7. Bố cục của khóa luận
2.5.1. Ngắn gọn, tự nhiên, đời thường
Giáo sƣ Trần Đình Sử đã đánh giá: “Đặc điểm lời văn của nhật ký là ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tƣ, những tâm sự thầm kín, ý nghĩa thành thực” [20, tr.379]. Lời của tác giả trong nhật ký là lời tâm sự, độc thoại hay đối thoại với chính bản thân mình, là lời tâm sự nhớ nhung gia đình, bạn bè, những cảm nhận về tình bạn, tình yêu… Tất cả xoay quanh cuộc sống bình thƣờng, những tình cảm
26 vốn có của con ngƣời.
Trong bất kỳ thể loại văn học nào, ngôn ngữ luôn đƣợc coi là yếu tố hàng đầu. Ngôn ngữ là công cụ ngƣời nghệ sĩ có thể truyền tải điều muốn nói tới bạn đọc, là phƣơng tiện để giãi bày tâm trạng, cảm xúc. Tuy nhiên tùy vào đặc trƣng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn học có những đặc điểm riêng. Nếu nhƣ ngôn ngữ truyện, tiểu thuyết hay thơ thƣờng đƣợc trau chuốt, gọt giũa thì ở nhật ký ngôn ngữ lại ngắn gọn, tự nhiên, đời thƣờng. Ngôn ngữ trong truyện, tiểu thuyết hay thơ thƣờng là ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả khi sáng tác phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ tốt nhất để thể hiện nội dung muốn truyền tải. Đó là sự gọt giũa, trau chuốt về mặt ngôn từ để khi đọc lên ngƣời đọc ấn tƣợng và hiểu thấu nội dung tƣ tƣởng mà ngƣời nghệ sĩ muốn gửi gắm. Đặc biệt ngôn ngữ thơ còn đòi hỏi tính hàm súc cao, mang tính biểu tƣợng bởi từ rất hạn định, cho nên nhiều khi để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nói nhƣ Maiacôpxki, “quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống nhƣ ngƣời lọc quặng radium:
Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực
Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ” [22].
Ngôn ngữ nhật ký không phức tạp nhƣ vậy. Nó ngắn gọn, tự nhiên và chân thật đời thƣờng. Ngƣời viết nhật ký không bị sức ép về mặt ngôn từ nhƣ thơ, không lo trau chuốt lời văn, tìm những từ “đắt” để diễn đạt sao cho ý tứ thật sâu sắc mà chỉ bằng những lời văn hết sức bình dị, mộc mạc đời thƣờng. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi trong truyện, tiểu thuyết hay thơ ca ngôn ngữ trở thành đối tƣợng miêu tả của nhà văn trong khi đó ở nhật ký ngƣời viết nghĩ gì viết nấy, điều gì nghĩ đến trƣớc thì viết trƣớc, nghĩ đến sau thì viết sau, ngôn ngữ trong nhật ký không phải là đối tƣợng để miêu tả của tác giả, nhật ký đƣợc viết không nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật nên thƣờng không có sự sắp xếp theo một trật tự nghệ thuật nhất định, từ ngữ không trau chuốt, ngôn từ không gọt giũa. Đây chính là sự khác biệt trong ngôn ngữ của nhật ký so với các thể
27 loại khác.
Sự ngắn gọn, tự nhiên, đời thƣờng trong ngôn ngữ nhật ký đƣợc biểu hiện ở từ ngữ rất mộc mạc, giản dị không hoa mĩ, gọt giũa. Lời văn nhiều khi đậm chất sinh hoạt đời thƣờng, mang cả lời ăn tiếng nói hàng ngày vào trong nhật ký. Nếu nhƣ trong truyện, thơ… tác giả thƣờng sử dụng nhiều các biện pháp tu từ nhƣ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ, tƣợng trƣng, nói quá, nói giảm... trong cách diễn đạt, ví nhƣ Chế Lan Viên viết về nỗi nhớ trong tình yêu:
“Anh bỗng nhớ em nhƣ đông về nhớ rét Tình yêu ta nhƣ cánh kiến hoa vàng Nhƣ xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hƣơng” [2, tr.144-145].
Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng sự gọt giũa trong ngôn từ khiến cho ngƣời đọc nhiều khi phải có vốn hiểu biết sâu rộng mới giải mã đƣợc thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Trong khi đó ở thể loại nhật ký, ngôn từ rất đơn nghĩa, sáng rõ, ta ít khi thấy ngƣời viết sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nhƣ trong các thể loại khác, khi đọc có thể cảm nhận trực tiếp đƣợc điều mà ngƣời viết nhật ký bộc lộ. Qua những lời văn ngắn gọn, tự nhiên, đời thƣờng ấy, ngƣời đọc có thể hình dung rất cụ thể cảnh sống sinh hoạt, sự kiện. Vì thế có thể coi nhật ký phần nào nhƣ chiếc gƣơng phản chiếu những diến biến sự đời.
Trong những trang nhật ký của Thùy Trâm, từ ngữ giản dị, mộc mạc, không bóng bảy, đọc đến đâu ta hiểu và hình dung ra đƣợc câu chuyện đến đó: “Trời làm lụt, nƣớc mênh mông phủ kín đồng ruộng và xóm làng những nơi thấp. Mỹ đổ quân từ sáng hôm qua, sáng nay dậy từ bốn giờ sáng chuẩn bị đề phòng địch tập kích. Trời vẫn mƣa tầm tã. Bẩy giờ sáng Mỹ bắt đầu đi càn. Bọn mình xuống công sự, chiếc công sự xây theo kiểu hầm pháo khá quy mô nhƣng đã lâu ngày nên hai lỗ hơi bít mất (…)” (Nhật ký ngày
28 30/10/1969) [24, tr.188].
Lời văn trong nhật ký của Chu Cẩm Phong phần nhiều là câu đơn, ngắn gọn khi miêu tả cảnh vật, con ngƣời. Từ ngữ không rƣờm rà, hoa mĩ khiến cho ta cảm giác rất đời thƣờng, bình dị: “Hai ngày dầm mƣa. Bão gần, bão số 6 đổ bộ vào miền Trung. Nƣớc lũ đổ về dữ quá. Con sông Nƣớc Mỹ xám ngắt réo rắt xiết qua các thác đá. Các suối nhỏ thành suối lớn. Suối lớn thành sông. Chiều nay đi về lội nƣớc suýt bị trôi, ống chân và đầu gối va vào đá bầm tím, đau buốt. Bàn tay da nhăn nheo lại nhƣ vỏ quýt khô. Đi trên các đỉnh cao, gió cứ rít lên ào ào, gió rú qua lá cây rờn rợn. Thỉnh thoảng lại có một cây ngã rầm rầm khủng khiếp. Đêm qua ngủ lại một cái nhà hoang giữa rừng. Lúc đầu chỉ có 6 đứa bọn mình, càng về tối càng đông. Chen chúc trong một cái nhà cũ đã xiêu mục có 21 ngƣời. Chật không có chỗ chen…” (Nhật ký ngày 5/9/1968) [15, tr.179].
Không chỉ thuật chuyện mà khi bộc lộ tình cảm ngƣời viết nhật ký cũng luôn thẳng thắn, trực tiếp nói lên những cảm xúc, suy nghĩ chân thật của mình. Lời văn không khách sáo, rào đón mà chân thật, trần trụi và đời thƣờng. Bằng những từ ngữ bình dị, Thùy Trâm đã bộc lộ cảm xúc chân thành nhất của lòng mình: “Bỗng nhiên hôm nay mình nhớ chị Hai lạ lùng. Mấy trang thƣ chị gửi về với nỗi lòng sâu nặng yêu thƣơng làm mình bồi hồi xúc động. Chị Hai ơi, em có bao giờ quên đâu, một buổi trƣa hè nắng gắt em tiễn chị lên đƣờng, nƣớc mắt và mồ hôi chan hòa trên mặt chị (…). Chị ơi, chị ở nơi xa có hiểu lòng em thƣơng nhớ chị tha thiết hay không?” (Nhật ký ngày 28/2/1970) [26, tr.229]. Cảm xúc chân thành, nỗi nhớ mong tha thiết trào dâng trong lòng Thùy Trâm. Nỗi nhớ ấy không bị che đậy dƣới một lớp ngôn từ bóng bảy mà ngƣợc lại rất giản đơn, tự nhiên đời thƣờng.
