Đền thờ vuaLê Đại Hành

Một phần của tài liệu Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư (Trang 45)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.2. Đền thờ vuaLê Đại Hành

3.1.2.1. Vị trí địa lý

Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia thuộc khu di tích đặc biệt cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét, thuộc thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên, Ninh Bình. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn đền vua Đinh nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo.

40

3.1.2.2. Lịch sử khu đền

Xây dựng trên nền cung điện xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường

Yên Hạ nên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi Đèn làm án. Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

Kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn có sự tu sửa lớn - nhất là xây dựng thêm nửa phía ngoài.

3.1.2.3. Kiến trúc

Kiến trúc của đền cũng xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", có thêm Từ Vũ, không có ngưỡng cửa đá và những tảng đá cổ bồng tôn cao như đền vua Đinh Tiên Hoàng. Đền vua Lê Đại Hành còn giữ nguyên được lối kiến trúc và điêu khắc ở thời kỳ Hậu Lê. Đền vua Lê Đại Hành có ba toà: Bái Đường, Thiêu Hương, Chính Cung. Đền thấp hơn đền vua Đinh, lại có nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng, nên tạo cảm giác tráng lệ, mang tính chất huyền ảo hơn. Bái Đường đền Lê Đại Hành có nhiều mảng chạm khắc gỗ rất điêu luyện và tinh xảo. Qua Bái Đường là đến Thiêu Hương thờ tứ trụ triều Tiền Lê.

Đền có quy mô nhỏ hơn đền Vua Đinh. Trước mặt đền là khu quảng trường trung tâm cố đô Hoa Lư và núi Ðèn nằm bên sông Sào Khê, sau đền là hào nước bảo vệ cố đô chạy dưới chân núi Ðìa.

Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Bên tay phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".

Theo đường chính đạo bên phải còn có hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ

41

"Phượng ấp", bên trái là hòn non bộ "Long Mã". Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá.

Tòa Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người có công với vua Lê Ðại Hành. Gian giữa chính cung thờ Lê Hoàn ngồi hướng về phía trước, bên phải là Lê Long Đĩnh quay về hướng bắc, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Ngaquay hướng nam về phía đền vua Đinh. Theo lý giải của dân gian thì mặc dù bà đã xuất giá làm vợ vua Lê Đại Hành nhưng vẫn hướng về người chồng cũ là Vua Đinh Tiên Hoàng. Gian bên trái chính cung thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái Vua Lê và Dương Vân Nga đồng thời là vợ của Lý Thái Tổ sau này.

Nét độc đáo ở đền thờ vuaLê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo.Nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn sử dụng nhiều họa tiết trang trí hoa sen ở đền thờ Lê Hoàn.

Ngoài đền thờ vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư trên cả nước còn rất nhiều đền, đình thờ danh nhân Lê Hoàn như ở Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nội…

Nghệ thuật tạc tượng trong đền thờ Lê Hoàn rất đặc sắc. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hànhở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Ngaở gian bên trái và vua Lê Long Đĩnh ở gian bên phải. Theo lý giải của người xưa, Dương Vân Nga là cánh tay phải của vua, là người góp công đưa ông lên ngôi hoàng đế song vì lòng vẫn hướng về đền thờ người chồng cũ Đinh Tiên Hoàngnên người xưa bố trí tượng bà ngồi ở hông bên trái. Hai pho tượng ở hai gian bên xoay ngang để cùng nhìn vào gian giữa, tạo sự tập trung tăng vẻ tôn nghiêm cho nhân vật chính Lê Đại Hành.

Mới quan sát, cả ba pho tượng này đều có dáng dấp thời Nguyễn vì nước sơn mới và những hoa văn trang trí rồng - mây - hoa - lá vừa quen thuộc ở thời Nguyễn vừa làm theo kỹ thuật uốn dán vào. Để ý kỹ hơn lại thấy có

42

một số nét của cuối thế kỷ XVII sang thế kỷXVIII hoa cúc trên mũ bà Dương Vân Ngarực rỡ mà gọn đẹp, hài của các tượng đều chạm mảng lớn với đầu rồng đơn giản. Tuy nhiên trên tổng quan cả ba tượng này có nhiều nét riêng tiếp nhận từ tượng thời Mạc để rồi phát triển vào những năm đầu thế kỷ XVII. Như vậy ở ba pho tượng này có ba lớp văn hóa chồng nhau, do các thời sau tu sửa đã đắp thêm vào, chồng phủ ra ngoài.

