1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhật ký như một thể loại văn học

65 947 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 566,37 KB

Nội dung

Cuốn Từ điển văn học của tập thể tác giả Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá cũng nhìn nhận nhật ký là một thể loại văn học: “Trong văn học, nhật ký là hình thức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

HOÀNG THỊ THẢO

NHẬT KÝ NHƯ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học ThS HOÀNG THỊ DUYÊN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo - Thạc Sĩ

Hoàng Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận

tốt nghiệp

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Thảo

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo -

Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên

Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo Khóa luận không có sự trùng lặp với các khóa luận khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Hoàng Thị Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ 6

1.1 Các quan niệm về nhật ký 6

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của thể loại nhật ký 7

1.2.1 Nhật ký trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến trước năm 1930 7

1.2.2 Nhật ký trong giai đoạn 1930 đến trước năm 1945 8

1.2.3 Nhật ký trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) 8

1.2.4 Nhật ký trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1955 - 1975) 8

1.2.5 Nhật ký trong giai đoạn sau 1975 đến nay 9

CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÝ 10

2.1 Sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật ký 10

2.2 Nhật ký là thể loại mang tính chất cá nhân riêng tư 14

2.3 Tính chất biên niên của thể loại nhật ký 17

2.4 Người trần thuật trong nhật ký 19

2.4.1 Người trần thuật theo ngôi thứ nhất 19

2.4.2 Lập trường, thái độ của người viết 22

Trang 5

2.5 Ngôn ngữ nhật ký 25

2.5.1 Ngắn gọn, tự nhiên, đời thường 25

2.5.2 Kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình 30

2.6 Dạng thức tồn tại văn bản của thể loại nhật ký 33

2.6.1 Chủ yếu bằng văn xuôi 33

2.6.2 Có thể xuất hiện dưới dạng tập thơ 33

2.7 Giọng điệu 34

2.7.1 Giọng điệu trữ tình mượt mà, sâu lắng 34

2.7.2 Giọng điệu suy tư triết lý 37

CHƯƠNG 3 PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÝ 41

3.1 Phân loại nhật ký 41

3.1.1 Nhật ký ngoài văn học 41

3.1.2 Nhật ký văn học 42

3.2 Giá trị của thể loại nhật ký 43

3.2.1 Giá trị tư liệu 43

3.2.2 Giá trị nghệ thuật 49

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nhiều năm trở lại đây con người ngày càng có xu hướng ghi chép lại những gì đã nếm trải hay những gì đã diễn ra trong cuộc sống thường ngày Đồng thời trên cộng đồng mạng ngày nay có nhiều trang xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu ghi lại những sự việc, cảm xúc hàng ngày của con người tiêu biểu như blog cá nhân… Đây được coi là một dạng của nhật ký đó là nhật ký điện tử và phần nhiều con người thường sử dụng loại này Không những vậy,

từ sau “cơn sốt” nhật ký, nhiều cuốn nhật ký viết trong thời chiến được công

bố rộng rãi đã thu hút được sự đón nhận với thái độ hết sức trân trọng từ đông đảo bạn đọc Qua đây ta có thể thấy nhật ký ngày càng trở nên gần gũi và chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người Tuy nhiên nhắc đến nhật ký người ta thường nghĩ rằng đó chỉ là những ghi chép cá nhân đơn thuần của mỗi người để ký thác những suy nghĩ khó giãi bày với người khác, là những lời tâm sự cá nhân “sống để bụng, chết mang theo” của mỗi người Nhật ký chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và chưa được đánh giá là một thể loại văn học Nhưng theo khảo sát của chúng tôi thì nhật ký chính là một thể loại văn học bởi nó có những đặc trưng riêng của thể loại và những giá trị từ các cuốn nhật ký đem lại là không hề nhỏ Nhật ký đã góp phần làm phong phú nền văn chương Việt Nam và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học nước nhà Tuy thế cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về nhật ký với vai trò như một thể loại văn học, vì lẽ đó cho nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề

tài: Nhật ký như một thể loại văn học với mong muốn sẽ góp phần vào việc

tìm hiểu chuyên sâu đặc trưng thể loại nhật ký từ đó khẳng định vị trí và giá trị của thể loại đặc biệt này trong nền văn học dân tộc

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Nhật ký là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam So với nhiều thể loại khác nhật ký tuy xuất hiện muộn hơn nhưng đã có những bước phát triển và đạt được những thành tựu riêng đáng chú ý Trước năm 2005, số lượng tác phẩm nhật ký xuất hiện trong văn học Việt Nam rất ít Vì tác phẩm

ít nên nhật ký chưa thật sự thu hút sự quan tâm của người đọc và các nhà nghiên cứu Nhật ký chỉ được đề cập đến một cách sơ lược, khái quát và chỉ giới hạn trong một vài mục nhỏ của các bài viết, các công trình nghiên cứu… chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của các công trình nghiên cứu độc lập Việc nghiên cứu nhật ký như là nghiên cứu một thể loại văn học mang tính quy mô như nhiều thể loại văn học khác cũng chưa có, chưa được nhắc tới trong các giáo trình lí luận văn học trước đây

Nhưng bắt đầu từ năm 2005, sau sự kiện “trở về” từ nước Mỹ của cuốn

Nhật ký Đặng Thùy Trâm, một loạt các cuốn nhật ký thời chiến được xuất bản

như một trào lưu, một “cơn sốt” trong văn học thì nhật ký dần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu Nhật ký đã và đang được tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau Lúc này khái niệm nhật ký với tư cách như là một thể loại văn học mới được đề cập đến trong các sách lí luận song dung lượng nội dung nói về nhật ký chưa nhiều và sâu Một trong những công trình đầu tiên đề cập đến nhật ký như một thể loại

văn học độc lập là cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của tập thể tác giả Lê Bá

Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi Trong đó các tác giả đã định nghĩa:

“Nhật ký là hình thức tự sự ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến Khác với hồi ký, nhật ký thường chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ “vừa mới xảy ra” chưa lâu” [9, tr.237] Trong giáo trình này, nhật ký được nhìn nhận

Trang 8

với tư cách là một thể loại văn học có những đặc trưng riêng Song các đặc điểm của nhật ký mới chỉ được nêu ra một cách khái quát, sơ lược, chưa có sự

tìm hiểu cụ thể Cuốn Từ điển văn học của tập thể tác giả Đỗ Đức Hiểu -

Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá cũng nhìn nhận nhật ký là một thể loại văn học: “Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng… Nhật ký là thể tài độc thoại nhưng lời độc thoại của tác giả nhật ký có thể mang tính đối thoại bên trong, do chỗ phải tính đến ý kiến của người khác về

cuộc đời và về bản thân mình” [10, tr.1257] Trong cuốn Từ điển văn học này,

các tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc định nghĩa về thể loại nhật ký một cách khái quát, sau đó đưa ra một số ví dụ cụ thể về thể loại nhật ký, chưa đi sâu vào phân tích, chỉ ra những đặc trưng cụ thể của nó

Tiếp đến giáo trình Lí luận văn học phần Tác phẩm và thể loại văn học

do tác giả Trần Đình Sử chủ biên thì nhật ký chính thức trở thành một tiểu loại của ký văn học: “Nhật ký là thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất” [20, tr.379] Tuy vậy, cuốn giáo trình này cũng mới khái quát sơ lược về một vài đặc điểm của nhật ký, chưa phân tích sâu những đặc điểm cụ thể về nội dung, ngôn từ, cấu trúc của nhật ký như các tiểu loại: phóng sự, ký sự, bút ký, tuỳ bút Về cơ bản đặc trưng chung nhất của nhật ký

mà giáo trình đề cập đến là: ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày

của chính người viết và mang tính chân thực, độ tin cậy cao Trong cuốn Văn

học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả Phan Cự Đệ cũng nhắc đến thể loại nhật ký

với tư cách như một tiểu loại thuộc thể ký Ngoài ra, nhật ký còn được đề cập đến ở một số bài viết, công trình nghiên cứu khác

