1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÔNG VŨ THỦY PHÂN TRONG KHẨU PHẦN TỚI SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI VIỆN CHĂN NUÔI

103 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài - Xác định được tỷ lệ thích hợp khi sử dụng chế phẩm bột lông vũ thay thếmột phần thức ăn giàu đạm bột cá trong khẩu phần nuôi gà thịt LươngPhượng.. Ý nghĩa khoa học

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

Cô giáo hướng dẫn - TS Văn Lệ Hằng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất!

TS Nguyễn Huy Hoàng – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, đã không quản ngại khó khăn tận tình giúp

đỡ, chỉ bảo để tôi có thể thực hiện tốt được đề tài này

Ban Giám đốc Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi – Viện chăn nuôi Quốc gia đã tạo mọi điều kiện để em thực hiện đề tài, đặc biệt TS.Bạch Mạnh Điều

và Ths Chu Thị Thủy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại trung tâm

Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáotrong bộ môn Sinh lý người & động vật, các thầy cô giáo Khoa Sinh học đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết để thực hiện đề tài Em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành chương trình đào tạo.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Thuận Thành 1 – Thuận Thành – Bắc Ninh, các đồng nghiệp trong đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi và chia sẻ công việc giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.Tôi xin gửi lời cảm

ơn sự quan tâm, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, các em học sinh Đó là nguồn động viên tinh thần lớn lao giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng năm 2014

Học viên

Phạm Thị Lan

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu trong bản luận văn này vàcác thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Phạm Thị Lan

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

PHẦN II:NỘI DUNG 3

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Bột lông vũ và hướng sử dụng bột lông vũ làm thức ăn chăn nuôi .3 1.1.2 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa của gia cầm 5

1.1.3 Đặc điểm của gà Lương Phượng 15

1.1.4 Cơ sở khoa học của việc đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu 17

1.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 32

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 32

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 36

Chương II: ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm 38

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 38

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 38

2.2 Nội dung nghiên cứu 38

2.3 Phương pháp nghiên cứu 38

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 38

2.3.2 Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng 41

2.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 41

Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46

A Kết quả theo dõi thí nghiệm 1 46

3.1 Đặc điểm ngoại hìnhcủa gà Lương Phượng 46

3.2 Tỷ lệ nuôi sống 47

Trang 5

3.3 Khả năng sinh trưởng 50

3.3.1 Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi 50

3.3.2 Sinh trưởng tuyệt đối 56

3.3.3 Sinh trưởng tương đối 59

3.4 Tiêu tốn thức ăn 61

3.4.1 Khả năng thu nhận thức ăn 61

3.4 2 Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn 65

3.5 Kết quả nghiên cứu khả năng cho thịt 69

3.6 Kết quả phân tích chất lượng thịt gà Lương Phượng 72

B Kết quả theo dõi thí nghiệm 2: Xác định tỉ lệ tiêu hóa protein của khẩu phần có BLV thủy phân và không có BLV thủy phân cho các lô gà trong thí nghiệm 2 75

Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 39

Bảng 3.2 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 40

Bảng 3.1: TLNS của các lô gà trong TN1 qua các tuần tuổi (%) 48

Bảng 3.2: KL trung bình của các lô gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con).52 Bảng 3.3: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của các lô gà TN qua các tuần (g/con/ ngày) 56

Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của các lô gà TN qua các tuần tuổi (%) 59

Bảng 3.5: Mức thu nhận thức ăn của gà các lô gà thí nghiệm (g/con/ngày) 62

Bảng 3.6: Tiêu tốn thức ăn của các lô gà thí nghiệm (kg TĂ/kg KL cơ thể) 66

Bảng 3.7: Chi phí thức ăn nuôi gà Lương Phượng (đ/kg gà thịt) 69

Bảng 3.8 Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi 70

Bảng 3.9: Thành phần hóa học và tỷ lệ một số loại axít amin trong thịt gà TN 73

Bảng 3.10: Tỷ lệ tiêu hóa protein của gà Lương Phượng (%) 75

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ hệ tiêu hoá của gà 6

Hình 3.1 : Gà Lương Phương lúc 01 và 5 tuần tuổi 46

Hình 3.2: Gà trống và mái Lương Phượng 47

Hình 3.3 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của các lô gà thí nghiệm 53

Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của các lô gà thí nghiệm 57

Hình 3.5: Biểu đồ sinh trưởng tương đối các lô gà thí nghiệm 61

Hình 3.6: Biểu đồ lượng thức ăn thu nhận của các lô gà thí nghiệm 63

Hình 3.7 : Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của các lô gà thí nghiệm 68

Trang 8

do đó lượng lông vũ từ gia cầm sau giết mổ có thể là 36,5 nghìn tấn năm, cònchưa kể các chất thải khác như ruột, phân đây là loại rác thải gây ô nhiễmmôi trường tại địa bàn có khu giết mổ gia cầm tập trung Hiện nay, các nhàkhoa học đã có những nghiên cứu và chế biến các chất thải sau giết mổ giacầm để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Hiện nay, phụ phẩm sau giết mổ gia cầm đã được sử dụng để sản xuấtbột lông vũ qua quá trình xử lý vật lý và hóa học Bột lông vũ có thành phầnchủ yếu là protein đạt 80-85% Tuy nhiên, quá trình sản xuất bột lông vũ chỉtạo ra được sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng thấp, chưa phá hủy được lớpkeratine ở lông nên giảm khả năng tiêu hóa protein Sử dụng enzyme từ vikhuẩn có nhiều ưu điểm hơn, giá thành thấp hơn và thân thiện với môi trườnghơn Enzyme thủy phân lông vũ có nguồn gốc từ vi khuẩn đang là hướngnghiên cứu rất được quan tâm Vì thế, việc nghiên cứu enzyme creatinase từ

vi khuẩn để ứng dụng trong sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm có ý

Trang 9

nghĩa thực tiễn rất lớn Chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh

hưởng của bột lông vũ thủy phân trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của

gà Lương Phượng nuôi tại Viện Chăn Nuôi”.

2 Mục tiêu của đề tài

- Xác định được tỷ lệ thích hợp khi sử dụng chế phẩm bột lông vũ thay thếmột phần thức ăn giàu đạm (bột cá) trong khẩu phần nuôi gà thịt LươngPhượng

- Xác định được khả năng cho thịt của gà Lương Phượng nuôi thịt khi cho

ăn những khẩu phần bổ sung chế phẩm bột lông vũ với tỉ lệ khác nhau

- So sánh tỉ lệ tiêu hóa protein của bột lông vũ và bột lông vũ thủy phân ởmức thích hợp ở gà Lương Phượng giai đoạn 5-12 tuần tuổi

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Kết quả của đề tài cung cấp số liệu ban đầu về ảnh hưởng của bột lông vũthủy phân đến sự sinh trưởng của gà Lương Phượng nuôi thịt, làm cơ sở đểngười chăn nuôi có thể tham khảo khi sử dụng sản phẩm này thay thế một sốnguyên liệu giàu đạm trong khẩu phần nuôi gà, nhằm mục đích hạ giá thành,nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thịt

- Làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu để có cơ sở và địnhhướng nghiên cứu thêm về loại nguyên liệu này làm thức ăn chăn nuôi

- Cung cấp các số liệu tham khảo để các nhà dinh dưỡng và thức ăn vậtnuôi nghiên cứu xây dựng khẩu phần khi dùng bột lông vũ bổ sung vào khẩuphần ăn chăn nuôi

- Sử dụng bột lông vũ thay thế một phần thức ăn giàu đạm trong chăn nuôikhông chỉ là giải pháp giải quyết thức ăn đạm, góp phần hạ giá thành sảnphẩm mà còn sử dụng một cách hữu ích lượng phế thải giết mổ đáng kể thải

ra môi trường Vì thế đề tài còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạn chế ônhiễm môi trường

Trang 10

PHẦN II:NỘI DUNG

Chương I:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Bột lông vũ và hướng sử dụng bột lông vũ làm thức ăn chăn nuôi

1.1.1.1 Bột lông vũ khi chưa thủy phân

Lông vũ bao bọc cơ thể gia cầm, nó chiếm 1-2% khối lượng cơ thể.Thành phần hóa học của lông vũ gồm:88,4% vật chất khô; 83,3% protein thô;1,6% lipit thô; 1,2% xơ; 6,3% khoáng tổng số; 8,2% nước; 1,23% canxi; 0,6%photpho[38] Protein trong bột lông vũ có chứa một số axít amin không thaythế cần thiết cho sự phát triển của gia súc, gia cầm Đặc biệt lông vũ có lượngprotein keratin thô rất cao (80-85%) và phần lớn protein trong lông vũ khônghòa tan trong nước Cấu trúc cơ bản bậc hai của keratin bao gồm 2 dạng α-helix (của tóc và len) và β-sheets của lông vũ Các sợi keratin ở cả hai dạng α-helix và β-sheets xoắn song song với nhau để đảm bảo độ bền ổn định của sợi.Mặc dù rất khó bị phân hủy, nhưng các chất thải keratin có thể bị phân hủybởi các chủng vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm tạo ra các protease keratin –keratinase

