Nghĩa của lễ hội

Một phần của tài liệu Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư (Trang 52)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.4. nghĩa của lễ hội

3.2.4.1. Lễ hội cố đô Hoa Lư là môi trường tái hiện lịch sử, tôn vinh Lê Đại Hành

Tên tuổi của Lê Đại Hành gắn liền với mảnh đất Hoa Lư lịch sử gần trọn cả cuộc đời, kể từ khi còn là vị tướng dưới trướng của Đinh Bộ Lĩnh. Vì thế lễ hội cố đô Hoa Lư chính là môi trường tái hiện truyền thuyết lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của vua Lê Đại Hành.

Mỗi mùa xuân về, khi tiếng trống hội giục giã, nhân dân trong vùng lại rộn ràng, náo nức trở về cố đô Hoa Lư cùng hướng về Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành hai vị vua có nhiều công lao với mảnh đất nơi đây. Đinh Bộ Lĩnh là người khai mở bờ cõi còn vua Lê Đại Hành là vị vua bảo vệ giang sơn và phát triển đất nước.Và khi nghi lễ các trò chơi bắt đầu, trong suy nghĩ, trong cõi tâm linh của mỗi người, hình ảnh của vị vua ấy dường như đang hiện hữu.

Trong phần lễ của lễ hội cố đô Hoa Lư có phần dâng hương tại đền vua Lê Đại Hành và phần lễ tế cũng được tổ chức tại đây để tưởng nhớ công lao bảo vệ giang sơn thống nhất đất nước.

Ngoài ra còn có màn diễn về sự kiện lên ngôi của vua Lê Đại Hành với hình ảnh trung tâm là vua Lê Đại Hành được Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo long cổn và mời ông lên ngôi để cầm quân dẹp yên giặc Tống xâm lược. Đặc sắc nhất là màn diễn về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất do Lê Hoàn lãnh đạo giành thắng lợi vẻ vang. Nhân dân ta tưởng nhớ tới công lao to lớn của vua Lê Đại Hành. Ông lên ngôi hợp với nhân tâm và điều đó đã mang lại liên tiếp các chiến thắng, đất nước ta thanh bình tươi đẹp, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

47

Những câu chuyện dân gian, truyền thuyết về Lê Đại Hành một lần nữa được thể hiện như một anh hùng, đồng thời cũng là một con người bằng xương bằng thịt. Qúa khứ lại trở về trong hiện tại, năm nào cũng thế cứ xong mỗi mùa xuân về người dân lại nô nức chảy hội.

Các trò chơi dân gian trong lễ hội như kéo co, đấu võ cổ truyền…như là sự tái hiện những buổi tập luyện binh sĩ của vua Lê Đại Hành. Tham gia các trò chơi ta không chỉ cảm thấy tinh thần thoải mái mà còn sống lại với tinh thần luyện tập hăng say của những người lính xưa trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Mảnh đất Hoa Lư là nơi hun đúc, rèn luyện nhân tài Lê Đại Hành. Ông được chủ soái Đinh Bộ Lĩnh tin dùng, trải qua nhiều trận chiến ông nổi bật lên trong những người xuất sắc. Ông lên ngôi thay nhà Đinh cầm quyền cứu nguy vận mệnh dân tộc và bảo vệ độc lập của quốc gia dân tộc.

3.2.4.2. Lễ hội cố đô Hoa Lư –môi trường bảo lưu các phong tục, tín ngưỡng dân gian

Lễ hội là dịp kỉ niệm và tái hiện và tôn vinh nét tiêu biểu trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, gắn liền với những ngôi đình, đền, chùa…Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của các thế hệ tầng lớp nhân dân. Lễ hội cố đô Hoa Lư có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân. Đến với hai ngôi đền Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành là đến với tinh thần hướng về cội nguồn văn hóa dân tộc, đến với tinh thần cộng cảm của nhân dân với thiên nhiên, đến với phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Việt và truyền thống đoàn kết dân tộc.

Lễ hội cố đô Hoa Lư còn là sự kết hợp chặt chẽ giữa truyền thuyết và lễ hội tạo nên những nét riêng biệt, đặc trưng. Đó cũng là tín ngưỡng của vùng đất mà Lê Đại Hành đã được rèn luyện, trọng dụng và phát huy tài năng lập

48

nhiều công lao với dân tộc. Những chiến công đó mãi được khắc ghi trong lịch sử dân tộc, mãi được người dân Việt đời đời tôn vinh, thờ phụng

Lễ hội cố đô Hoa Lư là sự tái hiện công lao của vua Lê Đại Hành, để con cháu ôn lại truyền thống của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước. Điều đó như một dấu son chói lọi trong công cuộc xây dựng nền độc lập dân tộc của nước ta.

Lễ hội là dịp để nhân dân được nghỉ ngơi, giao lưu, giải trí, để được gặp gỡ nhau sau những vụ mùa vất vả trong cuộc sống bộn bề. Đến với lễ hội mọi người đều bình đẳng, hòa đồng và cùng nhau tham gia lễ hội, để cùng ôn lại lịch sử dân tộc, ôn lại truyền thống cha ông. Chính từ không khí này mà con người trở nên thân thiện, đoàn kết gắn bó với quê hương cộng đồng dân tộc, để hướng đến con người quá khứ, hiện tại và tương lai. Để khẳng định và nhắc nhở con cháu phải biết đoàn kết, đó là sức mạnh vô địch để hòa chung trong công cuộc đổi mới nhưng cũng vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội cố đô Hoa Lư là sự thống nhất giữa phần lễ và phần hội, chúng hỗ trợ và làm nổi bật cho nhau. Lễ chiếm phần chính, quan trọng, còn hội chỉ có tính chất hỗ trợ, tạo không khí cho lễ hội thêm long trọng, đem lại niềm vui cho mọi người.Lễ có tính chất bắt buộc, quy định chặt chẽ, còn hội thì không có sự trói buộc như lễ. Hội chủ yếu hỗ trợ cho lễ, mang vẻ đậm đà bản sắc dân tộc. Hội làm cho lễ không bị khô cứng, hỗ trợ đắc lực cho việc tái hiện những di sản văn hóa để thế hệ trẻ nâng cao hiểu biết về nguồn gốc của mình để bào tồn và giữ gìn nó.

Nhìn chung tất cả các lễ hội thì tính chất cộng đồng luôn nổi bật nhất. Giúp cho con người gần nhau hơn, hòa chung vào cộng đồng dân tộc Việt Nam. Lễ hội cố đô Hoa Lư luôn nhắc nhở chúng ta ghi nhớ công ơn của vị

49

anh hùng dân tộc Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Hai vị vua là tấm gương sáng cho đời đời các thế hệ noi theo.

Một phần của tài liệu Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)