Dáng chung của cả ba pho tượng này là thế ngồi hơi dướn lên, cẳng chân trên đến đùi quá ngắn như thể từ một khối gỗ liền bị hạn chế chiều dày, gợi lại những tượng đá và nhất là phù điêu đá nổi cao ở thời Mạc, do đó người ngồi ngai hay bục cứ như bị toài xuống. Hai cánh tay dưới cũng bị thu ngắn để bàn tay úp đúng trên đùi.

Tượng Hoàng đế Lê Đại Hành đội mũ bình thiên tuy thời sau thêm nhiều, song phía trước mũ còn chạm nổi chữ Vương to theo như mũ tượng các đức vua Mạc thế kỷ trước. Tóc của Lê Đại Hànhvà Lê Long Đĩnhkhông làm thành mảng tam giác chảy xuống bệ như các tượng thời Nguyễn, mà đều cắt ngắn đến gáy, còn tóc bà Dương Vân Nga được tết một dải chảy sau tai xuống vai rồi chia ra túm về bả vai đằng trước túm ra sau lưng, giống như các tượng Quan Âm thời Mạc và chuẩn bị cho tượng giữa thế kỷ XVII.

Điều đặc biệt lý thú là ở tượng Lê Ngọa Triều có bối tử ở sau lưng không bị sơn phủ lớp trang trí mới nên trong đồ án ô vuông còn rất rõ con rồng chạm đơn giản, rất giống với hình rồng trên hai tấm bia Hoằng Định nói trên, các tượng này đều ở thế ngồi tự tin, nghiêm chỉnh mà thoải mái, dáng toàn thân cân đối là sự chuẩn bị cho tượng khoảng giữa thế kỷ XVII. Khuôn mặt hoàng đế Lê Đại Hành phương phi, đầy đặn, sáng láng. Khuôn mặt Dương Vân Nga trông rất hiền thục và mang nét chân dung riêng, khuôn trăng đầy đặn, phúc hậu. Đây là những tượng đẹp mở đầu cho loạt tượng chân dung thời Lê Trung Hưng.

43

Đền Đinh - Lê là một trong những ngôi đền lớn ở Việt Nam còn sót lại. Qua các các triều đại, hai ông Vua được phong tặng nhiều mỹ hiệu. Miếu thờ vua Đinh, vua Lê chưa bao giờ là của riêng một dòng họ Đinh, họ Lê nào cả. Vua Đinh - vua Lê ở đây trở thành một thượng đẳng thần không của riêng một dòng họ nào.

3.2. Khảo sát lễ hội cố đô Hoa Lƣ

3.2.1. Thời gian lễ hội

Lễ hội cố đô Hoa Lư được tổ chức lần đầu sau khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Lễ hội cố đô Hoa Lư được mở vào mùa xuân, có thể vào ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15 tháng 2 âm lịch) hoặc đầu tháng ba bắt đầu từ mùng 6 tháng 3 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch (tương truyền, ngày mùng 10 tháng 3 là ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, ngày mùng 8 tháng 3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành).

3.2.2. Không gian lễ hội

Không gian diễn ra lễ hội là một không gian thiêng liêng, đó là những nơi mà người xưa đã lựa chọn thế đất đẹp, đã xây dựng những công trình kiến trúc nghệ thuật và mang mầu sắc tôn nghiêm như đình, chùa, miếu, lăng tẩm… để tổ chức lễ hội, là nơi lưu giữ những “di sản văn hóa vật thể” tồn tại qua chiều dài của thời gian lịch sử và cũng là nơi lưu giữ những “ di sản văn hóa phi vật thể” như các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết…Không gian lễ hội bao trùm lên toàn bộ nội dung lễ hội, các di tích thờ tự, không gian bao trùm xung quanh mọi hoạt động tổ chức, quản lí lễ hội. Không gian lễ hội tạo nên bản sắc văn hóa, nét riêng biệt của tín ngưỡng ở mỗi địa phương.

