Giọng điệu trữ tình mượt mà, sâu lắng

Một phần của tài liệu Nhật ký như một thể loại văn học (Trang 39)

7. Bố cục của khóa luận

2.7.1. Giọng điệu trữ tình mượt mà, sâu lắng

Giọng điệu trữ tình là giọng tha thiết muốn giãi bày, kể bộc lộ. Xuất phát từ đặc điểm của nhật ký vốn là loại văn ghi chép những tâm sự, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, nhiều khi ngƣời viết hồi tƣởng lại những kỷ niệm đậm sâu trong quá khứ với bao cảm xúc ùa về vậy nên giọng điệu trong nhật ký là giọng trữ tình mƣợt mà, sâu lắng. Không ồn ào, phô diễn trên bề mặt, giọng điệu trong nhật ký thƣờng dung dị mà sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến nhẹ nhàng lắng đọng.

Giọng văn trữ tình nhẹ nhàng đầy tâm trạng đƣợc gợi ra bằng hàng loạt câu văn mềm mại. Những câu văn đậm chất thơ nhƣ khúc nhạc lòng buông ra

35

trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm: “Nắng đầu thu vàng óng ả tràn ngập cả khu rừng. Nắng đầu thu với những cơn gió se môi và se cả lòng ngƣời. Lại nhớ… nhớ mênh mông sâu thẳm nhƣ lòng đại dƣơng đang ôm tròn thân mình dải đất Việt Nam. Nhớ từ một ngƣời bạn hiền lành, kín đáo có ngôi nhà nhỏ cuối phố Đội Cấn, nhớ đến đứa em tinh nghịch có mái tóc mềm kẹp bổng lên cao, nhớ một đứa em trai miền Nam vừa gửi thƣ tạm biệt trƣớc lúc lên đƣờng đi học, nhớ một đứa em thân thiết có đôi mắt long lanh dƣới hàng mi dài và nhớ sao một ngƣời thân yêu đã vĩnh viễn nằm yên nghỉ trên bờ biển quê hƣơng”(Nhật ký ngày 8/10/1968) [26, tr.76]. Trong những trang Nhật ký chiến trường của Dƣơng Thị Xuân Quý, đôi lúc ta bắt gặp giọng trữ tình hiện lên qua những lời văn mƣợt mà: “Những chiếc tăng màu xanh vỏ đỗ mở hai cánh phẳng ra nối tiếp nhau liền cánh với nhau dƣới những cây gỗ to và thẳng che kín bầu trời bằng những vòm lá xanh nõn màu lá mạ trong những ngày mùa xuân vừa thay áo mới cho nó. Vòm lá gặp nắng, chiếu ánh lên cái màu hoàng yến tinh khôi và trong suốt. Những cây cao mang cái nƣớc da phấn hồng và vân đều đặn với những ô lục lăng bừng sáng lên” [18]. Những phút giây lãng mạn thả hồn mình vào thiên nhiên đƣợc Nguyễn Văn Thạc ghi lại bằng lời văn đầy chất thơ: “Cây sầu đông chƣa mở ra những mối sầu cho mình an ủi. Chùm quả chín vàng lấm tấm trên nền áo xanh của bầu trời, nhắc mình nhớ về cái ngõ hẹp vào nhà. Ao cô Tơ còn mọc lên trên làn nƣớc chùm hoa lau cho tụi con trai đánh trận hay không? Mấy cây hồng bì, cây nhãn bên sân hàng xóm có còn hay không, ngày trƣớc, đấy là nơi tụi trẻ bán hàng và bày trò đám cƣới; Cái dù vàng che cô dâu, chú rể, giờ tơi tả khắp bốn phƣơng” (Nhật ký ngày 2/12/1971) [23, tr.90-91]. Giọng điệu trữ tình trong Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong hiện lên qua những câu văn mềm mại, giàu hình ảnh và màu sắc khi miêu tả thiên nhiên: “Núi non trùng điệp dƣới tầm mắt. Cả vùng núi bỗng trở nên tƣơi sáng khi ánh nắng vàng óng nhƣ mật ong từ trên đỉnh

36

Koonăng đổ xuống núi Koongdênh, rồi tràn xuống dòng suối Đadum. Bầu trời và rừng núi buổi mai thanh thản nhƣ tấm lòng trong sạch chứa chan hạnh phúc” (Nhật ký ngày 8/7/1970) [15, tr.393].

