Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật

115 718 9
Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỮU LONG TRî GIóP PH¸P Lý T¹I TØNH THANH HO¸ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hữu Long MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 10 1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động trợ giúp pháp lý 10 1.1.1. Khái niệm về trợ giúp pháp lý 10 1.1.2. Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý 15 1.2. Những căn cứ, cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý 26 1.2.1. Khái niệm chung về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 26 1.2.2. Các yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 32 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI THANH HÓA (Từ 01/01/2007 đến nay) 34 2.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế, xã hội ở tỉnh Thanh Hoá ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp pháp lý 34 2.1.1. Về địa lý 34 2.1.2. Về dân cư 35 2.1.3. Về đặc điểm truyền thống 36 2.2. Hoạt động trợ giúp pháp lý ở Tỉnh Thanh Hoá 37 2.2.1. Thực trạng về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý 39 2.2.2. Thực trạng về đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý 44 2.2.3. Thực trạng về đối tượng được trợ giúp pháp lý 50 2.2.4. Thực trạng về các nguồn lực bảo đảm cho hoạt động trợ giúp pháp lý 52 2.2.5. Kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý 55 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 72 2.3.1. Hiệu quả đã đạt được 72 2.3.2. Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa 76 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở THANH HÓA 82 3.1. Quan điểm chỉ đạo về nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa 82 3.1.1. Trợ giúp pháp lý nhằm đảm bảo thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề xã hội, bảo đảm công bằng xã hội 82 3.1.2. Trợ giúp pháp lý phải đảm bảo quyền, lợi ích của các đối tượng được trợ giúp pháp lý 83 3.1.3. Xác định vai trò, trách nhiệm của nhà nước về trợ giúp pháp lý 84 3.1.4. Trợ giúp pháp lý góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững 85 3.1.5. Trợ giúp pháp lý nhằm xây dựng ý thức pháp luật, nâng cao nhận thức về quyền, nghĩa vụ, tôn trọng và tuân thủ pháp luật của người được trợ giúp pháp lý 86 3.1.6. Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo hướng xã hội hoá " và "từng bước xã hội hoá hoạt động bổ trợ tư pháp" 86 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý 87 3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về trợ giúp pháp luật 88 3.2.2. Xây dựng và thực hiện chính sách, tiêu chuẩn, chế độ đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý 89 3.2.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, về trợ giúp pháp lý nói riêng cho người dân và cán bộ, công chức 90 3.2.4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo định hướng chung của cả nước và đặc thù riêng của Thanh Hóa 91 3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý 93 3.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý 95 3.2.7. Thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý giữa các cơ quan, ban, ngành, các cấp với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý 96 3.2.8. Bảo đảm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị làm việc cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của nhà nước 96 3.2.9. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức Đảng cơ sở đối với công tác trợ giúp pháp lý 97 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTXH: Bảo trợ xã hội CLB: Câu lạc bộ PT-TH : Phát tranh – truyền hình TGPL: Trợ giúp pháp lý UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu về tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý từ năm 2007 đến 9/2014 48 Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý từ 2007đến tháng 9/2014 54 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ năm 1986, Việt Nam chính thức tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Cùng với việc đẩy mạnh cải cách kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Nhà nước Việt Nam đã thông qua Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, trong đó có chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân”, “vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [26, tr.7]. Để góp phần thực hiện các mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo “cần phải mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật” [25, tr.1]. Đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội, đồng thời cụ thể hóa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách được ra đời vào năm 1997 trên cơ sở Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua thời gian hình thành và phát triển, đến nay công tác trợ giúp pháp lý đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đạt được những kết quả quan trọng và đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò và ý nghĩa của mình trong đời sống xã hội. Tại Thanh Hóa, hoạt động trợ giúp pháp lý chính thức được hình thành và đi vào hoạt động bằng việc ban hành Quyết định số 452/ QĐ - UB ngày 23/3/1999 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách thuộc Sở Tư 2 pháp Thanh Hoá gọi tắt là Trung tâm Trợ giúp pháp lý Thanh Hoá [66]. Trung tâm có chức năng thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách và những người có hoàn cảnh đặc biệt khác. Trải qua 15 năm hoạt động, công tác trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ghi nhận, đánh giá cao. Hoạt động trợ giúp pháp lý cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý, nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân nói chung và các đối tượng được trợ giúp pháp lý nói riêng; góp phần ổn định tình hình trật tự, an ninh xã hội, hạn chế, giảm thiểu các tranh chấp mâu thuẫn ngay từ cấp cơ sở. Với những cố gắng, nỗ lực không ngừng trong việc giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người nghèo, người có công, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác, tính đến tháng 9/2014 Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện được 20.979 vụ việc, trong đó có 18.924 vụ tư vấn, 964 vụ tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng. Các vụ việc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự, chế độ chính sách và an sinh xã hội. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ pháp lý miễn phí ngay tại cơ sở, hàng năm Trung tâm phối hợp với Phòng Tư pháp các huyện và UBND các xã trên địa bàn tỉnh tổ chức hàng trăm đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã vùng sâu, vùng xa, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… Mỗi đợt trợ giúp lưu động đều có sự kết hợp, lồng ghép giới thiệu các chuyên đề pháp luật với nội dung phong phú, đa dạng sát với thực tiễn đời sống nhân dân, hình thức truyền tải sinh động thông qua các tình huống, vụ việc cụ thể xảy ra tại các địa phương. Thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động người dân nói 3 chung và đối tượng trợ giúp nói riêng được cập nhận kiến thức pháp luật kịp thời, chính xác giúp họ giải tỏa các vướng mắc, mâu thuẫn; các hành vi, ứng xử trái pháp luật, đạo đức trong đời sống xã hội được hạn chế đáng kể. Đồng thời, mỗi đợt trợ giúp lưu động cũng đã tiếp nhận và trợ giúp hàng chục vụ việc thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Sau 15 năm đi vào hoạt động, công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng khẳng định chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Hoạt động trợ giúp pháp lý đã có tác động sâu sắc đến người dân và toàn xã hội, góp phần tích cực thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, mang lại công bằng cho người nghèo và đối tượng được hưởng ưu đãi trong hiểu biết pháp luật. Mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý ngày càng được củng cố, kiện toàn đến tận cơ sở, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm trợ giúp pháp lý đã từng bước được tăng cường về số lượng và năng lực chuyên môn. Trợ giúp pháp lý đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác. Đồng thời, đã góp phần hỗ trợ hoạt động tố tụng để vụ việc được giải quyết chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; tác động tích cực đến đời sống pháp luật của xã hội, góp phần làm cho vai trò của pháp luật được phát huy, thực sự là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tuy đã đạt được những kết quả tích cực nêu trên nhưng so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được nghiên cứu và khắc phục trong thời gian tới: - Thanh Hoá có đặc điểm địa lý, dân cư như là một Việt Nam thu nhỏ [...]... chức tư vấn pháp luật) Người thực hiện trợ giúp pháp lý Người thực hiện trợ giúp pháp lý là người cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật Theo Điều 20, Luật 15 Trợ giúp pháp lý thì người thực hiện trợ giúp pháp lý gồm có Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật - Trợ giúp viên pháp lý: Trợ giúp viên pháp lý là viên... động trợ giúp pháp lý 1.1.2.1 Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý Luật Trợ giúp pháp lý quy định tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: - Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (là đơn vị thuộc Sở Tư pháp. .. Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ: - Luận án tiến sĩ "Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới" của Tạ Thị Minh Lý [32] Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý; thực trạng điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý và phương hướng hoàn thiện việc điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý. .. động trợ giúp pháp lý tại Thanh Hoá một cách toàn diện trong những năm tiếp theo 7 3 Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa để đối tượng được trợ. .. động trợ giúp pháp lý; từ việc phân tích, đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng hiệu quả tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa từ khi Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực (01/01/2007) đến nay, phát hiện những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý, Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa. .. trợ giúp pháp lý và Người thực hiện trợ giúp pháp lý + Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (Tổ chức hành nghề luật sư; Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp) 45, tr.3 + Người thực hiện trợ giúp pháp lý là Trợ giúp viên pháp lý. .. hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tham gia trợ giúp pháp lý khi Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý hoặc 17 thực hiện trợ giúp pháp lý theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 về tư vấn pháp luật Trên thế giới, các chức danh người thực hiện trợ giúp pháp lý tùy thuộc mô hình trợ giúp pháp lý, thể chế kinh... luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 03 chương sau đây: Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về trợ giúp pháp lý Chương 2: Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa Chương 3: Các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa trong thời gian tới 9 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRỢ GIÚP PHÁP... và thực tiễn để xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý thông qua việc phân tích, đánh giá, so sánh các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong thời gian qua Tuy nhiên, Quốc hội đã cho ý kiến nâng Dự án Pháp lệnh trợ giúp pháp lý lên thành Luật trợ giúp pháp lý và đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2006 Đến nay, Luật Trợ giúp pháp lý đã có hiện lưc thi hành... đồng, sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài và quốc tế Trợ giúp pháp lý miễn phí đã trở thành nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý Đây là điểm đặc thù nổi bật của trợ giúp pháp lý ở Việt Nam và là sự nỗ lực lớn của chúng ta trong điều kiện đất nước còn khó khăn - Trợ giúp pháp lý có mục đích giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, . lý luận, pháp lý về trợ giúp pháp lý. Chương 2: Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa. Chương 3: Các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Thanh Hóa. những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về hoạt động trợ giúp pháp lý, thực trạng về tổ chức và hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa từ khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 có. Minh Lý [32]. Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý; thực trạng điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý và

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan