Giá trị nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nhật ký như một thể loại văn học (Trang 54)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.2. Giá trị nghệ thuật

Ngoài mang giá trị quý giá về mặt tƣ liệu nhiều cuốn nhật ký còn mang giá trị to lớn về mặt nghệ thuật. Nhật ký mang giá trị nghệ thuật trƣớc hết là bởi trong nó chứa đựng những phẩm chất của văn học. Trong giáo trình luận văn học do Giáo sƣ Trần Đình Sử chủ biên, phần Tác phẩm và thể loại văn học có nêu rõ: “Một tập nhật ký có phẩm chất văn học khi thể hiện đƣợc một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình của cá nhân, tác giả giúp ngƣời đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” [20, tr.379].

Những cuốn nhật ký văn học đƣợc viết ra chắc chắn mang những phẩm chất văn học bởi nó đƣợc viết bởi những cây bút chuyên nghiệp, phục vụ cho mục đích nghệ thuật. Ngƣợc lại nhiều cuốn nhật ký đƣợc viết ra chỉ phục vụ mục đích cá nhân ngƣời viết chứ không hề có ý định phát thành sách phục vụ công chúng nhƣng trên thực tế, sự xuất hiện của chúng lại tạo ra một sức lan tỏa rộng lớn thực sự hấp dẫn độc giả bởi những cuốn nhật ký này thật sự mang giá trị văn học to lớn. Qua điều này chúng tôi thêm một lần nữa khẳng định nhật ký chính là một thể loại văn học bởi nó mang trong mình nhiều phẩm chất văn học.

Nhiều cuốn nhật ký cá nhân viết trong giai đoạn 1945 - 1975 nhƣng mang giá trị nghệ thuật sâu sắc. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì điểm khác nhau cơ bản giữa nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học là ở chỗ: “nhật ký văn học thƣờng hƣớng về một chủ đề nhất định và có sự ƣu tiên chú ý đến nội tâm của tác giả hoặc nhân vật trƣớc những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa xã hội nhân bản rộng lớn” [9, tr.237]. Các cuốn nhật ký cá nhân trong

50

giai đoạn 1945 - 1975 cùng viết về một sự kiện vô cùng trọng đại của dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc. Vì sự kiện trung tâm, trọng đại và lâu dài đó, nhật ký của các tác giả là dòng cảm xúc, suy nghĩ đƣợc ghi vội nơi chiến trƣờng ác liệt của các chiến sĩ - thi sĩ - nhà văn giữa mƣa bom bão đạn. “Khi tiếp xúc với Nhật ký Đặng Thùy Trâm ai trong chúng ta cũng hình dung ra đây là những dòng tâm sự của một tâm hồn lãng mạn bởi chất trữ tình và bi tráng của nữ bác sĩ - chiến sĩ cảm nhận giữa chiến trƣờng về gian khổ trong chiến tranh” [24, tr.20]. Cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc đã đƣợc nhận xét “không đơn thuần là một cuốn nhật ký riêng tƣ mà nó có giá trị văn học đích thực” [24, tr.20]. Nhật ký chiến tranh

của Chu Cẩm Phong không chỉ là một cuốn nhật ký mà nó còn là một tác phẩm văn học, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì chỉ viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn lại đƣợc viết khi nhà văn không hề nghĩ mình đang viết tác phẩm bởi anh chỉ muốn ghi lại những gì mà anh trực tiếp dấn thân, ghi lại những gì anh đã thấy, đã nghĩ, đã xúc cảm mãnh liệt về nhân dân, về đồng đội hay chỉ đơn giản rằng nó sẽ trở thành một tƣ liệu quý giá cho những tác phẩm sau này nếu may mắn còn sống sót thì anh sẽ viết. Với những cuốn nhật ký đƣợc viết bởi chính nhà văn thực thụ thì yếu tố văn chƣơng là điều hiển nhiên có trong đó bởi chủ thể sáng tác vốn là một cây bút chuyên nghiệp, trên đƣờng đi hoạt động cách mạng ngƣời nghệ sĩ - chiến sĩ ấy đã ghi lại những tâm sự, suy nghĩ của bản thân qua từng trang nhật ký. Nhật ký chiến trường của Dƣơng Thị Xuân Quý đã cho ta thấy chị “sống, suy nghĩ, làm việc thế nào, trong một hoàn cảnh dữ dội” [18] đồng thời thể hiện niềm khao khát viết, khao khát sáng tạo nghệ thuật của tác giả mà chính cuốn nhật ký là nơi để Xuân Quý thực hiện niềm khao khát đó.