Nhìn chung qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi thấy các công trình, bài viết nghiên cứu về nhật ký còn sơ sài, mới chỉ thừa nhận nhật ký là một thể loại văn học thuộc loại hình ký, có những đặc trưng cơ bản là ghi chép sự

Trang 9

kiện, cảm xúc, suy nghĩ theo ngày, ghi chép sự việc vừa mới xảy ra hoặc đang xảy ra, những điều ghi chép trong nhật ký có độ chân thực, tin cậy cao Các vấn đề nói về nhật ký mới chỉ ở bước đầu, mang tính khái quát chung Chưa

có một công trình nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu các đặc trưng của nhật

ký một cách kĩ càng, cụ thể và sâu rộng Những nghiên cứu bước đầu mới chỉ

là tri thức cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thể loại nhật ký từ nhiều góc độ khác nhau Hiện nay nhật ký đang là thể loại thu hút được sự quan tâm của bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Cho nên việc nghiên cứu sâu hơn nữa về đặc trưng nhật ký là một việc làm cần thiết

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận hướng tới mục đích tìm ra các đặc trưng độc đáo và những giá trị của thể loại nhật ký đặc biệt là nhật ký trong giai đoạn 1945 - 1975 để từ

đó khẳng định nhật ký đích thực là một thể loại văn học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm ra các quan niệm về nhật ký, quá trình hình thành và phát triển của thể loại nhật ký trong lịch sử văn học Việt Nam

- Nghiên cứu các đặc trưng thể loại nhật ký trong văn học giai đoạn

1945 - 1975

- Phân loại và phân tích các giá trị mà nhật ký đem lại

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong khóa luận, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu tổng quan về nhật ký, tìm hiểu đặc trưng của nhật ký trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 trên các phương diện: hạt nhân cốt lõi, tính chất, người trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, dạng thức tồn tại văn bản của thể loại nhật ký, phân loại nhật ký: nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học, phân tích giá trị của nhật ký trên phương diện: giá trị tư liệu và giá trị nghệ thuật

Trang 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Với số lượng sách viết về nhật ký chưa nhiều, đồng thời do giới hạn về thời gian nên chúng tôi đi khai thác đề tài trong phạm vi một số tác phẩm nhật

ký đã được xuất bản: Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Đặng Thùy Trâm, Mãi

mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm

Phong, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý… Và một số cuốn

nhật ký của các tác giả khác trong kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp so sánh

6 Đóng góp của khóa luận

Nhật ký là một thể loại văn học khá gần gũi và có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người Tuy nhiên cho đến nay nhật ký vẫn chưa được

nhìn nhận sâu rộng và đánh giá toàn diện Với đề tài Nhật ký như một thể loại văn học chúng tôi mong muốn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về đặc

trưng thể loại và các giá trị to lớn mà nhật ký đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của

khóa luận gồm 3 chương Cụ thể là:

Chương 1: Tổng quan về thể loại nhật ký

Chương 2: Đặc trưng của thể loại nhật ký

Chương 3: Phân loại và giá trị của thể loại nhật ký

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ

1.1 Các quan niệm về nhật ký

Nhật có nghĩa là ngày, là hàng ngày Ký có nghĩa là ghi chép Nhật ký có nghĩa là ghi chép lại những sự việc diễn ra hàng ngày Nhìn chung hiện nay nhật ký đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc, nhiều nhà nghiên cứu phê bình Xoay quanh vấn đề về nhật ký, hiện nay có nhiều quan niệm khác

nhau Tuy nhiên, xét một cách tổng quát hiện có hai quan niệm trái chiều nhau

Quan niệm thứ nhất cho rằng: nhật ký đích thực là một thể tài ngoài văn

học Với quan niệm này, nhật ký ở đây chỉ được xem là những ghi chép cá

nhân đơn thuần, được sử dụng để bộc lộ chân tình những tâm sự riêng tư, để

kí thác những suy nghĩ khó giãi bày với người khác chứ không mang những nét đặc trưng làm nên diện mạo riêng của một thể loại văn học

Quan niệm thứ hai đánh giá khá cao về nhật ký với tư cách là một thể loại của văn học Có nhiều giáo trình khẳng định vị trí của nhật ký theo quan

niệm thứ hai này Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán

- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) có thể coi là một trong những cuốn sách đầu tiên trong văn học Việt Nam đã nhắc đến thể loại nhật

ký với tư cách là: “Một thể loại thuộc loại hình ký” [9, tr.237].Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Đình Sử cũng đã đánh giá nhật ký là một tiểu loại của loại hình ký: “Nhật ký là thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều

nhất” [20, tr.379] Tiếp đến cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả Phan

Cự Đệ cũng nhắc đến nhật ký với tư cách như một thể loại văn học: “Nhật ký ghi chép những sự việc và cảm nghĩ về bản thân, về cuộc đời diễn biến theo ngày tháng Nhật ký thiên về tâm tình hơn là sự kiện Một tập nhật ký có ý

Trang 12

nghĩa văn học khi thể hiện được một thế giới tâm hồn, qua sự việc và tâm

trạng cá nhân toát lên những vấn đề xã hội rộng lớn” [5, tr.432] Đây là một

số trích dẫn tiêu biểu cho quan niệm thứ hai này Ngoài ra, quan niệm nhật ký là một thể loại văn học còn được nhắc đến ở nhiều công trình nghiên cứu khác Theo khảo sát của chúng tôi thì nhật ký là một thể loại văn học Khẳng định nhật ký là một thể loại văn học có nghĩa là thừa nhận nhật ký mang trong

nó những quy luật đặc thù của thể loại làm nên diện mạo riêng của nó Bởi thể loại tác phẩm văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm Vậy nhật ký có những đặc trưng nào? Ta có thể thấy bản chất cốt lõi của nhật

ký chính là sự thật, nhật ký mang tính chất biên niên, nó có tính cá nhân riêng

tư đồng thời bên cạnh đó còn có những đặc trưng mang tính nghệ thuật cao như về ngôn ngữ, người trần thuật, giọng điệu… Nhật ký mang nhiều giá trị

mà hơn hết là giá trị về mặt tư liệu và nghệ thuật Vì vậy, cần phải nhìn nhận nhật ký như một thể loại văn học

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của thể loại nhật ký

1.2.1 Nhật ký trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến trước năm 1930

So với nhiều thể loại văn học khác, thể loại nhật ký xuất hiện muộn hơn Tuy xuất hiện muộn nhưng nhật ký đã bước đầu manh nha trong nền văn học

dân tộc giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến trước năm 1930 Thượng kinh ký sự

của Lê Hữu Trác được đánh giá là đỉnh cao của thể ký thời trung đại… Qua tác phẩm ta nhận ra được sự tài tình của tác giả khi kết hợp đồng thời nhiều tiểu loại của ký như du ký, nhật ký, hồi ký… Như vậy, đặc điểm của nhật ký

đã bước đầu xuất hiện trong những tác phẩm ký thời trung đại

Ta cũng thấy một số đặc điểm của nhật ký bước đầu xuất hiện trong thơ của Cao Bá Quát Cao Bá Quát khi làm thơ thường ghi rõ ngày nào có khi cụ

thể canh nào, làm gì, ở đâu… Ví dụ bài thơ Đêm mười bảy dưới trăng viết vội

Trang 13

thư gửi bạn, bài thơ Thanh minh nhật cảm tác, họa Trần Ngộ Hiên… Sự

manh nha này góp phần định hướng tạo tiền đề cho sự xuất hiện và phát triển của nhật ký trong giai đoạn sau