Lễ hội cố đô Hoa Lư được tổ chức tại hầu hết các di tích tại khu di tích cố đô Hoa Lư xã Trường Yên- huyện Hoa Lư- tỉnh Ninh Bình.

44

3.2.3. Nội dung lễ hội

3.2.3.1. Lực lượng tham gia

Lễ hội cố đô Hoa Lư huy động đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia vào tất cả các nội dung của lễ hội như lễ rước nước, lễ tế…

3.2.3.2. Tiến trình của lễ hội

Lễ hội được tổ chức theo đúng các nghi lễ truyền thống: lễ mở cửa đền, lễ dâng hương, lễ rước nước, lễ rước kiệu, lễ khai mạc và lễ tế cổ truyền. Phần hội với các trò chơi dân gian tái hiện lại màn cờ lau tập trận, xếp chữ Thái Bình, hội thi hát chèo, kéo co…

3.2.3.3. Nội dung lễ hội

Lễ hội được tổ chức theo đúng các nghi lễ truyền thống. Tất cả lễ nghi, trò chơi trong lễ hội phần lớn hướng về việc tôn vinh vị vua mở mang bờ cõi và định đô ở mảnh đất Hoa Lư lập ra nước Đại Cồ Việt. Người Việt hướng tới cũng như biết tới vị vua Đinh Tiên Hoàng nhiều hơn còn vua Lê Đại Hành dù lập nhiều chiến công hiển hách cũng chỉ là vị vua nối nghiệp nhà Đinh.

Hàng loạt các hoạt động đặc sắc trong lễ hội đều hướng tới vua Đinh Tiên Hoàng như:

Lễ rước nước từ sông Hoàng Long về đền vua Đinh để tỏ lòng biết ơn của nhân dân tới Rồng Vàng ở sông đã cứu giúp hoàng đế Đại Cồ Việt, dựng cơ nghiệp nhà Đinh.

Màn diễn tập trận cờ lau: Tiết mục tập trận cờ lau ban đầu là một lễ tiết, về sau trở thành một trò diễn dân gian. Màn diễn là cuộc diễn xướng gợi về thời niên thiếu của vua Đinh xưa cùng các bạn trẻ mục đồng tập đánh trận giả, lấy bông lau làm cờ.

Trò xếp chữ Thái Bình, màn diễn này để tưởng nhớ niên hiệu mà vua Đinh Tiên Hoàng đặt khi lên ngôi, đây cũng là tên gọi của đồng tiền Thái Bình đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

45

Màn diễn tái hiện sự kiện lên ngôi của Đinh Bộ Lĩnh.

Ngoài ra lễ hội còn tổ chức hội thi hát chèo, kéo co để tưởng nhớ người sáng lập ra sân khấu chèo và phát huy tinh thần thượng võ,rèn luyện sức khỏe để cống hiến cho đất nước, để tưởng nhớ công lao của vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn.

Trong nội dung hoạt động của lễ hội vẫn có một số hoạt đông tưởng nhớ tới vị vua Lê Đại Hành- vị vua nối nghiệp nhà Đinh. Đó là các hoạt động như lễ tế diễn ra tại hai đền thờ vua Lê. Lễ tế được tiến hành ngay sau đó cả ban ngày và ban đêm ở đền vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của vua Lê.

Lễ dâng hương được tiến hành tại các di tích: lăng mộ vua Đinh, vua Lê, vua Lý, phủ Đông Vương, phủ Kính Thiên, động Am Tiên và các chùa Hoa Lư như chùa Nhất Trụ, chùa Kim Ngân,…

Đặc sắc nhất trong các hoạt động tôn vinh Lê Hoàn là màn tái hiện lịch sử trọng đại diễn ra tại kinh đô Hoa Lư xưa như: màn diễn tái sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn và đánh thắng giặc Tống xâm lược. Ở màn diễn này đặc sắc với cảnh diễn Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo vua thêu rồng và mời Lê Hoàn lên ngôi. Thêm vào đó màn diễn cũng tóm gọn lịch sử chiến công hiển hách của Lê Hoàn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ dân tộc qua cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

