7. Bố cục của khóa luận
2.3.1 Danh nhân lịch sử Lê Hoàn dưới cái nhìn của Nho giáo
Lê Hoàn dưới cái nhìn của Nho giáo, người có nhiều công lao, song vẫn có những điểm đáng chê trách. Các sử gia phong kiến cũng chê trách ông là người bất trung với triều trước, lại không giữ đạo tam cương ngũ thường. Ông là vị tướng lĩnh nhà Đinh với nhiều chiến công hiển hách vang dội. Trong sự nghiệp dẹp loạn 12 sứ quân, dẹp nội phản, cầm quân đánh thắng giặc Tống xâm lược phương Bắc, dẹp yên Chiêm Thành ở phía Nam, đánh dẹp các thế lực cát cứ ở các Man, động thống nhất đất nước thu về một mối.
Sử thần Lê Văn Hưu nhận xét về Lê Hoàn:“Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Phạm Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng, dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được” [10;tr.221].
Sử thần Ngô Sĩ Liên cũng nhận xét về Lê Hoàn: “Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái âm mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy” [10; tr.231].
Sách Danh tướng Việt Nam có ghi lại lời nhận xét của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí như sau: “Vua phá Tống bình Chiêm khiến cho cả Hoa Hạ và Man Di đều sợ hãi. Trung Quốc đã mấy lần sách phong khen ngợi vua, khiến cho tiếng tăm của vua trở nên lừng lẫy”.
33
Vua Lê Đại Hành lập nhiều chiến công oai hùng, song xoay quanh việc Lê Hoàn lên ngôi vẫn bị các sử gia phong kiến chê trách. Đặc biệt là việc sau khi lên ngôi Lê Đại Hành lại lập Thái hậu triều trước làm hoàng hậu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?” [10; tr.222].
Nhà sử học họ Ngô cũng phán xét tiếp: Vua nhân nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước thanh bình, Bắc Nam vô sự [10; tr.216].
Các sử thần có phần chê trách và đánh giá rằng: Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh qua việc tiêu diệt các tướng lĩnh thân tín nhà Đinh là Đinh Điền, Phạm Hạp, Nguyễn Bặc.Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét như sau: “Tam cương là đạo ngũ thường muôn đời, không thể một ngày rối loạn. Khi Đại Hành giữ chức nhiếp chính, Vệ Vương Toàn tuy còn nhỏ nhưng vẫn là vua, thế mà Đại Hành tự xưng là Phó Vương, rắp tâm làm điều bất lợi. Đạo làm tôi không được rắp tâm, rắp tâm thì ắt phải giết. Đó là phép của sách Xuân Thu, người người đều được nêu lên mà thi hành. Nguyễn Bặc, Đinh Điền sao có thể nhẫn tâm điềm nhiên mà nhìn? Rồi lui về dấy quân hỏi tội, mưu giũ xã tắc, thế là bề tôi trung nghĩa. Việc không xong mà chết, thế là bề tôi tử tiết đấy” [10; tr.221].
Học giả Hoàng Xuân Hãn cũng bàn luận: “…Việc này trái với khuôn phép nhà nho. Các sử gia xưa như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ chỉ trích Lê Đại Hành theo chuẩn mực nho giáo. Tuy vậy, khi đưa ra nhận định trên, có thể các sử gia không chú ý vào thế kỉ X ở đời Đinh, Tiền Lê, đạo Nho chưa ở vào vị trí thống trị. Sau này, đến nửa đời Trần vẫn còn như vậy. Bằng chứng là đền thờ
34
các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên có cả bà Dương hậu. Xưa còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một tòa với Dương hậu ở giữa. Đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy, các Nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn bởi cho rằng bậc quân tử “danh chính thì ngôn mới thuận”. Còn như Dương hậu âu cũng chỉ là đàn bà, có trách cũng bất kể.
Tuy nhiên, công bằng mà xét, nhìn lại lịch sử ngay vị vua trước Đinh Tiên Hoàng khi dẹp loạn 12 sứ quân đánh thắng quân Ngô Nhật Khánh xong cũng lấy mẹ của Ngô Nhật Khánh. Lẽ tất yếu, kẻ thắng có quyền sở hữu tất cả thì Lê Hoàn cũng không ngoại lệ.
Lê Đại Hành là vị vua biết nhìn xa trông rộng, lường trước nội loạn.
Lê Đại Hành tránh cái loạn của nhà Đinh. Ông phong khắp cho con gồm 13 tước chia nhau ở các châu quận. Muốn nơi lớn nhỏ lúc nguy cấp thì cứu nhau, chống kẻ khinh rẻ mà giữ sự bền lâu. Tám vị hoàng tử được phân công phía Bắc Hoa Lư, ở hai bờ Nam - Bắc hiện nay. Chỉ cómột hoàng tử đóng quân ở vùng Vũng Lung, phía nam Hoa Lư. Điều này cho thấy, Lê Hoàn đánh giá cao vai trò của vùng châu thổ, mong ổn định tình hình ở trung tâm châu thổ. Đây là sự chuẩn bị để hơn 10 năm sau đó, Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La.
Lê Hoàn cũng là vị vua biết cách dùng người, khoan dung, trọng tài năng, không vì tình riêng, khiến ông quy tụ đươc nhân tâm. Điều đó giúp củng cố sức mạnh trong nước, vượt qua được khó khăn trong thời buổi đất nước rối ren, lòng người dao động khi nam bắc đều bị uy hiếp. Ông cũng dùng các nhà sư Khuông Việt, Hồng Hiến, Đỗ Thuận để đóng góp mưu lược, tiếp sứ Tống để cho thấy nước Việt cũng là nước văn hiến, đóng góp mưu lược kế sách trong kháng chiến chống Tống.Đại Hành làm vua tỏ rõ là một người chí công vô tư, vì việc chung chứ không vì thù oán riêng. Ông Giết
35
Phạm Hạp vì tội làm loạn nhưng lại trọng dụng em trai Hạp là Phạm Cự Lạng, dùng làm tướng, thăng tới chức thái úy chỉ huy quân đội. Con của Nguyễn Bặc, một người cùng bị giết với Phạm Hạp là Nguyễn Đê cũng được cất nhắc làm quan võ của nhà Tiền Lê. Lê Đại Hành vô tư tới mức không phòng ngừa rằng sau này chính Nguyễn Đê là người tham gia thay đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Ngoài ra, các đại thần từng là bạn thân của Đinh Tiên Hoàng như Trịnh Tú, Lưu Cơ cũng được Lê Đại Hành trọng dụng, không vì lý do “cùng bè đảng” với Nguyễn Bặc, Đinh Điền mà kiếm cớ trừ khử, sa thải hai người này. Chính nhờ chính sách dùng người khoan dung, trọng tài năng không vì tình riêng khiến ông quy tụ được nhân tâm, củng cố được sức mạnh trong nước, vượt qua được khó khăn trong thời buổi đất nước rối ren, lòng người dao động khi cả hai phía Nam Bắc đều bị uy hiếp.