Vì vậy, với hướng nghiên cứu đề tài “Kiểm toán chất thải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải cho Công ty cổ phần giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” có thể góp phần giảm thiểu ngay tại
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DA GIÀY, NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN XUẤT DA GIÀY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3
1.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ da giày trên thế giới và khu vực 3
1.1.1 Trên thế giới 3
1.1.2 Ngành da giày Việt Nam 5
1.2 Quy trình công nghệ sản xuất giày và những vấn đề môi trường trong ngành da giày 11
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất da giày 11
1.2.2 Các vấn đề môi trường trong ngành sản xuất da giày 13
1.3 Tổng quan áp dụng kiểm toán chất thải ngành da giày và các ngành công nghiệp khác 16
1.3.1 Tổng quan áp dụng kiểm toán chất thải ngành da giày và các ngành công nghiệp khác trên thế giới 16
1.3.2 Tổng quan áp dụng kiểm toán chất thải ngành da giày và các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam 17
1.4 Quy trình kiểm toán chất thải và lợi ích của kiểm toán chất thải 17
1.4.1 Quy trình kiểm toán chất thải 17
1.4.2 Lợi ích của kiểm toán chất thải 19
CHƯƠNG II: TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN CHẤT THẢI ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC 21
2.1 Tiến hành kiểm toán giảm thiểu chất thải của công ty Cổ phần Giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 21
Trang 22.1.1 Tìm hiểu chung về công ty cổ phần Giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 21
2.2.2 Tiến hành kiểm toán giảm thiểu chất thải của công ty Cổ phần Giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 23
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU, 78
XỬ LÝ CHẤT THẢI, TÍNH TOÁN CHI PHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC LỢI ÍCH 78
3.1 Đề xuất và xây dựng các giải pháp giảm thiểu và xử lý chất thải 78
3.1.1 Áp dụng giải pháp 3R đối với môi trường ngành da giày 78
3.2 Tính toán chi phí và lợi ích của các giải pháp đề xuất, tính khả thi của giải pháp 88
3.2.1 Tính toán chi phí và lợi ích lắp đặt hệ thống tái chế chất thải rắn 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC
Trang 3Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã bên cạnh ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực Những tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BYT : Bộ Y tế
CBVL : Cân bằng vật liệu
EU : Liên minh Châu Âu
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
PVC : Nhựa Polyvinylclorua
EVA : Ethylene Vinyl Acetate
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mức tiêu thụ giày dép trung bình của các nước trên thế giới [14] 3
Bảng 1.2: Xuất khẩu hàng giày dép sang một số thị trường chính năm 2011 và năm 2012 7
Bảng 1.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam năm 2012 theo mã HS 8
Bảng 1.4: Nguồn gốc, thành phần chất thải phát sinh trong sản xuất da giày 14
Bảng 2.1: Lượng giày sản xuất (đôi) và doanh thu xuất khẩu (USD) trong năm 2012, 2013 và đầu năm 2014 [9] 22
Bảng 2.2: Mô tả các quá trình đơn vị trong từng phân xưởng sản xuất 26
Bảng2.3 Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất [9] 31
Bảng 2.4: Bảng số liệu vào của từng phân xưởng sản xuất [9] 33
Bảng 2.5: Bảng nguyên liệu, vật tư sử dụng trong năm 2013 và đầu năm 2014 [9] 35 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp các nguyên liệu, hóa chất sử dụng trong từng phân xưởng sản xuất (tính cho 1000 đôi giày) 37
Bảng 2.7: Bảng định mức vật tư, nguyên liệu sản xuất dự tính cho 1.000 đôi giày(tính cho cả lượng mất mát, tiêu hao) 40
Bảng 2.8: Bảng so sánh mức tiêu tốn nguyên vật liệu thực tế so với định mức năm 2013, đầu năm 2014 41
Bảng 2.9: Bảng dự báo mất mát nguyên liệu, hóa chất trong quá trình lưu giữ, vận chuyển 48
Bảng 2.10: Bảng số liệu ra của từng phân xưởng sản xuất 51
Bảng 2.11: Bảng đo các thông số ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió của công ty ngày 12/5/2013 52
Bảng 2.12: Bảng đo nồng độ bụi ngày 12/5/2013 53
Bảng 2.13: Bảng đo nồng độ hơi xăng và toluen ngày 12/5/2013 54
Bảng 2.14: Bảng kết quả đo nồng độ các khí (CO, SO2, NO2, NH3) trong môi trường công ty ngày 12/5/2013 55
Bảng 2.15: Bảng thống kê các nguồn thải rắn 55
Bảng 2.16: Bảng đo nguồn gây ồn ngày 12/5/2013 57
Trang 7Bảng 2.17: Bảng tính cân bằng vật chất cho phân xưởng chuẩn bị tính cho 1.000 đôi
giày 58
Bảng 2.18: Bảng tính cân bằng vật chất cho phân xưởng may tính cho 1000 đôi giày 61
Bảng 2.20: Bảng tính cân bằng vật chất cho phân xưởng hoàn thành (tính cho 1000 đôi giày) 64
Bảng 2.21: Bảng tính lãng phí nguyên vật liệu do vượt quá định mức sử dụng (tính trong năm 2013) 67
Bảng 2.22: Bảng tính lãng phí qua các dòng thải của công ty (tính cho năm 2013, sản lượng là 5.722.403 đôi) 69
Bảng 3.1 Các vấn đề môi trường và các giải pháp đề xuất 81
Bảng 3.2: Các giải pháp 87
