Sự nghiệphoàng đế

Một phần của tài liệu Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư (Trang 26)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Sự nghiệphoàng đế

2.2.2.1. Sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn năm 980

Lê Hoàn lên ngôi năm 980, lập nhiều chiến công lừng lẫy, song xoay quanh sự kiện lên ngôi của ông vẫn có nhiều hoài nghi, ngờ vực, đánh giá soi xét của các sử gia phong kiến và nhân dân.

Lê Hoàn lên ngôi trong tình huống đáp ứng cấp bách tình thế lịch sử bấy giờ, vì vận mệnh sống còn của dân tộc trước sự bất ổn của tiền triều.

21

thường so với hoàn cảnh lên ngôi của các vị hoàng đế khác trong lịch sử. Tháng 7 năm 979 cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính trong một tình thế đầy khó khăn. Các tướng lĩnh thân tín của vua Đinh sinh lòng nghi ngờ với Lê Hoàn nên dấy binh lật đổ Lê Hoàn song bị Lê Hoàn dẹp tan. Nạn phản loạn trong nước và giặc ngoài bọn Tống lăm le xâm lược nước ta. Lê Hoàn lên ngôi lúc này như là một tất yếu lịch sử. Bởi theo quy luật vua đời trước mất, con còn nhỏ yếu lên ngôi chưa đảm đương nổi công việc quốc gia. Thêm vào đó, hoàn cảnh đất nước lâm nguy bởi giặc trong giặc ngoài, mà lúc này thế lực, binh quyền của nhà Đinh đã suy yếu, Lê Hoàn lại là người có tài, mưu lược hơn người, có công phò vua giúp nước.

Lê Hoàn lên ngôi là hợp với nhân tâm. Khi vận mệnh quốc gia đang ngàn cân treo sợi tóc thì ý thức bảo vệ chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc trỗi dậy. Bảo vệ nhà nước non trẻ, giữ gìn dân tộc được đặt lên hàng đầu. Quân dân cả nước cần tìm một người gánh vác công việc chung, bảo vệ đất nước. Lúc này, gương mặt tiêu biểu có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử, đưa đất nước thoát khỏi muôn vàn khó khăn, không ai khác là Lê Hoàn. Trong suy nghĩ của đại thần triều đình, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn vẫn luôn là trụ cột triều đình. Và trong lúc Tổ Quốc đang lâm nguy như bấy giờ lại càng không thể không trông cậy vào tài ba chèo chống của con người ấy.

Theo sử sách, câu chuyện lên ngôi của Lê Hoàn được tái hiện khá chi tiết: Binh sĩ tiến vào điện trước sự ngỡ ngàng của quần thần. Tướng Phạm Cự Lạng nghiêng mình chào mọi người và lớn tiếng nói với quân sĩ: “Nay! Thưởng người có công mà phạt kẻ không vâng mệnh, đó là phép hành binh. Bây giờ chúa thượng hãy còn thơ ấu, bọn ta dẫu hết sức liều chết, may có lập được chút công lao thì ai biết cho? Chi bằng hãy tôn Thập đạo tướng quân lên làm thiên tử, sau sẽ ra quân” [1; tr.150]. Quân sĩ nghe vậy đều hô “Vạn tuế”.

22

Sự bất thường trong việc lên ngôi của Lê Hoàn thể hiện ở người khởi xướng, người dám đứng lên, dám đề xuất việc đưa Lê Hoàn lên ngôi. Người đó là Phạm Cự Lạng em của Phạm Hạp- người trước đó cùng với Đinh Điền, Nguyễn Bặc nổi dậy chống Lê Hoàn và bị Lê Hoàn cầm quân dẹp tan. Việc không thành cả 3 cùng chịu nhận lấy cái chết. Nay chính em trai Phạm Hạp lại đem tướng lệnh và quân sĩ vào tận hoàng cung tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Điều đó hẳn không phải ý riêng của một người mà là việc làm cần thiết, khẩn yếu trước lúc xuất quân nhưng lại bất ngờ khiến tất cả phải ngơ ngác. Vả lại, từ khi Tiên Hoàng mất, tất cả mọi công việc triều chính Thái hậu Dương Vân Nga đều bàn bạc với tướng quân Lê Hoàn. Từ lâu, Thái hậu đã rất mực tin tưởng vào tài năng và sớm nhận thấy Lê Hoàn thích hợp để thay nhà Đinh cầm quyền cứu vãn tình thế của vận mệnh dân tộc. Lúc này, tất cả ánh mắt hướng về Dương Thái hậu. Cái đặc biệt khác thường của việc Lê Hoàn lên ngôi chính là thái hậu của vương triều trước trao áo long cổn và mời ông lên làm vua. Dương Thái hậu nói với Lê Hoàn: “Thập đạo tướng quân! Cho được yên lòng quân sĩ xin mời ông cầm quyền giữ nước” [1; tr.151]. Tiếng reo mừng tán thưởng rộ lên từ quân sĩ mừng Lê Hoàn lên ngôi.

