7. Bố cục của khóa luận
2.7.2. Giọng điệu suy tư triết lý
Bên cạnh giọng điệu trữ tình mƣợt mà, sâu lắng đôi khi ta cũng bắt gặp trong nhật ký những trang viết đầy chất giọng suy tƣ triết lý của ngƣời viết. Suy tƣ triết lý là sự thể hiện những khái quát mang tầm triết luận về một vấn đề, một hiện tƣợng nào đó của đời sống xã hội, của cõi nhân sinh. Trong nhật ký, đôi khi ngƣời viết thể hiện giọng điệu suy tƣ triết lý. Giọng điệu suy tƣ triết lý thể hiện cái nhìn có tính quy luật của tác giả về thời cuộc, con ngƣời. Để có giọng điệu triết lý, đặc biệt là những vấn đề mang tính phổ quát, điển
38
hình cao về cuộc sống và con ngƣời thì ngƣời viết nhật ký phải có sự từng trải, cảm quan tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc, đặc biệt là phải có tâm hồn rộng mở, nhạy cảm đủ sức kết nạp, chọn lọc và nâng lên thành triết lý các vấn đề trong cuộc sống. Tùy từng cách nhìn đời bằng con mắt khác nhau mà mỗi ngƣời viết nhật ký lại thể hiện triết lý khác nhau về cuộc đời, con ngƣời.
Lật giở những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm ta thấy những triết lý về cuộc sống, về con ngƣời. Trong một tập thể, có những ngƣời tốt và cũng có những ngƣời xấu, nhƣng không vì thế mà ta ghét bỏ tất cả. Đặng Thùy Trâm đã đƣa ra triết lý về cách sống của cá nhân khi đứng trong một tập thể lớn nhƣ vậy: “Biết trả lời sao khi đời vẫn có những ngƣời ti tiện nhỏ nhen. Làm sao mà biết đƣợc? Và nhƣ một dòng suối nƣớc chảy trong veo nhƣng đôi chỗ vẫn có những vũng nƣớc đọng ven bờ đá. Dù sao dòng suối vẫn đẹp, ta nhìn cả dòng suối và yêu cái nên thơ của nó chứ ai lại vì một vũng nƣớc nhỏ mà ghét bỏ nó”(Nhật ký ngày 8/8/1968) [26, tr.59]. Thùy Trâm đã nghiệm rất đúng về tính hai mặt trong một con ngƣời: “Con ngƣời đâu chỉ có trái tim đầy máu đỏ, một nửa chứa máu đen rồi. Cho nên trong bộ não cũng có những điểm sáng ngời thông minh đẹp đẽ, mà cũng có những điểm đen sì tăm tối những ý nghĩ đớn hèn” (Nhật ký ngày 24/11/1968) [26, tr.90]. Từ chính sự trải nghiệm, Thùy Trâm đã phát biểu triết lý về sự phức tạp của cuộc sống. Cuộc sống vốn là một bức tranh muôn màu, trong bức tranh đó ta sẽ gặp nhiều khung cảnh với nhiều màu sắc khác nhau, gặp nhiều kiểu ngƣời khác nhau: “Cuộc sống quả là một bức tranh muôn màu muôn sắc, mình nhƣ một ngƣời họa sĩ mới ra trƣờng bƣớc ngay vào một thực tế phức tạp. Trƣớc mắt mình là những ngọn núi trùng điệp, có những ngọn núi xanh lam với những dải mây trắng vƣơng nhẹ bên sƣờn núi. Có những ngọn núi lở loét vì vết bom đạn màu đất đỏ nhức nhối đau thƣơng. Mình từ khi bƣớc chân lên con đƣờng dốc đầy gian khổ đó - nắng gắt và cây khô vì chất độc… Những dòng suối mát lạnh với những gốc cây nở hoa thơm ngát… Và những gƣơng mặt mình gặp đƣờng đi: có những
39
đôi mắt ngời sáng, yêu thƣơng nhìn mình với niềm tin và thông cảm, có những đôi mắt nhìn mình dò xét để xem thử nhƣ thế nào, có những đôi mắt cố che lấp cái ánh ghen tị bằng cái cƣời giả dối để lừa mình…” (Nhật ký ngày 27/2/1970) [26, tr.226-227].