Bột lông vũ có thể thay thế 15% bột cá trong khẩu phần ăn mà không có

sự tăng trưởng khác nhau và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá hồi[56].Somseueb và Boonyaratpalin (2001) cũng báo cáo rằng có thể thay thế tối đa5% bột cá bằng bột lông vũ trong khẩu phần ăn của cá trê lai Chumlong vàChutinthorn (2000)[82]đã tiến hành nghiên cứu thay thế một phần bột cábằng bột lông vũ lên men trong khẩu phần ăn của cá rô phi Thí nghiệm đượctiến hành với 5 tỷ lệ bột lông vũ lên men/ bột cá khác nhau là 0/100, 25/75,50/50 75/25 và 100/0 Tất cả các chế độ ăn có hàm lượng protein là 30 %,

Trang 11

nuôi trong 12 tuần Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng lên men bột lông

vũ có thể được sử dụng từ 25% đến 50% mức ăn cho cá rô phi mà không ảnhhưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn

Bột lông vũ có thể thay thế 7% bột đậu tương trong khẩu phần thức ăncho gia cầm đặc biệt cải thiện ở gà thịt Versazyme là một enzyme có nguồngốc từ sản phẩm keratinase đang được bán trên thị trường dưới dạng bột Sảnphẩm này đã làm tăng hiệu quả hấp thu bột lông vũ ở gà và tăng sản lượngthịt gà Ngoài ra sử dụng sản phẩm này có thể giảm việc sử dụng tới 10%protein thô vào khẩu phần của gà[86]

1.1.1.2 Bột lông vũ thủy phân

Lông vũ nếu được thủy phân, tỉ lệ tiêu hóa protein có thể đạt 70-75% và

sẽ trở thành nguyên liệu thức ăn cung cấp protein có giá trị cao Lông vũ saukhi thuỷ phân là nguồn protein tốt, có thể thay thế bột cá trong thức ăn cho gàthịt Tỷ lệ bột lông vũ chưa thủy phân trong thức ăn hỗn hợp từ 2%- 4% phụthuộc vào tuổi của gà, tỷ lệ này không vượt quá 2% trong giai đoạn 2 tuầntuổi đầu và khoảng 4% cho các tuần tuổi sau Khi cho gà thịt ăn thức ăn hỗnhợp có bột lông vũ, người ta thấy màu sắc của da vàng hơn, thịt có vị đậm đà,không có mùi lạ của bột lông vũ

* Nhóm vi khuẩn thủy phân keratin

Keratin là thành phần chủ yếu trong lông vũ, là protein cấu trúc sợi,giàu liên kết disulfide, hydro và các đầu tương tác kị nước dẫn đến độ bền cơhọc cao Theo Lin và cs (2009) [70], keratin không hòa tan trong nước vàkhông phân hủy bởi các enzyme phân giải protein phổ biến như trypsin,pepsin và papain Nhưng keratin có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật có khảnăng sinh keratinase cao

Hiện nay, keratinase được thu từ nhiều nguồn khác nhau như nấm, xạkhuẩn, vi khuẩn Trong nhóm vi khuẩn có khả năng sinh keratinase, hoạt tính

Trang 12

keratinase cao đã được ghi nhận rộng rãi đối với các chủng từ Bacillus.

Keratinase có đặc tính sinh hóa rất đa dạng khi được thu từ các nguồn khác

nhau Mặc dù chỉ phân lập trong phạm vi hai chủng vi khuẩn B licheniformis

và B subtilis nhưng cũng cho ta thấy sự đa dạng của keratinase Đối với B.

licheniformis, theo nghiên cứu của Lin và cs (1992) [70], keratinase có khối

lượng phân tử 33 kDa, pH tối ưu đã được xác định 7,5, nhiệt độ tối ưu là 50°C

và ổn định khi bảo quản ở -20°C Đối với chủng B subtilis, keratinase có khối

lượng phân tử là 25,4 kDa, pH tối ưu là 7,5 và nhiệt độ tối ưu là 70°C theocông bố của Gupta và Ramnani (2006)[63] Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng

keratinase được phân lập từ chủng B licheniformis và B subtilis là thành viên

của nhóm protease serine điều này đã được đề cập đến trong công bố củaBrandelli (2008) [56] Đây là nhóm enzyme thương mại, có nhiều ứng dụngquan trọng trong các ngành công nghiệp, trong các quá trình công nghệ sinh họcliên quan đến chất thải có chứa creatine từ ngành công nghiệp gia cầm và côngnghệ da Mặt khác keratin sau khi bị thủy phân có thể làm thức ăn chăn nuôi,phân bón, keo, tạo ra các axit amin hiếm như serine, cystein và proline và làmgiảm ô nhiễm môi trường

1.1.2 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa của gia cầm

Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với độngvật có vú Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ dichuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá Ở gà còn non, tốc độ này là 30 - 39 cmtrong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 - 40cm và ở gà trưởng thành là 40 - 42cm Chiềudài của ống tiêu hoá gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lạitrong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác Do

đó, để quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn cầnphải được chế biến phù hợp với trạng thái sinh lý và lứa tuổi của gia cẩm vàđồng thời có hàm lượng xơ ở mức thích hợp

Trang 13

Hình 1.1: Sơ đồ hệ tiêu hoá của gà

1 - Thực quản; 2 -Diều; 3 -Dạ dày tuyến; 4 - Dạ dày cơ; 5 - Lá lách; 6 - Túimật; 7 - Gan; 8 - Ống mật; 9 - Tuyến tuỵ; 10 - Ruột hồi manh tràng; 1 1 -Ruột non; 12 - Ruột thừa (manh tràng); 13 - Ruột già; 14 - Ổ nhớp

- Tiêu hoá ở miệng

Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ Hình dáng và độ lớn của mỏ ở các loài giacầm rất khác nhau Gà có mỏ ngắn, nhọn và cứng, hơi cong Đường vành mỏtrên có thêm những răng nhỏ bằng sừng dùng dể lọc nước và cắn rau, cỏ.Trong chất sừng của mỏ có rất nhiều các đầu dây thần kinh, có chạc ba đượcgọi là các tiểu thể xúc giác Dây thần kinh còn có ở trên vòm miệng cứng vàdưới lớp sừng biểu bì của lưỡi Lưỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng, cóhình dạng và kích thước tương ứng với mỏ Bề mặt phía trên của lưỡi cónhững gai rất nhỏ hoá sừng hướng về cổ họng, có tác dụng giữ khối thức ăntrong miệng và đẩy chúng về phía thực quản

Các cơ quan thị giác và xúc giác kiểm tra sự tiếp nhận thức ăn Đối với

gà và gà tây, các cơ quan vị giác và khứu giác rất kém phát triển Khi không

đủ ánh sáng, gà và gà tây sẽ ăn kém Gia cầm thực hiện mổ và nuốt thức ănnhờ các động tác nâng lên, hạ xuống linh hoạt của đầu Gà thực hiện từ 180 -

240 động tác mổ trong 1 phút, gà tây 60 Số lượng thức ăn mà gia cầm ăn được

Trang 14

trong 1 đơn vị thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài và tuổicủa gia cầm Khi gia cầm đói, nó mổ nhanh và ăn nhiều Gia cầm tiếp nhận thức

ăn lỏng và nước bằng cách nâng đầu rất nhanh rồi ngửa cổ lên để nuốt

Việc điều khiển lượng thức ăn ở gia cầm được thực hiện bởi các trungtâm thần kinh của vùng dưới đồi thị Các trung tâm này bị kích thích hoặc ứcchế do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh (thành phần và tính chất của thức

ăn, tần số và thời gian cho ăn) và nội sinh (mức độ của các quá trình trao đổichất).Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt đẻ dễnuốt Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém Động tác nuốt ở giacầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn đượcchuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản Thanh quản đượcnâng lên phía trước và lên trên, lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xươngdưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho thức ăn rơi vào đường hô hấp Viênthức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy vào lỗ thực quản và sau đó, donhững co bóp nhu động của thành thực quản, nó được đẩy vào diều Ở giacầm đói, thức ăn được đẩy thẳng vào dạ dày, không qua diều Trong thànhthực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làmướt và trơn thức ăn khi nuốt

- Tiêu hoá ở diều

Ở gà, gà tây, gà phi và chim bồ câu, diều là một chỗ phình rộng hơn,hình túi Diều nằm bên phải, chỗ đi vào khoang ngực, ngay trước chạc ba nốiliền 2 xương đòn phải trái Mặt ngoài của diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ

da, cơ này giúp cho nó giãn nở rộng khi thức ăn rơi vào Các lỗ dẫn vào và dẫn

ra của diều rất gần nhau và có các cơ thắt Giữa các cơ thắt lại có ống diều - làmột phần của diều Khi gia cầm đói, thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày,không qua túi diều Ở gà, diều chứa được 100 - 120g thức ăn Thức ăn ở diều