1.2.2 Nhật ký trong giai đoạn 1930 đến trước năm 1945

Trong giai đoạn này thể loại nhật ký cũng đã bắt đầu xuất hiện nhưng chưa nổi bật, nhật ký lúc này vẫn chưa có đất phát triển Cũng đã có nhà văn viết nhật ký nhưng giai đoạn này nhật ký chưa nhận được sự quan tâm của độc giả

1.2.3 Nhật ký trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Đây là giai đoạn nhật ký bắt đầu phát triển và ghi lại dấu ấn của mình trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam Chiến tranh chính là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh nên một đội ngũ các nhà văn chuyên và không chuyên viết nhật ký để từ đó tạo nên thành tựu to lớn của thể loại này Các tác phẩm nhật ký tiêu biểu của các nhà văn chuyên nghiệp trong giai

đoạn này như cuốn nhật ký Ở rừng (1948) của Nam Cao, Một tháng đi theo

pháo binh (1948) của Hoài Thanh, nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng… Bên

cạnh nhật ký của những nhà văn chuyên nghiệp là nhật ký của những người viết không chuyên như những trang nhật ký của Phan Phú - chính trị viên đại đội một đơn vị chủ lực được lưu lại trong cuốn sổ tay của Tô Hoài hay những trang nhật ký của Lê Nguyên - Đại đội trưởng Đại đội 156, Sư đoàn 308…

1.2.4 Nhật ký trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1955 - 1975)

Giai đoạn 1955 - 1975 là giai đoạn nhật ký tiếp tục phát triển và vươn tới đỉnh cao nhất với nhiều cuốn nhật ký để lại giá trị to lớn cả về mặt tư liệu và mặt nghệ thuật Các cuốn nhật ký được sáng tác bởi đội ngũ các nhà văn

chuyên nghiệp giai đoạn này tiêu biểu như Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, nhật ký của Nguyễn

Trang 14

Thi - Nguyễn Ngọc Tấn, nhật ký của Nguyễn Minh Châu… Người viết không chuyên trong giai đoạn này xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn kháng chiến

chống Pháp tiêu biểu như Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Đặng Thùy Trâm,

Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, nhật ký của Hoàng Thượng

Lân, nhật ký của Vũ Xuân, nhật ký Đường về của Phạm Thiết Kế, nhật ký của

Nguyễn Văn Giá…

1.2.5 Nhật ký trong giai đoạn sau 1975 đến nay

Sau năm 1975, đặc biệt là từ những năm gần đây nhật ký ngày càng trở nên phổ biến và gần gũi với con người hơn nữa Con người ngày càng có nhu cầu ghi chép lại những gì xảy ra xung quanh, ghi lại cảm xúc của bản thân và nhật ký chính là nơi để mỗi cá nhân ký gửi những điều riêng tư đó Có một điều đặc biệt hơn so với các giai đoạn trước là bên cạnh những trang nhật ký được lưu lại trong các cuốn sổ tay, ngày nay phần nhiều con người chuyển sang một dạng khác của nhật ký đó là nhật ký điện tử ví dụ như blog cá nhân… Nguyên nhân là do cuộc sống hiện đại với khoa học phát triển, con người tiếp cận và làm việc với máy móc nhiều hơn nên việc sử dụng nhật ký điện tử tiện lợi hơn, khả năng lưu giữ tốt hơn

Có thể khẳng định nhật ký ngày càng đến gần với con người hơn nữa Người ta đọc nhật ký, viết nhật ký… Nhật ký đã phát huy một cách tích cực sức mạnh đặc trưng của thể loại trong việc đáp ứng nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người cũng như tạo ra những nét mới về mặt thể loại cho nền văn học Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÝ

2.1 Sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật ký

Là một tiểu loại của ký, nhật ký mang những nét chung nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức hút riêng của thể loại Nếu như ở thể

ký, “cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm” [21, tr.244], “tính chính xác tối đa

là đặc trưng cơ bản của ký” [21, tr.244] thì nhật ký cũng vậy, tính xác thực của

sự việc ghi chép được coi là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại này

Văn học luôn lấy hiện thực cuộc sống làm đối tượng để phản ánh Tuy nhiên mức độ chân thực trong hiện thực phản ánh ở mỗi thể loại là không giống nhau Truyện lấy sự thật làm nguyên liệu, sự thật được nhào nặn, tái tạo, hư cấu để biểu hiện một nhận thức, một quan niệm nghệ thuật của nhà văn Sự thật trong truyện giống như lời Phê đin đã nói chỉ chiếm 2% trong khi

đó hư cấu chiếm tới 98% Ví dụ trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật Bá

Kiến vốn được xây dựng dựa trên nguyên mẫu có thật ngoài đời là Bá Bính,

cả hai đều cùng nham hiểm, độc ác, chỉ khác là Bá Bính không bị Chí Phèo đâm chết, mà y mất tích sau kháng chiến chống Pháp Hay nếu như ở tiểu thuyết, tuy hiện thực đời sống được lấy làm cơ sở nhưng nhà văn vẫn có quyền tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trước tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương

thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo Bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của

La Quán Trung là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc Nói về vấn đề thực hư trong bộ tiểu thuyết này, các sĩ phu thời

phong kiến đánh giá trong Tam quốc diễn nghĩa có bảy phần thực ba phần hư

Trang 16

Điều đó cho thấy trong tiểu thuyết hư cấu là một yếu tố không thể thiếu

Khác biệt hoàn toàn so với truyện hay tiểu thuyết, ở nhật ký hạt nhân cốt lõi chính là sự thật Nếu như trong truyện hay tiểu thuyết đều có sự tham gia của yếu tố hư cấu với một tỉ lệ khá lớn thì ở nhật ký, hư cấu là điều tối kỵ nhất Người viết nhật ký không được tự ý thêm vào các tình tiết, sự kiện, câu chuyện không có thật trong cuộc sống Nhật ký luôn đòi hỏi sự thành thực của người viết và tính xác thực đối với những thông tin được ghi chép lại Nếu như truyện, tiểu thuyết hay thơ trữ tình được viết ra nhằm thông tin thẩm mỹ thì nhật ký được viết ra nhằm thông tin sự thật Nhật ký luôn lấy sự thật làm mục đích và nội dung thông tin cơ bản Nói đến tính xác thực của nhật ký, Giáo sư Trần Đình Sử đã đánh giá: “Nhật ký là thể loại ghi chép những sự việc, suy nghĩ cảm xúc hàng ngày của chính người viết (…) Giá trị quan trọng nhất của nhật ký là tính chân thực do ghi chép sự việc đang diễn ra”

[21, tr.261] Như vậy tính xác thực chính là yếu tố làm nên giá trị của nhật

ký Mất đi sự xác thực cũng có nghĩa là nhật ký đã hoàn toàn mất đi giá trị thể loại của mình

Khẳng định bản chất của nhật ký là coi trọng sự thật, vậy cần phải hiểu

sự thật ở đây là gì? Nhật ký là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính bản thân người viết Bởi vậy đối với các sự kiện được ghi chép lại, sự thật ở đây chính là sự thật lịch sử nằm trong thế giới khách quan Tất cả các thông tin được ghi chép lại phải xác thực về ngày tháng đối với sự kiện, số liệu đối với hiện tượng, địa chỉ đối với nhân vật Người viết phải phản ánh nguyên vẹn như những gì diễn ra trong thế giới khách quan Đối với cảm xúc, suy nghĩ thì sự thật ở đây được hiểu chính là sự thành thực trong việc bộc lộc tâm trạng, tình cảm của bản thân Sự thật trở thành nguyên tắc tối cao trong nhật ký Phá vỡ nguyên tắc này, nhật ký sẽ mất đi giá trị và chuyển sang một thể loại khác