Giá trị nghệ thuật còn đƣợc thể hiện ở tính nhân văn trong mỗi cuốn nhật ký. Nhật ký mà đặc biệt là nhật ký đƣợc sáng tác trong thời chiến không chỉ

51

đem lại những đóng góp to lớn về mặt thể loại mà còn mang đến sự mới lạ cho đời sống văn học, tác động mạnh mẽ và ảnh hƣởng sâu sắc đến tâm hồn con ngƣời. Đọc các cuốn nhật ký chiến tranh ta thấy bên cạnh sự khốc liệt về cuộc chiến của dân tộc còn hiện lên sáng rõ những hoài bão và lý tƣởng sống cao đẹp của ngƣời chiến sĩ. Chiến tranh là đau thƣơng, mất mát, chia lìa cách xa nhƣng không bởi vậy mà con ngƣời mất đi niềm tin, mất đi tình yêu cuộc sống. Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc trải dài những nỗi nhớ nhung cháy bỏng khôn nguôi của chàng trai hƣớng về ngƣời bạn gái của mình. Nỗi nhớ nhung cháy bỏng ấy càng thôi thúc anh hăng say công tác, hoàn thành nhiệm vụ để xứng đáng với tình yêu mà Nhƣ Anh đợi mong. Nhật Đặng Thùy Trâm chất chứa đầy tâm trạng khắc khoải, giận hờn thậm chí khổ đau về mối tình không thành, bên cạnh đó là nỗi nhớ gia đình ngƣời thân tha thiết của chị. Dƣơng Thị Xuân Quý đã giành nhiều trang trong Nhật ký chiến trường để viết về nỗi nhớ thƣơng ngƣời chồng và đứa con bé bỏng của chị. Trong Nhật ký chiến tranh, Chu Cẩm Phong đã giành những giây phút sâu lắng nhất của mình để nhớ tới ngƣời yêu. Tình yêu trong chiến tranh nhƣ nguồn động lực vô hình có sức mạnh cổ vũ, khích lệ những con ngƣời ấy lên đƣờng chiến đấu và vƣợt qua những thử thách nơi chiến trƣờng ác liệt, mong đến ngày đoàn tụ. Những con ngƣời ấy dù yêu thƣơng tha thiết nhƣng họ biết đặt lý tƣởng cách mạng lên trên, biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc của cả dân tộc. Sự hi sinh cao thƣợng của những chiến sĩ ấy khiến cho những thế hệ bạn đọc nhận ra đƣợc giá trị của cuộc sống hôm nay, biết sống có ý nghĩa và trách nhiệm hơn đồng thời dạy cho mỗi ngƣời biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc to lớn của cả cộng đồng.

Qua các trang nhật ký thời chiến, ngƣời đọc hiểu đƣợc lý tƣởng sống và hoài bão của cha anh ta trong lịch sử. Biết bao thế hệ cha anh ta ngày trƣớc đã tạm gác cuộc sống của cá nhân để lên đƣờng chiến đấu. Đặng Thùy Trâm đã

52

từ chối cuộc sống hạnh phúc bên gia đình, ngƣời thân để xông pha nơi tuyến lửa. Bƣớc ra tuyến lửa, lúc nào Thùy Trâm cũng giữ vững lập trƣờng và quan điểm một cách kiên định. Lý tƣởng sống của chị đƣợc thể hiện trong dòng nhật ký: “Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đắng vì không đƣợc sống tiếp cuộc sống hòa bình hạnh phúc mà mọi ngƣời trong đó có con đã đổ xƣơng máu để giành lại. Nhƣng có gì đâu, hàng triệu ngƣời nhƣ con đã ngã xuống mà chƣa hề đƣợc hƣởng trọn lấy một ngày hạnh phúc. Cho nên có ân hận gì đâu!” (Nhật ký ngày 14/7/1969) [26, tr.160]. Nguyễn Văn Thạc - một chàng sinh viên khoa toán đã tạm gác sự nghiệp học tập xung phong khoác ba lô lên đƣờng đánh Mỹ. Lời tâm sự của Nguyễn Văn Thạc trong Mãi mãi tuổi hai mươi cũng chính là lý tƣởng sống của bản thân anh: “Em ơi, tất cả những niềm vui nhỏ bé đó, phải biết hy sinh. Nếu em muốn đi xa hơn nữa. Đất nƣớc gọi em, và chìa tay đón em vào lòng, với ƣớc mong em là đứa con ngoan, đứa con khỏe mạnh và có ích. Em hãy biết bỏ qua những điều không nhỏ mà nắm lấy cái gì lớn nhất mà cánh tay em có để dâng trọn cho Tổ quốc…” [23, tr.146]. Chu Cẩm Phong cũng vậy, anh quyết định không đi du học để ở lại xin vào Nam công tác cống hiến tài năng, tâm huyết phục vụ cách mạng. Anh đã tự hứa trƣớc Bác: “Con phấn đấu là 1 đảng viên kiên cƣờng suốt cuộc đời trung thành với lý tƣởng của Bác. Gian khổ mấy, ác liệt mấy con sẽ không chùn bƣớc một ly. Con sẽ rèn luyện đạo đức cho thật liêm khiết để Bác vui lòng” (Nhật ký ngày 4/9/1969) [15, tr.311]. Dƣơng Thị Xuân Quý chấp nhận xa đứa con bé nhỏ để khoác ba lô vào trận địa, càng đi vào những nơi ác liệt chị càng kiên định lý tƣởng, thậm chí còn vui sƣớng: “Mình sung sƣớng đƣợc có mặt ở đây đúng vào giai đoạn gay go quyết liệt nhất của cuộc chiến đấu. Mình sung sƣớng đƣợc chịu đựng và vƣợt qua tất cả gian khổ vì đã gặp một mảnh đất đồng điệu với tâm hồn mình” [18]. Với những lý tƣởng cao đẹp đó cha anh của chúng ta đã chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Đọc những cuốn nhật ký này, chúng ta đƣợc soi mình trƣớc những tấm