Trang 15

được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các men của thức

ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật

- Tiêu hoá ở dạ dày

Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ Thức ăn từ diều đượcchuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày

cơ bằng một eo nhỏ Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và môliên kết Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục Ởđáy màng nhầy có những tuyến hình túi phức tạp Khối lượng của dạ dàytuyến ở gà vào khoảng 3,5 - 6g Các mô có tuyến nhầy chiếm tới 51,4% Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axitclohidric, enzim và musin Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ởdạng không hoạt động - pepsinogen và được hoạt hoá bởi axit clohidric Các

tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàumusin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày Sự tiết dịch dạ dày ởgia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên

Dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng không màu hoặc hơi trắng đục, có

pH axit Độ pH của dịch dạ dày ở gia cầm trung bình là 3,0; thường là 2,6 Độ

pH sẽ giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất kiềm, cacbonat canxi, bộtxương Ở gà, số lượng dịch dạ dày và độ axit tăng dần lên cùng với độ tuổi Ở gàcon vài ngày tuổi, dịch dạ dày có tính axit (pH = 4,2 - 4,4) Axit clohidric tự dokhông thường xuyên được tìm thấy trong khối chứa trong dạ dày của gà con có

độ tuổi từ 1 - 5 ngày

Kiểu cho ăn ảnh hưởng đến lượng chế tiết và hoạt tính proteolytic củadịch dạ dày Nếu cho ăn thức ăn tổng hợp, có thêm củ cà rốt hoặc rau xanhnghiền nhỏ sẽ làm tăng sự chế tiết và sức tiêu hoá của dịch dạ dày ở gà con 1

- 5 ngày tuổi Ở gà con 31 - 40 ngày, độ axit đạt mức tối đa (pH = 1,15 - 1,55)

và giữ ở mức độ đó với sự dao động không lớn trong các thời kỳ tiếp theo

Trang 16

Hoạt tính phân giải protein (proteolytic) của dịch dạ dày ở gà con 10 - 20ngày tuổi đạt tới mức độ cao (1,36 - 2,00mm) và sau đó bị thay đổi rất ít đến

60 ngày tuổi

Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía sauthuỳ trái của gan và lệch về khoang bụng trái Ở những gia cầm ăn hạt (gà, gàtây, gà phi), dạ dày cơ lớn hơn một cách đáng kể so với ở thuỷ cầm Lối vào

và lối ra ở dạ dày cơ rất gần nhau, nhờ vậy, thức ăn được giữ lại tại đây lâuhơn, chúng sẽ bị nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn với men và được tiêu hoádưới tác dụng của các dịch dạ dày cũng như enzim và chất tiết của vi khuẩn.Dịch tiêu hoá không được tiết ra ở dạ dày cơ Niêm mạc của mề rất dày vàđược cấu tạo từ hai lớp: biểu bì cùng với lớp màng bằng sừng và một lớpnhầy đặc chắc từ mô liên kết Trong việc tạo thành màng sừng có các tuyếncủa màng nhầy, biểu bì của những chỗ trũng ở dạ dày tham gia Màng sừngcủa mề luôn bị mòn đi, nhưng nhờ sự dày lên ở đáy nên chiều dày của nóđược ổn định Ngoài ý nghĩa cơ học, màng sừng còn giữ cho vách dạ dày khỏi

bị tác động của những yếu tố bất lợi Màng sừng bền với pepsin, không bị hoàtan trong các axit loãng, kiềm và các dung môi hữu cơ (Ju, T T echver,1984) Các sản phẩm tiêu hoá, thức ăn, vi khuẩn không được hấp thu quamàng sừng, vách dạ dày Chất lượng của màng sừng phụ thuộc vào kiểu cho

ăn Nếu trong thời gian dài chỉ cho gà ăn thức ăn ướt, thì màng sừng bị mềm

đi và biến mất Lớp cơ của mề cấu tạo từ mô cơ phẳng, một đôi cơ lớn chính

có dạng hình tam giác hướng các đáy lại với nhau đã tạo nên khối cơ của vách

mề Sự co bóp nhịp nhàng của mề xảy ra trong 2 pha: trong pha đầu, 2 cơchính co bóp; và sau đó là các cơ trung gian (pha thứ 2) Thời gian của mỗinhịp co của 2 đôi cơ ở gà trong khoảng 2 - 3 giây, còn cả chu kỳ co bóp là 20giây Tần số co bóp phụ thuộc vào độ rắn của thức ăn Khi ăn thức ăn ướt có 2lần co bóp, còn thức ăn cứng - 3 lần trong 1 phút Tần số co bóp của mề trung

Trang 17

bình ở gà là: khi đói 2,6; sau khi cho ăn 2,9; một giờ sau khi ăn 2,3 lần/phút.Sỏi và các dị vật chứa trong dạ dày có một ý nghĩa nhất định trong việcnghiền và làm sạch những tiểu thể thức ăn trong khoang dạ dày Chúng làmtăng tác dụng nghiền của vách dạ dày.

Đối với gia cầm, sỏi tốt nhất là từ thạch anh, chúng bền với axitclohidric của dịch dạ dày Để hệ tiêu hoá hoạt động bình thường thì kíchthước của các viên sỏi với gà con mới nở nên nhỏ (đường kính 2,5 - 3mm) vàtăng lên theo tuổi Gia cầm đã trưởng thành có thể nuốt được loại sỏi cóđường kính đến10 mm Không nên thay sỏi bằng cát, đá vôi, thạch cao, vỏ sò,

vỏ ốc hến, phấn Cát sẽ đi rất nhanh từ dạ dày vào ruột và gây kích thích.Những chất khác đã kể trên sẽ bị axit clohidric hoà tan và gây rối loạn tiêuhoá ở dạ dày, sau đó là ở ruột Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấpthu các chất dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn bị giảm xuống Ở gia cầmnon, việc thiếu sỏi trong dạ dày làm giảm khối lượng tuyệt đối của dạ dày 30 -35% Các cơ của dạ dày sẽ trở nên nhũn và xuất hiện những vết loét trênmàng nhầy

Trong dạ dày cơ, ngoài việc nghiền thức ăn cơ học, còn xảy ra quá trìnhhoạt động của các men Dưới tác động của axit clohidric, các phân tử proteintrở nên căng phồng và dễ bị phân giải

- Tiêu hoá ở ruột

Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm.Nguồn các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đivào manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn

Dịch ruột gà là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH - 7,42) với

tỷ trọng 1,0076 Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic,aminolytic và lypolytic và cả men enterokinaza

Trang 18

Dịch tụy là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toanhoặc hơi kiềm (pH 7,2 - 7,5) Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn cócác axiTamin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl 2, NaHCO3 ) Dịch tuỵcủa gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin, cacbosipeptidaza, amilaza,mantaza, invertaza và lipaza Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá làtripsinogen, dưới tác động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hoá,phân giải các protein phức tạp ra các axít amin Men proteolytic khác là cáccacbosipeptidaza được tripsin hoạt hoá cũng có tính chất này Các menamilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các monosacarit nhưglucoza, Lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit thành glyserin và axitbéo Cơ chế việc chế tiết tuyến tuỵ ở gia cầm giống với động vật có vú Ở gà

10 12 tháng tuổi, trước khi cho ăn, tuyến tiết ra một lượng dịch nhỏ: 0,4 0,8ml/giờ (sự chế tiết bình thường) Từ 5 - 10 phút sau khi cho ăn, mức độchế tiết tăng 3 - 4 lần và giữ đến giờ thứ ba, sau đó việc tiết dịch dần dần giảmxuống, đến giờ thứ 9 - 10 sau khi cho ăn thì bằng mức độ ban đầu

Số lượng dịch và hoạt tính men thay đổi phụ thuộc vào thể tích vàthành phần thức ăn Thức ăn giàu protein sẽ nâng hoạt tính proteolytic củadịch lên đến 60%; thức ăn giàu lipit sẽ làm tăng cường hoạt tính lypolytic,hoạt tính này được giữ ở mức độ cao đến 10 giờ Bột đậu tương có chứa nhiềuprotein và dầu sẽ nâng mức độ chế tiết của tuyến lên 85% và đồng thời cũngnâng cả hoạt tính proteolytic và hoạt tính lypolytic của dịch lên tương ứngđến 20% và 16%

Mật được gan tiết ra không ngừng, một phần đi vào túi mật (gà, vịt,ngỗng), phần còn lại thì đổ trực tiếp và tá tràng Ở chim bồ câu, gà phi và đàđiểu không có túi mật, tất cả mật tiết ra đều đổ thẳng vào tá tràng Mật giacầm là một chất lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, kiềm tính (pH 7,3 - 8,5) Dịchtrong túi mật đậm đặc hơn và có màu đậm hơn Về thành phần mật, ở các loài