Sở dĩ sự thật được coi là vấn đề cốt lõi của nhật ký là bởi vì một cuốn

Trang 17

nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết đối với chính những suy ngẫm, trải nghiệm và tâm sự của họ Nhật ký cá nhân được viết ra cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc công chúng tiếp nhận nên người viết luôn thành thực với đúng những ghi chép của riêng cá nhân mình Đối với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như xã hội Nhưng dù nhật ký viết ra có được công bố hay không được công bố thì tính chân thực của nhật ký vẫn không hề mất đi bởi

nó chính là thước đo khẳng định giá trị của nhật ký

Tính chân thực trong nhật ký được biểu hiện rất rõ nét qua mỗi trang

nhật ký của người viết Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý được

ghi chép trong chưa đầy một năm chị hành quân vượt Trường Sơn Không cần bất cứ một câu khẩu hiệu hay cách nói gân guốc nhưng qua những trang nhật

ký của Dương Thị Xuân Quý, người đọc như thấy được hiện thực cuộc sống nơi chiến trường Cuốn nhật ký của Hoàng Thượng Lân chính “là những ghi chép chân thật và sinh động bởi nhiều chi tiết trung thực đến 100% với tất cả

những gì anh nhìn, nghe và cảm nhận” [8] Đọc Nhật ký chiến tranh của Chu

Cẩm Phong ta nhận thấy tất cả những sự kiện, sự việc, những con người, những hình ảnh đặc trưng của từng mảnh đất đã trải qua quãng đời công tác

đều được anh ghi chép trong cuốn nhật ký này Trong lời giới thiệu Nhật ký

chiến tranh, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết: “Tất cả những gì ta đọc được ở

đây đều là sự thật, cái sự thật thô tháp tươi ròng và sống động Những con người thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật, những tâm trạng thật” [15, tr.18] Toàn bộ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân được Nguyễn Văn

Thạc ghi lại một cách chân thật trong cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi

Qua cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, người đọc thấy được bao sự thật về

lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Hay Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã

Trang 18

giúp những ai chưa bao giờ biết đến chiến tranh, chưa bao giờ sống trong khói lửa chiến tranh nhận ra nhiều sự thật mà trong cuộc sống thời bình không thể nào có được Trong nhật ký, chị cũng bộc lộ rất chân thật suy nghĩ, cảm xúc của mình Đặng Thùy Trâm khao khát được đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng những sự thực về những “con sâu, con mọt” [26, tr.37] tìm đủ mọi cách để gây trở ngại cho tập thể, đang gặm nhấm dần đi danh dự của Đảng đã khiến cho Thùy Trâm giảm bớt đi niềm vui khi chị bắt đầu đứng trong hàng ngũ tiên phong ấy Đây là những dòng nhật ký ghi lại những sự thật đó:

“Viết đơn vào Đảng, niềm vui thì ít mà bực dọc thì nhiều Tại sao con đường đi của một đứa tiểu tư sản bao giờ cũng nhiều chông gai đến vậy? Đành rằng vì tính chất giai cấp, nhưng mình vẫn thấy rõ một điều ngoài cái lẽ

dĩ nhiên ấy Có một cái gì đó bắt bẻ, gọi là bắt bí của một vài cá nhân có trách nhiệm (…) Mình như một đứa con không gia đình lâu ngày tìm về mẹ nhưng người mẹ ghẻ còn bận nâng niu những đứa con riêng nên thờ ơ lạnh nhạt với đứa con chồng Đảng! Người mẹ hiền vĩ đại, nhưng trong muôn người mẹ ấy

có một người mẹ (và chắc không phải một người đâu) y hệt một bà mẹ ghẻ trong câu chuyện cổ tích!” (Nhật ký ngày 20/8/1968) [26, tr.65]

Liệu có ai trong hoàn cảnh đó lại dám mạnh dạn bộc bạch những tâm tư, suy nghĩ thành thật như Thùy Trâm không? Chỉ có nhật ký mới là người bạn trung thành, đáng tin cậy nhất của chị lúc ấy

Từ một số ví dụ trên, ta thấy rõ hơn bản chất của nhật ký chính là sự thật Tính chất có thật, xác thực của sự việc được ghi lại trong nhật ký đã tạo ra sức hấp dẫn riêng của thể loại, đồng thời có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo ra giá trị nhận thức, tạo ra sức thuyết phục, sức lay động, niềm tin đối với người đọc Đồng thời, với bản chất cốt lõi là sự thật, nhật ký đã tạo ra được nhiều giá trị riêng trong đó có giá trị không nhỏ về mặt tư liệu Nhiều cuốn nhật ký viết trong thời chiến được đánh giá là những thước phim quay chậm về khói

Trang 19

lửa nơi chiến trường, trở thành nguồn tư liệu vô giá giúp thế hệ sau hình dung

về chiến tranh và hiện thực nơi chiến trường khốc liệt Tính xác thực là một đặc trưng nổi bật của thể loại nhật ký Đọc bất kỳ cuốn nhật ký nào ta cũng sẽ nhận ra được sự thật được ghi lại trong đó Đây là một trong những đặc điểm giúp ta dễ dàng phân biệt nhật ký với các thể loại khác

2.2 Nhật ký là thể loại mang tính chất cá nhân riêng tư

Tính chất cá nhân riêng tư là đặc trưng thứ hai làm nên nét riêng của thể

loại nhật ký Giáo sư Trần Đình Sử - chủ biên của cuốn giáo trình Lí luận văn

học phần Tác phẩm và thể loại văn học đã khẳng định: “Nhật ký là thể loại

mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất Nếu mục đích của bài viết là để giao lưu với người khác, thì nhật ký trái lại chỉ để giao lưu với chính mình, mình viết để cho mình, nói với mình Riêng tư chính là lí do tồn tại của nhật

ký Tính riêng tư cũng là điều hấp dẫn của nhật ký, vì nó liên quan đến bí mật của người khác, nhất là của những nhân vật được xã hội quan tâm” [20, tr.379] Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc

cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra Vì thế có thể nói nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, tính chân thật và rất đời thường “Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật” [24, tr.11] Chính bởi tính cá nhân riêng tư này mà nhật ký cá nhân thường là những lời tâm sự, những suy ngẫm “sống để bụng, chết mang theo” của cá nhân người viết mà người khác dường như cũng nhận thức rõ ý thức trách nhiệm không được xâm phạm đến Tính riêng tư này trở nên không còn khi các cuốn nhật ký vì những lí do đặc biệt khác nhau được công bố rộng rãi Khi viết nhật ký, Nguyễn Văn Thạc tâm sự ngay trong chính những trang nhật ký của anh: “Mình đã đọc nhật ký của nhiều người Mình cảm thấy rằng nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình đọc

Trang 20

thì cuốn nhật ký đó sẽ là chân thực nhất, sẽ bộn bề và sầm uất nhất Người ta

sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký - Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” (Nhật ký ngày 18/4/1972) [23, tr.226-227] Qua những lời tâm sự này của Nguyễn Văn Thạc, chúng ta thấy rằng, Nguyễn Văn Thạc viết nhật ký không nhằm mục đích công bố, không nhằm mục đích cho người khác đọc Anh chỉ muốn viết cho riêng mình và anh luôn coi nhật ký như là một kỉ vật thiêng liêng, một

ngắn Chí Phèo không phải cho bản thân ông, tác phẩm được viết ra mục đích

lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ, nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay trong khi họ bị

Trang 21

vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính Bởi vậy ngay sau khi hoàn thành, truyện

ngắn Chí Phèo đã được Nam Cao công bố tới đông đảo bạn đọc Hay trong

Truyện Kiều kết thúc tác phẩm Nguyễn Du có viết:

“Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh” [3, tr.222]

