1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Áp dụng kiểm toán chất thải và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn bá thước, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa

97 1,8K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

“Áp dụng kiểm toán chất thải và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” được tiến hành với mục đíc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU ĐỨC HẢI

Hà Nội – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy hướng dẫn luận văn, PGS.TS Lưu Đức Hải, đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học và kiên nhẫn chỉ dẫn của Thầy là cơ sở giúp em đạt được kết quả và kinh nghiệm quý báu Em xin chân thành cảm ơn các quý Thầy, Cô bộ môn Quản lý môi trường nói riêng và Khoa Môi trường nói chung đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập tại trường

Xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, phòng Kỹ Thuật, cán bộ công nhân viên của nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành luận văn này

Cuối cùng em xin được tri ân sâu sắc tới bạn bè và gia đình đã luôn ở bên

cổ vũ và động viên những lúc khó khăn để em có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong luận văn này không tránh khỏi có những hạn chế thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của quý Thầy, Cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG  KIỂM TOÁN CHẤT THẢI 4

1.1.1 Kiểm toán môi trường 4

1.1.2.Kiểm toán chất thải công nghiệp 8

1.1.3.Áp dụng kiểm toán chất thải trên Thế giới và Việt Nam 11

1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN VIỆT NAM 13

1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam 13

1.2.2.Đặc thù sản xuất của ngành chế biến tinh bột sắn 15

1.2.3.Hiện trạng môi trường ngành chế biến tinh bột sắn 23

1.2.4.Giới thiệu nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước 27

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 29

2.2.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa 29

2.2.3 Phương pháp tính toán xây dựng cân bằng vật chất 30

2.2.4 Tính toán, phân tích và đánh giá tổng hợp 33

2.3 CƠ SỞ SỐ LIỆU 33

Trang 5

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN BÁ THƯỚC 35

3.1.1.Quy trình sản xuất tinh bột sắn 35

3.1.2.Tiêu thụ nguyên nhiên liệu 40

3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 41

3.2.1.Nước thải và môi trường nước 41

3.2.2.Khí thải và môi trường không khí 45

3.2.3.Chất thải rắn 48

3.3 XÁC ĐỊNH TRỌNG TÂM KIỂM TOÁN 48

3.4 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO TỪNG CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT 49

3.4.1.Các thông số ban đầu cho tính toán 49

3.4.2.Tính toán vật chất cho từng công đoạn 50

3.4.3 Đánh giá cân bằng vật chất 61

3.5 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THẤT TÀI NGUYÊN VÀ GIA TĂNG CHẤT THẢI VÀ CÁC HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NỘI VI.64 3.6 XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU/XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN 66

3.6.1.Biện pháp quản lý và xử lý nước thải 67

3.5.2.Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn 72

3.5.3.Biện pháp quản lý và xử lý khí thải 72

3.5.4.Đề xuất cơ hội cải thiện sản xuất 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

PHỤ LỤC 87

Trang 6

trình kiểm toán quản lý sinh thái

ngƣợc dòng có lớp bùn lơ lửng

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Sơ đồ hướng dẫn thực hiện Kiểm toán chất thải cho một cơ sở sản xuất

10

Hình 1 2: Lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2014 (nghìn tấn, triệu USD) 14

Hình 1 3: Cơ cấu lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam theo thị trường tuần (01/08-07/08/2014) 14

Hình 1 4: Cây sắn (Khoai mì) 15

Hình 1 5: Cấu tạo mặt cắt ngang của củ sắn 16

Hình 1 6: Công nghệ chế biến tinh bột sắn hiện đại 22

Hình 1 7: Sơ đồ hệ thống quản lý và tổ chức của nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước 28

Hình 2 1: Sơ đồ cân bằng vật chất 31

Hình 2 2: Sơ đồ dòng vật chất với hệ thống có điểm giao 32

Hình 3 1: Quy trình sản xuất tinh bột sắn kèm dòng thải Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước 39

Hình 3 2: Công đoạn sản xuất với các dòng nguyên nhiên liệu và phát thải 41

Hình 3 3: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước 68

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Thành phần vật chất điển hình của củ sắn (theo khối lượng) 18

Bảng 1 2: Chất lượng nước thải từ sản xuất tinh bột sắn 23

Bảng 3 1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước 42

Bảng 3 2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước 43

Bảng 3 3: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước 46

Bảng 3 4: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước 47

Bảng 3 5: Nồng độ chất khô của nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm qua các công đoạn 49

Bảng 3 6: Tỷ lệ mất chất khô 50

Bảng 3 7: Tỷ lệ hao hụt tinh bột qua các công đoạn 50

Bảng 3 8: Bảng tóm tắt lượng bán thành phẩm qua từng quá trình 59

Bảng 3 9: Bảng tóm tắt lượng nước cần dùng cho từng quá trình 60

Bảng 3 10: Bảng tóm tắt lượng nước thải ra 61

Bảng 3 11: Bảng cân bằng vật chất quy trình sản xuất tinh bột sắn tính cho 1 ngày sản xuất 61

Bảng 3 12: Bảng định mức tiêu thụ đầu vào cho các nguyên liệu chính tại nhà máy 64

Bảng 3 13: Định mức tiêu thụ đầu vào chế biến tinh bột sắn 64

Bảng 3 14:Tóm tắt các nguyên nhân gây tổn thất nước và gia tăng nước thải 65

Bảng 3 15: Tóm tắt các nguyên nhân gây thất thoát nguyên vật liệu và gia tăng chất thải 66

Bảng 3 16:Tổng hợp các giải pháp đề xuất có khả năng thực hiện ngay 78

Bảng 3 17:Tổng hợp các giải pháp đề xuất nên tiếp tục nghiên cứu thực hiện 80

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, sắn là cây lương thực đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực, thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao Sản xuất sắn

là nguồn thu nhập quan trọng của người nông dân tại nhiều địa phương do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ Sắn được trồng nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên Theo số liệu của tổng cục Hải quan, tổng diện tích trồng sắn của cả nước năm 2013 đạt 560.000 ha với tổng sản lượng củ sắn tươi đạt khoảng 9,5 triệu tấn, các sản phẩm từ sắn được xuất khẩu bao gồm tinh bột sắn, sắn lát và cồn chế biến từ sắn Với hơn 100 nhà máy công xuất lớn và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công, công nghiệp chế biến tinh bột sắn cho sản lượng tinh bột trên 1 triệu tấn/ năm Sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng nóng trong những năm qua khi mà nhu cầu nhập khẩu sắn từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác đang tăng mạnh Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn, sau Thái Lan Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế thì các doanh nghiệp trong ngành cũng đang phải đối mặt với vấn đề chất thải của ngành gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do không được xử lý và quản lý hiệu quả

Với yêu cầu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường, một bài toán đặt ra cho các nhà quản lý và nhà môi trường là lựa chọn sử dụng biện pháp nào vừa hiệu quả về kinh tế, nhưng ít gây tác động tiêu cực đến môi trường Do vậy, với chức năng đánh giá, xác định nguồn thải, đặc tính chất thải, kiểm toán chất thải công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra cơ sở cho việc xây dựng và vận hành hiệu quả các hệ thống sau khi đã giảm thiểu tối đa lượng chất thải

