuẩn bị cho tượng giữa thế kỷ XVII.
Điều đặc biệt lý thú là ở tượng Lê Ngọa Triều có bối tử ở sau lưng không bị sơn phủ lớp trang trí mới nên trong đồ án ô vuông còn rất rõ con rồng chạm đơn giản, rất giống với hình rồng trên hai tấm bia Hoằng Định nói trên, các tượng này đều ở thế ngồi tự tin, nghiêm chỉnh mà thoải mái, dáng toàn thân cân đối là sự chuẩn bị cho tượng khoảng giữa thế kỷ XVII. Khuôn mặt hoàng đế Lê Đại Hành phương phi, đầy đặn, sáng láng. Khuôn mặt Dương Vân Nga trông rất hiền thục và mang nét chân dung riêng, khuôn trăng đầy đặn, phúc hậu. Đây là những tượng đẹp mở đầu cho loạt tượng chân dung thời Lê Trung Hưng.
43
Đền Đinh - Lê là một trong những ngôi đền lớn ở Việt Nam còn sót lại. Qua các các triều đại, hai ông Vua được phong tặng nhiều mỹ hiệu. Miếu thờ vua Đinh, vua Lê chưa bao giờ là của riêng một dòng họ Đinh, họ Lê nào cả. Vua Đinh - vua Lê ở đây trở thành một thượng đẳng thần không của riêng