Ý thơ đã lộ rõ mục đích viết Truyện Kiều của Nguyễn Du là giúp mọi

người mua vui, giải trí tinh thần Nguyễn Du không ngần ngại bộc lộ cho bạn

đọc biết mục đích sáng tác Truyện Kiều của mình

Như vậy, khi sáng tác thơ, truyện, kịch… người viết luôn công bố tác phẩm rộng rãi sau khi hoàn thành, thậm chí còn công khai cho bạn đọc biết mục đích viết tác phẩm trong khi đó ở nhật ký tác giả viết cho riêng bản thân mình với những điều bí mật nhất của bản thân nên hoàn toàn không có ý định công bố rộng rãi trước công chúng, tất cả đều được giữ kín Nếu như không vì một lí do nào đó mà một số cuốn nhật ký được công bố thì bạn đọc sẽ không bao giờ biết đến sự có mặt của nó ở trên đời Đây chính là đặc trưng khu biệt của thể loại nhật ký so với các thể loại khác

Tính chất cá nhân của thể loại nhật ký được thể hiện ở phong cách mỗi người khi viết nhật ký Mỗi cuốn nhật ký thể hiện phong cách riêng mang dấu

ấn cá nhân của người viết Sự phong phú của mỗi cuốn nhật ký cũng phụ thuộc vào đời sống nội tâm và cảm xúc cá nhân người viết tạo nên Tính riêng

tư của nhật ký được thể hiện ở việc mỗi ghi chép trong nhật ký là những lời tâm sự riêng của cá nhân người viết với chính bản thân mình, bởi vậy chỉ có người viết mới biết được nội dung trong cuốn nhật ký viết gì nếu nó không được công bố Qua những cuốn nhật ký, ta sẽ khám phá và hiểu được đời sống nội tâm của người viết như thế nào Tính cá nhân riêng tư trong nhật ký còn được thể hiện ở những ký hiệu riêng Trong nhiều cuốn nhật ký tác giả sử dụng những ký hiệu riêng và nó chỉ có thể được cắt nghĩa bằng tâm thức của

Trang 22

người cầm bút, nếu không có sự chú giải của tác giả thì không ai có thể hiểu được Ví dụ trong nhật ký khoa học, tên các nguyên tố, các đối tượng khoa học người ghi có thể viết tắt theo ký hiệu riêng nhằm đảm bảo sự ngắn gọn rõ ràng và với những ký hiệu riêng này chỉ có người ghi chép hoặc trong ngành

có hiểu biết mới hiểu được Những cuốn nhật ký cá nhân thông thường hay nhật ký văn học cũng tồn tại cách viết ký hiệu riêng Trong nhật ký chiến tranh để đảm bảo cho bí mật riêng của đồng đội, người thân và giữ kín chuyện riêng tư, phòng khi chiến sự ác liệt cuốn nhật ký có thể rơi vào tay giặc hoặc nhiều người khác, các ký hiệu riêng là công cụ hữu hiệu hơn cả

Nói chung nhật ký mang tính chất cá nhân riêng tư Điều này làm nên nét riêng đồng thời tạo nên sức hấp dẫn của thể loại nhật ký

2.3 Tính chất biên niên của thể loại nhật ký

Hình thức kết cấu của nhật ký theo thời gian tuyến tính, theo trình tự về ngày tháng năm và bao giờ khoảng thời gian ghi chép giữa các ngày tháng cũng được ghi rất rõ: ngày… tháng… năm… (bằng số) Người viết nhật ký bao giờ cũng tôn trọng trật tự biên niên của sự việc ghi chép Sự việc hay hiện tượng được ghi lại trong nhật ký được sắp xếp theo đúng trình tự về thời gian

mà người viết lần lượt được chứng kiến hay tham gia Theo Giáo sư Trần Đình Sử: “Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng, có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng” [20, tr.379] tùy theo cảm hứng và thời gian công việc của người viết Điều đó có nghĩa là thứ tự ngày tháng có thể theo đúng thứ tự liên tục như 1, 2, 3, 4… nhưng cũng có thể ngắt quãng nhưng vẫn phải theo trình tự trước sau như 1, 2, 5, 6, 7… Ta có thể thấy rõ điều này

trong nhiều cuốn nhật ký Ví dụ trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm: “14.4 [68]”

[26, tr.23], “15.4 [68]” [26, tr.24], “17.4 [68]” [26, tr.26]… Trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc đôi khi ta cũng bắt gặp sự ngắt quãng này ví dụ như

“23.11.1971” [23, tr.64], “26.11.1971” [23, tr.68], “29.11.1971” [23, tr.76],

“30.11.1971” [23, tr.86]… Sự ngắt quãng này xuất hiện nhiều trong các cuốn

Trang 23

nhật ký thời chiến Đây là điều khác biệt ở hoàn cảnh ra đời của những cuốn nhật ký chiến tranh so với những cuốn nhật ký thông thường khác Ở những cuốn nhật ký chiến tranh là những dòng ghi chép vội vàng, ngắt quãng trong lúc giải lao sau cuộc hành quân vất vả, bàn viết là trên những chiếc ba lô trong điều kiện thiếu thốn nhiều khi giấy mực cũng có khi trở thành thứ “xa xỉ” Đặng Thùy Trâm phải dừng cảm xúc viết nhật ký lại vì phải cứu chữa thương binh Có khi căn bệnh sốt rét và cái đói hành hạ nơi chiến trường cũng khiến Chu Cẩm Phong đành phải bỏ dở những ý tưởng hay, làm lỡ kế hoạch sáng tác văn nghệ phục vụ kháng chiến Còn với nhật ký thông thường tác giả

có thời gian ghi chép liên tục theo ngày tháng theo tâm trạng hay những lúc hứng thú…

Trong nhiều cuốn nhật ký, ngoài ngày… tháng… năm… người viết còn ghi chi tiết cả nơi viết, giờ viết nhật ký Dương Thị Xuân Quý là một nữ nhà

văn trong kháng chiến chống Mỹ Trong cuốn Nhật ký chiến trường, Dương

Thị Xuân Quý ghi chép rất tỉ mỉ, cẩn thận và rõ ràng: “14-4-1968, Như Xuân, Thanh Hóa, 3g chiều” [18], “19-4-1968, xã Hương Xuân, Hương Khê, Hà Tĩnh, 9g45 sáng” [18]… Việc ghi chép tỉ mỉ như vậy chứng tỏ người ghi nhật

ký rất coi trọng công việc ghi chép đồng thời tạo cho nhật ký tính trung thực cao, đảm bảo tính chính xác những điều đã xảy ra

Nếu như ở hồi ký là sự ghi chép quãng thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi cố, hồi tưởng lại thì nhật ký ghi chép bằng thời gian hiện tại, có thể ngắt quãng, nhưng chắc chắn thời gian phải là thời gian của hiện tại

Tính chất biên niên này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính chân thực của nhật ký Người viết nhật ký đã biết vận dụng yếu tố này của nhật ký để ghi chép, phản ánh kịp thời những vấn đề thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách của xã hội Nhờ tính chất biên niên mà nhật ký được coi là một trong những thể loại văn học bám sát hiện thực đời sống một cách nhanh nhạy, kịp thời và chính xác nhất

Trang 24

2.4 Người trần thuật trong nhật ký

2.4.1 Người trần thuật theo ngôi thứ nhất

Trong loại tự sự, người trần thuật (hay người kể chuyện) là một khái niệm trung tâm của lý thuyết tự sự học Người trần thuật trong tác phẩm là một người hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự thể hiện thông qua hành vi và ngôn ngữ của anh ta tạo thành Nhìn chung, người trần thuật thực hiện nhiệm

vụ trần thuật, truyền đạt, chỉ dẫn, bình luận… những vấn đề được mô tả hoặc được kể trong tác phẩm Thông thường, người ta chia người trần thuật trong tác phẩm tự sự thành hai dạng chủ yếu: người trần thuật lộ diện (ngôi thứ nhất) và người trần thuật ẩn tàng (ngôi thứ ba)