Xuất phát từ những lợi ích và hiệu quả của công cụ kiểm toán chất thải mang lại đối với ngành công nghiệp, được triển khai áp dụng rộng rãi ở nhiều nước phát

Trang 10

“Áp dụng kiểm toán chất thải và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” được tiến hành với mục đích áp dụng công cụ kiểm toán vào việc

giảm thiểu chất thải tại nhà máy nhằm xác định những nguyên nhân tổn thất nước, nguyên liệu để từ đó đưa ra những phương án chống thất thoát nguyên nhiên liệu, giảm thiểu chất thải, tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, đồng thời cải thiện chất lượng môi trường cho nhà máy và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

Cơ sở được lựa chọn để kiểm toán trong đề tài là Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước – một cơ sở sản xuất tinh bột sắn quy mô lớn đặt tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa Việc lựa chọn này xuất phát từ những lý do sau:

- Là cơ sở sản xuất tinh bột sắn lớn nhất tại Thanh Hóa, thiết bị kỹ thuật điển hình cho các cơ sở sản xuất cỡ lớn

- Cơ sở hoạt động kinh doanh tốt, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai

- Sự hợp tác của nhà máy cho công việc kiểm toán – đây là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện việc kiểm toán chất thải tại nhà máy

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tính toán được cân bằng nước và cân bằng vật liệu đối với quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn tươi tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước

- Xác định được các công đoạn, các khâu gây lãng phí nước, nguyên vật liệu

và phân tích được các nguyên nhân gây lãng phí; phát sinh các nguồn ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả của quá trình sản xuất tại nhà máy

3 Nhiệm vụ

- Khảo sát, phân tích hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường tại nhà máy

- Tính toán cân bằng vật liệu và nước cho quá trình sản xuất của nhà máy

- Đánh giá hiệu quả hoạt động xử lý chất thải và nước thải của nhà máy

- Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu tác nhân ô nhiễm và tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên cho nhà máy

- Đánh giá sơ bộ chi phí hiệu quả của các giải pháp đề xuất

Trang 11

4 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có 3 Chương và trình bày theo bố cục sau:

- Chương 1 – Tổng quan tài liệu

- Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 12

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG  KIỂM TOÁN CHẤT THẢI

1.1.1 Kiểm toán môi trường [1]

a Khái niệm

Kiểm toán môi trường (KTMT) là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam, tuy nhiên được chú ý nhiều trong những năm gần đây khi mà mối quan tâm đến môi trường của xã hội ngày càng gia tăng và các vấn đề môi trường trở thành sức ép với các doanh nghiệp KTMT ra đời vào những năm 70 ở các nước Bắc Mỹ

và hoạt động này thực sự được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất lớn vào cuối những năm 80 tại các nước công nghiệp phát triển

Kiểm toán môi trường (environmental auditing) là thuật ngữ bắt nguồn từ kế toán tài chính nhằm chỉ khái niệm về phép kiểm chứng các hoạt động tác nghiệp và xác nhận số liệu Nói một cách tổng quát, kiểm toán môi trường là một cuộc tiến hành kiểm tra một vài khía cạnh trong quản lý môi trường

Năm 1988, Viện thương mại quốc tế ICC đã đưa ra định nghĩa về KTMT như sau: “Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý bao gồm ghi chép một cách

có hệ thống và có chu kỳ đánh giá một cách khách quan sự tổ chức quản lý môi trường và sự vận hành các thiết bị các nhà máy, các cơ sở vật chất với mục đích quản lý môi trường bằng việc: trợ giúp quản lý, kiểm soát các hoạt động và đánh giá

sự tuân thủ các chính sách của các công ty, bao gồm sự tuân theo các tiêu chuẩn môi trường, quy chế quy định bắt buộc”

Năm 1996, định nghĩa về Kiểm toán môi trường được nêu ra trong phần 3.9 thuộc tiêu chuẩn ISO 14010 như sau: “Kiểm toán môi trường là một quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản bao gồm thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm xác định xem những hoạt động, sự kiện, điều kiện, hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay các thông tin về các vấn đề có phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán hay không và đưa thông tin về những kết quả của quá trình này cho khách hàng”

Trang 13

Định nghĩa nêu trên có thể được xem là đầy đủ nhất và cụ thể nhất vì nó đã được xem xét, tổng hợp và sửa đổi từ những khái niệm do các tổ chức khác nhau trên thế giới đưa ra Từ định nghĩa trên có thể rút ra những khái niệm mấu chốt của kiểm toán môi trường:

- Là quá trình kiểm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản

- Khách quan

- Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán

- Xác định vấn đề xem xét có phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán hay không

- Thông tin các kết quả kiểm toán cho khách hàng

Kiểm toán môi trường chủ yếu dựa trên việc tư liệu hóa các số liệu sẵn có của cơ sở, phân tích thống kê, rà soát lại các tài liệu chứ không chú trọng nhiều đến việc lấy mẫu Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần thiết phải tiến hành kiểm tra

độ chính xác của số liệu hoặc bổ sung số liệu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu

Đối tượng chính chiếm số liệu nhiều nhất của KTMT là các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động hay các công ty có chức năng vừa sản xuất vừa kinh doanh Các đối tượng này rất đa dạng như: các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, bất động sản, tài nguyên thiên nhiên, bệnh viện, trường học, các cơ quan ban hành chính sách, các vấn đề sức khỏe và an toàn lao động, năng lượng, lò mổ gia súc… Đặc biệt, KTMT có thể được áp dụng ở bất cứ giai đoạn nào của một quá trình sản xuất của một cơ sở sản xuất (như một phân xưởng của một nhà máy)

Kiểm toán môi trường cho phép chỉ ra tình trạng môi trường trước kia và hiện tại Hoạt động này được xem là một công cụ giúp các nhà quản lý nhận thức rõ những vấn đề môi trường đang xảy ra tại những nơi cần quan tâm Trên cơ sở đó đề

ra những biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường một cách có hiệu quả hơn

b Các loại hình kiểm toán và các dạng kiểm toán môi trường

Các loại hình kiểm toán

Có hai hình thức tiến hành kiểm toán môi trường: kiểm toán nội bộ và kiểm toán từ bên ngoài

Trang 14

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ được đảm trách bởi chính tổ chức đó Hay nói một cách khác là một tổ chức tự đánh giá các hoạt động và việc thi hành các quy định về môi trường của mình, nhằm mục đích tự rút ra các bài học kinh nghiệm về công tác bảo

vệ môi trường của cơ sở, khắc phục các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, cải thiện hệ thống quản lý môi trường của cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng môi trường

Kiểm toán từ bên ngoài

Kiểm toán từ bên ngoài được đảm nhiệm bởi những tổ chức khác độc lập với

tổ chức bị kiểm toán Thuật ngữ “kiểm toán từ bên ngoài” ở đây được sử dụng bao gồm các hoạt động như đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn

Các dạng kiểm toán môi trường

Bước đầu tiên để thực hiện một cuộc kiểm toán môi trường (nội bộ hay từ bên ngoài) là phải thiết lập mục đích Mục đích này sẽ xác định dạng kiểm toán cần làm

Có ba dạng kiểm toán chính là kiểm toán mang tính pháp lý, tổ chức và kỹ thuật

Kiểm toán pháp lý

Kiểm toán pháp lý liên quan đến một cuộc xem xét lại:

- Các mục tiêu chính thuộc chính sách môi trường của đất nước

- Khả năng tiếp cận mục tiêu này của pháp luật hiện hành như thế nào?