Giọng điệu trữ tình còn đƣợc thể hiện qua hàng loạt những câu văn bỏ lửng, qua hàng loạt các câu hỏi cùng với những dấu “…” thể hiện tâm trạng ngổn ngang thổn thức của ngƣời viết. Trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm ta bắt gặp những câu hỏi liên tiếp cũng với dấu “…”. Đó là khi Thùy Trâm nghĩ về ngƣời yêu: “M. ơi, M. lại vô đó ƣ? Lại là M. của những tối thứ tƣ trên con đƣờng cũ đó ƣ? Nếu M. nói rằng trong quan hệ chúng ta, M. chƣa hề phạm một sai lầm nào đối với Th. cả. Nếu là nhƣ vậy thì… cuộc đời sẽ ra sao M. nhỉ?” (Nhật ký ngày 28/6/1968) [26, tr.45] hay khi Thùy Trâm thể hiện nỗi niềm băn khoăn trong lòng: “Và còn gì nữa hở Th.? Nỗi buồn, nỗi nhớ sao cứ đè nặng lên trái tim Th.? Khi mà lẽ ra trái tim đó phải hoàn toàn là của Đảng! Nhƣng… Đảng không nói rằng trái tim cộng sản chỉ biết có lý trí, biết công việc mà vẫn phải có yêu thƣơng, hy vọng… cho nên cũng không thể trách đƣợc Thùy!” (Nhật ký ngày 12/4/1969) [26, tr.132]. Hàng loạt những câu văn với dấu “…” thể hiện tâm trạng cảm xúc góp phần tạo nên giọng trữ tình sâu lắng trong những trang nhật ký của Nguyễn Văn Thạc. Đó là tâm trạng khi Nguyễn văn Thạc ngập ngừng tiếc nuối: “Sao khi ở gần với phố, chẳng yêu phố nhiều hơn nữa, để bây giờ hối tiếc… Ừ, thời gian…” [23, tr.46]. Những câu văn bỏ lửng với dấu “…” trong Mãi mãi tuổi hai mươi nhƣ tạo ra những khoảng trống trong lòng ngƣời đọc: “Ta thƣờng mơ, một mùa nào đó, dẫu là mùa đông ƣớt át và nhày nhụa… Ta đứng trên sân ga lắng nghe tiếng mƣa đuổi nhau trên bức tƣờng rêu xám. Lòng ta đâu có thế, ta đứng chờ…” [23, tr.47].

Giọng điệu trữ tình trong nhật ký còn đƣợc thể hiện qua những thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhƣ “ôi”, “chao ôi”. Bằng giọng điệu trữ tình sâu lắng, Thùy Trâm đã thể hiện sự nghẹn ngào đau xót trƣớc sự hi sinh của

37

ngƣời em kết nghĩa: “Ôi, đứa con trai duy nhất của một bà mẹ già đã một cuộc đời cặm cụi nuôi con, ƣớc mơ hy vọng cũng chỉ là đứa con ấy… bây giờ!!! Ôi đứa em ngoan ngoãn dịu hiền, đứa em sâu sắc và sớm trƣởng thành trong cách mạng, đứa em của mình giờ đây đã nằm trong bàn tay đẫm máu của kẻ thù” (Nhật ký ngày 27/4/1970) [26, tr.241] hay những khi tiếng lòng chị thốt lên tha thiết: “Chao ôi, những ngày gian khổ của giai đoạn cuối cùng!” (Nhật ký ngày 13/5/1969) [26, tr.147]. Giọng điệu trữ tình đƣợc thể hiện trong Mãi mãi tuổi hai mươi khi anh bộc lộ nỗi nhớ về ngƣời yêu thiết tha rạo rực trào dâng: “Chao ôi, là nhớ… Mình tƣởng tƣợng thấy bóng dáng yêu dấu đang nép sau thân bạch đàn ứ nhựa” (Nhật ký ngày 4/10/1971) [23, tr.46]. Hay ta cũng có thể bắt gặp giọng trữ tình sâu lắng khi Chu Cẩm Phong bộc lộ nỗi nhớ mong tha thiết đến hình bóng ngƣời con gái mà mình yêu: “Ôi! Nghĩ đến hình bóng Em một mình thẫn thờ bƣớc đi giữa những cánh rừng già đại ngàn, leo trên những con đƣờng dốc chênh vênh, hun hút, mình thấy thắt lòng lại” (Nhật ký ngày 31/1/1971) [15, tr.467].

Có thể khẳng định trữ tình mƣợt mà, sâu lắng là nét nổi bật của giọng điệu trong nhật ký. Đây là giọng điệu phù hợp nhất với việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong nội tâm của ngƣời viết. Giọng điệu trữ tình mƣợt mà, sâu lắng đã góp phần làm nên đặc trƣng riêng về thể loại cho nhật ký.

Một phần của tài liệu Nhật ký như một thể loại văn học (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)