Bảng 3.3: Khối lượng da, nhựa EVA, cao su thải tái chế tháng trong năm 2013 88
Bảng 3.4: Dự tính chi phí đầu tư các máy móc, thiết bị, nhân công ban đầu [9] 90
Bảng 3.5: Phân loại chất thải rắn và chi phí 93 Bảng 3.6: Các thiết bị, chi phí sử dụng trong hệ thống thu hồi hơi dung môi hữu cơ97
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Lượng giày sản xuất (đôi) và doanh thu xuất khẩu (USD) trong năm 2012,
2013 và đầu năm 2014 [9] 21 Biểu đồ 1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu giày dép của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2012 6 Hình 2.1: Tóm tắt cân bằng vật liệu của phân xưởng chuẩn bị tính cho 1.000 đôi giày (tiêu tốn điện 350 kwh/1000 đôi giày) 60 Hình 2.2: Tóm tắt cân bằng vật liệu phân xưởng may cho 1.000 đôi giày (tiêu tốn điện
400 kwh/1000 đôi giày) 62 Hình 2.3: Tóm tắt cân bằng vật chất phân xưởng đế tính cho 1.000 đôi giày (tiêu tốn điện 400 kwh/1000 đôi giày) 64 Hình 2.4: Tóm tắt cân bằng vật liệu cho phân xưởng hoàn thành tính cho 1.000 đôi giày (tiêu tốn điện 450 kwh/1000 đôi giày) 66
Trang 10MỞ ĐẦU
a Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một trong những nước có ngành công nghiệp xuất khẩu da giày lớn trên thế giới Da giày là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam
Kiểm toán chất thải thực sự là một công cụ có giá trị để các doanh nghiệp kiểm tra lại khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, giảm các vi phạm về môi trường, giảm chất thải và tăng cường khả năng quản lư môi trường Kiểm toán chất thải là quá trình làm giảm các loại chất thải trong chu trình sản xuất, bao gồm các chất thải rắn, chất thải khí, nước thải và tiếng ồn tại nguồn gây ra chất thải
Vì vậy, với hướng nghiên cứu đề tài “Kiểm toán chất thải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải cho Công ty cổ phần giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” có thể góp
phần giảm thiểu ngay tại nguồn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất, giảm trách nhiệm pháp lý tiềm năng trong tương lai cho cơ sở nói riêng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư, môi trường nói chung
b Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Có cái nhìn tổng quát về ngành sản xuất da giày trên thế giới nói chung và ngành sản xuất da giày của Việt Nam nói riêng;
Nắm bắt được Quy trình kiểm toán chất thải đối với công ty da giày;
Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng cho công ty cổ phần Giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Công ty cổ phần Giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
- Phạm vi: Tập trung chủ yếu vào các công đoạn của quá trình sản xuất
Trang 11c Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Tìm hiểu quy trình sản xuất và tiến hành các bước kiểm toán chất thải của công
ty Cổ phần giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Lập Cân bằng vật chất cho từng quá trình sản xuất, đưa ra các số liệu cụ thể
Chương 3 Đề xuất và xây dựng các giải pháp giảm thiểu, xử lý chất thải, tính toán chi phí và đánh giá các lợi ích
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tại nguồn, tái sử dụng, tái chế chất thải, giảm ô nhiễm do chất thải phát sinh Tính toán và phân tích các chi phí và lợi ích khi áp dụng các giải pháp giảm thiểu, xử lý chất thải
Kết luận và kiến nghị
d Các phương pháp nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu;
Phương pháp khảo sát thực tế, đo đạc, lấy mẫu và phân tích;
Phương pháp thực nghiệm;
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu;
Phương pháp phỏng vấn
Trang 12CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DA GIÀY, NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN XUẤT DA GIÀY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ da giày trên thế giới và khu vực
1.1.1 Trên thế giới
Giày dép là mặt hàng công nghiệp tiêu dùng nên thị trường giày dép chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Đầu tiên phải kể đến đó là các yếu tố kinh tế như chu kỳ sản xuất của nền kinh tế hay mức sống và thu nhập của người tiêu dùng Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng quan trọng đối với thị trường giày dép bao gồm thị hiếu, thời trang, đời sống tinh thần của mỗi quốc gia, dân tộc
Tính từ đầu thập kỷ 90 đến nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ giày dép của các nước trên thế giới mỗi năm một tăng với tốc độ tăng trưởng tương đối cao Đó là do sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân ở các nước phát triển tăng nhanh chóng, giá bán sản phẩm rẻ và nhanh lạc hậu về mẫu mã
Bảng 1.1: Mức tiêu thụ giày dép trung bình của các nước trên thế giới [14]
(triệu đôi)
Dân số (triệu người)
Mức tiêu thụ TB (đôi/người/năm)
Trang 13* Châu Âu (EU)
Trong số các nước thuộc EU thì Italia là nước đứng đầu về sản xuất giày dép, hàng năm Italia chiếm khoảng 50% tổng sản lượng sản xuất của EU và trên 50% xuất khẩu ra ngoài EU Tây Ban Nha là nhà sản xuất đứng thứ 2 chiếm 17%; tiếp đó là Pháp