53

gƣơng đạo đức trọn đời phấn đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Những phẩm chất đạo đức cao quý đó sẽ là động lực tinh thần mạnh mẽ thôi thúc mỗi chúng ta ngày nay tu dƣỡng, rèn luyện, phấn đấu thực hiện thắng lợi lý tƣởng khát vọng của thế hệ cha anh.

Không chỉ tạo động lực tinh thần để sống tốt, đọc những cuốn nhật ký đặc biệt là nhật ký chiến tranh còn tạo cho con ngƣời thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Nếu đọc những cuốn nhật ký trong thời chiến ta sẽ thấy bên cạnh những thời khắc hiểm nguy quyết liệt đối đầu với bom đạn kẻ thù, những ngƣời chiến sĩ vẫn có những phút giây lãng mạn trong tâm hồn. Nguyễn Văn Thạc thả hồn lên bầu trời đầy trăng sao: “Đêm đầy sao, chi chít những sao, nhƣ lòng mẹ, nhƣ lòng em đứng ở bên đƣờng (…). Trăng đầu tháng còn đỏ quạch, cứ gợi cho ta nhớ một cánh buồm. Đấy, cánh buồm đỏ thắm, đựng đầy gió, gió cuốn những ngôi sao đêm, ùa vào lòng thuyền và đẩy thuyền trôi trong tâm tƣởng…” [23, tr.36-37]. Đọc Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong ta thấy ngay cả khi có pháo bắn liên tục ngày đêm thì anh vẫn sống đàng hoàng, không hề run sợ: “Ban ngày và ban đêm đều có pháo khốc liệt. Tuy vậy mình vẫn sống đàng hoàng, đi lại, thăm hỏi (…). Mình nhiều lần ra sông Thu Bồn tắm giặt, bơi lội thỏa thích, mặc cho đại bác từ Núi Lở, Ái Nghĩa bắn sang” [15, tr.81]. Con đƣờng kháng chiến đầy chông gai nhƣng họ vẫn luôn giữ vững đƣợc niềm tin vào tƣơng lai, tận hƣởng những phút giây thƣ thái để khám phá thiên nhiên. Những cuốn nhật ký này đã có sức lay động mạnh mẽ tới trái tim của biết bao con ngƣời trong thời đại ngày nay. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ ngày nay trong cách sống, tạo nên niềm tin tƣởng bất diệt vào tình yêu, vào cuộc sống. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi cuốn nhật ký để lại.

Phẩm chất văn học và tính nhân văn làm nên giá trị về mặt nghệ thuật cho nhật ký. Giá trị nghệ thuật làm cho nhật ký vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu đồng thời tạo nên nét riêng về đặc trƣng cho thể loại này.

54

KẾT LUẬN

Manh nha từ giai đoạn đầu thế kỷ XVIII đến trƣớc năm 1930, bƣớc đầu xuất hiện trong những năm ba mƣơi và theo dần tiến trình lịch sử nhật ký thực sự phát triển trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và vƣơn tới đỉnh cao trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Và từ sau khi chiến tranh kết thúc, đặc biệt là những năm gần đây nhật ký ngày càng trở nên gần gũi và thiết thực với con ngƣời. Nhật ký xuất hiện đáp ứng nhu cầu con ngƣời đồng thời với những thành tựu đạt đƣợc nhật ký đã đem đến những đóng góp không nhỏ về mặt thể loại và nội dung phản ánh cho nền văn học dân tộc.