- Việc ban hành pháp luật cụ thể được sửa đổi tốt nhất như thế nào?

- Các lĩnh vực cần xem xét bao gồm các chính sách của nhà nước về quyền

sở hữu, sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhà nước đã ban hành những luật, những quy định nào để kiểm soát ô nhiễm và duy trì chất lượng môi trường

Do tầm vĩ mô như vậy mà loại kiểm toán pháp lý thường nằm trong phạm vi nghiên cứu quốc gia, ít sử dụng trong phạm vi địa phương

Kiểm toán thuộc về tổ chức

Loại kiểm toán này bao gồm các thông tin về cơ cấu quản lý trong một công

ty, các cách truyền đạt thông tin nội bộ và ra bên ngoài, các chương trình đào tạo và rèn luyện Kiểm toán thuộc về tổ chức khám phá ra các chi tiết, ví dụ như lịch sử

Trang 15

của nhà máy và tên người quản lý nhà máy, người chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường, cơ quan mua hàng, người cố vấn, người quản lý phòng thí nghiệm (Blakeslee and Grabowki, 1985) Loại kiểm toán này đặc biệt có ích trong việc trao đổi thông tin hay trong công việc kinh doanh bất động sản

Kiểm toán kỹ thuật

Một cuộc kiểm toán kỹ thuật báo cáo các kết quả thu được từ việc đo đạc, quan trắc, nghiên cứu về ô nhiễm nước và không khí, chất thải nguy hiểm và chất thải rắn, các vật liệu phóng xạ và khoáng chất (miăng) (Tomlison, 1987) Ví dụ kiểm toán nguồn thải khí là một cuộc kiểm toán nghiên cứu và báo cáo các kết quả

về dạng nguồn thải không khí bao gồm loại nguồn thải, loại và hạn sử dụng của các

hệ thống máy móc, hiệu suất của các dụng cụ điều khiển, vị trí, độ cao, và lượng thải (công suất) của điểm thải

Các cuộc kiểm toán kỹ thuật là loại kiểm toán phổ biến và rộng rãi nhất, đặc biệt thường được sử dụng để kiểm toán các cơ sở sản xuất công nghiệp, chẳng hạn như kiểm toán chất thải hay kiểm toán nguồn khí

- Kiểm toán chất thải

Kiểm toán chất thải (KTCT) hay Kiểm toán chất thải công nghiệp là một quá trình kiểm toán kỹ thuật đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất tại các cơ sở công nghiệp ở các nước phát triển Các cuộc kiểm toán chất thải thường là các cuộc kiểm toán nội bộ do các công ty tự tiến hành với mục tiêu tìm hiểu các nguồn gây thất thoát nguyên vật liệu, nguồn gây ô nhiễm thông qua việc xây dựng cân bằng vật chất Dựa vào các kết quả kiểm toán, các biện pháp khắc phục được đưa ra như thay thế nguyên vật liệu; cải tiến quy trình sản xuất nhằm ngăn ngừa sự phát sinh chất thải ngay tại nguồn, do vậy vừa tiết kiệm nguyên vật liệu vừa nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm hướng tới mục tiêu “sản xuất sạch hơn”

- Kiểm toán nguồn thải khí

Kiểm toán nguồn thải khí là một dạng kiểm toán kỹ thuật điển hình Trong chương trình công tác kiểm soát nhiễm bẩn không khí cần tiến hành song song việc phân tích thành phần khí quyển, quan trắc khí tượng, xác định các tham số của

Trang 16

nguồn thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường, chúng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thải

Để quản lý môi trường và giảm thiểu ô nhiễm trước tiên cần phải kiểm toán nguồn thải, tức là phải xác định hình thức nguồn thải, kích thước hình học nguồn thải, như đối với ống khói là kích thước chiều cao, đường kính miệng ống khói, các tham số của nguồn thải: lượng thải chất ô nhiễm vào khí quyển trong một đơn vị thời gian, lưu lượng khí thải (luồng khói), cũng như nhiệt độ của khí thải

1.1.2 Kiểm toán chất thải công nghiệp [12]

a Ý nghĩa và mục tiêu của Kiểm toán chất thải công nghiệp

Kiểm toán chất thải công nghiệp là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải nhằm giảm nguồn, lượng chất thải Kiểm toán chất thải công nghiệp là một lĩnh vực chuyên sâu của Kiểm toán môi trường được tiêu chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996 Đây là một công cụ quản lý quan trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều cơ sở sản xuất

Trước đây việc quản lý chất thải công nghiệp chỉ tập trung vào quá trình xử lý chất thải tại cuối đường ống nên có hiệu quả không cao Kiểm toán chất thải công nghiệp cho phép thực hiện giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm ngay tại nguồn, ngoài ra còn có thể quay vòng tái sử dụng chất thải Các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện thành công Kiểm toán chất thải công nghiệp tại cơ sở công nghiệp bao gồm: sự cam kết hợp tác, quyết tâm cải thiện môi trường của doanh nghiệp; Xác định quy mô, trọng tâm của Kiểm toán; Đề xuất các giải pháp khả thi, đảm bảo tính kinh tế khi thực hiện Kiểm toán chất thải công nghiệp là bước đầu tiên trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu hóa việc tận dụng triệt để tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất

b Mục đích của Kiểm toán chất thải công nghiệp

- Cung cấp thông tin về công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng, sản phẩm

và các dạng chất thải

- Xác định nguồn thải, loại chất thải phát sinh

- Xác định các bộ phận kém hiệu quả như quản lý kém, hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng thấp, thải nhiều gây ô nhiễm môi trường thông qua các tính toán cân bằng vật chất

Trang 17

- Đề ra chiến lược quản lý và giải pháp giảm thiểu chất thải

c Nội dung của Kiểm toán chất thải công nghiệp

Kiểm toán chất thải công nghiệp gồm những nội dụng sau:

- Tính toán đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất

- Xác định các đặc tính cơ bản của chất thải (nguồn, loại, lượng, tính chất của chất thải)

- Đánh giá mức độ ô nhiễm của các loại chất thải, nguồn thải

- Đánh giá hiện trạng giảm thiểu ô nhiễm chất thải và lựa chọn các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bổ sung mang tính khả thi

Kiểm toán chất thải công nghiệp được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau: quy mô khu vực – xem xét các vấn đề của ngành công nghiệp; quy mô nhà máy – xem xét đặc thù của quá trình sản xuất của nhà máy; và quy mô các phân xưởng sản xuất – xác định chính xác nguồn thải và đề xuất, áp dụng các biện pháp cụ thể để giảm thiểu chất thải một cách phù hợp và hiệu quả

d Quy trình Kiểm toán chất thải công nghiệp

Mặc dù được thể hiện khác nhau ở nhiều nước, song một quy trình kiểm toán chất thải thường được thực hiện có 3 giai đoạn bao gồm 20 bước đó là giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn tiến hành thu thập thông tin và giai đoạn đánh giá tổng hợp Tuy nhiên tùy trường hợp cụ thể và điều kiện từng nơi, có thể bỏ qua hoặc thay đổi trình tự một số bước kiểm toán Việc tiến hành một cuộc kiểm toán chất thải có những bước cơ bản như một cuộc kiểm toán môi trường nói chung, song cũng mang những nét đặc trưng riêng