14%, Bồ Đào Nha và Anh 10%, Đức 4%
Xu hướng sử dụng nhiều loại giày dép nhập khẩu giá rẻ hơn từ Trung Quốc và Việt Nam với vật liệu không phải da thuộc như nylon, PVC, sợi, vải đang được người tiêu dùng ưa chuộng
EU là khu vực thị trường dẫn đầu về nhập khẩu giày dép của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD
Trang 14tiếp tục có sự chuyển dịch sang các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Inđonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và đặc biệt từ đầu năm 1990 đến nay thì khu vực Châu Á chiếm thị phần xuất khẩu quan trọng đối với thị trường giày dép thế giới
do những lợi thế về giá nhân công rẻ tại các nước này Sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng vào các thị trường lớn như : Mỹ, EU, Nhật
1.1.2 Ngành da giày Việt Nam
* Vị trí của ngành da giày trong nền kinh tế Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp da giày có vị trí rất quan trọng, bởi da giày là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, có khả năng khai thác nguồn nguyên liệu trong nước, có lợi thế xuất khẩu, thu nhiều ngoại tệ cho Đất nước, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đang đứng vị trí thứ tư trên thế giới và đứng thứ 3 tại khu vực Châu á (Sau Trung Quốc và Indonexia)
Da giày là ngành có công nghệ đơn giản so với các ngành công nghiệp khác, cần
ít vốn đầu tư nhưng thu được hiệu quả kinh tế - xã hội cao
Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều nguyên liệu: vải, cao su, da, giả da, mút sốp, PVC, PU…Vì vậy, ngành da giày phát triển sẽ thúc đẩy các ngành khác phát triển theo
* Quy mô và năng lực sản xuất
Hiện nay ngành da giày Việt Nam có khoảng hơn 800 doanh nghiệp xuất khẩu giày dép, cặp túi xách và nguyên phụ liệu ngành da giày, tạo việc làm cho khoảng 650.000-700.000 lao động, phần lớn là phụ nữ Các nhà sản xuất trong ngành da giày tại Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm:
- Nhóm đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài thường từ Đài Loan và Hàn Quốc: Chủ yếu gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng Nike, Rebok, Addidas, Clarks và một vài đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành Đây là lực lượng sản xuất chính, chiếm hơn 60% tổng công suất sản xuất giày dép của Việt Nam và có hệ
Trang 15thống thiết bị công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất giày Các đơn vị này cũng có tổ chức và trình độ quản lý sản xuất hiện đại, hưởng lợi thế vốn, thiết bị, thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm từ các đối tác mua lớn
- Nhóm các nhà sản xuất trong nước: Các doanh nghiệp này chủ yếu gia công hàng xuất khẩu cho các nhãn hiệu và các nhà bán lẻ lớn trên thế giới, tuy nhiên ở cấp
độ nhỏ và ít ổn định hơn so với các đơn vị có vốn nước ngoài Hệ thống thiết bị, công nghệ ở mức trung bình bán tự động và cơ khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện
- Nhóm các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công: có công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu cung ứng cho thị trường nội địa các sản phẩm có mẫu mã nghèo nàn Nhóm này chưa có khả năng xuất khẩu
* Tình hình xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này xác lập ngưỡng kỷ lục đạt 7,26 tỷ USD
Biểu đồ 1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu giày dép của Việt Nam giai
đoạn năm 2006-2012 [10]
Từ nhiều năm qua, hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo phương thức nhận nguyên liệu gia công cho thương nhân nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu) Số liệu của Tổng
Trang 16cục Hải quan cho thấy trong năm 2012 tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; trong đó, xuất theo hình thức gia công chiếm 52,7%, xuất theo hình thức sản xuất xuất khẩu chiếm 44,6%
Cũng theo số liệu Thống kê Hải quan nhiều năm qua cho thấy, do tính thời vụ chu kỳ xuất khẩu của giày dép Việt Nam thường có tăng trưởng mạnh vào các tháng 5,6,7, 11 và 12; giảm sâu ở các tháng 2 và 9 hàng năm Tháng 12 có kim ngạch đạt mức kỷ lục với gần 740 triệu USD trong năm 2012, ngược lại tháng 9 kim ngạch thấp nhất trong năm với 462 triệu USD
Nếu phân theo loại hình kinh tế thì từ nhiều năm qua, xuất khẩu giày dép của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước
Bảng 1.2: Xuất khẩu hàng giày dép sang một số thị trường chính năm 2011
và năm 2012[10]
Thị trường
Kim ngạch (Triệu USD)
Tốc độ tăng
so với năm trước (%)
Kim ngạch (Triệu USD)
Tốc độ tăng
so với năm trước (%)
Trang 17USD) đều có mức tăng cao hơn mức tăng chung (10,9%) của nhóm hàng này, lần lượt
là 17,6%, 31,9%, 19,1% và 37,3%
Chủng loại giày dép của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng giày dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic (Mã HS 64.02); giày dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc (HS 64.03); giày dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt (HS 64.04)