Như vậy, cả hai vị vua đều được tôn vinh trong lễ hội cố đô Hoa Lư. Các hoạt động của lễ hội về hai vị vua đan xen vào nhau ít tách biệt. Bởi cả hai vị vua đều có công lao xây dựng, bảo vệ và phát triển nước Đại Cồ Việt, đều gắn kết qua mối quan hệ chủ, tướng. Người có công thống nhất, sáng lập nhà nước. Người có công cứu nguy cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Tất cả làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Vào dịp lễ hội cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh hay đền vua Lê đều nghi ngút hương khói. Những lễ tế diễn ra ở các đền đều mang đậm bản sắc của thời kỳ vua Đinh vua Lê. Người dân khắp

46

bốn phương nô nức kéo về đây để tưởng nhớ công ơn của các vị vua, một mảnh đất có hai vua xứng đáng địa linh nhân kiệt trong sử sách.

3.2.4. Ý nghĩa của lễ hội

3.2.4.1. Lễ hội cố đô Hoa Lư là môi trường tái hiện lịch sử, tôn vinh Lê Đại Hành

Tên tuổi của Lê Đại Hành gắn liền với mảnh đất Hoa Lư lịch sử gần trọn cả cuộc đời, kể từ khi còn là vị tướng dưới trướng của Đinh Bộ Lĩnh. Vì thế lễ hội cố đô Hoa Lư chính là môi trường tái hiện truyền thuyết lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của vua Lê Đại Hành.

Mỗi mùa xuân về, khi tiếng trống hội giục giã, nhân dân trong vùng lại rộn ràng, náo nức trở về cố đô Hoa Lư cùng hướng về Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành hai vị vua có nhiều công lao với mảnh đất nơi đây. Đinh Bộ Lĩnh là người khai mở bờ cõi còn vua Lê Đại Hành là vị vua bảo vệ giang sơn và phát triển đất nước.Và khi nghi lễ các trò chơi bắt đầu, trong suy nghĩ, trong cõi tâm linh của mỗi người, hình ảnh của vị vua ấy dường như đang hiện hữu.

Trong phần lễ của lễ hội cố đô Hoa Lư có phần dâng hương tại đền vua Lê Đại Hành và phần lễ tế cũng được tổ chức tại đây để tưởng nhớ công lao bảo vệ giang sơn thống nhất đất nước.

Ngoài ra còn có màn diễn về sự kiện lên ngôi của vua Lê Đại Hành với hình ảnh trung tâm là vua Lê Đại Hành được Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo long cổn và mời ông lên ngôi để cầm quân dẹp yên giặc Tống xâm lược. Đặc sắc nhất là màn diễn về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất do Lê Hoàn lãnh đạo giành thắng lợi vẻ vang. Nhân dân ta tưởng nhớ tới công lao to lớn của vua Lê Đại Hành. Ông lên ngôi hợp với nhân tâm và điều đó đã mang lại liên tiếp các chiến thắng, đất nước ta thanh bình tươi đẹp, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

47

Những câu chuyện dân gian, truyền thuyết về Lê Đại Hành một lần nữa được thể hiện như một anh hùng, đồng thời cũng là một con người bằng xương bằng thịt. Qúa khứ lại trở về trong hiện tại, năm nào cũng thế cứ xong mỗi mùa xuân về người dân lại nô nức chảy hội.

Các trò chơi dân gian trong lễ hội như kéo co, đấu võ cổ truyền…như là sự tái hiện những buổi tập luyện binh sĩ của vua Lê Đại Hành. Tham gia các trò chơi ta không chỉ cảm thấy tinh thần thoải mái mà còn sống lại với tinh thần luyện tập hăng say của những người lính xưa trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Mảnh đất Hoa Lư là nơi hun đúc, rèn luyện nhân tài Lê Đại Hành. Ông được chủ soái Đinh Bộ Lĩnh tin dùng, trải qua nhiều trận chiến ông nổi bật lên

Một phần của tài liệu Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)