Các giai đoạn và các bước KTCT được thể hiện qua hình 1.1 như sau:

Trang 18

Hình 1 1: Sơ đồ hướng dẫn thực hiện Kiểm toán chất thải cho một cơ sở

Bước 3: Xây dựng sơ đồ quy trình sản xuất

đi xử lý bên ngoài địa điểm sản xuất

THIẾT LẬP CÂN BẰNG VẬT CHẤT Bước 11: Tổng hợp các số liệu đầu ra và đầu vào Bước 12: Thành lập cân bằng vật chất sơ bộ Bước 13: Đánh giá cân bằng vật chất Bước 14: Hoàn thiện cân bằng vật chất

GIAI ĐOẠN 2: CÂN

BẰNG VẬT CHẤT

ĐỀ SUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

Bước 15: Đề ra các biện pháp giảm thiểu trước mắt

Bước 16: Xác định mục tiêu xử lý và đặc tính nguồn thải

Bước 17: Nghiên cứu khả năng phân luồng thải

Bước 18: Đề ra các biện pháp giảm thiểu dài hạn

ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Bước 19: Đánh giá các biện pháp giảm thiểu về mặt kinh tế và môi trường

TIẾN HÀNH CÁC HÀNH ĐỘNG GIẢM THIỂU Bước 20: Thiết kế và áp dụng các kế hoạch giảm thiểu nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất

GIAI ĐOẠN 3:

TỔNG HỢP

Trang 19

1.1.3 Áp dụng kiểm toán chất thải trên Thế giới và Việt Nam [13]

Kiểm toán môi trường nói chung và kiểm toán chất thải nói riêng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp vào cuối những năm 80 ở các nước phát triển như các nước khu vực Bắc Mỹ, Anh và Châu Âu Quy trình kiểm toán chất thải đối với từng ngành đã được thiết lập, nhiều tài liệu và sách về kiểm toán chất thải đã được xuất bản

Tại Úc, kiểm toán chất thải trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu như là một công cụ cho việc hỗ trợ quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác như sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm

Bỉ, là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cũng tuân thủ theo những quy định về môi trường do EU ban hành, trong đó có Quy trình kiểm toán quản lý sinh thái (EMAS), năm 2001 Đến năm 2004 đã có 150 doanh nghiệp ở các tỉnh thuộc vùng Flanders của Bỉ tham gia thực hiện EMAS và sau đó là 22 doanh nghiệp khác Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp tự nguyện áp dụng các quy trình này không chỉ với mục đích nhằm đạt được các chứng chỉ môi trường

Đối với Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trường và Năng lượng, các cơ sở sản xuất bắt buộc thực hiện KTCT Quy định này nêu rõ, các cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở sản xuất, các tòa nhà công sở, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chương trình giảm thiểu chất thải, bao gồm 4 bước trong đó có thực hiện KTCT Bên cạnh đó, Canada rất chú trọng tới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp như là một thông tin đầu vào của quy trình kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu giảm thiểu chất thải cũng như nguyên liệu sản xuất

Tại Ấn Độ, khái niệm KTMT trong ngành công nghiệp chính thức được giới thiệu từ thàng 3/1992 mới mục đích chung là giảm sự lãng phí tài nguyên và thúc đẩy sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu phát thải Bộ Môi trường và Rừng của nước này đã đưa ra yêu cầu bắt buộc nộp báo cáo KTMT hàng năm đối với các cơ

sở công nghiệp, trong đó phải thể hiện thông tin về quản lý từng nguồn thải

Ở Singapo, KTCT được được cụ thể hóa như là một chiến lược tối thiểu hóa

Trang 20

khác thì các hoạt động KTCT được lồng ghép trong các công cụ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm Mục tiêu chính của các công cụ này là nhằm hướng đến việc giảm thiểu phát sinh, kiểm soát ô nhiễm do chất thải gây ra

Ở Việt Nam hiện nay KTMT và KTCT đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học và cao đẳng trong cả nước Việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất ban đầu chỉ dừng ở mức độ là những dự án thí điểm như dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường” của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 1995

ở một số nhà máy tại Việt Trì và Biên Hòa; đề tài “Điều tra, đánh giá đề xuất việc kiểm toán chất thải tại 5 khu công nghiệp, khu chế xuất” năm 2005 của Cục Bảo vệ Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường); đề tài “Nghiên cứu áp dụng Kiểm toán chất thải trong Công nghiệp Quốc phòng” của Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng, năm 2004; đề tài “Kiểm toán chất thải tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Đại học bách khoa Hà Nội, năm 2005;

“Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về Kiểm toán chất thải cho Nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và công ty TNHH Thuộc da Đông Hải” do Tổng cục Môi trường thực hiện năm 2008

Nguyên nhân của tình trạng số lượng doanh nghiệp áp dụng KTCT còn thấp

là do Nhà nước còn chưa có chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện Ngoài ra, nhận thức và hiểu biết về KTCT và các lợi ích mà nó mang lại cũng chưa cao Các quy trình KTCT chưa được nghiên cứu, xây dựng cho các ngành công nghiệp như ở một số nước trên thế giới Bên cạnh đó

ở nước ta cũng chưa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng KTCT trong quản lý môi trường

Ở thời điểm hiện tại, Kiểm toán chất thải đã bắt đầu được chú ý đến nhiều hơn và có những bước tiến lớn trong việc áp dụng tại Việt Nam Cụ thể là Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên  Môi trường đã thực hiện dự án “Áp dụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi trường ngành công nghiệp Việt Nam” Từ năm

2009 đến 2012, dự án được thực hiện tại 10 cơ sở đại diện cho 10 ngành công

Trang 21

nghiệp (dệt may, giấy, thuộc da, bia, phân lân, ắc quy, thép, xi măng, chế biến thủy sản và cao su thương phẩm) nhằm xây dựng quy trình KTCT để áp dụng trong quản

lý môi trường ngành công nghiệp nói chung và cho 10 ngành sản xuất công nghiệp này nói riêng

1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN VIỆT NAM 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam [7, 10]

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, cả nước hiện có 560.000 ha trồng sắn các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn sắn tươi, với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn, đứng thứ hai thế giới về xấu khẩu sắn và sản phẩm từ sắn, chỉ sau Thái Lan

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng tháng 8/2014, Việt Nam

đã xuất khẩu hơn 215.000 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 77 triệu USD

Trong số này có gần 76.000 tấn sắn nguyên liệu (tương đương 19,2 triệu USD, giảm hơn 34% về lượng và 31,3% trị giá so với tháng 7/2014) Tính cả 8 tháng 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 2,2 triệu tấn (sắn và sản phẩm chế biến từ sắn), trị giá 737,5 triệu USD, giảm 1,08% về lượng và 2,54% trị giá so với cùng kỳ năm 2013