Bảng 1.3:Cơ cấu xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam năm2012 theo mã HS[10]
Năm 2011, số lao động sử dụng trong ngành da giày gần 700.000 người trong
đó lao động nữ chiếm tỷ lệ trên 80% Do sản xuất tập trung ở các khu vực như Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hải Phòng, nên phần lớn lao động của ngành
da giày là nhập cư với tỷ lệ giao động từ 75% đến 85% Tuy vậy, tay nghề của người lao động Việt Nam chưa cao, phần lớn chỉ được đào tạo kèm cặp trong thời gian ngắn
và thực hành trên dây truyền sản xuất Đội ngũ kỹ thuật viên, quản trị doanh nghiệp, điều hành sản xuất kinh doanh còn rất thiếu và ít kinh nghiệm
- Về nguyên vật liệu, phụ liệu ngành da giày
Trang 18Khả năng cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành da giày trong nước cho ngành da giày nước ta còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, các công ty cung ứng nước ngoài
+ Về thuộc da: Hiện nay theo thống kê của hiệp hội Lafaso, có 42 cơ sở thuộc
da tuy nhiên đều là công ty liên doanh và công ty có vốn 100%nước ngoài Theo báo cáo mới nhất của hiệp hội da giày Việt Nam, phần lớn da thuộc vẫn phải nhập khẩu, đặc biệt đối với sản phẩm trung và cao cấp Tỷ lệ nhập nhẩu được đánh giá ở mức 65%, giảm nhẹ so với năm 2010
+ Về các loại đế, gót giày: Tuy vẫn còn phải nhập khẩu nguyên liệu thô như hạt nhựa, các trợ chất, nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động được công nghệ sản xuất đế, gót giày Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước đã chủ động gần 10% đối với đế cao su
+ Về các loại phom giày: Hiện nay trong nước gần như chủ động hoàn toàn, trừ một số doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu do sự phân công lao động trong tập đoàn mẹ
+ Về bao bì đóng gói: Ngành chủ động toàn bộ các loại bao bì đóng gói cho sản phẩm cấp trung và thấp Tuy nhiên, ngành vẫn còn phải nhập khoảng 30% các loại bao
bì cao cấp như: tem chống trộm, các loại nhãn chống hang giả…
+ Phụ liệu trang trí: tuy trong nước đã sản xuất được nhiều loại như ru băng, nhãn mác, ri vê, khoen, dây giày… nhưng tỷ lệ nhập khẩu đối với phụ liệu vẫn còn cao (ước khoảng 40-45%)
Nhìn chung, tỷ lệ nội nội địa hoá tăng nhỉnh hơn so với các năm trước, mức nhập khẩu ước tính khoảng 45% trên tổng giá trị nguyên liệu sản xuất giày dép
* Dự báo tình hình xuất khẩu giày dép trong vài năm tới
Triển vọng giày dép Việt Nam năm 2017: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong năm 2012 tăng hơn 10% so với năm trước Hơn nữa, sản lượng giày dép của Việt Nam dự đoán sẽ tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2013-2017
Trang 19Thị trường giày dép chủ yếu là phân khúc giày dép nam giới, tiếp theo là phân khúc giày dép phụ nữ và phân khúc giày dép trẻ em tương ứng Bởi mức giá, phân khúc giày dép chiếm doanh thu cao nhất trên thị trường giày dép nội địa
* Những thuận lợi và khó khăn
- Những thuận lợi
Chúng ta có nguồn lao động dồi dào và chi phí lao động lại không cao từ đó có thể thấy phương thức gia công rất phù hợp giai đoạn đầu của quá trình phát triển đã góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, song hiệu quả đạt thấp
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp da giày tập dượt, làm quen với cách làm ăn trên thị trường quốc tế, từ việc tiếp nhận nguyên phụ liệu, gia công sản xuất, tiến độ giao hàng để tiến tới hình thức xuất khẩu sản phẩm cao hơn
- Những khó khăn
Đối với ngành da giày, việc tạo ra uy tín của sản phẩm để từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế là rất quan trọng Uy tín của sản phẩm được biểu hiện bằng nhãn hiệu hàng hóa Nó biểu hiện ra bên ngoài là kiểu cách, mẫu mốt và ẩn chứa bên trong là chất lượng sản phẩm
Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam
đã có một khối lượng sản phẩm không nhỏ được xuất khẩu theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, nhưng các sản phẩm đó vẫn phải dùng nhãn của hàng nước ngoài
Điểm bất lợi lớn nhất của ngành da giày là quá trình thực hiện phương thức gia công quá dài, nên phụ thuộc hoàn toàn vào trung gian thương mại và khách hàng nước ngoài trong việc tiếp thị sản phẩm, xây dựng thị trường, mẫu sản phẩm, nguyên liệu, kể
cả tiến độ giao nguyên liệu của khách hàng, do đó các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn, thường bị ép giá gia công Thu nhập của nhân công ngành giày vì thế ngày
Trang 20càng giảm Nhiều lao động đã chuyển sang ngành khác, điểu này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng đúng thời hạn
Sản phẩm giày dép của chúng ta đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhưng phần lớn vẫn chỉ là giày thể thao, giày vải làm theo đơn đặt hàng của nước ngoài, còn thị phần giày da thời trang hầu như bỏ ngỏ, nếu không nói là “đầu hàng” trước giá cả
Ngoài những vấn đề nêu trên, vấn đề quan trọng nhất của ngành này là hiện nay vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu Từ đó, dẫn đến tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu của ngành rất cao