Ở truyện hay tiểu thuyết, người trần thuật rất đa dạng, tồn tại ở cả hai dạng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong khi đó ở nhật ký người trần thuật chỉ xuất hiện duy nhất một dạng là người trần thuật lộ diện (ngôi thứ nhất) Trong truyện hay tiểu thuyết, người trần thuật có thể là tác giả, cũng có thể là nhân vật trong tác phẩm còn trong nhật ký, người trần thuật phần lớn là tác giả Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế ta luôn thấy người trần thuật luôn giữ ngôi thứ nhất Người trần thuật lộ diện, tôi tự kể chuyện

của mình, kể những gì liên quan đến mình Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

“nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất” [9, tr.237] Đây là kiểu người trần thuật tường minh hay nói cách khác là người trần thuật xuất hiện, lộ diện trực tiếp Người trần thuật xưng hô theo ngôi thứ nhất kể lại những gì họ chứng kiến, nếm trải Nếu trong các thể loại như phóng sự, tùy bút, bút ký… trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký người viết luôn là trung tâm bởi những gì ghi trong nhật ký đều là những điều xảy ra trong cuộc sống của chính người viết, là cảm xúc suy nghĩ của bản thân được người viết ghi chép lại

So với các thể loại khác, “vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn

Trang 25

học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm” [24, tr.12] Người trần thuật trong ký nói chung và đặc biệt trong nhật ký nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng và đa dạng: “vừa là nhân vật - nhân chứng cho các sự kiện đời sống và là nhân tố tổ chức, xâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vừa là tác giả bàn bạc, đánh giá về đối tượng phản ánh và bộc lộ lập trường, quan điểm, cảm xúc của bản thân” [13, tr.51] Như vậy người trần thuật trong nhật ký không chỉ vừa là nhân chứng cho các sự kiện đời sống, vừa là tác giả mà còn là nhân

tố tổ chức, xâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vào một điểm nhìn thống nhất để kết cấu nên tác phẩm Tất cả những sự kiện, số liệu về hiện thực tưởng chừng như rời rạc bỗng được xâu chuỗi, liên kết với nhau, giới hạn trong tầm nhìn của

một cái tôi duy nhất

Trần thuật theo ngôi thứ nhất người viết còn có thể bộc lộ trực tiếp những lập trường quan điểm tư tưởng, cảm xúc riêng của bản thân Đây là tiêu chí phân biệt ký nói chung, nhật ký nói riêng với truyện Trong truyện lập trường, thái độ của tác giả không được bộc lộ một cách công khai, trực tiếp

mà thường bộc lộ thái độ hay lập trường của mình gián tiếp qua các đoạn trữ

tình ngoại đề, ví dụ truyện ngắn Chống nạng lên đường của Vũ Trọng Phụng:

“Thương thay! Mái tóc hoa râm đã điểm ngót 60 tuổi trên đầu mà bà cụ

ấy vẫn chưa biết mình thân già tuổi yếu, ton ton chạy được vài mươi bước thì chỗ mặt đê trơn như đổ mỡ đã làm bà cụ té nhào xuống đấy lấm hết từ đầu đến chân, nằm trong một vũng nước đầy vừa run vừa khóc Bà cụ ấy ngã đau, đau lắm nhưng cũng cố gượng chống tay nghển cổ mà nhìn, nhìn đến đứa con thân yêu kia, nhìn đến thằng Hai lúc ấy chỉ còn như một cái chấm trông thẳng

về Cầu Sắt Hà Nội mà đi, dần dần biến mình vào đám sương mù…” [16]

Có thể coi đây chính là lời bày tỏ tình thương không thể bật ra trực tiếp của Vũ Trọng Phụng Tác giả không thể bày tỏ trực tiếp thái độ của mình mà chỉ có thể bộc lộ qua đoạn trữ tình ngoại đề Nếu như truyện tác giả thường

Trang 26

bộc lộ lập trường thái độ qua đoạn trữ tình ngoại đề, tuy nhiên sự bộc lộ này cũng rất hạn chế và không phải bao giờ cũng đáng tin cậy thì ở nhật ký tác giả

có thể trực tiếp phát biểu lập trường, thái độ của mình một cách tự do, công khai Với ngôi kể thứ nhất, người trần thuật có thể thẳng thắn bày tỏ thái độ,

quan điểm Ví dụ như trong Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã

thẳng thắn bộc lộ cái nhìn về nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm mà không hề che giấu hay nói tránh: “Không thể nào tin được Hoàng Nhuận Cầm lại có thể viết tốt hơn thế được Nếu như Cầm nó không thay đổi cuộc sống của nó - Thời gian lơ lửng trên hè phố của nó quá nhiều, nó “trầm tư trên mái phố” quá nhiều đã tàn phá của nó khá nhiều thiên tư văn học” [23, tr.148]

Tác giả trong nhật ký “không ngại ngần xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo

ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật

mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến” [24, tr.12] Tuy nhiên, có những khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng

Ví dụ trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm: “Nghĩa lên thăm (…) Trao quà và tiền

bạc lại cho mình, chị Ba xuýt xoa: “Em nuôi mà như vậy, quý đó chứ!” Câu nói ấy có lẽ là vô tư nhưng mình không thoải mái lắm (…) Bọn mình thương nhau bằng một tình thương kỳ diệu, tình thương làm người ta quên bản thân

mà nghĩ đến người thân Với tình thương ấy, người ta có thể hi sinh cả tính mạng để bảo vệ cho người thân của mình Cho nên có ý nghĩa gì đâu một vài ngàn bạc hay năm bảy trăm gì đó, có nghĩa gì đâu với những món quà vật chất Nhưng tình nghĩa trong từng món quà ấy phải thấy cho hết, không đánh giá bằng giá trị tiền bạc mà phải đánh giá bằng giá trị tình cảm Các em có khi thiếu vài chục bạc mua thuốc hút, nhưng khi có thì vẫn chia sẻ cho mình tất

cả Có khi các em giấu nỗi thiếu thốn để lo cho mình đầy đủ Kết luận lại,

Trang 27

mình cần phải cố gắng để xứng với tình thương của các em” (Nhật ký ngày 16/1/1968) [26, tr.109] Dòng nhật ký đã bộc lộ suy nghĩ nội tâm của Thùy Trâm nhưng qua đây ta cũng thấy được sự đối thoại ngầm với người khác Đó

là giá trị tình cảm của con người không thể đo bằng vật chất món quà bởi đó

là cả tấm lòng của người tặng Trong hoàn cảnh thời chiến với bao vất vả thiếu thốn thì sự quan tâm sẻ chia, giấu đi sự thiếu thốn của bản thân để lo cho người khác đủ đầy là giá trị quan trọng nhất, là điều đáng quý nhất từ người trao tặng Đây chính là sự đối thoại ngầm của người viết mà ta có thể nhận ra khi đọc nhật ký Cũng chính bởi điều này mà hình tượng tác giả trong nhật ký văn học được đánh giá là “hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng - thẩm mĩ lớn lao” [20, tr.379]

2.4.2 Lập trường, thái độ của người viết

Lập trường, thái độ của người viết ít nhiều luôn có trong tất cả các thể loại văn học và ở thể loại nhật ký cũng vậy Trong nhật ký, lập trường thái độ của người viết có một sắc diện nổi bật rất đậm nét So với truyện hay thơ, ở

ký mà cụ thể hơn là ở nhật ký người viết có thể bộc lộ lập trường thái độ một cách thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng chứ không cần ý nhị, khéo léo như trong truyện hoặc thơ Vì vậy, có thể nói lập trường, thái độ người viết là một biểu hiện có nét riêng trong đặc trưng của ký nói chung và nhật ký nói riêng