Cũng nhƣ cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi
của Nguyễn Văn Thạc cũng mang giọng suy tƣ triết lý, thể hiện cách nhìn của anh về nghệ thuật thơ ca, về cuộc sống và con ngƣời chiến tranh. Vốn học toán nhƣng Nguyễn Văn Thạc lại rất giỏi văn, tuy không ƣớc mơ làm nhà văn, nhà thơ nhƣng trong Thạc đôi khi luôn có những suy nghĩ về nghệ thuật, về thơ ca. Anh đã đƣa ra sự suy tƣ triết lý của mình về thơ ca: “Thơ không cần chi tiết mà cần hình tƣợng. Hình tƣợng thơ phản ánh tâm hồn con ngƣời. Đó là điều quan trọng trong thơ” [23, tr.57]. Anh nghiệm ra kinh nghiệm sống là điều rất quan trọng đối với ngƣời viết văn: “Sự phong phú, sầm uất, ngổn ngang những cảnh đời những kinh nghiệm sống là điều không chỉ quan trọng đối với một ngƣời, đối với cuộc sống của một con ngƣời, mà quan trọng nhiều hơn đối với ngƣời viết văn” [23, tr.150]. Với giọng điệu triết lý Nguyễn Văn Thạc đã chỉ ra: “Không gì làm con ngƣời tiến lên bằng sự đau khổ, không gì làm con ngƣời cứng rắn bằng nỗi buồn - mặc dù khi nỗi buồn đang xâm chiếm tâm hồn, có thể làm họ yếu lòng, chỉ có điều anh tiếp nhận nỗi buồn ấy ra sao và xử trí với nó nhƣ thế nào! Anh biết rút từ trong sự đau xót ấy cái gì đáng nhận làm của mình. Và sau rốt, anh biết từ thực tế ấy phải đi lên thế nào để ngày càng cao hơn, để ngày càng hoàn thiện” [23, tr.149]. Nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh Nguyễn Văn Thạc đã đƣa ra một triết luận về khái niệm chiến tranh: “Chiến tranh! Không còn là một khái niệm trừu tƣợng, xa vời. Không còn là sự gắn liền với những danh từ cao quí nhƣng thiết thực. Ở đây là sự nhớ thƣơng - Lo cho đứa con mình bị lạnh, thƣơng con tết liệu có bánh chƣng xanh, có đƣợc ngồi ấm cúng trong nhà khi trời đất chuyển mình sang năm mới…” [23, tr.151-152].
40
Cuộc sống nơi chiến trƣờng với đồng đội đã giúp cho Chu Cẩm Phong trƣởng thành hơn và nhận ra đƣợc nhiều điều trong cuộc sống. Bằng giọng suy tƣ triết lý, Chu Cẩm Phong đã thể hiện những điều mình rút ra đƣợc từ trong cuộc sống ấy. Anh đã nghiệm ra rằng cuộc sống này “chủ nghĩa cá nhân ở trong mỗi một ngƣời đều còn nặng nề, muôn hình muôn vẻ. Với những anh chàng tri thức tiểu tƣ sản, lại là văn nghệ, nó ít khi thô lỗ (cũng có thô lỗ chứ không phải là không đâu, đừng tƣởng) mà thƣờng núp dƣới những câu nói ngọt ngào, dƣới những cử chỉ vuốt ve để che đậy một sự kèn cựa, sau hoặc là xen với những tuyên bố rực rỡ về những động cơ cách mạng chân chính là những suy tính về những danh vọng, sau sự hào phóng là những tính toán triền miên” (Nhật ký ngày 28/9/1968) [15, tr.185]. Anh cho rằng với một ngƣời lãnh đạo: “không thể xuôi chiều theo đuôi đƣợc. Phải lắng nghe ý kiến quần chúng, với tất cả sự tỉnh táo, và phải cứng rắn, kiên quyết. Trong mỗi ngƣời đều có cái thấp hèn nhỏ nhen. Một khi con ngƣời bé nhỏ đó cựa quậy đều có thể đem lại những điều xấu xa hết sức vô lý. Làm ngƣời lãnh đạo không biết giúp ngƣời khác nhận ra cái thấp hèn của chính họ để mà căm ghét kinh tởm và cảnh giác thì tốt nhất hãy rời vị trí của mình” (Nhật ký ngày 14/2/1970) [15, tr.345].
Cùng với giọng điệu trữ tình mƣợt mà sâu lắng là giọng điệu suy tƣ triết lý. Giọng điệu suy tƣ triết lý thể hiện những chiêm nghiệm, suy nghĩ triết lý của ngƣời viết nhật ký, chứng tỏ cái nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc đời, về con ngƣời. Có những triết lý đƣa ra sắc sảo nhƣng có những triết lý đƣa ra chƣa sắc sảo nhiều tuy nhiên đó vẫn là những chiêm nghiệm đầy trầm tƣ, suy tƣởng không kém phần xác đáng, đáng đƣợc trân trọng bởi nó đƣợc “chắt” ra từ chính những trải nghiệm của tác giả về cuộc đời.
41
CHƢƠNG 3
PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ CỦA THỂ LOẠI NHẬT KÝ