Ngành da giày hiện nay rất cần một chính sách thông thoáng, bình đẳng thật sự cho những ai muốn đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu Ngoài ra cần đào tạo được đội ngũ thiết kế thật chuyên nghiệp mới mong có thể hội nhập với các nước trong khu vực Muốn vậy, nhà nước cần quan tâm hỗ trợ trong vấn đề nâng cấp công nghệ và chính sách hỗ trợ đầu tư vì mỗi doanh nghiệp không thể tự bỏ vốn đầu tư trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt hiện nay
Ngoài vấn đề lao động, vấn đề nâng cấp công nghệ đặc biệt là thuộc da, chế biến sản xuất các nguyên phụ liệu sản xuất cho ngành này là vấn đề đáng phải quan tâm
1.2 Quy trình công nghệ sản xuất giày và những vấn đề môi trường trong ngành da giày
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất da giày
Sản xuất giày dép thường được phân thành 3 quy trình sản xuất riêng biệt, độc lập: sản xuất mũ giày, sản xuất đế giày và hoàn chỉnh sản phẩm Hiện nay, có một số phương pháp được sử dụng trong công nghệ sản xuất giày dép như sau:
Phương pháp dán ép: Phương pháp này áp dụng với giày da, giày nữ phương
pháp này sử dụng keo dán kể liên kết phần mũi giày với đế giày
Phương pháp lưu hóa: thường áp dụng để sản xuất giày vải, giày thể thao,dép đi
trong nhà Phương pháp này giống phương pháp dán ép nhưng có thêm công đoạn dán
Trang 21bím và lưu hóa, nhằm mục đích tăng lực liên kết giữa mũ và đế giày, giúp giày bền và chắc hơn
Phương pháp khâu: thường áp dụng sản xuất giày da Có 3 kiểu khâu đó là khâu
riễu, khâu cóp và khâu hút Khâu riễu và khâu cóp thường sử dụng thêm một dây da hẹp để liên kết các mặt của sản phẩm Đối với kiểu khâu hút là phương pháp khâu trực tiếp ghép 2 mặt với nhau
Phương pháp đóng đinh: thường áp dụng trong công nghệ sản xuất giày da Đó
là phương pháp sử dụng các vật liệu kim loại để làm mối liên kết
Phương pháp đúc: thường áp dụng với giày vải, giày thể thao, dép trong nhà
Phương pháp này đế giày được đức tạo dáng đồng thời gắn luôn vào giày
Trang 22QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIÀY HOÀN CHỈNH
1.2.2 Các vấn đề môi trường trong ngành sản xuất da giày
Nguyên liệu: da, giả da, vải, keo dán, phụ liệu, cao su…
Cắt, chặt
Cao su, phụ gia
Bồi vải, may, dán keo,
đế giày
Vệ sinh, KCS, đóng gói
Kho thành phẩm
Trang 23Ngành da giày là một trong những ngành mũi nhọn ở Việt Nam Đây được coi
là ngành thu hút nhiều lao động phổ thông, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động đặc biệt là phụ nữ nông thôn do không đòi hỏi tay nghề, kỹ thuật cao
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà ngành da giày mang lại, thì đây cũng là ngành sản xuất tạo ra lượng chất thải lớn ra môi trường Đặc biệt, ngành da giày ở nước ta chủ yếu là gia công nên việc tiếp xúc trực tiếp của người lao động với các hóa chất, nguyên liệu với thời gian tương đối lớn, phần lớn lao động là phổ thông nên trình
độ nhận thức hạn chế, việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người lao động còn thiếu
Vì vậy, vấn đề môi trường trong ngành sản xuất da giày tại Việt Nam cần được các doanh nghiệp, các cơ quan bảo vệ môi trường quan tâm để đảm bảo sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh
Bảng 1.4: Nguồn gốc, thành phần chất thải phát sinh trong sản xuất da giày
- Hơi dung môi hữu cơ, hơi xăng…
- CTR: thùng keo (sắt, nhựa), thùng hóa chất sau khi sử dụng…
- Keo, hóa chất rơi vãi, keo phế thải…
- CTR: bavia thừa, vải vụn, da vụn…
- May, đính, bồi vải,
cắt mép…
- Tiếng ồn từ máy may
- Hơi dung môi hữu cơ…từ dán keo, hóa chất tẩy
- CTR: chỉ thừa, vải thừa, da vụn thừa…
4 Bộ phận sản xuất đế
giày
Trang 24da giả, mút, xốp, cao su, vải vụn, chỉ…Đây là loại chất thải chiếm thể tích lớn, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên Hiện tại, loại chất thải này một phần được mang làm chất đốt trong quá trình làm đường, nó được chôn lấp cùng với chất thải thông thường khác
- Trong quá trình sản xuất da giày, sử dụng các loại dung môi hữu cơ làm sạch: xăng, axeton… và các loại keo dán là rất cần thiết và được sử dụng trong nhiều quy trình, công đoạn: dán đế, làm mũ, công đoạn hoàn chỉnh giày, làm sạch…Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại máy sấy nhiệt độ cao đã làm bay hơi phát tán mạnh các hóa chất này Người lao động tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với nguồn ô nhiễm này do quá trình sản xuất chủ yêú làm gia công nên điều này là không thể tránh khỏi
Trang 25- Ô nhiễm nhiệt cũng là vấn đề đáng lưu ý trong ngành công nghiệp sản xuất da giày Trong các nhà máy da giày sử dụng nhiều loại máy sấy nhiệt độ cao, thêm vào đó lượng người lao động tập trung khá lớn Một số nhà máy, doanh nghiệp tận dụng lại các xưởng sản xuất cũ, điều kiện thông thoáng kém, thiếu thiết bị chống nóng càng làm gia tăng nhiệt độ trong các nhà xưởng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động