Lập trường, thái độ của người viết luôn có mối quan hệ mật thiết đến vấn

đề sự thật trong nhật ký và được biểu hiện trực tiếp qua người trần thuật Khác với nhiều thể loại khác, trong nhật ký luôn đòi hỏi sự có mặt trực tiếp của người viết với tính chất là nhân chứng của hiện thực để quan sát, nhận xét, chứng kiến Điều này góp phần đảm bảo tính chính xác, chân thực trong nhật ký đồng thời tạo niềm tin nơi người đọc

Người viết có thể bộc lộ thẳng thắn lập trường, quan điểm của mình như

là lập trường phê phán, lập trường công dân hay lập trường cộng đồng… Qua

Trang 28

khảo sát một số cuốn nhật ký viết trong thời chiến, chúng tôi thấy nổi bật lên

có hai lập trường chính là lập trường phê phán và lập trường cộng đồng

Với lập trường phê phán, người viết nhật ký đã thẳng thắn tố cáo, lên án tội ác của kẻ thù, châm biếm, mỉa mai những mặt trái của con người trong chiến tranh Với thái độ lên án, phê phán Chu Cẩm Phong đã cho thấy sự tàn

ác, bỉ ổi của kẻ thù khi tra tấn một người phụ nữ và thể hiện rõ sự coi thường

kẻ thù qua việc sử dụng từ “chúng”: “Bọn giặc bắt chị tra tấn dã man, chị chỉ

có chịu đau, không hề cung khai Chị bị mất một cánh tay nên khi bị đánh, ngã rất nhiều lần do không giữ thăng bằng được Ngã nhiều lần quá, thằng giặc đâm chán, có lẽ vì mất cái đà của nắm đấm, đường roi, chúng bắt đầu trói chị khi chúng đánh Hai cánh tay lệch, cũng khó mà trói chặt, chúng lại riết dây chung quanh mình chị, cố thít chặt mãi” (Nhật ký ngày 10/4/1968) [15, tr.104] Với một sự căm thù đế quốc Mỹ, Nguyễn Văn Thạc đã bộc lộ quan

điểm về bộ mặt của kẻ thù như sau: “Thằng Mỹ, nó là cái gì mà mơ hồ như

thế? (…) Mặt mũi thằng Mỹ thế nào Hẳn đó cũng là khuôn mặt người bị bóp méo xộc xệch Hẳn đó là bộ mặt nhăn nhúm trước ánh mặt trời” (Nhật ký ngày 15/11/1971) [23, tr.54] Tội ác của kẻ thù khiến cho Thùy Trâm căm thù đến mức phải thốt lên trong trang nhật ký của mình: “Ôi! Căm thù đến bầm gan tím ruột Tại sao cũng là con người mà lại có những con người độc ác tàn

tệ muốn lấy máu đồng bào để làm nước tưới cho gốc cây vàng của nó như vậy” (Nhật ký ngày 5/5/1970) [26, tr.243-244]

Trong cuộc hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, cái đói cái rét và

cả cái chết luôn rình rập khiến cho nhiều người phải băn khoăn do dự thậm chí hoang mang Nếu không biết tự vượt qua bản thân mình, họ sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, nhỏ nhen thậm chí tàn nhẫn Trong nhật ký của mình, Dương Thị Xuân Quý đã tỏ rõ thái độ khinh thường, lên án những kẻ hèn nhát, ham sống sợ chết: “Lên Ban chỉ huy trạm, gặp 3 lính đảo ngũ (…) Cuộc sống

Trang 29

đúng là một sự sàng lọc ghê gớm Chặng nào cũng thấy lính đảo ngũ Họ sợ chết, sợ gian khổ nhưng họ không nghĩ rằng khi rời bỏ hàng ngũ tức là họ đã

đi vào chỗ chết” (Nhật ký ngày 30/4/1968) [18] Trong nhật ký của mình,

Thùy Trâm cũng thẳng thắn bộc lộ những băn khoăn day dứt về tình đồng đội: “Dù anh có chân thực bao nhiêu đi chăng nữa rồi vẫn có lúc anh đau xót thấy rằng vẫn có những kẻ dùng mánh lới khôn khéo lừa đảo để giành cướp với anh từng chút uy tín, quyền lợi, có khi chỉ là những chuyện vô cùng nhỏ nhặt như miếng ăn, đồ vật” (Nhật ký ngày 2/6/1968) [26, tr.41] Thùy Trâm lo lắng sợ hãi khi: “kẻ thù phi nghĩa không sợ, mà sợ những nọc độc của kẻ thù còn rớt lại trong đồng chí của mình” (Nhật ký ngày 15/6/1968) [26, tr.44] Như vậy với lập trường phê phán, người viết đã trực tiếp bộc lộ quan điểm, thái độ của mình trước những mặt trái của vấn đề

Bên cạnh lập trường phê phán là lập trường cộng đồng của người viết Với lập trường cộng đồng, người viết thể hiện sự ca ngợi biểu dương những tấm gương người tốt việc tốt trong thời chiến Nguyễn Văn Thạc ngợi ca những o du kích dịu dàng nhưng rất dũng cảm khi cõng thương binh, nhanh nhẹn gan dạ khi tải đạn, phá bom mở đường Thùy Trâm trong những dòng nhật ký của mình thể hiện sự cảm phục, kính trọng người dân trên mảnh đất Đức Phổ bởi: “mỗi người dân đều là một dũng sĩ diệt Mỹ, mảnh đất thấm máu

kẻ thù, mỗi gia đình đều mang nặng khăn tang mà vẫn kiên cường chiến đấu với niềm lạc quan kì lạ” (Nhật ký ngày 3/7/68) [26, tr.48] Với lập trường cộng đồng, Thùy Trâm đã ngợi ca rất nhiều tấm gương sáng, biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc dân tộc Đó là Thuận đứa em nuôi phải chịu cảnh một lúc chịu hai vành khăn trắng, dù hằng đêm vẫn khóc tức tưởi như đứa trẻ song ban ngày vẫn tươi cười, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đó là chàng thanh niên trẻ Luân có “thâm niên” hơn mười năm làm cách mạng và đến năm 21 tuổi đã bắn hạ biết bao tên giặc Mỹ Đó là chàng trung đội trưởng tên

Trang 30

Bốn, 21 tuổi mà bảy lần bị thương, phải nằm trạm xá mổ vết thương, dù đau đớn nhiều nhưng anh không hề rên la mà chỉ lo có một điều: có còn chiến đấu được nữa không? Dưới thái độ ngợi ca, còn rất nhiều tấm gương sáng nữa hiện lên qua trang nhật ký của Thùy Trâm Điều này khiến cho lòng người càng thêm cảm phục, ngưỡng mộ và tin yêu những con người sẽ mang đến kỳ

tích cho cách mạng Việt Nam Hay trong những trang Nhật ký chiến tranh của

Chu Cẩm Phong, anh đã ngợi ca biết bao con người anh dũng, những tấm gương sáng mà anh thầm cảm phục và ngưỡng mộ Đó là Phong - con người luôn nghĩ về dân về nước ngay cả trước khi chết, anh Miên dù đã bị thương trong một trận đánh nhưng vẫn anh dũng chiến đấu với kẻ thù Đó là Hồng - người con gái đầu tiên cưỡi lên trái bom 500 kilôgam để mở bom Cái chết có thể đến với mình bất cứ lúc nào nhưng cô không hề run sợ Với lập trường cộng đồng, người viết nhật ký đã ngợi ca những con người anh dũng, gan dạ, kiên cường Đó là những con người nhỏ bé, giản dị nhưng đã làm nên biết bao

kỳ tích cho cách mạng Việt Nam

Như vậy việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã giúp cho người trần thuật dù đứng trên lập trường nào cũng luôn thẳng thắn bày tỏ trực tiếp quan điểm, thái

độ của bản thân Đây chính là một trong những nét khác biệt của nhật ký so với các thể loại khác mà ta có thể nhận ra ngay khi đọc tác phẩm