Lê Hoàn lên ngôi tránh cho đất nước nội loạn và những cuộc tranh giành chém giết như thường thấy sau mỗi cuộc thay đổi sơn hà trong lịch sử.

Sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vừa là thời cơ, vừa là tất yếu lịch sử, có cội nguồn, có phát sinh, phát triển và có kết quả. Lê Hoàn lên ngôi làm vua cũng như bao vị vua khác với mục đích xây dựng và phát triển đất nước và ngay lúc này là cứu nguy đất nước thoát khỏi tình thế cấp bách. Kẻ thù ngoại bang đang đe dọa độc lập tự do cho Tổ quốc. Chúng ta hãy so sánh sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn với một số cuộc chuyển giao ngôi vị trong lịch sử của nước ta. Ví như, cuộc chuyển giao từ nhà Lý sang nhà Trần với vị vua đầu tiên là Trần Cảnh cũng nhờ vào sự thông minh khéo léo của ông chú đầy quyền lực Trần Thủ

23

Độ. Nhà Lý bấy giờ chỉ còn danh chứ tất cả quyền lực đều thuộc về nhà Trần. Họ Trần đã chiếm giữ các vị trí trọng yếu trong triều đình nhà Lý: Trần Thừa (cha Trần Cảnh) làm Nội Thị Khán Chủ đứng đầu quan hầu cận với vua, Trần Thủ Độ (chú Trần Cảnh) làm Điện Tiền chỉ huy sứ,…Cuối đời nhà Lý, Lý Huệ Tông không có con trai. Ông đã truyền ngôi cho con gái Lý Phật Kim mới 7 tuổi (Lý Chiêu Hoàng). Chiêu Hoàng lên ngôi chưa được bao lâu thì Thái sư Trần Thủ Độ sắp xếp bà nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần chính thức được thành lập. Cuộc chuyển giao ngôi vị này trong lịch sử được các sử gia phong kiến đánh giá là vô cùng khéo léo và đúng đắn trong lịch sử.

Sử gia Ngô Sĩ Liên từng chê trách Lý Huệ Tông không truyền ngôi cho người trong họ như các bậc đế vương trước hay làm mà lại truyền ngôi cho con gái. Nhưng nếu ông làm như thế có khả năng xảy ra cuộc chiến đẫm máu giành ngôi vua khi nhà họ Trần ngày càng lớn mạnh. Nhà họ Trần dùng cái cớ nhường ngôi cho chồng để tránh khỏi điều tiếng đoạt ngôi.

Lê Hoàn lên ngôi cần có một cái cớ hoàn chỉnh để giữ được tiếng thơm. Bởi vì trong lịch sử cũng có rất nhiều vị vua lên ngôi khi còn nhỏ tuổi và sau đó vẫn trị vì: vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7tuổi được sự phò trợ của nhiếp chính Lý Thường Kiệt, vua Khang Hy lên ngôi cũng chỉ có 8 tuổi và chịu sự chi phối của phụ chính đại thần Ngao Bái. Bề tôi dù thao túng quyền lực cũng không có gan và điều kiện xưng đế. Hơn nữa, Lê Hoàn là vị tướng lĩnh nhà Đinh, được nhân dân yêu mến, được vua Đinh tin tưởng. Ông đã chọn cách lập công đánh dẹp giặc Tống xâm lược, bình Chiêm, lấy thái hậu triều Đinh như một sự chuyển giao quyền lực.

2.2.2.2. Lê Hoàn với sự nghiệphoàng đế xây dựng và phát triển đất nước a. Dẹp nội phản, ổn định tình hình đất nước

Sau khi giành độc lập, đất nước đang ở buổi đầu của nền độc lập, tự chủ. Cả nước bước vào xây dựng, phát triển ổn định tình hình đất nước. Ở

24

thời kì này, các thế lực cát cứ, thế lực của các hào trưởng, thủ lĩnh cả nước vẫn rất phát triển. Nạn ngoại xâm giặc ngoài mới giải quyết xong, binh đao vẫn phải tiếp diễn. Bởi đất nước bốn bề thống nhất yên bình dân chúng mới có cuộc sống ấm no, yên ổn làm ăn. Lê Hoàn đã đẩy mạnh sự nghiệp thống nhất đất nước mà Đinh Tiên Hoàng đã mở đường từ trước. Tuy vậy sự chống đối của các tù trưởng ở miền núi, các Man, các Động các Châu vẫn là trở ngại trên con đường xây dựng một quốc gia thống nhất. Đánh dẹp vỗ yên các tù trưởng miền núi có xu hướng chống đối, cát cứ lúc này là một vấn đề quan trọng mà Lê Hoàn cần phải giải quyết nhanh chóng. Lê Hoàn tự thân làm tướng và nhiều lần đi đánh dẹp các động ở vùng rừng núi có xu hướng cát cứ. Vấn đề này các bộ sử đều nhắc đến song chỉ ghi chép khái quát. Xen kẽ các cuộc trấn áp là những biện pháp vỗ về thu phục.