- Tiếng ồn trong nhà máy da giày thường phát sinh tại khu vực cắt, chặt nguyên liệu, tại khu vực máy may, phân xưởng gò, ép đế…với độ ồn thường cao hơn mức cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động
1.3 Tổng quan áp dụng kiểm toán chất thải ngành da giày và các ngành công nghiệp khác
1.3.1 Tổng quan áp dụng kiểm toán chất thải ngành da giày và các ngành công nghiệp khác trên thế giới
Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT Quy trình KTCT đối với từng ngành đã được lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã được xuất bản
Ở Ôxtrâylia, KTCT trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu như là một công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác như sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm Cục Các ngành công nghiệp cơ bản, Công viên, Nước và Môi trường của bang Tasmania, Ôxtrâylia đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng KTCT, với các nội dung như xác định các nguồn thải, số lượng và các loại chất thải được tạo ra; Xác định nguyên nhân làm gia tăng chất thải; Thiết lập các mục tiêu/giải pháp và thứ tự ưu tiên cho việc giảm phát sinh chất thải
Một số ngành công nghiệp đặc thù gây tổn hại tới môi trường như khai thác mỏ, sản xuất hóa chất thì được khuyến khích tuân thủ theo các Quy chế về Thực hành quản
lý môi trường tốt nhất (BPEM), được chính quyền Ôxtrâylia thiết kế riêng cho mỗi ngành Ví dụ, đối với ngành khai thác mỏ đã được Cục Bảo vệ môi trường Úc ban hành
Trang 26quy chế năm 1995, trong đó bao gồm quy định về KTCT và nộp báo cáo kiểm toán hàng năm
1.3.2 Tổng quan áp dụng kiểm toán chất thải ngành da giày và các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm chưa được
thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ Tuy KTMT và KTCT đã được phổ biến trong
cả nước, song chưa nhiều và mới chỉ dừng ở các vấn đề tổng quát mà chưa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể Việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng mới dừng ở một vài dự án thí điểm như đề tài “KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một
số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” của Viện Khoa học Công nghệ Môi trường -Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2005; Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT cho Nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và Công ty TNHH Thuộc da Đông Hải do Tổng cục Môi
trường thực hiện năm 2008
Nhà nước chưa có những chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện, nhận thức và hiểu biết về KTCT và các lợi ích mà nó mang lại cũng chưa cao Các quy trình KTCT chưa được nghiên cứu, xây dựng cho các ngành công nghiệp như ở một số nước trên thế giới Các sổ tay hướng dẫn kỳ thuật về KTCT chưa được ban hành và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp Bên cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng KTCT trong quản lý môi trường
Việc áp dụng kiểm toán cho ngành da giày nói riêng cũng đã được được thực hiện nhưng chưa rộng rãi
1.4 Quy trình kiểm toán chất thải và lợi ích của kiểm toán chất thải
1.4.1 Quy trình kiểm toán chất thải
* Khái niệm
Trang 27Cùng với sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải là công cụ quản lý môi trường nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở công nghiệp;
Kiểm toán chất thải bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn
đề trong vận hành sản xuất, để từ đó đề ra các giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải
ra môi trường; Có thể nói, kiểm toán chất thải là một lĩnh vực chuyên sâu của kiểm toán môi trường đã được tiêu chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996
* Quy trình kiểm toán chất thải
Một quy trình kiểm toán chất thải thường được thực hiện 6 giai đoạn với 21 bước sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho kiểm toán
Bước 1: Sự cam kết của doanh nghiệp
Bước 2: Xác định mục tiêu
Bước 3: Thành lập nhóm kiểm toán
Bước 4: Chuẩn bị các tài liệu
Giai đoạn 2: Xác định các dữ liệu cơ bản để thực hiện kiểm toán chất thải
Bước 5: Mô tả chi tiết các công đoạn sản xuất của quá t nh
Bước 6: Xây dựng sơ đồ hoạt động của quá trình sản xuất
Bước 7: Trang thiết bị của quy trình sản xuất
Giai đoạn 3: Xác định đầu vào của quá trình sản xuất
Bước 8: Xác định lượng nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình sản xuất, điều tra về lượng nguyên liệu thô mất mát trong quá trình lưu kho và vận chuyển
Bước 9: Xác định lượng nước, năng lượng tiêu thụ
Bước 10: Lượng chất thải có thể tái sử dụng
Giai đoạn 4: Xác định đầu ra của quá trình sản xuất
Bước 11: Các sản phẩm
Trang 28Bước 12: Xác định các nguồn thải
- Nước thải;
- Khí thải;
- Chất thải rắn;
- Chất thải nguy hại;
- Thống kê các nguồn gây ồn
Bước 13: Định lượng các nguồn thải
- Xác định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải
- Xác định khí thải