Xét về những đóng góp về mặt thể loại của nhật ký, cần thấy nhật ký đã góp phần tạo nên sự phong phú về mặt thể loại cho ký văn học nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Với tƣ cách là một thể loại văn học, nhật ký có những đặc trƣng thể loại riêng biệt. Nhật ký là một tiểu loại thuộc loại hình ký. Về cơ bản, nhật ký là dạng văn xuôi ghi chép, ghi lại những sự kiện, tình cảm, suy nghĩ… của cá nhân ngƣời viết trƣớc những vấn đề xảy ra trong cuộc sống mà bản thân ngƣời viết chứng kiến hoặc tham gia. Bản chất cốt lõi của nhật ký là sự thật. Dù nhật ký viết ra đƣợc công bố hay không công bố thì tính xác thực vẫn không hề mất đi bởi nó chính là thƣớc đo khẳng định giá trị của nhật ký. Ngƣời viết nhật ký luôn có ý thức tôn trọng sự thật và hết sức thành thật dƣới ngòi bút của mình. Chính bởi sự chân thực ấy mà nhật ký đã thu hút ngƣời đọc và thực sự tạo đƣợc độ tin cậy cao đối với độc giả.

Nếu nhƣ thơ, kịch, truyện… tác giả thƣờng công bố tác phẩm tới bạn đọc ngay sau khi hoàn thành thì nhật ký tác giả viết là để cho riêng mình vậy nên tính chất riêng tƣ, bí mật cá nhân là điều luôn đƣợc tôn trọng ở thể loại này. Mỗi cuốn nhật ký lại có những bí mật riêng khác nhau. Qua những cuốn

55

nhật ký ta sẽ khám phá và hiểu đƣợc đời sống nội tâm của ngƣời viết nhƣ thế nào. Tính cá nhân riêng tƣ trong nhật ký còn đƣợc thể hiện ở những ký hiệu riêng. Trong nhiều cuốn nhật ký tác giả sử dụng những ký hiệu riêng và nó chỉ có thể đƣợc cắt nghĩa bằng tâm thức của ngƣời cầm bút, nếu không có sự chú giải của tác giả thì không ai có thể hiểu đƣợc. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn vô hình của thể loại nhật ký.

Trong nhật ký, ngƣời viết bao giờ cũng tôn trọng trật tự biên niên của sự việc đƣợc ghi chép. Khoảng thời gian ghi chép giữa các ngày tháng đƣợc ghi rất rõ và đƣợc sắp xếp theo đúng trình tự về thời gian mà ngƣời viết lần lƣợt đƣợc chứng kiến hay tham gia. Đặc trƣng này đã tạo nên tính chân thực cho nhật ký đồng thời khiến cho nhật ký trở thành thể loại văn học bám sát hiện thực đời sống một cách nhanh nhạy và kịp thời nhất.

Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế ngƣời trần thuật trong nhật ký duy nhất chỉ luôn ở ngôi thứ nhất. Điều này khiến cho trung tâm thông tin trong nhật ký không phải là các vấn đề xã hội nhƣ thể loại tùy bút, bút ký, phóng sự… mà là ngƣời viết. Với ngôi kể thứ nhất, ngƣời trần thuật luôn trực tiếp có mặt trong toàn bộ các sự kiện, đồng thời xâu chuỗi các đoạn tƣởng chừng nhƣ rời rạc thành một chỉnh thể thống nhất. Ngôi kể thứ nhất này giúp cho ngƣời trần thuật có thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ đồng thời tạo ra sự tin cậy ở ngƣời đọc. Đây chính là ƣu thế của nhật ký so với truyện, tiểu thuyết…

Trong nhật ký, ngôn ngữ không phải là đối tƣợng miêu tả giống nhƣ truyện hay thơ nên ngƣời viết không lo chắt lọc ngôn từ mà chỉ nghĩ sao viết vậy bởi thế ngôn ngữ nhật ký thƣờng ngắn gọn, tự nhiên, đời thƣờng. Đồng thời nhật ký vốn là tiếng nói nội tâm, là lời nói bên trong về những tâm sự thầm kín của bản thân, về những sự việc riêng tƣ nên ngôn ngữ thƣờng có sự kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình. Về giọng điệu trong nhật ký rất đa

56

dạng bởi thái độ, tình cảm và cảm xúc của ngƣời viết trong chuỗi ngày viết nhật ký luôn có sự thay đổi. Tuy nhiên nhìn chung có hai giọng điệu chính là

Một phần của tài liệu Nhật ký như một thể loại văn học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)