Trang 19

gia cầm khác nhau không giống nhau Lượng chất khô chứa trong mật gan ở

gà là 3 - 4%, còn trong túi mật 7,9; độ đặc là 1,01 - 1,04 Các thành phần điểnhình của mật là các axit mật, sắc tố, và cholesterin, ngoài ra còn có gluxit, cácaxit béo và các lipit trung tính, musin, các chất khoáng và các sản phẩm traođổi chất có chứa nitơ Ngoài sự tham gia vào quá trình tiêu hoá ở ruột, gancòn đóng vai trò quan trọng trong trao đổi protein, gluxit, lipit và khoáng.Trong gan, các axit uric, các chất cặn bã khác, hồng cầu chết bị phân huỷ,chất độc hại được trung hoà và thải vào nước tiểu Trong các tế bào của gan

có chứa glycogen, là nguyên liệu để tạo nên các vitamin quan trọng (A, D, vàcác vitamin khác)

Các men trong ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pHdao động trong những phần khác nhau của ruột Trong tá tràng, dưới tác độngcủa axit clohidric và các men của dịch dạ dày (pepsin và chimosin), protein bịphân giải đến pepton và polypetit Các men proteolytic của dịch tuỵ tiếp tụcphân giải chúng đến các axiTamin trong hồi tràng; gluxit của thức ăn đượcphân giải đến các monosacarit, do tác động của amilaza của dịch tuỵ và mộtphần do amilaza của mật và của dịch ruột; Sự phân giải lipit được bắt đầutrong tá tràng, dưới tác động của dịch mật, dịch tuỵ và tạo ra các sản phẩm làmonoglyserit, glyserin và axit béo

Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực Sựphân giải các chất dinh dưỡng không chỉ có trong khoang ruột (tiêu hoá ởkhoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế bào biểu bì (sự tiêu hoá

ở màng) Tiêu hoá ở khoang là sự thuỷ phân thức ăn, còn tiêu hoá ở màng làcác giai đoạn tiếp theo, tạo ra các sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hoá để hấpthu Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích thước lớn đượcphân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra các sản phẩmtrung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của các tế bào

Trang 20

biểu mô Ở đó, trên các nhung mao có các men tiêu hoá, tại đây diễn ra giaiđoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axiTamin,monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu Quan hệ qua lại của quá trình tiêu hoá

ở khoang, ở màng và vai trò của tiêu hoá màng ruột của gia càm hiện nay cònchưa được nghiên cứu đầy đủ

Sự tiêu hoá trong manh tràng của gia cầm nhờ có các men đã đi vàocùng với chymus từ phần ruột non và từ hệ vi khuẩn Các vi sinh vật bắt đầuthâm nhập vào manh tràng gia cầm non ngay từ lần tiếp nhận thức ăn đầutiên Ở đây, các vi khuẩn sinh sản rất nhanh Trong manh tràng cũng sảy raquá trình tiêu hoá protein, gluxit và lipit Ngoài ra, các vi khuẩn còn tổng hợpcác vitamin nhóm B

Khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất hạn chế Cũng như ở động vật

có vú, các tuyến tiêu hoá của gia cầm không tiết ra một men đặc hiệu nào đểtiêu hoá xơ Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng cácmen do vi khuẩn tiết ra Những loài gia cầm có manh tràng phát triển hơn như

đà điểu, ngan, ngỗng thì các chất xơ được tiêu hoá nhiều hơn Ở các loại giacầm khác nhau thì chỉ có có trung bình từ 10 - 30% cất xơ được phân giải

- Sự hấp thu

Ở gia cầm, các quá trình hấp thu chủ yếu xảy ra ở ruột non Ở đây cácsản phẩm phân giải cuối cùng protein, lipit và gluxit; nước, các chất khoáng,các vitamin được hấp thu

Các chất chứa nitơ chủ yếu được hấp thu dưới dạng các axít amin.Cường độ hấp thu các axít amin riêng biệt không phụ thuộc vào khối lượngphân tử của chúng Ở gà thấy có sự hấp thu một cách cạnh tranh giữa một sốaxít amin Việc hấp thu metionin sẽ bị ngừng lại một chút khi có mặtphenilalanin Gluxit được hấp thu dưới dạng các đường đơn (monosacarit) vàđường đôi (disacarit) Khả năng hấp thu đường ở gà được phát triển trong 14ngày tuổi Glucoza và galactoza được hấp thu nhanh hơn một cách đáng kể sovới fructoza và mantoza

Trang 21

Hấp thu mỡ trong ruột, dưới tác động của men lipaza, mỡ được phângiải đến glyserin và axit béo Các sản phẩm của sự phân giải mỡ, về cơ bảnđược hấp thu trong phần mỏng của ruột Glyserin được hoà tan rất tốt trongnước và được hấp thu rất nhanh Các axit béo kết hợp với các axit mật, kali vànatri tạo thành các hợp chất hoà tan được trong nước sau đó mới được hấpthu Người ta cho rằng một phần nhỏ của lipit dưới dạng các nhũ tương có thểđược hấp thu trực tiếp.

Trong tương bào của biểu mô ruột, các axit béo bị tách ra khỏi các axitmật và một phần được tái tổng hợp thành các phân tử của lipit Các axit béođược giải phóng ra trong quá trình hấp thu kích thích sự hấp thu lẫn nhau,chẳng hạn, khi có các axit béo không bão hoà thì vận tốc hấp thu các axit béobão hoà như palmitinic và stearinic được tăng lên trong ruột non gà con Hiệuquả của việc bổ sung lipit vào khẩu phần của gà con phụ thuộc vào tỷ lệ giữacác axit béo bão hoà và không bão hoà trong khẩu phần

Hấp thu nước ở gia cầm được thực hiện trong tất cả các phần ruột non

và ruột già Có từ 30 - 50% nước được hấp thu, quá trình này phụ thuộc ápsuất thẩm thấu trong ruột, trong máu và các mô Người ta đã xác định đượcrằng trong một số trường hợp, ở gia cầm có sự tuần hoàn nước, một phầnnước đã được hấp thu từ ruột vào máu rồi lại bị bài tiết trở lại vào diều, làm

nó căng phồng lên

Các chất khoáng được hấp thu trên toàn bộ chiều dài ruột non Diều, dạdày và ruột già hấp thu các chất khoáng không đáng kể Các muối natri, kaliclorua hoà tan được trong chymus, được hấp thu một cách chọn lọc và với tốc

độ khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu về các chất đó của cơ thể Natri cloruađặc biệt dễ được hấp thu trong ruột gà con, vịt con và gà tây con Khi cho ănthừa, muối này sẽ sinh ra sự rối loạn trao đổi chất, gà sẽ bị nhiễm độc muối

Trang 22

Cường độ hấp thu canxi phụ thuộc vào nồng độ canxi trong máu, tínhchất của khoáng trong thức ăn cũng như hàm lượng dịch mật và vitamin D3trong ruột Khi gà bị bệnh còi xương thì sự hấp thụ canxi bị giảm xuống độtngột Canxi còn bị hấp thu ít hơn khi không có đủ vitamin D trong khẩu phần.Muối canxi clorua được hấp thu tốt hơn so với các muối canxi khác Lượngphotpho quá cao trong khẩu phần sẽ làm ngừng việc hấp thu canxi Tuổi vàtrạng thái sinh lý của gia cầm cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi Người tanhận thấy rằng, ở gà con 4 tháng tuổi chỉ có 25% canxi được hấp thu, còn ở

gà đẻ trứng từ 6 - 12 tháng tuổi là 50 - 60% Trong thời gian thay lông ở gà 14tháng tuổi, có 32% canxi được hấp thu

Sự hấp thu photpho phụ thuộc vào sự tương quan của nó với canxi vàđược xác định bởi nhu cầu trong cơ thể gia cầm

Vitamin A được hấp thu ở manh tràng Gia cầm non hấp thu vitamin Anhanh hơn nhiều so với gia cầm trưởng thành: sau 1 - 1,5 giờ sau khi cho ăn

đã tìm thấy vitamin này trong máu, còn ở gà mái đẻ chỉ thấy sau khi ăn 12giờ Trong ruột gia cầm, vitamin A được tìm thấy trong biểu mô của màngnhầy, ở dạng este Sự hấp thu carotin xảy ra sau khi chúng vừa giải phóngkhỏi các hợp chất béo và việc hoà tan chúng trong chymus Các axít mật gâykích thích hấp thụ huyền dịch - carotin Việc hấp thu carotin bị giảm xuốngkhi cơ thể được cung cấp vitamin A Cường độ hấp thu vitamin B1 phụ thuộcvào nhu cầu của cơ thể và vào nồng độ của nó có trong thức ăn Sự hấp thuxảy ra tốt hơn ở những phần bên trên của ruột non Việc bổ sung các chấtkháng sinh vào thức ăn làm tăng cường sự hấp thu tiamin ở gà con Vitamin E

ở gà con được hấp thu với sự tham gia của dịch mật

1.1.3 Đặc điểm của gà Lương Phượng

* Nguồn gốc

Theo tác giả Nguyễn Duy Hoan và cs, (1999)[10], cho biết: Gà LươngPhượng là giống gà kiêm dụng lông màu có xuất xứ từ vùng ven sông LươngPhượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung

Trang 23

Quốc) lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trốngđịa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như gà Kabir, Discan GàLương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Ủy ban Khoa học thành phố NamNinh Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những năm gần đây GàLương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậunóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

