Nội dung lễ hội

Một phần của tài liệu Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư (Trang 50)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.3.Nội dung lễ hội

3.2.3.1. Lực lượng tham gia

Lễ hội cố đô Hoa Lư huy động đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia vào tất cả các nội dung của lễ hội như lễ rước nước, lễ tế…

3.2.3.2. Tiến trình của lễ hội

Lễ hội được tổ chức theo đúng các nghi lễ truyền thống: lễ mở cửa đền, lễ dâng hương, lễ rước nước, lễ rước kiệu, lễ khai mạc và lễ tế cổ truyền. Phần hội với các trò chơi dân gian tái hiện lại màn cờ lau tập trận, xếp chữ Thái Bình, hội thi hát chèo, kéo co…

3.2.3.3. Nội dung lễ hội

Lễ hội được tổ chức theo đúng các nghi lễ truyền thống. Tất cả lễ nghi, trò chơi trong lễ hội phần lớn hướng về việc tôn vinh vị vua mở mang bờ cõi và định đô ở mảnh đất Hoa Lư lập ra nước Đại Cồ Việt. Người Việt hướng tới cũng như biết tới vị vua Đinh Tiên Hoàng nhiều hơn còn vua Lê Đại Hành dù lập nhiều chiến công hiển hách cũng chỉ là vị vua nối nghiệp nhà Đinh.

Hàng loạt các hoạt động đặc sắc trong lễ hội đều hướng tới vua Đinh Tiên Hoàng như:

Lễ rước nước từ sông Hoàng Long về đền vua Đinh để tỏ lòng biết ơn của nhân dân tới Rồng Vàng ở sông đã cứu giúp hoàng đế Đại Cồ Việt, dựng cơ nghiệp nhà Đinh.

Màn diễn tập trận cờ lau: Tiết mục tập trận cờ lau ban đầu là một lễ tiết, về sau trở thành một trò diễn dân gian. Màn diễn là cuộc diễn xướng gợi về thời niên thiếu của vua Đinh xưa cùng các bạn trẻ mục đồng tập đánh trận giả, lấy bông lau làm cờ.

Trò xếp chữ Thái Bình, màn diễn này để tưởng nhớ niên hiệu mà vua Đinh Tiên Hoàng đặt khi lên ngôi, đây cũng là tên gọi của đồng tiền Thái Bình đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

45

Màn diễn tái hiện sự kiện lên ngôi của Đinh Bộ Lĩnh.

Ngoài ra lễ hội còn tổ chức hội thi hát chèo, kéo co để tưởng nhớ người sáng lập ra sân khấu chèo và phát huy tinh thần thượng võ,rèn luyện sức khỏe để cống hiến cho đất nước, để tưởng nhớ công lao của vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn.

Trong nội dung hoạt động của lễ hội vẫn có một số hoạt đông tưởng nhớ tới vị vua Lê Đại Hành- vị vua nối nghiệp nhà Đinh. Đó là các hoạt động như lễ tế diễn ra tại hai đền thờ vua Lê. Lễ tế được tiến hành ngay sau đó cả ban ngày và ban đêm ở đền vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của vua Lê.

Lễ dâng hương được tiến hành tại các di tích: lăng mộ vua Đinh, vua Lê, vua Lý, phủ Đông Vương, phủ Kính Thiên, động Am Tiên và các chùa Hoa Lư như chùa Nhất Trụ, chùa Kim Ngân,…

Đặc sắc nhất trong các hoạt động tôn vinh Lê Hoàn là màn tái hiện lịch sử trọng đại diễn ra tại kinh đô Hoa Lư xưa như: màn diễn tái sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn và đánh thắng giặc Tống xâm lược. Ở màn diễn này đặc sắc với cảnh diễn Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo vua thêu rồng và mời Lê Hoàn lên ngôi. Thêm vào đó màn diễn cũng tóm gọn lịch sử chiến công hiển hách của Lê Hoàn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ dân tộc qua cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

Như vậy, cả hai vị vua đều được tôn vinh trong lễ hội cố đô Hoa Lư. Các hoạt động của lễ hội về hai vị vua đan xen vào nhau ít tách biệt. Bởi cả hai vị vua đều có công lao xây dựng, bảo vệ và phát triển nước Đại Cồ Việt, đều gắn kết qua mối quan hệ chủ, tướng. Người có công thống nhất, sáng lập nhà nước. Người có công cứu nguy cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Tất cả làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Vào dịp lễ hội cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh hay đền vua Lê đều nghi ngút hương khói. Những lễ tế diễn ra ở các đền đều mang đậm bản sắc của thời kỳ vua Đinh vua Lê. Người dân khắp

46

bốn phương nô nức kéo về đây để tưởng nhớ công ơn của các vị vua, một mảnh đất có hai vua xứng đáng địa linh nhân kiệt trong sử sách.

Một phần của tài liệu Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư (Trang 50)