2.5 Ngôn ngữ nhật ký

2.5.1 Ngắn gọn, tự nhiên, đời thường

Giáo sư Trần Đình Sử đã đánh giá: “Đặc điểm lời văn của nhật ký là ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những

sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩa thành thực” [20, tr.379] Lời của tác giả trong nhật ký là lời tâm sự, độc thoại hay đối thoại với chính bản thân mình, là lời tâm sự nhớ nhung gia đình, bạn bè, những cảm nhận về tình bạn, tình yêu… Tất cả xoay quanh cuộc sống bình thường, những tình cảm

Trang 31

vốn có của con người

Trong bất kỳ thể loại văn học nào, ngôn ngữ luôn được coi là yếu tố hàng đầu Ngôn ngữ là công cụ người nghệ sĩ có thể truyền tải điều muốn nói tới bạn đọc, là phương tiện để giãi bày tâm trạng, cảm xúc Tuy nhiên tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn học có những đặc điểm riêng Nếu như ngôn ngữ truyện, tiểu thuyết hay thơ thường được trau chuốt, gọt giũa thì ở nhật ký ngôn ngữ lại ngắn gọn, tự nhiên, đời thường Ngôn ngữ trong truyện, tiểu thuyết hay thơ thường là ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả khi sáng tác phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ tốt nhất để thể hiện nội dung muốn truyền tải Đó là sự gọt giũa, trau chuốt về mặt ngôn từ

để khi đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm Đặc biệt ngôn ngữ thơ còn đòi hỏi tính hàm súc cao, mang tính biểu tượng bởi từ rất hạn định, cho nên nhiều khi để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ Nói như Maiacôpxki, “quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng radium:

Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực

Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ” [22]

Ngôn ngữ nhật ký không phức tạp như vậy Nó ngắn gọn, tự nhiên và chân thật đời thường Người viết nhật ký không bị sức ép về mặt ngôn từ như thơ, không lo trau chuốt lời văn, tìm những từ “đắt” để diễn đạt sao cho ý tứ thật sâu sắc mà chỉ bằng những lời văn hết sức bình dị, mộc mạc đời thường

Sở dĩ như vậy là bởi trong truyện, tiểu thuyết hay thơ ca ngôn ngữ trở thành đối tượng miêu tả của nhà văn trong khi đó ở nhật ký người viết nghĩ gì viết nấy, điều gì nghĩ đến trước thì viết trước, nghĩ đến sau thì viết sau, ngôn ngữ trong nhật ký không phải là đối tượng để miêu tả của tác giả, nhật ký được viết không nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật nên thường không có sự sắp xếp theo một trật tự nghệ thuật nhất định, từ ngữ không trau chuốt, ngôn từ không gọt giũa Đây chính là sự khác biệt trong ngôn ngữ của nhật ký so với các thể

Trang 32

loại khác

Sự ngắn gọn, tự nhiên, đời thường trong ngôn ngữ nhật ký được biểu hiện ở từ ngữ rất mộc mạc, giản dị không hoa mĩ, gọt giũa Lời văn nhiều khi đậm chất sinh hoạt đời thường, mang cả lời ăn tiếng nói hàng ngày vào trong nhật ký Nếu như trong truyện, thơ… tác giả thường sử dụng nhiều các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ, tượng trưng, nói quá, nói giảm trong cách diễn đạt, ví như Chế Lan Viên viết về nỗi nhớ trong tình yêu:

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” [2, tr.144-145]

Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng sự gọt giũa trong ngôn từ khiến cho người đọc nhiều khi phải có vốn hiểu biết sâu rộng mới giải mã được thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải Trong khi đó ở thể loại nhật ký, ngôn từ rất đơn nghĩa, sáng rõ, ta ít khi thấy người viết sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như trong các thể loại khác, khi đọc có thể cảm nhận trực tiếp được điều mà người viết nhật ký bộc lộ Qua những lời văn ngắn gọn, tự nhiên, đời thường ấy, người đọc có thể hình dung rất cụ thể cảnh sống sinh hoạt, sự kiện Vì thế có thể coi nhật ký phần nào như chiếc gương phản chiếu những diến biến sự đời

Trong những trang nhật ký của Thùy Trâm, từ ngữ giản dị, mộc mạc, không bóng bảy, đọc đến đâu ta hiểu và hình dung ra được câu chuyện đến đó: “Trời làm lụt, nước mênh mông phủ kín đồng ruộng và xóm làng những nơi thấp Mỹ đổ quân từ sáng hôm qua, sáng nay dậy từ bốn giờ sáng chuẩn

bị đề phòng địch tập kích Trời vẫn mưa tầm tã Bẩy giờ sáng Mỹ bắt đầu đi càn Bọn mình xuống công sự, chiếc công sự xây theo kiểu hầm pháo khá quy mô nhưng đã lâu ngày nên hai lỗ hơi bít mất (…)” (Nhật ký ngày

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Văn Ảnh, “Đọc nhật ký để lấy tinh thần cho một cuộc chiến mới”, Báo điện tử Việt Báo, URL: http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Doc-nhat-ky-chien-tranh-de-lay-tinh-than-cho-mot-cuoc-chien-moi/20487557/478/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc nhật ký để lấy tinh thần cho một cuộc chiến mới
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12 (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
3. Nguyễn Du (2007), Truyện Kiều, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2007
4. Phạm Lê Dung (2011), Nhật ký chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật ký chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phạm Lê Dung
Năm: 2011
5. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Hà Minh Đức (chủ biên, 2001), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Lưu Hà, “Sức hút từ hai cuốn Nhật ký chiến tranh”, Báo điện tử Việt báo, URL: http://vietbao.vn/Van-hoa/Suc-hut-tu-hai-cuon-Nhat-ky-thoi- chien/10927572/181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức hút từ hai cuốn Nhật ký chiến tranh
8. Phạm Hà, “Tài hoa ra trận”, Báo điện tử Báo mới, URL: http://www.baomoi.com/Tai-hoa-ra-tran/152/8959002.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài hoa ra trận
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên, 2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
10. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Tá Hữu (đồng Chủ biên, 2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb Thế giới
11. Tôn Phương Lan, “Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh”, Trang điện tử Vietvan.vn, URL: http://vietvan.vn/vi/bvct/id606/Nguon-tu-lieu-dang-quy-qua-nhat-ky-chien-tranh/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh
12. Phương Lựu (chủ biên, 2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Hoàng Minh Nhân, “Chu Cẩm Phong xứng đáng là một anh hùng”, Báo điện tử Việt báo, URL: http://vietbao.vn/Van-hoa/Chu-Cam-Phong-xung-dang-la-mot-anh-hung/45172052/181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu Cẩm Phong xứng đáng là một anh hùng
15. Chu Cẩm Phong (2011), Nhật ký chiến tranh, Nxb hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật ký chiến tranh
Tác giả: Chu Cẩm Phong
Nhà XB: Nxb hội nhà văn
Năm: 2011
16. Vũ Trọng Phụng, Chống nạng lên đường, URL: http://maxreading.com/sach-hay/truyen-ngan-vu-trong-phung/chong-nang-len-duong-24088.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống nạng lên đường
18. Dương Thị Xuân Quý (2012), Nhật ký chiến trường, URL: http://www.doko.vn/tai-lieu/nhat-ky-chien-truong-1771847 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật ký chiến trường
Tác giả: Dương Thị Xuân Quý
Năm: 2012
19. Trần Đình Sử (1999), Giáo trình thi pháp học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
20. Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2008), Giáo trình Lý luận văn học, phần Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận văn học", phần "Tác phẩm và thể loại văn học
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2008
21. Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh (2009), Giáo trình Lý luận văn học, phần Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận văn học", phần "Tác phẩm và thể loại văn học
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2009
17. Nguyễn Hoàng Phương, Blog Phương Nguyễn, URL: http://www.phuongnguyen.info/site/page/2 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w