Cảm xúc trên đƣờng hành quân đƣợc Nguyễn Văn Thạc ghi lại chân thật giống với những gì anh độc thoại bên trong nội tâm bản thân mình: “Khiếp,
29
ba lô chứa gì mà nặng thế, oằn cả lƣng anh bộ đội. Mảnh đồi ơi, ta chƣa từng quen biết, nhƣng hôm nay mồ hôi ta đã nhỏ xuống đất này” (Nhật ký ngày 3/10/1971) [23, tr.44].
Tâm trạng nhớ thƣơng đứa con bé bỏng và ngƣời chồng thân yêu đƣợc Dƣơng Thị Xuân Quý ghi lại trong cuốn Nhật ký chiến trường bằng những lời văn thật tự nhiên nhƣ những gì đang trào dâng trong lòng chị: “Ly ơi, chắc hôm nay Ly đã quên mẹ rồi. Mẹ chƣa gặp bố Ly nhƣng chắc bố Ly sẽ trách mẹ. Anh ơi, anh sẽ trách em vì em bỏ Ly mà đi, nhƣng em không ân hận về chuyến đi này. Càng đi em càng thấy em quyết định đi là đúng. Mong sao chóng gặp anh để nói chuyện với anh. Chỉ có anh mới thƣơng em nhất và hiểu em nhất thôi, anh ơi” [18]. Cảm xúc tuôn trào, không bị gò bó, ép buộc nên lời văn dƣới ngòi bút đƣợc viết ra thật tự nhiên đúng với những gì chị đang lo lắng trong lòng: “Anh bây giờ ở đâu? Có khỏe không? Ly biết làm gì rồi? Ly có khỏe không?” [18]. Lời văn cho ta cảm giác chân thật đời thƣờng.
Cảm xúc, suy nghĩ đƣợc Chu Cẩm Phong ghi lại trong nhật ký rất chân thật, anh không hề gân guốc hay bóng bảy trong ngôn từ. Lời văn rất tự nhiên và chân thật cho ta cảm giác nhƣ ngƣời viết đang cất lời nói trực tiếp: “Ngày hôm nay đẩy mạnh di chuyển, mình đã tƣơng đối khỏe hơn, cùng tham gia. Mình tức cho những ai bảo đi hai chuyến là không nổi, điều đó không đúng thực tế, đi 2 chuyến thong thả, không có gì ghê gớm cả, vẫn có thì giờ nghỉ ngơi nhƣ thƣờng. Hai ngày trƣớc mình có cái sai là không tích cực đấu tranh để di chuyển nhanh hơn, vì lúc đó mình đang ốm, mình chƣa đi làm đƣợc, nên mình không muốn nói trắng ra” (Nhật ký ngày 10/12/1969) [15, tr.328].
Ngôn ngữ nhật ký ngắn gọn, tự nhiên, đời thƣờng. Đặc trƣng này của ngôn ngữ góp phần tạo nên tính chân thực trong nhật ký, từ đó tạo nên sức mạnh niềm tin ở bạn đọc. Đồng thời đây cũng là ƣu điểm của nhật ký so với các thể loại khác bởi nếu nhƣ thơ, truyện, tiểu thuyết… cần phải có tài năng
30
mới sáng tác đƣợc thì nhật ký với ƣu thế về đặc trƣng ngôn ngữ là ngắn gọn, tự nhiên, đời thƣờng khiến cho bất kỳ ai dù ở ngành nghề, lứa tuổi nào cũng có thể viết đƣợc, ngƣời đọc khi đọc nhật ký cũng dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Đây là nét riêng độc đáo trong đặc điểm ngôn ngữ của nhật ký so với các thể loại khác.