* Đặc điểm và chỉ tiêu năng suất

- Đặc điểm

Đặc điểm ngoại hình của gà Lương Phượng rất giống với gà địaphương: mào, yếm, mặt, tích, tai đều màu đỏ Con mái lông vàng nhạt, điểmcác đốm đen ở cổ, cánh Con trống lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâucánh dán ở lưng, nâu xanh đen ở đuôi Da, mỏ, chân màu vàng Mào, yếm,tích, tai phát triển, mào đỏ tươi, mào đơn Ức sâu nhiều thịt Gà LươngPhượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm,đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi côngnghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) hoặc nuôi thả vườn, ngoài đồng,trên đồi

- Chỉ tiêu năng suất

Khối lượng gà Lương Phượng nuôi thịt ở vụ xuân ở giai đoạn 70 ngày tuổicon trống đạt 2104,23g, con mái đạt 1619,83g, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăngkhối lượng ở con trống là 2,48kg và con mái là 2,65kg, tỷ lệ nuôi sống đạt97,84% Khối lượng gà thịt Lương Phượng nuôi vụ hè ở giai đoạn 70 ngày tuổicon trống đạt 1908,87g, con mái đạt 1632,27g, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăngkhối lượng ở con trống là 2,61kg và con mái 2,71kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,16%

ở con trống, 97,56% ở con mái

Theo tác giả Đào Văn Khanh (2002)[15], thì màu sắc của gà thịt giốngLương Phượng như sau: Con trống có màu đỏ, mút của lông đuôi, lông cánh

và lông cổ có màu đen Con mái có màu sắc phong phú với nhiều loại màu

Trang 24

như: Nâu thẫm có đốm đen, nâu nhạt, vàng đen, màu lá chuối khô, điểm mútcủa lông đuôi có mùa đen Mỏ và chân vàng hoặc nâu xám.

1.1.4 Cơ sở khoa học của việc đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu

1.1.4.1 Chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình

Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của vật nuôi Các đặc điểm về ngoạihình của gà là đặc trưng cho giống, phản ánh tình trạng sức khỏe, thể hiệnkhuynh hướng, khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi Ngoại hình

gà bao gồm các đặc điểm về vóc dáng, cơ thể, màu sắc da, lông, hình dạng vàmàu sắc của mào, mỏ, chân

+ Mào: Mào gà đa dạng về hình dáng, kích thước, màu sắc đặc trưngcho từng giống gà, theo tác giả Phan Cự Nhân (1971)[30] khi có mặt gen Ab

gà sẽ có mào dạng hoa hồng, gen aB sẽ có dạng mào nụ và gen ab có dạngmào cờ: mào cờ (gà ri, gà mía), mào hoa hồng (gà Hồ, gà Đông Tảo), màotrái dâu (gà chọi), mào hạt đậu (gà chọi) Dựa vào hình dáng của mào ta cóthể biết được tình trạng sức khỏe và điều kiện sống của chúng

+ Mỏ: Mỏ gà có nguồn gốc vẩy sừng, ngắn, cứng, chắc Mỏ trên của gàthường cong và dài hơn mỏ dưới Mỏ có màu vàng, đỏ, trắng hay đen, nhưngcũng có mỏ màu nâu, đỏ tươi và xanh lục Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năngsản xuất không cao

+ Bộ lông: Lông là dẫn xuất của da Người ta phân biệt các loại lôngtheo cấu trúc và chức năng của chúng: lông ống, lông nệm (lông bông), lôngchỉ, lông chổi và lông tơ Lông thể hiện các đặc điểm di truyền của giống và

có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại, ngoài ra còn giúp phân biệt giớitính Bộ lông gà nói riêng hay gia cầm nói chung rất đa dạng về màu sắc vàkiểu lông Màu sắc lông gà gắn chặt với sự có mặt của sắc tố melanin vàlipocrom Ở trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy Tiền sắc tố melanin

là melanogen Sự ôxi hóa melanogen ở mật độ khác nhau sẽ cho ra các màulông khác nhau: vàng đất, vàng rỉ sắt, hung rỉ sắt, nâu, đen Nếu không có

Trang 25

sắc tố thì lông trắng, đó là gà bạch tạng thường thấy ở các giống gia cầmsiêu thịt Các giống gà bản địa nguyên thủy có màu lông pha tạp, gà hiện đại

có bộ lông đặc trưng thuần nhất Đó là đặc tính quan trọng được sử dụngtrong công tác chọn giống Ngày nay gà siêu thịt có lông màu trắng, gà đẻtrứng thương phẩm thường có lông màu nâu Phân biệt trống, mái: gàHyline, Goldline trống thương phẩm màu trắng, mái màu nâu Bình thườnggia cầm thay lông theo mùa Khi thay lông gia cầm không sinh sản, trạngthái sinh lý không ổn định, khả năng chống bệnh tật giảm sút Sự thay lôngđầu tiên lúc còn nhỏ ở gà và gà tây ở cuối năm tuổi thứ nhất Gà mọc lôngcánh sớm, ngay ở lúc sau hai tuần tuổi chúng đã có thể sử dụng cánh để baynhẩy Ở gà cao sản đã không còn thay lông theo mùa

+ Chân: Những gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng không đượcthô Gà có chân hình chữ bát, các ngón cong, chân khuyết tật không nên sửdụng làm giống Chân gà thường có bốn ngón, cá biệt có giống có năm ngón(gà Ác), chân gà có vẩy sừng bao bọc, phần cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da:

da chân có thể màu vàng, trắng, đen (gà Ác) hay đỏ (gà Chọi) Bàn chân vàngón chân được bao bọc một lớp vẩy sừng có màu sắc tương tự như mỏ Gà

có đặc điểm chân cao thì khả năng cho thịt thấp và khả năng phát dục chậm,

gà mái có khả năng đẻ tốt thì chân thấp Móng phát triển từ phần cuối cùngcủa ngón, gồm các tế bào biểu bì Cựa có ở gà trống, là dấu hiệu sinh dục thứcấp Khi gà trống non cựa ngắn và tù, khi gà trống già cựa dài, sắc và cứng.Cựa có vai trò trong khi cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài

+ Da: Da của gia cầm thường mỏng và dễ tách khỏi cơ thể, đó là điểmkhác hơn so với gia súc Da của gia cầm không có tuyến mồ hôi và tuyến mỡ,chỉ có ở đuôi có tuyến mỡ, tuyến này có mùi vị đặc biệt, gia cầm dùng mỏ hútlấy tuyến mỡ này bôi lên lông mình để bảo vệ thân thể khỏi bị ướt Trạng thái

da của cơ thể có liên quan đến sinh sản và sức khỏe của gà Gà khỏe mạnh dacủa nó mềm và đàn hồi, ở gà bệnh da thường xấu thô và cứng [30]

Trang 26

1.1.4.2 Kích thước, khối lượng cơ thể và tốc độ mọc lông

* Kích thước cơ thể

Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, tươngứng với từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào phân biệtgiống, dòng Giới hạn kích thước của loài, của cá thể do tính di truyền quyđịnh, kiểu gen của mỗi cá thể Tính di truyền của kích thước không tuân theo

sự phân ly đơn giản của các quy luật Mendel [14]

Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan với khối lượng cơ thể Qua

đó có thể đánh giá sự sinh trưởng và áp dụng cho chọn giống Kích thước cơthể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như giai đoạn thành thục thể vóc đểchuyển chế độ nuôi dưỡng, chế độ sử dụng (thịt, trứng), liên quan đến các chỉtiêu về chất lượng trứng

Kích thước cơ thể được xác định qua các chiều đo: vòng ngực, dài thân,dài cánh, dài lườn, dài đùi, vòng cổ chân Gia cầm hướng thịt có số đo kíchthước các chiều phát triển hơn gia cầm hướng trứng Thông qua kích thước cơthể, giai đoạn sinh trưởng, đặc điểm sinh học của giống, nhu cầu sinh trưởng từ

đó xây dựng chế độ ăn, thiết kế chuồng trại, tạo môi trường tối ưu cho giai đoạnsinh trưởng phát triển của gà

* Khối lượng cơ thể

Mức độ tăng khối lượng cơ thể là một chỉ số được sử dụng phổ biến đểđánh giá về khả năng sinh trưởng Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu đánh giá khảnăng tích lũy của cơ thể được xác định bằng cân trực tiếp Đơn vị tính làg/con hay kg/con Khối lượng cơ thể theo dõi qua từng tuần tuổi kể từ lúc giacầm mới nở cho đến khi kết thúc quá trình nghiên cứu Dựa vào các số liệuthu thập được, người ta lập đồ thị khối lượng cơ thể còn gọi là đồ thị sinhtrưởng tích lũy

Trang 27

Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quy định qua cácyếu tố di truyền Jull và Quinn (1931), Maw (1935), Kaufman (1948),Godfrey (1953) cho rằng trong sự di truyền khối lượng phải có sự tham giacủa ít nhất một gen liên kết với giới tính, trong đó Godfrey (1953), cho rằngtính trạng này được quy định ít nhất bởi 15 cặp gen (Dẫn theo tác giả NguyễnVăn Thiện và CS (1995) [42]) Sự tăng khối lượng cơ thể là kết quả của sinhtrưởng và phát dục, đây là hai quá trình thống nhất không tách rời nhau,chúng ảnh hưởng hỗ trợ nhau cùng phát triển (Chamber J.R - 1990) [58].