- Xác định chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Mô tả và đánh giá hệ thống xử lý chất thải hiện có
Giai đoạn 5: Xác định cân bằng vật chất
Bước 19: Phát triển các phương án giảm thiểu lâu dài
Bước 20: Đánh giá chi phí/lợi ích của các phương án giảm thiểu/xử lý chất thải Bước 21: Lập kế hoạch hành động: giảm chất thải và tăng hiệu quả sản xuất
1.4.2 Lợi ích của kiểm toán chất thải
Thực hiện kiểm toán chất thải tốt không chỉ sẽ giảm thiểu sự phát sinh chất thải
ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, nước, giảm sự lãng phí tài nguyên, đem lại giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp;
Trang 29Đặc biệt, thực hiện kiểm toán chất thải cũng sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu hiện đang là vấn đề nóng trên thế giới
Trang 30CHƯƠNG II TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN CHẤT THẢI ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC 2.1 Tiến hành kiểm toán giảm thiểu chất thải của công ty Cổ phần Giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
2.1.1 Tìm hiểu chung về công ty cổ phần Giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
* Đặc điểm các lĩnh vực hoạt động:
Tên gọi : Công ty Cổ phần giày Vĩnh Yên
Địa chỉ : Phường Đống Đa-TP Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3862 256 - Fax: 0211 862 257
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
* Lịch sử hình thành và sự phát triển của công ty:
Công ty giày Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc Tiền thân của công ty là Nhà máy Cơ khí Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 01/05/1959;
Quá trình hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự chuyển đổi cơ chế của Đất nước;
Từ trước năm 1989 vì nền kinh tế bao cấp của Nhà nước, Nhà máy Cơ khí Vĩnh Phúc sản xuất các mặt hàng theo kế hoạch của Nhà nước, của tỉnh, đời sống công nhân viên cũng gắn liền với t nh h nh thực tế Đất nước ta lúc bấy giờ Các sản phẩm chính của
Trang 31nhà máy là các mặt hàng kim khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất líp xe đạp vòng bi, máy kéo ;
Từ khi nền kinh tế thị trường hình thành, Nhà máy Cơ khí Vĩnh Phúc gặp nhiều khó khăn do thiết bị lạc hậu, sản phẩm kém chất lượng không thể cạnh tranh được với thị trường nên sản xuất bị thu hẹp lại Năm 1997 Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Nhà máy Cơ khí Vĩnh Phúc đầu tư 2 dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu với công xuất thiết kế 1.000.000 đôi/1 năm và đổi tên thành Công ty Giày Vĩnh Yên;
Trụ sở công ty đặt tại: Phường Đống Đa - TP Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc;
Tên giao dịch quốc tế: Vinh Yen shoes join stock company Đây là nơi giao
dịch cũng là nơi sản xuất của công ty;
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Giày Vĩnh Yên là sản xuất, gia công giày xuất khẩu Thị trường tiêu thụ chính của công ty là xuất khẩu giày sang các nước Châu Âu, EU, Mỹ;
Tháng 2/2005 được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc, Công ty Giày Vĩnh Yên chuyển đổi hình thức hoạt động sang Công ty cổ phần, có tên gọi là Công ty Cổ phần Giày Vĩnh Yên cho đến nay;
Sau thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1997 đến nay Công ty cổ phần Giày Vĩnh Yên ngày càng phát triển và thu hút nhiều lao động tạo nhiều công ăn việc làm cho khối lượng lớn lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.1: Lượng giày sản xuất (đôi) và doanh thu xuất khẩu (USD) trong năm 2012, 2013 và đầu năm 2014 [9]
Trang 32Lượng sản xuất
Doanh thu USD
Lượng sản xuất
Doanh thu USD
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho kiểm toán
Bước 1: Sự cam kết của doanh nghiệp
Phải có sự cam kết của doanh nghiệp thì việc kiểm toán mới thành công mà cụ thể là: Giám đốc công ty hoặc phó giám đốc công ty phụ trách kỹ thuật
Bước 2: Xác định mục tiêu
Dựa vào chương trình môi trường hoặc tổng kết tình hình sản xuất và môi trường năm trước đó để đề ra mục tiêu;
Giảm định mức sử dụng nguyên liệu: ví dụ 5%
Giảm lượng nhiên liệu; Tiết kiệm năng lượng; Giảm lượng điện tiêu thụ
Trang 33Giảm lượng nước sử dụng; Giảm thiểu chất thải phát sinh
Bước 3: Thành lập nhóm kiểm toán
2 Lê Thanh Thủy Giám đốc Kiểm toán viên
phó vy101@hanoi.jimbrother.com.tw
3 Tôn Chi Kim Chủ quản
Kiểm toán viên, thực hiện các bước kiểm toán
hn443@hanoi.jimbrother.com.tw
7 Trần Toàn
Chủ nhiệm Công trình
Kiểm toán viên, thực hiện các bước kiểm toán
vy121@hanoi.jimbrother.com.tw
Tác giả đóng vai trò là kiểm toán viên độc lập
Trang 34Bước 4: Chuẩn bị các tài liệu
Các tài liệu chủ yếu cần chuẩn bị để thực hiện kiểm toán chất thải:
- Bản đồ vị trí địa lí của cơ sở sản xuất
- Sơ đồ mặt bằng của nhà máy
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất
- Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước
- Danh mục các nhà máy, xí nghiệp khu vực lân cận
- Danh mục trang thiết bị của nhà máy
- Tổng kết lượng, loại nguyên vật liệu sử dụng
- Lượng, loại sản phẩm (chính, phụ)