Sắn nguyên liệu và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam được xuất qua các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines… Trong đó 85,7% xuất sang thị trường Trung Quốc với 1,9 triệu tấn, trị giá 623,8 triệu USD, giảm 1,24% về lượng và giảm 3,42% về trị giá so với cùng kỳ

Thị trường có lượng xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc là Hàn Quốc với 122.000 tấn, trị giá 33,5 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 31,33% về giá trị Kế đến là thị trường Philippines với 49.700 tấn, trị giá 21,4 triệu USD, giảm 1,09% về lượng nhưng lại tăng 21,88% về trị giá so với 8 tháng 2013 Đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng là thị trường Nhật Bản, xuất khẩu sắn của Việt Nam sang thị trường này lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội cả về lượng và trị giá

Tình hình thị trường xuất khẩu sắn trong những năm gần đây và cơ cấu xuất khẩu tinh bột sắn theo thị trường của nước ta được thể hiện qua hình 1.2 và hình 1.3 như sau:

Trang 22

Hình 1 2: Lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2014 (nghìn tấn, triệu USD) [7]

Hình 1 3: Cơ cấu lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam theo thị trường

tuần (01/08-07/08/2014) [7]

Về quy mô sản xuất tinh bột sắn, tính đến năm 2014 cả nước có hơn 100

nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn và hàng trăm cơ sở chế biến sắn thủ công Việt Nam hiện tồn tại 3 loại quy mô sản xuất tinh bột sắn điển hình sau:

Trang 23

- Quy mô nhỏ (hộ và liên hộ): Đây là quy mô có công suất 0.5 – 10 tấn tinh bột sản phẩm/ngày Công nghệ thủ công, thiết bị tự tạo hoặc do các cơ sở cơ khí địa phương chế tạo Hiệu suất thu hồi và chất lượng tinh bột sắn không cao

- Quy mô vừa: Đây là các doanh nghiệp có công suất dưới 50 tấn tinh bột sản phẩm/ngày

- Quy mô lớn: Nhóm này gồm các doanh nghiệp có công suất trên 50 tấn tinh bột sản phẩm/ngày Số cơ sở chế biến sắn quy mô lớn chiếm khoảng 10% tổng số các cơ sở chế biến cả nước với công nghệ, thiết bị nhập từ Châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan Đó là những công nghệ tiên tiến, có hiệu suất thu hồi sản phẩm cao hơn

và sử dụng ít nước hơn so với công nghệ trong nước

1.2.2 Đặc thù sản xuất của ngành chế biến tinh bột sắn

1.2.2.1 Nguyên liệu và sản phẩm [3, 9, 14]

a Cây sắn

Cây sắn hay còn gọi là cây khoai mì (hình 1.5) là cây lương thực ưa ấm nên được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới, có tên khoa học là Manihot esculenta

Hình 1 4: Cây sắn (Khoai mì)

Trang 24

b Phân loại, cấu tạo, thành phần hóa học của củ sắn

Phân loại

Sắn có nhiều loại khác nhau về màu sắc, thân cây, lá, vỏ củ, thịt củ Tuy nhiên, trong công nghiệp sản xuất tinh bột người ta phân loại sắn thành hai loại sắn đắng và sắn ngọt

- Sắn đắng: cho năng suất cao, củ to, hàm lượng tinh bột trong củ cao, có nhiều nhựa củ, hàm lượng cyanhydric cao, ăn tươi bị ngộ độc

- Sắn ngọt: gồm tất cả các loại sắn có hàm lượng cyanhydric thấp, loại sắn này có hàm lượng tinh bột thấp, ăn tươi không bị ngộ độc

Cấu tạo củ sắn

Củ sắn thường thuôn dài ở 2 đầu tùy theo tính chất đất và điều kiện trồng mà

kích thước của củ dao động trong khoảng:

Giữ vai trò bảo vệ củ Có thành phần chủ yếu là cellulose và hemicellulose

- Không có chứa tinh bột, chiếm 0,5 ÷ 2% trọng lượng củ

Trang 25

 Vỏ củ (Vỏ thịt)

- Dày hơn vỏ gỗ, có cấu tạo từ các lớp tế bào thành dày, thành tế bào có cấu tạo chủ yếu là cellulose, bên trong là hạt tinh bột, chất chứa Nitơ và dịch bào (nhựa)

có ảnh hưởng đến màu của tinh bột khi chế biến

- Trong dịch bào có tanin, sắc tố, độc tố và các enzyme

- Vỏ củ có chứa từ 5 ÷ 8% hàm lượng tinh bột khi chế biến

Ngoài các thành phần trên, củ sắn còn cuống và rễ đuôi Các thành phần này

có cấu tạo chủ yếu là cellulose nên gây khó khăn trong chế biến

Trang 26

Bảng 1 1: Thành phần vật chất điển hình của củ sắn (theo khối lượng) [3]

c Tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất

Củ sắn được đưa vào sản xuất phải đạt những tiêu chuẩn sau:

- Hàm lượng tạp chất không quá 15%, thông thường là 3%

- Đối với sắn hư, thối không quá 15%

- Đối với sắn xâm kim không quá 30%

- Hàm lượng tinh bột lớn hơn 20%

- Phải được đưa và sản xuất không để quá 72 giờ sau khi thu hoạch

- Củ nhỏ và ngắn (chiều dài 10cm, đường kính chỗ củ lớn nhất dưới 5cm) không quá 4%

- Củ dập nát và gẫy vụn không quá 3%

- Lượng đất và tạp chất tối đa 1,5 ÷ 2%, không có củ bị thối

d Tiêu chuẩn chất lượng tinh bột sắn

(Theo thiêu chuẩn của FAO:TC 176-1989 (được chỉnh sửa vào tháng 1995))

1- Tiêu chuẩn chung

Tinh bột sắn ăn được phải:

- An toàn và phù hợp cho người sử dụng

Trang 27

- Không có mùi vị khác thường và côn trùng gây hại

- Vi sinh vật gây bệnh: không có

- Côn trùng gây hại: không có

- Tinh bột sắn không có mùi nên rất thuận tiện khi sử dụng chúng cùng với các thành phần có mùi trong thực phẩm

- Tinh bột sắn trong nước sau khi được gia nhiệt sẽ tạo thành sản phẩm có dạng sệt trong suốt nên rất thuận tiện khi sử dụng chúng cùng với các tác nhân tạo màu

công nghiệp lớn như để làm hồ, in, định đình và hoàn tất trong công nghiệp dệt, làm

Trang 28

bóng và tạo lớp phủ bề mặt cho công nghiệp giấy Đồng thời tinh bột sắn còn dùng trong sản xuất cồn, sản xuất men và công nghệ lên men vi sinh…

1.2.2.2 Quy trình chế biến tinh bột sắn [8]

Củ sắn tươi rất khó bảo quản dài ngày nên hầu hết các nhà máy chế biến sắn đều hoạt động theo thời vụ Thời gian hoạt động chủ yếu từ cuối tháng 8 năm trước đến đầu tháng 4 năm sau Mặc dù vậy, ở vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi

về nhiệt độ cho phát triển cây sắn nên các nhà máy chế biến tinh bột ở đây có thể sản xuất được 2 vụ

Yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất tinh bột sắn chất lượng cao là toàn bộ quá trình chế biến – từ khi tiếp nhận củ đến khi sấy hoàn thiện sản phẩm phải được tiến hành trong thời gian ngắn nhất có thể được để giảm thiểu quá trình ôxy hóa làm biến đổi hàm lượng tinh bột sau khi thu hoạch và trong chế biến

Quy trình chế biến tinh bột sắn cơ bản:

Quy trình chế biến thủ công

Củ sắn mua về được rửa bằng tay và gọt vỏ bằng dao rồi cạo thủ công bên môt bản nạo/mài bằng thiếc hoặc sắt mềm có đục lỗ tạo gờ sắc một bên Bột sau khi mài được đưa và một tấm vải lọc được buộc bốn góc và rửa mạnh bằng nước và tay

Xơ sau khi rửa được vắt khô Sữa bột thu được lại được chứa trong xô/thùng đựng chờ tinh bột lắng xuống Thay nước nhiều lần để loại bỏ nhựa và tạp chất Bột ướt được vớt lên khay hoặc vắt qua vải lọc để tách nước rồi được sấy khô tự nhiên

Quy trình chế biến bán cơ giới

Trong quy trình này, việc gọt vỏ thường vẫn được tiến hành thủ công Quá trình nạo/mài được tiến hành bằng máy mài Lực để quay trống trong máy mài được truyền qua trục động cơ điện và dây cu-roa Trống có phủ tấm kim loại đục lỗ được quay trong một hộp máy có gắn phễu nạp củ phía trên và bột sau khi mài sẽ chảy xuống dưới Quá trình mài được bổ sung một lượng nước nhỏ Lượng tinh bột được giải phóng và hòa tan nhờ cách này có thể đạt 70 – 90 % Bột nhão thu được qua sàng lọc thô, lọc mịn và lọc tinh Có thể bổ sung nước trong khi tách các tạp chất và

bã Dịch thu được sẽ qua giai đoạn lắng để tách nước Lắng được tiến hành trong bể lắng hoặc bàn lắng (lắng trọng lực) Quá trình lắng có thể được bổ sung hóa chất

Trang 29

giúp lắng nhanh hoặc tẩy trắng Tinh bột được tách ra bằng tay Sấy được tiến hành sấy tự nhiên hoặc cưỡng bức

Quy trình chế biến sắn hiện đại

Tinh bột sắn được chế biến biến từ nguyên liệu là củ tươi hoặc khô (sắn củ, sắn lát) với các quy mô và trình độ công nghệ khác nhau Quy trình chế biến tinh bột sắn đặc thù được thể hiện trong hình 1.6 như sau:

Trang 30

Hình 1 6: Công nghệ chế biến tinh bột sắn hiện đại [8]

5 Thu hồi tinh bột thô

6 Thu hồi tinh bột tinh

Nước

Năng lượng

Vỏ, đất cát Nước thải

Trang 31

1.2.3 Hiện trạng môi trường ngành chế biến tinh bột sắn [8]

Sự phát triển nhanh về số lượng các doanh nghiệp với các quy mô khác nhau

và sự tăng nhanh về sản lượng đang đặt các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn trước thách thức lớn nhất về ô nhiễm môi trường và suy thoái đất trồng sắn

Quá trình chế biến tinh bột sắn sử dụng lượng lớn nước và năng lượng, đồng thời sinh ra chất thải dưới cả ba dạng rắn, lỏng và khí

a Nước thải

Sắn củ có hàm lượng nước khoảng 55,2%, tinh bột khoảng 25 – 29%, hàm lượng protein 0,4mg/100g chất khô, hàm lượng HCN 2,9mg/100g sắn tươi, thay đổi theo mùa vụ, điều kiện canh tác, giống sắn, thời gian và điều kiện bảo quản Chính các thành phần hữu xơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường…có trong nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, HCN hòa tan trong nước rửa bã, thoát khỏi dây chuyền sản xuất cũng góp phần ô nhiễm môi trường, tạo mầu sẫm của nước thải

Kết quả phân tích nước thải tại một số doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam (bảng 1.2) Bảng này cho thấy khoảng cách dao động về các chỉ tiêu nước thải cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép Thành phần nước thải phụ thuộc vào quy mô sản xuất, tổng mức đầu tư, trình độ công nghệ và hệ thống thiết

bị xử lý nước thải, quy trình vận hành và quan trắc môi trường Tuy nhiên, nước thải sản xuất tinh bột sắn ở các quy mô khác nhau, hầu như chưa đạt được tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của Việt Nam

Bảng 1 2: Chất lượng nước thải từ sản xuất tinh bột sắn [8]

Trang 32

Ghi chú: * Các thông số quy định trong tiêu chuẩn, chưa xét hệ số liên quan đến dung tích nguồn tiếp nhận và hệ số theo lưu lượng nguồn thải

A - Thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt

B - Nguồn tiếp nhận khác, ngoài loại A

C - Nguồn tiếp nhận được quy định

Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc trưng như: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, K, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), độ mầu với nồng độ rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn môi trường

Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

- BOD liên quan tới việc xác định mức độ ô nhiễm của nước cấp, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, và COD cho biết mức độ ô nhiễm các chất hữu

cơ và vô cơ chứa trong nước thải công nghiệp Sự ô nhiễm của các chất hữu cơ dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước Ôxy hòa tan giảm sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ thủy sinh, đặc biệt là hệ vi sinh vật Khi xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí với hàm lượng BOD quá cao sẽ gây thối nguồn nước và giết chết

hệ thủy sinh, gây ô nhiễm không khí xung quanh và phát tán trên phạm vi rộng theo chiều gió

- Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thủy sinh đồng thời gây mất cảm quan, bồi lắng lòng hồ, sông, suối

- Axít HCN là độc tố có trong vỏ sắn Khi chưa được đào lên, trong củ sắn không có HCN tự do mà ở dạng glucozit gọi là phazeolutanin có công thức hóa học

là C10H17NO6 Sau khi được đào lên, dưới tác dụng của enzym xyanoaza hoặc trong môi trường axit thì phazeolutanin phân hủy tạo thành glucoza, axeton và axit xyanuahydric Axit này gây độc toàn thân cho người Xyanua ở dạng lỏng trong dung dịch là chất linh hoạt Khi vào cơ thể, nó kết hợp với enzym xitochrom làm men này ức chế khả năng cấp ôxy cho hồng cầu Do đó, các cơ quan của cơ thể bị thiếu ôxy Nồng độ HCN thấp có thể gây chóng mặt, miệng đắng, buồn nôn Nồng

độ HCN cao gây cảm giác bồng bềnh, khó thở, hoa mắt, da hồng, co giật, mê man,

Trang 33

bất tỉnh, đồng tử giãn, đau nhói vùng tim, tim ngừng đập và tử vong Trong sản xuất sắn, HCN tan trong nước thải, phản ứng với sắt tạo thành sắt xyanua có màu xám Nếu không được tách nhanh, HCN sẽ ảnh hưởng tới màu của tinh bột và màu của nước thải Hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn là 0,001 – 0,04%, chủ yếu ở vỏ

b Khí thải

Khí thải trong nhà máy sản xuất tinh bột sắn phải kể đến các khí SO2 từ quá trình tẩy rửa dùng nước SO2, dung dịch NaHSO3, CO2 từ quá trình đốt nhiên liệu, các loại khí NH4, indon, scaton, H2S, CH4 từ các quá trình lên men yếm khí và hiếu khí các hợp chất hữu cơ như tinh bột, đường, protein trong nước thải và bã thải