Khối lượng cơ thể cho biết hiệu quả sử dụng thức ăn là căn cứ cần thiết đểquy định thời gian nuôi dưỡng tương ứng với khối lượng xuất chuồng, giết mổ

Đối với gà nuôi hướng thịt, điều quan tâm trước tiên là khối lượng gà đạtđược từ khi nở tới thời điểm mổ thịt Khối lượng cơ thể gà tương ứng theo tuầntuổi bao hàm các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong sản xuất sản phẩmthịt hàng hóa

* Tốc độ mọc lông

Tốc độ mọc lông là một trong những đặc tính di truyền liên quan tớisinh trưởng và phát triển của cơ thể Gia cầm non mọc lông nhanh thì sinhtrưởng phát dục tốt trong các điều kiện khác nhau Tốc độ mọc lông là sự biểuhiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có thể có quan hệ mật thiết với cường

độ sinh trưởng của gia cầm (Theo Cao Bá Cường, (2010) [3]) Tác giả Hayer

và cộng sự (1970) [65], cho biết gà mái mọc lông đều hơn gà trống trong cùngmột dòng và ảnh hưởng của hooc mon có tác dụng ngược với gen liên kết quyđịnh tốc độ mọc lông Mọc lông là do một số gen quy định phụ thuộc vào sắc

tố chứa trong bào tương của tế bào Lông gia cầm có màu sắc khác nhau là domức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin (melanogene) trong các tế bào lông.Nếu các chất sắc tố là lipocrom (carotioit) thì lông có màu vàng, xanh tươi hoặcmàu đỏ, nếu không có chất sắc tố thì lông có màu trắng

Trang 28

1.1.4.3 Khả năng sinh trưởng

* Khái niệm sinh trưởng và các giai đoạn sinh trưởng của gà

Sinh trưởng là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất (đồnghóa và dị hóa) làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thướccủa từng bộ phận và toàn bộ cơ thể (theo TS Văn Lệ Hằng, 2007) [8]

Cơ sở của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sinh sản và tế bào pháttriển Hai dấu hiệu nhận biết và phát triển: biểu hiện bên ngoài là sự tăng kíchthước, khối lượng của các cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể, thực chất bêntrong tế bào là quá trình đồng hóa tích lũy vật chất để tăng kích thước, khốilượng tế bào, mặt khác lại phân chia làm tăng số lượng tế bào Quá trình sinhtrưởng làm cho cơ thể lớn lên và phát triển

Theo tác giả Hammod (1959) (dẫn theo F.B.Hutt, 1978) [5] thì sự sinhtrưởng diễn ra theo trình tự: hệ thống chức năng tiêu hóa, nội tiết, hệ thốngxương, hệ thống cơ bắp và mỡ Do vậy trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt cầnchú ý cung cấp thức ăn đầy đủ protein, năng lượng, khoáng, vitamin ngay từđầu để phát triển hệ thống cơ quan chức năng tạo bộ khung cho giai đoạn sautăng khối lượng cơ thể nhanh

Theo tác giả F.S Lee, Gatner (1898) cho biết: Sự sinh trưởng, trước hết làkết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích, tăng các chất ở mô tế bào để tạonên sự sống, trong đó tăng số lượng và tăng thể tích tế bào là quá trình quantrọng nhất (Dẫn theo tác giả Trần Đình Miên và CS(1975) [28])

Theo tác giả Mozan (1977) (dẫn theo Chamber J.R (1990) [58] ) địnhnghĩa: “Sinh trưởng là sự tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt,xương, da Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng

mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng” Khái quát hơn, tác giả Trần ĐìnhMiên và CS (1975) [28] đã định nghĩa đầy đủ như sau: “Sinh trưởng là mộtquá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao,

Trang 29

chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể của con vậttrên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước” Cùng với quá trình sinh trưởng,các tổ chức và cơ quan của cơ thể luôn luôn phát triển hoàn thiện chức năngsinh lý của mình dẫn đến phát dục.

Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt cần chú ý cung cấp thức ăn đầy đủprotein, năng lượng, khoáng, vitamin ngay từ đầu để phát triển hệ thống cơquan chức năng tạo bộ khung cho giai đoạn sau tăng khối lượng cơ thể nhanh

Ở gà, sinh trưởng có thể chia thành các giai đoạn: Giai đoạn gà con,giai đoạn gà hậu bị, giai đoạn gà đẻ (đối với gà nuôi hướng trứng) Giai đoạn

gà con, giai đoan gà dò, giai đoạn gà thịt (đối với gà nuôi hướng thịt) trongtừng giai đoạn có những đặc điểm sinh trưởng khác nhau và đòi hỏi nhữngđiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng nhất định Ở gà có hai giai đoạn sinh trưởngquan trọng:

+ Thời kì gà con (1 – 8 tuần tuổi): trong thời kì này quá trình sinhtrưởng rất mạnh do sự phát triển của các tế bào trong giai đoạn này rất lớn,chúng tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng tế bào Trong khi

đó các cơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chứcnăng như dạ dày vẫn chưa tiêu hóa được thức ăn cứng, các men tiêu hóa chưađầy đủ vì vậy chất lượng thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng,thức ăn trong giai đoạn này cần đầy đủ chất dinh dưỡng, kích thước vừa phải

để gà dễ tiêu hóa và hấp thu Ở gà con còn diễn ra quá trình sinh lý quan trọng

là quá trình thay lông Giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cầnthiết nhất là các axit amin không thay thế Ngoài ra, gà con rất nhạy cảm với

sự thay đổi của điều kiện môi trường, nhiêt độ, sức đề kháng kém gà dễ mắcbệnh Do vậy cần phải nuôi úm trong những tuần đầu, che chắn gió vào banđêm và những ngày trời lạnh, thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại,phòng bệnh cho gà

Trang 30

+ Thời kỳ gà trưởng thành: Trong giai đoạn này tất cả các cơ quan, tổchức trong cơ thể gà đã hoàn thiện, tốc độ sinh trưởng chậm lại do số lượng tếbào tăng chậm, chủ yếu tăng về kích thước và khối lượng Trong thời kỳ này

gà đã có khả năng thích nghi tốt với môi trường, quá trình trao đổi chất, hấpthu, tiêu hóa tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn (theo tác giả Lê ThịNga, 1997) [29]

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gà:

- Yếu tố di truyền

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thểgiữa các giống có sự khác nhau, gà thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gàchuyên dụng hướng trứng Giữa các dòng của một giống cũng có sự khác nhau

về sinh trưởng

Theo tài liệu của Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994) [13], sự khác nhau

về khối lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn

gà hướng trứng khoảng 500 - 700g (13- 30%) Jaap và Monis (1937) [66] đãphát hiện những sai khác trong cùng một giống và cường độ sinh trưởng trước

8 TT ở gà con của các bố mẹ khác nhau

Theo tác giả Trần Long (1994) [21], nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên

ba dòng thuần (dòng V1, V3 và V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc

độ sinh trưởng ba dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi Theo tài liệu củacủa Chamber J.R (1990) [58], cho biết có nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinhtrưởng của gà, có gen ảnh hưởng tới một nhóm tính trạng và có gen ảnhhưởng tới sự phát triển chung

Tác giả Siegel (1962) và Kiney (1969) đã tổng kết hệ số di truyền vềtốc độ sinh trưởng Dựa trên thành phần con bố là từ 0,4 - 0,6 (dẫn theo tàiliệu của Chamber J.R (1990) [58]) Theo tài liệu của Nguyễn Ân và CS(1983) [1] hệ số di truyền khối lượng cơ thể 3 tháng tuổi là 0,26 - 0,50 Theo

Trang 31

Kusner, K.H.F (1969) [16] hệ số di truyền khối lượng của gà tại các độ tuổi 1,

2, 3, 6 tháng tuổi và gà trưởng thành là 0,33; 0,46; 0,44; 0,55 và 0,43

Nhìn chung hệ số di truyền tốc độ sinh trưởng và khối lượng biến độngtrong khoảng 0,26 - 0,7

- Ảnh hưởng của tính biệt

Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và KL cơ thể còn do giới tính,trong đó gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái Theo Jull M.A(1923) [67], cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng lớn hơn gà mái từ 24 -32% Các tác giả cho biết sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những gennày ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn gà mái (1nhiễm sắc thể giới tính), Phạm Quang Hoán (1994) [12], Bùi Đức Lũng(1992) [22], cho biết KL cơ thể gà trống mái Boiler V135 có sự sai khác từ 1tuần tuổi

- Tốc độ mọc lông

Kết quả nghiên cứu đã xác định trong cùng một giống, cùng giới tính ở

gà tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn TheoSeigel và Duningtan (1987) [73], những alen quy định mọc lông nhanh phùhợp với tăng KL cơ thể cao Theo Hayer J.F và CS (1970) [65], đã xác địnhtrong cùng một dòng thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống, và tác giả chorằng ảnh hưởng của hormon có tác dụng ngược chiều với gen liên kết với giớitính quy định tốc độ mọc lông Theo Kusner K.F (1969) [16], tốc độ mọc lông

có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lôngnhanh và đều hơn gà chậm lớn

- Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia cầm.Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ giúpcho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng

Trang 32

Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khảnăng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thờigian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.

