Lập trường, thái độ của người viết

Một phần của tài liệu Nhật ký như một thể loại văn học (Trang 27)

7. Bố cục của khóa luận

2.4.2.Lập trường, thái độ của người viết

Lập trƣờng, thái độ của ngƣời viết ít nhiều luôn có trong tất cả các thể loại văn học và ở thể loại nhật ký cũng vậy. Trong nhật ký, lập trƣờng thái độ của ngƣời viết có một sắc diện nổi bật rất đậm nét. So với truyện hay thơ, ở ký mà cụ thể hơn là ở nhật ký ngƣời viết có thể bộc lộ lập trƣờng thái độ một cách thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng chứ không cần ý nhị, khéo léo nhƣ trong truyện hoặc thơ. Vì vậy, có thể nói lập trƣờng, thái độ ngƣời viết là một biểu hiện có nét riêng trong đặc trƣng của ký nói chung và nhật ký nói riêng.

Lập trƣờng, thái độ của ngƣời viết luôn có mối quan hệ mật thiết đến vấn đề sự thật trong nhật ký và đƣợc biểu hiện trực tiếp qua ngƣời trần thuật. Khác với nhiều thể loại khác, trong nhật ký luôn đòi hỏi sự có mặt trực tiếp của ngƣời viết với tính chất là nhân chứng của hiện thực để quan sát, nhận xét, chứng kiến. Điều này góp phần đảm bảo tính chính xác, chân thực trong nhật ký đồng thời tạo niềm tin nơi ngƣời đọc.

Ngƣời viết có thể bộc lộ thẳng thắn lập trƣờng, quan điểm của mình nhƣ là lập trƣờng phê phán, lập trƣờng công dân hay lập trƣờng cộng đồng… Qua

23

khảo sát một số cuốn nhật ký viết trong thời chiến, chúng tôi thấy nổi bật lên có hai lập trƣờng chính là lập trƣờng phê phán và lập trƣờng cộng đồng.

Với lập trƣờng phê phán, ngƣời viết nhật ký đã thẳng thắn tố cáo, lên án tội ác của kẻ thù, châm biếm, mỉa mai những mặt trái của con ngƣời trong chiến tranh. Với thái độ lên án, phê phán Chu Cẩm Phong đã cho thấy sự tàn ác, bỉ ổi của kẻ thù khi tra tấn một ngƣời phụ nữ và thể hiện rõ sự coi thƣờng kẻ thù qua việc sử dụng từ “chúng”: “Bọn giặc bắt chị tra tấn dã man, chị chỉ có chịu đau, không hề cung khai. Chị bị mất một cánh tay nên khi bị đánh, ngã rất nhiều lần do không giữ thăng bằng đƣợc. Ngã nhiều lần quá, thằng giặc đâm chán, có lẽ vì mất cái đà của nắm đấm, đƣờng roi, chúng bắt đầu trói chị khi chúng đánh. Hai cánh tay lệch, cũng khó mà trói chặt, chúng lại riết dây chung quanh mình chị, cố thít chặt mãi” (Nhật ký ngày 10/4/1968) [15, tr.104]. Với một sự căm thù đế quốc Mỹ, Nguyễn Văn Thạc đã bộc lộ quan điểm về bộ mặt của kẻ thù nhƣ sau: “Thằng Mỹ, nó là cái gì mà mơ hồ nhƣ thế? (…). Mặt mũi thằng Mỹ thế nào. Hẳn đó cũng là khuôn mặt ngƣời bị bóp méo xộc xệch. Hẳn đó là bộ mặt nhăn nhúm trƣớc ánh mặt trời” (Nhật ký ngày 15/11/1971) [23, tr.54]. Tội ác của kẻ thù khiến cho Thùy Trâm căm thù đến mức phải thốt lên trong trang nhật ký của mình: “Ôi! Căm thù đến bầm gan tím ruột. Tại sao cũng là con ngƣời mà lại có những con ngƣời độc ác tàn tệ muốn lấy máu đồng bào để làm nƣớc tƣới cho gốc cây vàng của nó nhƣ vậy” (Nhật ký ngày 5/5/1970) [26, tr.243-244].

Trong cuộc hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, cái đói cái rét và cả cái chết luôn rình rập khiến cho nhiều ngƣời phải băn khoăn do dự thậm chí hoang mang. Nếu không biết tự vƣợt qua bản thân mình, họ sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, nhỏ nhen thậm chí tàn nhẫn. Trong nhật ký của mình, Dƣơng Thị Xuân Quý đã tỏ rõ thái độ khinh thƣờng, lên án những kẻ hèn nhát, ham sống sợ chết: “Lên Ban chỉ huy trạm, gặp 3 lính đảo ngũ (…). Cuộc sống