- Lượng, loại phế liệu, chất thải (trong đó đặc biệt quan tâm đến các loại chất thải chính, chất thải nguy hại )
- Các kết quả về quan trắc môi trường và các ý kiến đánh giá
- Hiện trạng sức khỏe công nhân, dân cư vùng lân cận
- Các nguồn thải của các cơ sở sản xuất lân cận
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Trong quá trình thu thập, chọn lọc và phân tích tài liệu cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố liên quan đến độ chính xác của thông tin như: nguồn trích dẫn, nơi phân tích, thời gian nghiên cứu, nơi và các điều kiện liên quan đến quan trắc (thời điểm, điều kiện khí hậu, phương pháp phân tich…) Ngoài ra công suất, loại sản phẩm vào thời điểm nghiên cứu ,tình hình hoạt động của các trang thiết bị … cũng cần được quan tâm
Giai đoạn 2: Xác định các dữ liệu cơ bản để thực hiện kiểm toán chất thải
Bước 5: Mô tả các công đoạn sản xuất của quá trình
Công ty cổ phần Giày Vĩnh Yên bao gồm 4 phân xưởng sản xuất chính sau:
- Phân xưởng chuẩn bị;
- Phân xưởng may;
Trang 35- Phân xưởng đế;
- Phân xưởng hoàn thành
Mô tả từng bộ phận sản xuất
Bảng 2.2: Mô tả các quá trình đơn vị trong từng phân xưởng sản xuất
1 Phân xưởng chuẩn bị
1.1 Lĩnh liệu, kéo liệu Nguyên liệu: da, giả da, vải…khi nhập về được kiểm
tra và phân loại, phát đến các bộ phận chuyên trách 1.2 Bồi vải Với những loại giày sử dụng thêm vật liệu vải được
bồi thêm mút hoặc xốp được kết dính với vải bằng keo(làm bằng máy)
1.3 Chặt nguyên liệu Sử dụng dao, máy chặt nguyên liệu thành những hình
dạng đã được định sẵn 1.4 Kiểm tra, dán số lưu
thông
Kiểm tra về kích thước, màu sắc, sau đó được dán số theo đúng chủng loại, kích cỡ
2 Phân xưởng may
2.1 Gọt da Sử dụng máy gọt da để gọt cho mỏng, mềm, tăng độ
thẩm mỹ và phải theo tiêu chuẩn thuyết minh chế tác 2.2 Chỉnh sửa Cắt những riềm thừa, nhuộm màu cho đồng màu giữa
những phần cắt để tăng tính mỹ quan, hoa sen để dễ cho việc đính các vật liệu vào nhau
2.3 May lớp lót Lớp lót có tác dụng tạo định hình cho giày
2.4 May tổ hợp mũ giày May phần chủ liệu vào lớp lót
2.5 Ép cáng bảo Tăng thêm độ cứng phần mũi và gót giày
2.6 Dập khuy (nếu có) Dùng máy dập tạo các khuy giày
2.7 Kiểm tra, dán số lưu
3.1 Kiểm tra, phân loại đế Đế được nhập kho, bộ phận sinh quản đế có trách
nhiệm kiểm tra, phân loại và chuyển các bộ phận tiếp theo
Trang 36Quét keo lên tenxi và trung tỷ phí; sấy tăng độ kết dính của keo; dán tenxi vào trung tỷ phí
3.3.4 Quét keo Quét keo phần vừa tổ hợp trung tỷ phí và trung tỷ 3.3.5 Sấy(30-35o
C) Sấy tăng độ kết dính của keo 3.3.6 Dán phần tổ hợp trung
tỷ phí vào trung tỷ Tạo sản phẩm như yêu cầu kỹ thuật
4 Phân xưởng hoàn thành
4.1 Định hình mũ giày Gắn phần tổ hợp trung tỷ phí và trung tỷ vào form và
thả mũ giày vào form để định hình giày 4.2 Quét keo Quét keo vào mặt ngoài của trung tỷ và phần dưới
mũ giày
4.4 Gò: gót, hậu, eo, mũi
giày
Để định hình mũ giày cho đúng với form giày
4.5 Ép nóng (150o
C) Làm mềm da, giãn nở hết cỡ 4.6 Sấy (120o
C) Bằng máy tăng lưu trình làm da giãn nở hết cỡ 4.7 Đánh bóng thô và hoa
sen đế Tạo độ bóng, định hình việc dán đế giày
4.8 Mài sù phần dưới Làm cho bề mặt dưới sần để có độ kết dính giữa mũ
giày và đế giày 4.9 Quét keo vào mũ và đế
giày(2 lần)
Chuẩn bị cho việc dán đế vào mũ giày
4.10 Qua máy sấy(2 lần) Sấy khô keo, tăng độ kết dính keo
4.11 Dán đế vào mũ giày
Trang 374.12 Kiểm tra, bù keo Kiểm tra đúng kỹ thuật, thẩm mỹ, vào quét keo vào
những phần chưa có 4.13 Qua dàn lạnh (từ -5oC
đến 5o
C)
Có tác dụng làm toàn bộ giày bám chặt vào form
4.14 Băng truyền giày Làm nguội giày
4.15 Gỡ form và dán trung tỷ
phí (phần lót giày) Lót tạo độ êm cho giày
4.16 Kiểm tra, hoàn thiện Dán tem lưu hành, nhét chân phao bằng giấy để tăng
tính thẩm mỹ, đánh bóng, vệ sinh giày, đóng gói lưu kho thành phẩm
Bước 6: Xây dựng sơ đồ hoạt động của quá t nh sản xuất
1 Sơ đồ công nghệ phân xưởng chuẩn bị
Kho chứa nguyên liệu:
da, giả da, vải, giấy, chỉ
- CTR: mẩu da, vải, mút thừa;
- Tiếng ồn;
- Bụi
Số lưu thông
Chuyển phân xưởng may
2 Sơ đồ công nghệ phân xưởng may
Lĩnh liệu, kéo liệu
Bồi vải
Chặt nguyên liệu
Kiểm tra, dán số lưu
thông
Trang 38- CTR: da vụn -Tiếng ồn
Keo dán,
thuốc nhuộm màu
- Hơi dung môi
- - CTR: riềm vải, da thừa
3 Sơ đồ công nghệ phân xưởng đế
Công ty không sản xuất trực tiếp đế mà đế đúc sẵn được nhập về công ty
Với những loại giày yêu cầu phải tổng hợp trung tỷ phí và phần trung tỷ với nhau
Chỉnh sửa
May tổ hợp
Ép cáng bảo Gọt da
Trang 39Lạng mỏng, quét keo, sấy, dán tổ hợp
Quét keo, sấy, dán
q
Định hình mũ giày
Quét keo, sấy
Gò: mũi, hông, hậu
Ép nóng, sấy
Quét keo, sấy lần 1
Quét keo, sấy lần 2
Trang 40Bước 7: Trang thiết bị của quy trình sản xuất
Bảng2.3 Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất [9]
TT Loại thiết bị
Khả năng gây ô nhiễm
Số lượng Hiện trạng (Cũ, mới) Xuất xứ
Hơi dung môi, hơi nước
Chân phao giấy, nước
Kiểm tra, bù keo
Làm lạnh
Tháo form, dán trung tỷ phí
Kiểm tra, hoàn chỉnh