Ngoài ra, gầu tải, máy xát trống, máy bóc vỏ, máy sấy tinh bột, máy phát điện, quạt gió, xe vận tải… gây tiếng ồn

Tác động của các chất ô nhiễm không khí

- Mùi hôi sinh ra do quá trình phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ Thành phần chủ yếu tạo ra mùi hôi là H2S và một số chất hữu cơ thể khí Các loại khí này làm cho con người khó thở và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài

- Bụi gây viêm mũi, họng, phế quản người lao động Bệnh bụi phổi gây tổn thương chức năng phổi cấp tính hoặc mãn tính, tạo nên những khối u cuống phổi, giãn phế quản và các khối u bên trong có hạt bụi

- Các oxit axit SO2, NO2: Các khí này kích thích niêm mạc, tạo thành các axit H2SO4, HNO3 nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa sau đó phân tán vào máu Khí này khi kết hợp với bụi sẽ tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng và đi vào phế nang phá hủy thực bào, dẫn đến ức chế thần kinh trung ương và làm hạ huyết áp, kích thích niêm mạc làm chảy nước mũi,

ho, gây tai biến phổi Tuỳ nồng độ NO2 và thời gian tiếp xúc từ vài ngày đến vài tuần có thể gây viêm cuống phổi, viêm màng phổi đến tử vong

- Đối với thực vật: Các khí SO2, NO2 khi bị ôxi hóa trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng

và thảm thực vật…

Trang 34

- Đối với vật liệu: Sự có mặt của SO2, NO2 trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông, và các công trình xây dựng khác

- CO là khí cacbon oxit không màu, không mùi vị, phát sinh từ sự đốt cháy không hoàn toàn các vật liệu tổng hợp có chứa cacbon và chiếm tỷ lệ lớn trong ô nhiễm môi trường không khí CO khi vào cơ thể kết hợp với Hemoglobin làm mất chức năng vận chuyển ôxy của máu tới các bộ phận cơ thể, rất dễ gây tử vong Tác động của CO đối với sức khỏe con người phụ thuộc hàm lượng HbCO (1 – 40%) trong máu, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, giảm khả năng phân biệt về thời gian, giác quan kém nhạy cảm, gây hôn mê, co giật từng cơn, gây nguy

cơ tử vong

- CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm chỗ của ôxy trong máu

CO2 còn là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến hiện tượng nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu toàn cầu

- HC là hợp chất hóa học do hydro và cacbon tạo thành, sinh ra do sự bốc hơi của các nguồn nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện cơ giới, hoặc do quá trình cháy không hoàn toàn của các động cơ đốt trong Đối với người, khí HC làm sưng tấy màng nhầy phổi, làm thu hẹp cuống phổi và làm sưng tấy mắt HC còn là nguyên nhân gây ra ung thư phổi

- Tiếng ồn: Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người như mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, làm giảm năng suất lao động, kém tập trung dẫn đến nguy cơ gây tai nạn trong khi lao động

c Chất thải rắn

Các chất thải rắn gồm vỏ sành (lớp vỏ ngoài cùng của củ sắn), các phần xơ,

bã thải rắn chứa nhiều Cellulose (xenluloza), bã lọc từ máy lọc, máy ly tâm Bã thải rắn của ngành sản xuất tinh bột sắn thường được các doanh nghiệp tận dụng làm sản phẩm phụ dưới dạng thức ăn gia súc Nguồn thu từ sản phẩm phụ này là không đáng

kể, cần có các biện pháp sử dụng và quản lý bã thải rắn hiệu quả hơn

Trang 35

Tác động của chất thải rắn

Chất thải rắn có khối lượng rất lớn Nếu không thu gom và xử lý ngay trong ngày thì quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong chất thải rắn sau 48 giờ sẽ tạo ra các khí H2S, NH4… gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường

1.2.4 Giới thiệu nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước

Năm 2002, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước (thành viên của Công

ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa) đi vào hoạt động đã mở ra một hướng phát triển kinh tế cho các huyện trong vùng nguyên liệu Cây sắn trở thành cây xóa nghèo Ba huyện Bá Thước, Quan Hóa và Lang Chánh là những huyện miền núi có phần nhiều bà con dân tộc Mường, Thái…và được xem là vựa sắn miền Tây của tỉnh Thanh Hóa Do đó, đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu với diện tích 4.139 ha Cùng nhiều chính sách đầu tư cho vùng nguyên liệu của tỉnh và Nhà máy Tinh bột sắn Bá Thước, đến nay toàn vùng

đã phát triển được hơn 4.000 ha cây sắn

Địa điểm hoạt động

Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước được xây dựng trên khu đất thuộc khu Đồng Tâm, làng Chum, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; cách thành phố Thanh Hóa 120Km về phía Tây

Tổng diện tích quy hoạch xây dựng nhà máy là 7,5 ha

Vị trí địa lý khu đất như sau:

Quy mô nhà máy

+ Số ngày sản xuất: 180 ngày/ năm

+ Số ca sản xuất trong ngày: 3 ca/ năm

Trang 36

Thị trường xuất khẩu chính

Trung Quốc

Cơ cấu tổ chức của Nhà máy đƣợc thể hiện qua hình 1.7

Hình 1 7: Sơ đồ hệ thống quản lý và tổ chức của nhà máy chế biến tinh

Trang 37

CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Quy trình sản xuất, nguyên liệu, nước được sử dụng cho sản xuất tinh bột sắn của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước

- Các chất thải rắn, nước thải, khí thải phát sinh từ toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp này nhằm thu thập thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm toán và quy trình kiểm toán

Tài liệu cần tham khảo:

- Các tài liệu hướng dẫn Kiểm toán môi trường

- Các tài liệu về hoạt động sản xuất của nhà máy, về kiểm tra môi trường, vệ sinh và an toàn lao động có liên quan

- Các tài liệu khác có liên quan phục vụ cho quá trình thực hiện kiểm toán

- Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài kiểm toán

- Báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường của nhà máy

- Tài liệu về công nghệ sản xuất của nhà máy

- Các số liệu về nguyên nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong sản xuất, sản phẩm, chất thải và các khía cạnh như lượng sử dụng, dạng tồn tại, tình trạng bảo quản, vận chuyển

Việc tham khảo các tài liệu trên sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết về công việc kiểm toán sẽ tiến hành Từ đó ta có thể lập kế hoạch cụ thể cho cuộc kiểm toán và xác định trọng tâm mà cuộc kiểm toán cần hướng tới

2.2.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa

a Phương pháp phỏng vấn

Có 2 hình thức phỏng vấn chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện kiểm toán tại Nhà máy gồm:

Trang 38

 Phỏng vấn chính thức: người phỏng vấn được chọn lọc kỹ lưỡng và được thông báo trước về nội dung phỏng vấn Các câu hỏi được soạn thảo, in sẵn và đưa trước cho người được phỏng vấn Phỏng vấn chính thức được sử dụng với:

