Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
116,5 KB
Nội dung
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp “ Đời sống kinh tế, văn hóa”.( phần II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa). 2. Môn học chính của chủ đề: Lịch sử 3. Các môn được tích hợp: Ngữ văn, địa lí, giáo dục công dân, mĩ thuật. PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI. - Sở GD & ĐT Hà Nội. - Phòng GD & ĐT Đan Phượng. - Trường THCS Phương Đình. - Địa chỉ: Phương Đình – Đan Phượng – Hà Nội. • Điện thoại: 0433886687 • Email: c2phuongdinh-dp@hanoiedu.vn Họ và tên: Bùi Thị Duyên Ngày sinh: 12/10/1978 Môn: Lịch sử Điện thoại: 01694604168 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1.Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp môn ngữ văn, môn giáo dục công dân, môn địa lí và môn mĩ thuật vào dạy môn lịch sử lớp 7 bài 12(tiết 20) “ Đời sống kinh tế, văn hóa”.( phần II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa). 2. Mục tiêu dạy học. a. Kiến thức * Môn ngữ văn. - Ngữ văn lớp 7: Văn bản: Nam quốc sơn hà. + HS nắm được nội dung, ý nghĩa của bài thơ “ Nam quốc sơn hà”. + Liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày nay. * Môn giáo dục công dân. - Giáo dục công dân lớp 7: Bài 15:Bảo vệ di sản văn hóa. + Khái niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. + Hiểu được giá trị của di sản văn hóa và biện pháp bảo vệ di sản văn hóa. Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. +HS hiểu được công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. * Môn địa lí. - Địa lí lớp 9, bài 15: Thương mại và du lịch. + Bảo vệ và phát huy những giá trị du lịch nhân văn( Khu Hoàng thành Thăng Long, lễ hội Gióng….). *Môn mĩ thuật. - Mĩ thuật lớp 6, bài 8: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý(1010-1225). +HS hiểu, nắm bắt một số kiến thức chung của mĩ thuật thời Lý. + Biết thêm nhiều loại hình nghệ thuật cũng như chất liệu của mĩ thuật thời Lý. b. Kĩ năng - Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới. - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa. - Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa. c. Thái độ. - Biết bảo tồn những di tích lịch sử. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa. - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc. 3. Đối tượng dạy học của bài học . - Khối 7 của trường THCS Phương Đình. - Gồm 4 lớp: + Lớp 7A có 33 học sinh. Gồm 17 học sinh nam và 16 học sinh nữ. + Lớp 7B có 34 học sinh . Gồm 19 học sinh nam và 15 học sinh nữ. + Lớp 7C có 35 học sinh . Gồm 18 học sinh nam và 17 học sinh nữ + Lớp 7D có 35 học sinh. Gồm 7 học sinh nam và 28 học sinh nữ. 4. Ý nghĩa của bài học. - Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong học tập; hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh. - Vận dụng kiến thức liên môn để mở rộng và giải quyết kiến thức bài học ở một số lĩnh vực trong các môn học và cuộc sống thực tiễn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Sử dụng máy chiếu, máy tính. - Học liệu sử dụng: + Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 7, sách giáo khoa mĩ thuật lớp 6. + Bản dịch của bài thơ “ Nam quốc sơn hà”. + Sơ đồ, tranh, ảnh tư liệu liên quan đến bài học. 6. Tiến trình dạy và học. Tiết 20- Bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA( TIẾP THEO). II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA. I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được: - Thời Lý có sự phân hoá mạnh mẽ về giai cấp và tầng lớp trong xã hội. - Văn hoá, giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hoá Thăng Long. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Máy chiếu, tài liệu có liên quan. 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học. III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Bài cũ: (kiểm tra trong khi học bài mới). 3. Bài mới: GV chiếu hình ảnh: chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý HS quan sát. ? Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ tới những thành tựu văn hóa thời nào. HS trả lời. GV vào bài. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động nhóm, cá nhân. GV : Yêu cầu HS nhắc lại các tầng lớp trong xã hội thời Đinh- Tiền Lê. HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm HS. GV : Cho HS thảo luận theo nhóm (2 bàn 1. Những thay đổi về mặt xã hội. một nhóm), thời gian thảo luận là 3 phút. Câu hỏi thảo luận : Vẽ sơ đồ xã hội thời Lý Các nhóm tiến hành thảo luận. Hết thời gian, gv yêu cầu đại diện một nhóm mang bài của nhóm mình dùng nam châm gắn lên bảng. GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét GV chiếu sơ đồ xã hội thời Lý đối chiếu. GV nhận xét, cho điểm nhóm, thu của các nhóm còn lại để chấm. GV yêu cầu hs quan sát sơ đồ. ? Nhìn vào sơ đồ nêu các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý. HS trả lời. HS nhận xét, bổ sung nếu thiếu. GV nhận xét. GV chiếu sơ đồ xã hội thời Đinh- Tiền Lê. HS quan sát. ? So với thời Đinh – Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào? HS trả lời. GV chốt kiến thức và chuyển ý: Cùng những thay đổi về xã hội, giáo dục và văn hóa thời Lý thế nào? Hoạt động cá nhân, nhóm. GV : Thời Đinh- Tiền Lê giáo dục chưa phát triển, đến thời Lý thì sao ? ? Trình bày vài nét về giáo dục thời Lý. HS trả lời. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV mở rộng: Năm 1075 khoa thi đầu tiên được tổ chức, trong kì thi này Lê Văn Thịnh người làng Gia Bình (Gia Lương-Hà Bắc)đỗ đầu, dưới thời vua Lý Nhân Tông ông được cử làm Thái sư đứng đầu triều đình * Sơ đồ xã hội thời Lý: ( Gv chiếu trên máy, hs tự vẽ vào vở). → Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn: Địa chủ tăng, nông dân tá điền nhiều hơn. 2. Giáo dục và văn hoá. a. Giáo dục: - Năm 1070: xây dựng Văn Miếu. - Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên. - Năm 1076: thành lập Quốc Tử Giám. GV chiếu hình ảnh Văn Miếu – Quốc tử giám ? Nêu những hiểu biết của em về Văn Miếu – Quốc tử giám. HS trình bày: - Văn Miếu được xây dựng năm 1070 đây là miếu thờ tổ đạo Nho( Khổng Tử ) và nơi dạy học cho con vua, dài 350m, ngang 75m - Năm 1076 nhà Quốc tử giám được dựng lên trong khu Văn Miếu – đây được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ở đây chỉ giành cho các con vua sau đó nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước. Một trong những di tích nổi tiếng của Văn Miếu là 82 tấm bia tiến sĩ được UNESCO công nhận là di sản thông tin tư liệu thế giới.( 9/3/2010). Đây cũng là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, nơi khen tặng học sinh xuất sắc, tổ chức hội thơ hàng năm vào rằm tháng giêng. GV : ? Thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa được chia làm mấy loại? HS trả lời. ? 82 tấm bia tiến sĩ trong Văn Miếu Quốc tử giám được xếp vào loại di sản văn hóa nào? HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm . GV: Qua một số sự kiện, hình ảnh mà các em vừa tìm hiểu, quan sát: ? Em có nhận xét gì về nền GD thời Lý? HS trả lời. ( quan tâm đến GD, hạn chế: con vua, con quan mới được học, thi cử chưa có nền nếp, quy củ, thi theo nhu cầu.) GV yêu cầu HS liên hệ với giáo dục ngày nay. -> Thời Lý quan tâm đến giáo dục. HS trả lời. GVKL: Như vậy so với thời Đinh- Tiền Lê giáo dục thời Lý đã bắt đầu phát triển, văn học thời Lý thì sao? HS trả lời. GV nhận xét, chốt kiến thức. GV: Một bài thơ nổi tiếng viết bằng chữ Hán được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, em hãy cho biết đó là bài thơ nào? HS trả lời. - Bài thơ ”Nam quốc sơn hà” GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ. GV nhận xét, cho điểm. GV chiếu hình ảnh ?Em hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của bài thơ? HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm. GV yêu cầu HS liên hệ chủ quyền biển đảo ngày nay. HS trả lời. GV chuyển ý: Bên cạnh sự phát triển về giáo dục và văn học, tôn giáo nước ta thời