Theo Chambers J.R (1990) [58] cho thấy sinh trưởng chịu ảnh hưởngcủa dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng môkhác nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đốivới mô khác Dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinhtrưởng

Theo tác giả Bùi Đức Lũng (1992) [22], để phát huy được sinh trưởngcần phải cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằngnghiêm ngặt giữa protein các axit amin với năng lượng, giữa protein với nănglượng Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn bổ sung hàng loạt cácchế phẩm chứa VTM, khoáng đa lượng, vi lượng kích thích sinh trưởng làmtăng chất lượng thịt

Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993) [27] đãxác định nhu cầu protein thích hợp nuôi gà Broiler cho năng suất cao

Theo tác giả Nguyễn Thị Mai (2001) [26] thì hiệu quả sử dụng thức ăn

có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của gà; trong cùng một chế độdinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinhtrưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn

- Ảnh hưởng của môi trường

Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởngcủa gia cầm Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng củagia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trườngkhông thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnhhưởng đến sức khỏe của gia cầm

Trang 33

Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hạikinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậunhiệt đới (Wesh Bunr K.W.ET - AT, 1992) [78].

Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gàrất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cầnquan tâm Ngoài ra trong chăn nuôi cũng bị tác động bởi nhiều yếu tốkhác nhau như: ẩm độ, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng củamật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng của gia cầm

* Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng

- Tốc độ sinh trưởng

Tốc độ sinh trưởng phản ánh tốc độ tăng lên về kích thước, khối lượng của

cơ thể trong một đơn vị thời gian Tốc độ sinh trưởng là tính trạng số lượng thuộc

về sức sản xuất thịt, nó mang tính di truyền cao và có liên quan đến trao đổi chất,kiểu hình của dòng, giống (theo tác giả Nguyễn Duy Hoan & cs, 1999) [10]

Tốc độ sinh trưởng đặc trưng bởi hai chỉ tiêu:

+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là sự tăng lên về khối lượng, kích thướccủa cơ thể trong một đơn vị thời gian Đơn vị tính là g/con/ngày hoặckg/con/tháng Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol Lúc còn nhỏ giacầm có tốc độ sinh trưởng tương đối thấp sau đó tăng dần, đến thời kỳ thưởngthành phát triển chậm lại, ổn định rồi giảm dần Ví dụ: Gà Đông Tảo đạt tốc

độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất lúc 11 tuần tuổi, từ 11 tuần tuổi trở đi bắtđầu giảm dần (Theo tác giả Lê Thị Nga, 1997) [29] Giá trị sinh trưởng tuyệtđối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

+ Sinh trưởng tương đối (R): là tỉ lệ phần trăm về khối lượng, kíchthước các chiều đo của cơ thể con vật ở lần khảo sát sau tăng lên so với lầnkhảo sát trước tính theo tỷ lệ % Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng

Trang 34

hypebol Khác với sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối của gia cầmcao nhất lúc mới nở, sau đó giảm dần theo tuổi.

+ Đường cong sinh trưởng: biểu thị tốc độ sinh trưởng của gà Theo tài liệucủa Chamber J.R, 1990 [58], đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm 4 pha:

Pha sinh trưởng tích lũy: tăng tốc độ nhanh sau khi nở

Điểm uốn của đường cong là thời điểm gà có tốc độ sinh trưởng cao nhất Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn

Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành

Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm TTTĂ/kg tăng khốilượng cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại Đối với gàthịt thức ăn ăn vào một phần để duy trì và một phần dùng để tăng khối lượng.Khi hai cơ thể có cùng một khối lượng xuất phát để đạt được một khối lượngnhất định nào đó thì cơ thể sinh trưởng chậm mất thời gian dài hơn, TTTĂcao và ngược lại Hiệu quả sử dụng thức ăn tốt gà lớn nhanh, mức độ tích lũy

mỡ bụng thấp, tăng chất lượng cho thịt

Đối với gia cầm nuôi thịt TTTĂ phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độtuổi Giai đoạn đầu TTTĂ thấp, giai đoạn sau cao hơn

Tác giả Nguyễn Duy Nhị, Ngô Giản Luyện (1992) [31], nghiên cứu lai

ba máu V1, V135 nuôi đến 8TT cả trống mái tiêu tốn 2,2 - 2,4kg thức ăn/kgtăng khối lượng cơ thể

Theo tài liệu của Hãng AA (1993) [54], gà Broiler AA 9 tuần tuổi nuôichung trống, mái tiêu tốn 2,28kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể Nuôi tách

Trang 35

riêng trống, mái thì gà trống tiêu tốn 2,24kg và gà mái tiêu tốn 2,33kg thứcăn/kg tăng khối lượng cơ thể.

Theo tác giả Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng(1993) [27] cho biết nuôiđến 9 tuần tuổi gà Broiler tiêu tốn 2,39 - 2,41kg thức ăn/kg tăng khối lượng

cơ thể Theo tác giả Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận (1993) [49] nghiên cứucác công thức lai gà Hybro AV35, AV53, AV135 cho biết TTTĂ/kg tăngkhối lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi là 2,34kg; 2,23kg; 2,26kg

TTTĂ là một chỉ tiêu có ý nghĩa khi đánh giá hiệu quả kinh tế trongchăn nuôi gà thịt Nhiều công trình nghiên cứu nhằm xác định chế độ dinhdưỡng phù hợp cho các dòng, giống, tổ hợp lai, từ đó phát huy được tiềmnăng di truyền và đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi

Theo tác giả Phùng Đức Tiến và CS (2006) [45], ở gà Ross 308 bố mẹnhập nội giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi lượng thức ăn con trống cao hơn chuẩn4,98%, con mái là 5,97% Lượng thức ăn thực tế trong quá trình chăn nuôiluôn cao hơn so với lượng thức ăn chuẩn

Lượng thức ăn của gà thí nghiệm tiêu thụ tăng dần qua các tuần tuổi,phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát dục của gia cầm Gà mái ở tuần tuổiđầu tiên tiêu thụ bình quân 26,80g/con/ngày, đến tuần tuổi thứ 6 tiêu thụ50g/con/ngày Gà trống tuần tuổi đầu tiên tiêu thụ 37,50g/con/ngày, tuần tuổithứ 6 tiêu thụ 70g/con/ngày So với chuẩn của Hãng thì TTTĂ ở thí nghiệmtrong toàn bộ quá trình nuôi giai đoạn hậu bị thấp hơn Đối với gà trống tiêutốn 13969,9g/con, con mái 11186,98g/con, so với chỉ tiêu của Hãng là:1098,02g/con; 768,10g/con thì tiêu tốn thấp hơn

Như vậy, gà ăn ít hơn so với chỉ tiêu của Hãng đưa ra, nhưng sinhtrưởng của gà khảo nghiệm vẫn bình thường

TTTĂ/đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào giới tính, khí hậu, chế độchăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm

Trang 36

1.1.4.4 Cơ sở nghiên cứu về sức sống và khả năng kháng bệnh

Sức sống và khả năng kháng bệnh ở đàn gia cầm là yếu tố quan trọngcho chăn nuôi đạt hiệu quả cao Tổn thất ở gia cầm có nơi, có lúc gây thiệt hạirất lớn Sức sống và khả năng kháng bệnh trên đàn gia cầm phụ thuộc vào yếu

tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chămsóc, chuồng trại, dịch tễ, mùa vụ )

Sức sống của gia cầm được tính bằng tỷ lệ nuôi sống là tỷ lệ % số cá thểcuối kỳ so với số cá thể nuôi đầu kỳ trong một khoảng thời gian xác định

Theo Johansson (1972) [14] sức sống của gia cầm là tính trạng sốlượng đặc trưng cho từng cá thể, từng giống, dòng, loài Đặc tính này có thể làbẩm sinh hay tập nhiễm Những cá thể có sức đề kháng cao đối với các loạibệnh khác nhau thường do sức chống đỡ của thể trạng, do bẩm sinh đượccủng cố trong kiểu gen của chúng, do tập nhiễm dưới tác động, ảnh hưởngkhác nhau của môi trường [18]

Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm,bệnh kí sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi có nguồn gốc ôn đới ( NguyễnVăn Thiện, Trần Đình Miên (1995) [42])