24

đúng là một sự sàng lọc ghê gớm. Chặng nào cũng thấy lính đảo ngũ. Họ sợ chết, sợ gian khổ nhƣng họ không nghĩ rằng khi rời bỏ hàng ngũ tức là họ đã đi vào chỗ chết” (Nhật ký ngày 30/4/1968) [18]. Trong nhật ký của mình, Thùy Trâm cũng thẳng thắn bộc lộ những băn khoăn day dứt về tình đồng đội: “Dù anh có chân thực bao nhiêu đi chăng nữa rồi vẫn có lúc anh đau xót thấy rằng vẫn có những kẻ dùng mánh lới khôn khéo lừa đảo để giành cƣớp với anh từng chút uy tín, quyền lợi, có khi chỉ là những chuyện vô cùng nhỏ nhặt nhƣ miếng ăn, đồ vật” (Nhật ký ngày 2/6/1968) [26, tr.41]. Thùy Trâm lo lắng sợ hãi khi: “kẻ thù phi nghĩa không sợ, mà sợ những nọc độc của kẻ thù còn rớt lại trong đồng chí của mình” (Nhật ký ngày 15/6/1968) [26, tr.44]. Nhƣ vậy với lập trƣờng phê phán, ngƣời viết đã trực tiếp bộc lộ quan điểm, thái độ của mình trƣớc những mặt trái của vấn đề.

Bên cạnh lập trƣờng phê phán là lập trƣờng cộng đồng của ngƣời viết. Với lập trƣờng cộng đồng, ngƣời viết thể hiện sự ca ngợi biểu dƣơng những tấm gƣơng ngƣời tốt việc tốt trong thời chiến. Nguyễn Văn Thạc ngợi ca những o du kích dịu dàng nhƣng rất dũng cảm khi cõng thƣơng binh, nhanh nhẹn gan dạ khi tải đạn, phá bom mở đƣờng. Thùy Trâm trong những dòng nhật ký của mình thể hiện sự cảm phục, kính trọng ngƣời dân trên mảnh đất Đức Phổ bởi: “mỗi ngƣời dân đều là một dũng sĩ diệt Mỹ, mảnh đất thấm máu kẻ thù, mỗi gia đình đều mang nặng khăn tang mà vẫn kiên cƣờng chiến đấu với niềm lạc quan kì lạ” (Nhật ký ngày 3/7/68) [26, tr.48]. Với lập trƣờng cộng đồng, Thùy Trâm đã ngợi ca rất nhiều tấm gƣơng sáng, biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc dân tộc. Đó là Thuận đứa em nuôi phải chịu cảnh một lúc chịu hai vành khăn trắng, dù hằng đêm vẫn khóc tức tƣởi nhƣ đứa trẻ song ban ngày vẫn tƣơi cƣời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là chàng thanh niên trẻ Luân có “thâm niên” hơn mƣời năm làm cách mạng và đến năm 21 tuổi đã bắn hạ biết bao tên giặc Mỹ. Đó là chàng trung đội trƣởng tên

25

Bốn, 21 tuổi mà bảy lần bị thƣơng, phải nằm trạm xá mổ vết thƣơng, dù đau đớn nhiều nhƣng anh không hề rên la mà chỉ lo có một điều: có còn chiến đấu đƣợc nữa không? Dƣới thái độ ngợi ca, còn rất nhiều tấm gƣơng sáng nữa hiện lên qua trang nhật ký của Thùy Trâm. Điều này khiến cho lòng ngƣời càng thêm cảm phục, ngƣỡng mộ và tin yêu những con ngƣời sẽ mang đến kỳ tích cho cách mạng Việt Nam. Hay trong những trang Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, anh đã ngợi ca biết bao con ngƣời anh dũng, những tấm gƣơng sáng mà anh thầm cảm phục và ngƣỡng mộ. Đó là Phong - con ngƣời luôn nghĩ về dân về nƣớc ngay cả trƣớc khi chết, anh Miên dù đã bị thƣơng trong một trận đánh nhƣng vẫn anh dũng chiến đấu với kẻ thù. Đó là Hồng - ngƣời con gái đầu tiên cƣỡi lên trái bom 500 kilôgam để mở bom. Cái chết có thể đến với mình bất cứ lúc nào nhƣng cô không hề run sợ. Với lập trƣờng cộng đồng, ngƣời viết nhật ký đã ngợi ca những con ngƣời anh dũng, gan dạ, kiên cƣờng. Đó là những con ngƣời nhỏ bé, giản dị nhƣng đã làm nên biết bao kỳ tích cho cách mạng Việt Nam.

Nhƣ vậy việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã giúp cho ngƣời trần thuật dù đứng trên lập trƣờng nào cũng luôn thẳng thắn bày tỏ trực tiếp quan điểm, thái độ của bản thân. Đây chính là một trong những nét khác biệt của nhật ký so với các thể loại khác mà ta có thể nhận ra ngay khi đọc tác phẩm.

Một phần của tài liệu Nhật ký như một thể loại văn học (Trang 27)