này như thế nào? HS trả lời. GV chốt kiến thức GV chiếu một số hình ảnh về chùa, tháp, tượng , hình ảnh chuông Qui Điền và giới thiệu về chuông Qui Điền - Đó là quả chuông khổng lồ do vua Lý Nhân Tông cho đúc vào mùa xuân năm 1080 để treo ở ngôi chùa Diên Hựu. Truyền rằng chuông to đến nỗi phải xây một lầu chuông bằng đá xanh , cao đến 8 trượng(20-25m) để treo. Nhưng khi đánh thử , chuông lại không kêu - HS đọc phần in nghiêng GV: Qua quan sát hình ảnh và qua đoạn in nghiêng trong SGK: b. Văn học -Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. c. Tôn giáo - Đạo phật được coi trọng và phát triển. ? Em hãy nêu vị trí của đạo Phật thời Lý? HS trả lời. GV chốt kiến thức và chuyển ý: Đạo Phật phát triển như vậy, thế còn văn hóa- nghệ thuật thì sao? ? Kể tên các hoạt động văn hoá dân gian thời Lý. HS trả lời. GV nhận xét, chốt kiến thức. ? Em có nhận xét gì về các hoạt động văn hóa dân gian thời Lý?. HS trả lời. GV chốt kiến thức. ? Ngày nay các hoạt động văn hóa nói trên có còn không? Liên hệ với địa phương em. HS: trả lời, tự liên hệ ở địa phương. GV : Chiếu một số hình ảnh về hát chèo, múa rối nước, một số trò chơi dân gian GV mở rộng :Trải qua hàng nghìn năm, các hoạt động văn hóa dân gian vẫn được nhân dân ta gìn giữ, kế thừa và phát huy giá trị nhất là nghệ thuật chèo và nghệ thuật múa rối nước( Ở miền bắc nước ta hiện nay có tới gần 20 nhà hát chèo và đoàn chèo, như Nhà hát chèo Hà Nội, Thái Bình với nhiều tên tuổi nổi tiếng như nghệ sĩ Quốc Chiêm, nghệ sĩ Xuân Hinh các vở chèo cổ nổi tiếng : Quan âm thị kính( môn ngữ văn, học kì II các em sẽ được học), Lưu Bình, Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến Trên thế giới, nghệ thuật múa rối ở nước nào cũng có nhưng múa rối nước thì chỉ có ở VN.). Như vậy nghệ thuật chèo, nghệ thuật múa rối nước là những di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. GV chiếu hình ảnh lễ hội Gióng. d. Văn hóa – nghệ thuật. * Hoạt động văn hóa dân gian : ca hát, nhảy múa, lễ hội -> phong phú, đa dạng. ? Các em thử đoán xem đây là lễ hội gì? HS trả lời. GV: ” Nhớ ngày mồng chín tháng Tư. Không đi hội Gióng cũng như mất đời.” GV: Các em đã được học truyền thuyết Thánh Gióng trong sách ngữ văn lớp 6, nêu sự hiểu biết của em về lễ hội Gióng? HS trả lời. Thánh Gióng – một cậu bé lên ba, bỗng hóa thành dũng tướng khi có giặc tới xâm lấn, cưỡi ngựa sắt, dùng roi sắt, và cả ”tre đằng ngà” đánh tan giặc rồi không màng công danh, bỏ lại mũ áo mà bay về trời thì ai ai cũng biết. Nhưng không phải ai cũng hay rằng chính vua Lý Thái Tổ sau khi định đô ở Thăng Long xong thì phong ngay ông Gióng làm ”Xung Thiên Thần Vương” và truyền cho mở” Hội Gióng”ở quê hương Phù Đổng để biểu dương và thờ phụng người anh hùng. Vậy là” Hội Gióng” nghìn năm nay đều đặn mở, trở thành lễ hội lớn bậc nhất đất nước- kinh kỳ thu hút hàng nghìn khách thập phương về dự hội. GV bổ sung thêm: Chỉ tính riêng ở Hà Nội đã có hơn chục lễ hội Gióng được mở đều đặn hàng năm, song vượt qua hơn 7000 lễ hội dân gian Việt Nam, hội Gióng ở làng Phù Đổng( Gia Lâm) và hội Gióng ở đền Sóc( Sóc Sơn, Hà Nội) đã được chọn đề cử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 16/11/2010 UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở Phù Đổng và ở Đền Sóc là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại GV chuyển ý: Cùng với sự phát triển của các hoạt động văn hóa dân gian, nghệ thuật thời Lý có gì đáng chú ý. ? Thời Lý gồm có những loại hình nghệ thuật nào? HS trả lời. * Nghệ thuật : [...]... danh lam thắng cảnh ) ? Theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản văn hóa đó? HS trả lời GV: Nhận thức được giá trị của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, Đảng và nhà nước ta đã thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 và được sửa đổi năm 2009 Do vậy việc bảo vệ, giữ gìn và sử dụng hợp lí di sản văn hóa là quyền và nghĩa vụ của mỗi công... thời ngăn chặn và xử lí theo pháp luật GV: Củng cố bài học bằng trò chơi ”Rung chuông vàng” GV chia lớp làm hai đội, mỗi đội cử 5 thành viên tham gia .