Sách Việt Nam sử lược chép: “Bấy giờ thường hay có các động Mường và những người các châu, quận làm phản, vua Lê Đại Hành phải thân chinh đi đánh dẹp, bình được 49 động ở Hà Nam, (thuộc huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa) và dẹp yên những phản nghịch ở các nơi” [8; tr.74].

Sách Đại Việt sử kí toàn thư(tập 1) cũng nhắc nhiều đến việc dẹp nội phản của Lê Hoàn ở các động có xu hướng cát cứ: Năm 981, Dương Tiến Lộc lấy hai Châu Hoan, Ái làm phản. Vua thân đi đánh, Tiến Lộc bị giết. Vua thân đi đánh giặc ở Đỗ Động Giang, bắt được đồ đảng đem về kinh sư”.

Năm 999, Vua thân đi đánh Hà Động…, tất cả 49 động và phá được động Nhật Tắc, châu Định Biên.

Năm 1000, xuống chiếu đi đánh giặc ở Châu Phong là bọn Trịnh Hàng, Trần Lệ, Trường Ôn, bọn Hàng chạy vào núi Tản Viên.

Năm 1001, Vua thân đi đánh giặc Cử Long giành thắng lợi.

Năm 1003, Người Đa Cái làm phản, chém đầu để giáo dân ở thành Nhật Hiệu.

25

Tiến sĩ thượng thư bộ lễ Lê Thục, người soạn văn bia đền thờ Lê Hoàn đã ca ngợi công đức Lê Hoàn như sau (Lê Hoàn ) quả là: “Trong nước yên vui, dân tộc ít người quy thuận”. Nhà vua sớm nhận thấy việc thống nhất, đoàn kết dân tộc, quốc gia là bức thiết. Việc đánh dẹp các động châu có xu hướng cát cứ là việc làm đúng đắn kịp thời, mang tầm chiến lược của bậc đế vương biết nhìn xa trông rộng.

b.Tổ chức bộ máy chính quyền, phát triển đất nước

Là người đứng đầu nhà nước, Lê Đại Hành củng cố bộ máy triều chính. Ông là một nhà chính trị tài năng. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi trị vì trong 12 năm. Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh cho xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền có đủ triều nghi, phẩm hàm, có quân đội hùng mạnh, pháp chế nghiêm minh giống như nhà Tống ở phương Bắc. Trên cơ sở nước Đại Cồ Việt của nhà Đinh, Lê Hoàn tiếp tục sự nghiệp của tiền nhân với những chính sách của nhà Tiền Lê có nhiều sáng tạo mới.

Lê Hoàn lên ngôi tổ chức bộ máy nhà nước giống chính quyền trung ương như nhà Đinh: triều đình trung ương trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về dân sự cũng như quân sự. Dưới vua là các quan văn võ, hầu hết là những người có công phò tá vua lên ngôi. Chỉ khác là, ở cấp địa phương chia thành phủ, châu, lộ. “Nhâm Dần, [Ứng Thiên] năm thứ 9 [1002] (Tống Hàm Bình năm thứ 5). Mùa xuân, tháng 3, định luật lệnh, chọn quân lính, chia tướng hiệu làm 2 ban, đổi 10 đạo làm lộ, châu, phủ” [10; tr.230]. Nhà nước thời Tiền Lê sáng tạo hơn, bộ máy nhà nước được quy củ hơn với việc chia ra các đơn vị hành chính nhỏ hơn để trị vì, dễ quản lí và thông qua đó tuyển chọn nhân tài.

Thời Lê Hoàn hệ thống quân đội cũng được củng cố và tổ chức thêm chặt chẽ so với thời trước đó. Quân đội triều Đinh chia làm 10 đạo, mỗi đạo chia làm 10 quân, mỗi quân chia làm 10 lữ, mỗi lữ chia thành 10 tốt, mỗi tốt

26

chia thành 10 ngũ, mỗi ngũ bao gồm 10 người. Năm 986 nhà Tiền Lê cho tuyển lính thân quân và ban hành chế độ “Kiểm kê dân Đinh” để nắm bắt số dân các hạng để tiến hành tổ chức cai trị. Trên cơ sở đó tuyển chọn trai tráng bổ sung quân ngũ. Những người được tuyển chọn tham gia bảo vệ kinh thành và hoàng cung. Năm 1005 đặt chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, giao cho Điện tiền tướng quân Lý Công Uẩn.

Trong công trìnhLịch sử phong kiến Việt Nam (tập 1) có ghi: “Quan lại tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết, hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Bọn quan giúp việc, ai hỏi có việc gì làm phật ý cũng đánh từ 30 đến 50 roi, truất xuống làm gác cổng, khi nào hết giận lại gọi về cho làm chức cũ”. Năm 1003, những người làm phản bị tội chém đầu. Tiêu biểu là hình phạt cho Dương Tiến Lộc. Đến vua cuối triều Lê là Lê Long Đĩnh sử dụng nhiều hình phạt tàn ác, coi người như cỏ rác và giết người làm thú vui tiêu khiển.

Có lẽ là sự tiếp nối về định luật khắt khe mà triều Đinh lúc trước đặt ra để răn đe và nghiêm trị kẻ phạm tội. Thời kì này tính chất của xã hội bộ lạc và những hình phạt trong bộ lạc chưa có pháp chế rõ ràng. Theo nhà sử học Phan Huy Chú thế kỉXIX: “Thời cổ làm việc chỉ có quy chế, không dùng luật vì đơn thuần, phép giảm có thể châm chước tùy nghi được”. Những điều trên có thể hiểu rằng, bấy giờ hình pháp nói chung hà khắc, việc xét xử ở trung ương chủ yếu do vua định đoạt, còn ở địa phương thì do các quan trông coi quy định. Luật theo tập quản còn thịnh hành. Nhìn chung qua các nội dung trên ta thấy rằng, tổ chức nhà nước thời Tiền Lê còn rất đơn giản. Tuy vậy, nó thể hiện bước tiến quan trọng trên con đường khẳng định nền độc lập dân tộc. Đây cũng là sự quá độ bước sang thời kì ổn định của chế độ phong kiến ở nước ta.

Lê Đại Hành cho xây dựng nhiều công trình giao thông thủy bộ và xây đắp thành chống giặc Tống. Ông cho đào kênh mới trên đường biển: Năm

27

983, kênh mới trên đường biển làm xong (chưa rõ chỗ nào). Khi vua đi đánh Chiêm Thành, qua núi Đồng Cổ, đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại, bèn sai người đào kênh. Đến đây làm xong, thuyền bè đi lại đều được thuận tiện. Vào năm 982, mùa thu, tháng 8, sai Phụ quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý.

Các con đường thủy bộ được mở mang, nối liền kinh đô Hoa Lư với các đạo. Hàng ngày, dân bốn phương đổ về kinh thành tấp nập. Người dân Đại Cồ Việt ai mà chẳng tự hào vì đất nước đổi thay.

Lê Đại Hành chính là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông nhà Lê hiện nay còn ở đất Thanh Hóa. Từ con sông đào do Lê Hoàn khai phá trên đất Thanh Hóa, đến thời Lý, Trần sông đào đã xuất hiện thêm ở đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh- Nghệ- Tĩnh. Đến thời Lê sơ đã rộng khắp dải miền Trung Bộ và đến thời Nguyễn thì sông đào có mặt ở khắp mọi miền Việt Nam. Ông có công cho đắp thành Bình Lỗ thông qua thần tích đền thờ Phụ quốc Đại Vương tại xã Tam Tảo huyện Yên Phong (Bắc Ninh). Điều này đã chứng tỏ nhà vua đã biết dùng nhiều tre, gỗ cắm cọc các sông để hạn chế sức mạnh lưu thông tàu thuyền của nhà Tống, tạo điều kiện cho quân ta có đủ thời cơ tập trung tiêu diệt địch.

Vua Lê Đại Hành cũng là người có con mắt thẩm mĩ, mở đường cho thú vui non bộ của người dân Việt. “Năm 985, mùa thu, tháng 7 ngày rằm là ngày sinh của vua, sai người làm thuyền giữa sông, lấy tre làm núi giả đặt trên thuyền, gọi là Nam Sơn, rồi bày lễ vui đua thuyền, về sau thành thường lệ” [10; tr.223].

c. Chính sách ngoại giao

Lê Hoàn áp dụng một chính sách ngoại giao vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo. Lê Hoàn chú trọng cả hai phía Nam và Bắc. Về phía Nam, hai lần vua Lê sai sứ sang giao hảo với Chiêm Thành. Hai lần sứ Việt bị vua Chiêm bắt giữ.

28

Vua Chiêm thần phục Tống, dựa thế Tống nên coi thường nước ta. Năm 982, vua Lê xuất quân đánh Chiêm Thành, giành thắng lợi sau một năm giao chiến,

Một phần của tài liệu Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)