- Giám đốc nhà máy về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phòng kỹ thuật về quy trình công nghệ sản xuất và hoạt động của hệ thống

Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại nhà máy, phương pháp phỏng vấn này được thực hiện với các công nhân vận hành tại phân xưởng sản xuất Vì họ không có thời gian để tiến hành các cuộc phỏng vấn chính thức, cũng như hiểu biết của họ thường có hạn chỉ trong công đoạn mà họ phụ trách

b Quan sát thực tế

Quan sát thực tế cung cấp các thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cũng như dấu hiệu chỉ thị môi trường Trong quá trình quan sát thực tế có kèm theo việc ghi chép các dấu hiệu đặc biệt và đặt ra những câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng để có một hình ảnh trực quan sinh động về đối tượng cần quan sát

2.2.3 Phương pháp tính toán xây dựng cân bằng vật chất [12]

Dựa trên các cơ sở dữ liệu thu thập được, từ đó tính toán đầu vào, đầu ra của một hoạt động sản xuất, trên cơ sở đó xây dựng cân bằng vật chất Định luật “Bảo toán vật chất” được ứng dụng như là một công cụ quan trọng để thực hiện việc kiểm toán chất thải công nghiệp

Trang 39

a Lý thuyết chung về cân bằng vật chất

Theo định luật bảo toàn vật chất, khi có một quá trình biến đổi vật chất xảy ra, chất này mất đi thì phải sinh ra chất khác, vật chất không bao giờ mất đi Từ định luật này chúng ta có thể thiết lập được các phương trình tính toán sự biến đổi chất ô nhiễm từ nơi này di chuyển sang nơi khác

Phân tích cân bằng vật chất phụ thuộc vào khu vực, không gian cụ thể Giả thiết rằng khu vực nghiên cứu có một đường biên giới hạn, ta có thể xác định được lượng vật chất đi qua cũng như lượng vật chất bị hấp thụ, tích tụ trong phạm vi khu vực đó Một chất nào đó đi vào phạm vi khu vực nghiên cứu (biên của hệ) sẽ biến đổi thành ba dạng: một phần giữ nguyên tính chất và đi ra khỏi khu vực, một phần tích tụ trong khu vực và có thể một phần bị hấp thu biến đổi thành vật chất khác Như vậy ta có thể thiết lập được phương trình cân bằng vật chất theo thời gian như sau (hình 2.1):

Lượng chất đầu vào = Lượng chất đầu ra + Lượng chất tích tụ + Lượng chất tiêu hủy

b Cân bằng vật chất sử dụng thuật toán

Vấn đề cân bằng vật chất rất đa dạng bao gồm các vấn đề đơn giản hoặc các vấn đề phức tạp Đối với các vấn đề đơn giản thường liên quan đến một dòng vật chất hay các quá trình chuyển hóa bậc 1 và chỉ cần tính toán đơn giản để tìm ra các đại lượng chưa biết Trong các trường hợp quy trình sản xuất có nhiều công đoạn và quá trình chuyển hóa xảy ra phức tạp qua nhiều giai đoạn (bậc 2, 3), khi đó tính toán cân bằng vật chất sẽ phức tạp hơn Để giải quyết cân bằng vật chất trong các

Tích tụ + Tiêu hủy

Hình 2 1: Sơ đồ cân bằng vật chất

Trang 40

trường hợp này cần áp dụng các phương pháp toán học để giải các phương trình tuyến tính hoặc không tuyến tính Trong các trường hợp này cần viết cân bằng vật chất cho mỗi bộ phận thiết bị và cho toàn bộ quá trình

Trong thực tế cân bằng vật chất chung thường là tổng hợp của các cân bằng của mỗi bộ phận thiết bị Cân bằng riêng này có thể độc lập với nhau hoặc phụ thuộc tuyến tính Ngoài ra, cân bằng vật chất chung thường liên quan đến các điểm giao của các bộ phận thiết bị Do vậy để dễ tính toán có thể thiết lập cân bằng vật chất tại điểm giao của các dòng vật chất (hình 2.2)

c Cân bằng vật chất cho toàn bộ quy trình sản xuất

Dưới đây là sơ đồ cân bằng vật chất của một quy trình sản xuất (hình 2.3) Theo hình này thì các yếu tố đầu vào của một cơ sở sản xuất bao gồm:

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Việt Anh (2006), Kiểm toán môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán môi trường
Tác giả: Phạm Thị Việt Anh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
2. Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên (2005), Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn, NXN Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn
Tác giả: Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên
Năm: 2005
3. Hoàng Thị Ngọc Châu, Lê Thị Cúc, Bùi Đức Hợi, Mai Văn Lê, Lê Ngọc Tú (1985), Chế biến lương thực tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế biến lương thực tập 2
Tác giả: Hoàng Thị Ngọc Châu, Lê Thị Cúc, Bùi Đức Hợi, Mai Văn Lê, Lê Ngọc Tú
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1985
4. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa (2002), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa
Năm: 2002
5. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa (2014), Kết quả giám sát môi trường lần 1 năm 2014 nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả giám sát môi trường lần 1 năm 2014 nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa
Năm: 2014
6. Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển công nghệ Hoàng Nam (2011), Phương án xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương án xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển công nghệ Hoàng Nam
Năm: 2011
7. Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor) (2014), Thị trường sắn và tinh bột sắn tháng 8 năm 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường sắn và tinh bột sắn tháng 8 năm 2014
Tác giả: Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor)
Năm: 2014
8. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Bộ Công Thương, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội (2010), Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành tinh bột sắn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành tinh bột sắn
Tác giả: Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Bộ Công Thương, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Năm: 2010
9. Lại Duy Khánh (2007), Thiết kế phân xưởng sản xuất tinh bột sắn, Đồ án khoa học, Khoa Công nghệ hóa học, Trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế phân xưởng sản xuất tinh bột sắn
Tác giả: Lại Duy Khánh
Năm: 2007
10. Phúc Lập, Báo Nông Nghiệp Việt Nam điện tử (2014), Xuất khẩu sắn giảm cả lượng lẫn giá trị, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2014http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/132340/kinh-te/xk-san-giam-ca- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu sắn giảm cả lượng lẫn giá trị
Tác giả: Phúc Lập, Báo Nông Nghiệp Việt Nam điện tử
Năm: 2014
11. Nguyễn Thị Phƣợng (2006), Nghiên cứu áp dụng Kiểm toán chất thải tại Công ty du lịch bia – nước giải khát Hà Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu áp dụng Kiểm toán chất thải tại Công ty du lịch bia – nước giải khát Hà Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Phƣợng
Năm: 2006
12. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Thị Hà (2003), Kiểm toán chất thải công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán chất thải công nghiệp
Tác giả: Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Thị Hà
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
13. Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (2011), Kiểm toán chất thải và một số giải pháp thúc đẩy triển khai áp dụng ở Việt Nam, truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2014 http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/734-kiem-toan-chat-thai-va-mot-so-giai-phap-thuc-day-trien-khai-ap-dung-o-viet-nam.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán chất thải và một số giải pháp thúc đẩy triển khai áp dụng ở Việt Nam
Tác giả: Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường
Năm: 2011

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w