( 2 đội tham gia trả lời 8 câu hỏi) GV phổ biến luật chơi HS tham gia trò chơi GV tổng kết trò chơi GV sơ kết toàn bài: Như vậy cùng với sự phát triển về kinh tế, thời Lý có sự phân hóa mạnh mẽ về giai cấp và tầng lớp trong xã hội, văn hóa, giáo dục phát... những di sản văn hóa vô cùng giá trị Tuy nhiên trong thực tế có nhiều hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn Nghệ thuật đa dạng, độc hóa đáo, linh hoạt đánh dấu sự ra GV yêu cầu hs nêu một số hành vi đời của văn hoá Thăng Long HS trả lời (- Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch... Lý Đại diện hs nhóm 1 lên trình bày (hs sử dụng công nghệ thông tin) Sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng kinh đô Thăng Long Kinh thành Thăng Long là một quần thể kiến trúc gồm hai lớp bên trong và bên ngoài gọi là Hoàng thành và kinh thành Hoàng thành có nhiều cung điện tráng lệ và là nơi ở, nơi làm việc của vua và Hoàng tộc, ngoài ra có nhiều công... thành văn hóa Thăng Long 5 Dặn dò: - Trả lời câu hỏi Sgk - Làm bài tập ở SBT Chuẩn bị cho tiết lịch sử Hà Nội 7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập • Tiêu chí đánh giá: HS nắm chắc kiến thức trong bài và kiến thức liên môn được sử dụng trong bài • Đánh giá bằng phiếu trắc nghiệm Họ và tên: Lớp: PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế... cho biết ở địa phương em hiện có đình, chùa, công trình kiến trúc nào được xây dựng ở thời nhà Lý Theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những di tích lịch sử, văn hóa 8 Các sản phẩm của học sinh ... nhận xét, có hình thức khen hs GV: Qua phần trình bày của 3 nhóm đồng thời kết hợp với những kiến thức mĩ thuật đã học ở lớp 6, các em cho biết: ?Đặc điểm của mĩ thuật thời Lý HS trả lời: + Các công trình kiến trúc có quy mô lớn đều được đặt ở những nơi có địa hình thuận lợi, đẹp và thoáng đãng + Điêu khắc, trang trí đã phát huy được nghệ thuật truyền thống kết hợp với tinh hoa nghệ thuật của những...- Nghệ thuật kiến trúc - Nghệ thuật điêu khắc và trang trí - Nghệ thuật gốm (Gv đã giới thiệu ở tiết trước) ? Nghệ thuật kiến trúc có những dạng + Kiến trúc : kiến trúc nào? - Kiến trúc cung đình : HS trả lời; - Kiến trúc Phật giáo : - Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo ? Sản phẩm của điêu khắc và trang trí đó là gì? HS trả lời - Tạc tượng và chạm khắc + Điêu khắc, trang trí : GV chốt kiến... tiếp về Trung tâm Hoàng thành Thăng Long( giới thiệu về Kì đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Cửa Bắc ) - Hoàng thành Thăng Long nằm ở số 18 Hoàng Diệu được phát hiện và khai quật từ năm 2003 Ngày 1/8/2010 Hoàng Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét GV nhận xét, có hình thức khen hs - Đại diện hs nhóm 2 lên trình bày( sử dụng công nghệ thông tin) - Thời... dụng công nghệ thông tin) - Thời Lý nhiều công trình kiến trúc Phật giáo lớn đã được xây dựng như quần thể chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Một Cột Tháp là bộ phận gắn với kiến trúc chùa, tiêu biểu là :Tháp Phật Tích( Bắc Ninh), Tháp Chương Sơn ( Nam Định) -Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét GV nhận xét, có hình thức khen hs Đại diện hs . DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp “ Đời sống kinh tế, văn hóa .( phần II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa) . 2. Môn học chính của chủ đề: Lịch. lí và môn mĩ thuật vào dạy môn lịch sử lớp 7 bài 12(tiết 20) “ Đời sống kinh tế, văn hóa .( phần II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa) . 2. Mục tiêu dạy học. a. Kiến thức * Môn ngữ văn. - Ngữ văn. quan đến bài học. 6. Tiến trình dạy và học. Tiết 20- Bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA( TIẾP THEO) . II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA. I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được: -