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chănnuôi Chỉ tiêu này không chỉ đánh giá sức sống, sức sản xuất và khả năngthích nghi của mỗi dòng, giống gia cầm mà còn là thước đo việc thực hiệnquy trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà còn Có rất nhiều yếu tố ảnhhưởng đến tỷ lệ nuôi sồng như giống, trạng thái cơ thể, điều kiện môi trường

và chế độ dinh dưỡng

Tuy nhiên tỷ lệ nuôi sống còn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môitrường và điều kiện trong sóc, nuôi dưỡng, vì vậy nó là tính trạng có hệ số ditruyền thấp Theo Hill, Dickerson và Kemspter (1954) hệ số di truyền về chỉtiêu sức sống của vật nuôi nói chung h2 = 0,06 (Dẫn theo Lê Thị Nga, 1997)[29] Theo tác giả Nguyễn Văn Thiện và CS (1995) [42] hệ số di truyền sức

Trang 37

sống của gà là h2 = 0,03 Còn tác giả Đặng Hữu Lanh và CS (1999) [17] chobiết, hệ số di truyền tỷ lệ nuôi sống là h2 = 0,06 Như vậy hệ số di truyền thấpbởi vì sức sống của gà phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: chế độchăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, môi trường khí hậu, thời tiết, mùavụ…

Theo tác giả Đoàn Xuân Trúc và CS (1996) [48] thì TLNS đến 7 TTcủa gà AA đạt 91%, gà AAV35 đạt 93,86%, gà AAV53 đạt 93,42%, gàV1AA đạt 92,07% và gà AV35 đạt 93,14%

Theo tác giả Phùng Đức Tiến và CS (2006) [45] cho biết TLNS của 4dòng gà Ross 308 ông bà nhập nội giai đoạn 0 - 20 TT đạt 93,20% - 95,87% ;Ross 308 bố mẹ nhập nội đạt 91,04% trống, 94,49% mái

Theo các tác giả Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Chí Thiện,Nguyễn Thị Thu Hiền [49], TLNS của gà Hồ là 75,3% (con trống) và 78,0%(con mái); gà Móng là 77,8% (con trống) và 76,5% (con mái); gà Mía là78,4% (con trống) và 76,2% (con mái)

Tỷ lệ nuôi sống của gà trống là 93,50% cao hơn gà mái 92,86%, kếtquả này tương đương với kết quả nghiên cứu tại Trung tâm gia cầm ThụyPhương Ở giai đoạn 6 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà Ross 308 đạt 94% -95% là tương đối cao và tương đương với các giống gà màu địa phương Đây

là thời điểm rất quan trọng để đánh giá khả năng thích nghi của gà, giai đoạnnày chuyển loại thức ăn, đồng thời cơ thể chưa có khả năng thích nghi cao,sức đề kháng thấp

Khả năng kháng bệnh ở các loài, giống, dòng, giữa các cá thể là khácnhau, con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có sự tác động khác nhaucủa hormone

Để giảm chi phí chăm sóc và thú y thì trong chăn nuôi cần chọn nhữnggiống vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao và sức sống cao

Trang 38

1.1.4.5 Khả năng cho thịt của gà

Khả năng sản xuất thịt của gà được xác định trên khối lượng và chấtlượng của thịt

Giữa các giống, dòng gia cầm khác nhau luôn có sự khác nhau về hệ số ditruyền của tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt lườn, phần ăn được

Tác giả Ngô Giản Luyện (1994) [25] khi nghiên cứu 3 dòng gà thuộcgiống Hybro HV85 cho biết: trong cùng một dòng tỷ lệ thân thịt của con trốngcao hơn con mái từ 1% - 2% Theo tác giả Trần Công Xuân và cs (2006) [53]cho biết năng suất thịt còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chămsóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y

* Chất lượng thịt

Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hóa học của thịt Các chỉtiêu đánh giá thường là hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khoángtổng số Vật chất khô thể hiện đọ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinhdưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng tạo nên độ đậm đà Giá trị dinhdưỡng của thịt còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như hàm lượng và tỷ lệ cácaxit amin, hàm lượng VTM, khoáng đa lượng ngoài ra các chất có ảnh hưởngtới sức khỏe con người như cholesterol cũng được xem xét Mặt khác DHA(DocosaHaxaenoicAacid) là loại axit béo có vai trò rất quan trọng trong sự pháttriển não bộ của trẻ nhỏ và thần kinh thị giác

Trang 39

Ngoài ra chất lượng thịt còn liên quan đên một số chỉ tiêu sinh học, hóahọc khác như chất tồn dư độc hại (độc tố, kim loại nặng, kháng sinh ).

Tác giả Chambers (1990) [58] cho biết, khi xác định thành phần thân thịtcủa gà Comish và Plymouth Rock cùng con lai của chúng cho thấy thịt củacác dòng gà khác nhau có sự khác nhau về hàm lượng nước, protein, mỡ

1.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.2.1.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu giống gà

Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang trên đà phát triểnmạnh mẽ Xu hướng hiện nay là lai tạo ra các dòng chuyên dụng cao sản về thịt vàtrứng Nhờ áp dụng các tiến bộ về di truyền chọn giống và các kết quả nghiên cứu

về các biện pháp kỹ thuật, dinh dưỡng, thú y, vào sản xuất mà khối lượng thịt xuấtchuồng/con và sản lượng thịt ở các nước trên thế giới không ngừng tăng lên

Các nước có ngành gia cầm nổi tiếng trên thế giới luôn ứng dụng côngnghệ di truyền hiện đại để chọn tạo được các dòng gà năng suất chất lượngcao đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi

Trung Quốc khá thành công trên lĩnh vực tạo các giống gà lông màunuôi chăn thả như: Tam Hoàng, Lương Phượng , đây là các giống gà có chấtlượng thịt thơm ngon, da vàng, chân vàng, màu sắc lông phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng, năng suất trứng đạt 135 - 170 quả/mái/năm; nuôi thịt đến 70ngày tuổi có khối lượng cơ thể đạt 1,5 - 1,9 kg/con

Hãng Sasso Cộng hòa Pháp đã nhân giống chọn lọc, lai tạo và cho ranhiều tổ hợp lai gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh, thả vườn hoặc nuôi ởcác trang trại Hãng Sasso có bộ giống gà lông màu gồm 23 dòng trống và 4dòng mái Mỗi dòng có đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất khác nhau,

sự phối hợp của mỗi dòng trống với dòng mái cho ra con lai mang đặc điểmmàu lông, khả năng sinh trưởng khác nhau Sử dụng dòng trống X44 có khảnăng sinh trưởng cao lai với dòng mái SA31 với năng suất trứng đạt 180 - 190

Trang 40

quả/mái cho con lai thương phẩm nuôi thịt đến 63 ngày tuổi có khối lượng cơthể đạt 2,2 - 2,3kg/con.

Hãng ISA - Hubbard đã tạo ra bộ giống gà lông màu ISA - JA57, ISAColor nuôi thịt cho tiêu tốn thức ăn thấp (2,1 - 2,2kg thức ăn/kg tăng khốilượng), khối lượng cơ thể lúc 63 ngày tuổi đạt 2,2kg và đặc biệt Hãng này đãtạo ra giống gà Hubard Redbro là giống gà lông màu có tốc độ sinh trưởngnhanh, khả năng cho thịt cao, khối lượng của gà thương phẩm ở 63 ngày tuổiđạt 2,58kg Gà Redbro: Gà có sắc lông nâu đỏ, ngoại hình đẹp, da chân vàng.Khối lượng trung bình ở 12 TT đạt 3140g Gà S457: Gốc ở Pháp do công tyISA lai tạo, gà S457 là kết quả của lai tạo giữa con trống S44 và con máiSA57 Gà có sắc lông trên nâu, dưới màu trắng Khối lượng trung bình ở 10

TT đạt 2125g

Gà Tropicbro gốc ở Pháp do công ty Shaver lai tạo, gà có sắc lông màuvàng nâu, lông trắng, chân vàng Đặc biệt, gà có sức chịu nóng và độ ẩm cao.Tốc độ sinh trưởng cao, KL cơ thể ở 10 TT đạt 2250 - 2560g

Công ty Kabir của Israel đã tạo ra giống gà lông màu thích nghi tốttrong điều kiện khí hậu khô nóng và cho năng suất cao Với 31 dòng gàchuyên thịt lông trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng khá nổi tiếng nhưK43, K368, K400, K111DW, K36, K14, K25, K123, K156, K666, K600,K007, K27 Từ các dòng gà: trống K43 (A); mái K400 (B); trống K007 (C)

và mái K27 (D) Gà bố mẹ (AB x CD) có năng suất trứng đạt 185 quả/70 tuầntuổi, gà thương phẩm ABCD lúc 70 ngày tuổi có khối lượng cơ thể đạt2,46kg, tiêu tốn 2,28kg thức ăn/kg tăng khối lượng

Phương thức chăn nuôi cũng có nhiều thay đổi kết hợp phương thứcchăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp có các trang thiết bị hiệnđại được ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật giúp cho chăn nuôi gà phát triển mạnh

mẽ Ở các nước đang phát triển, chăn nuôi gà còn nặng về phương thức chăn

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w