1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tầm nhìn chiến lược của Việt Tiến

32 3,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 101,72 KB

Nội dung

Giới thiệu doanh nghiệp 1.1. Thông tin cơ bản - Tên đầy đủ: Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến - Tên viết tắt: VTEC ( VIETTEN GARMENT COPORATION ) - Slogan: “Sự chuẩn mực của thời trang công sở” - Trụ sở: 07 Lê Minh Xuân, quận Tân Bình, tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam - Năm thành lập: 1976 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần - Webside: http://www.viettien.com.vn - Điện thoại: 08-38640800 - Tổng giám đốc: Bùi Văn Tiến 1.2. Lĩnh vực kinh doanh ( theo giấy chứng nhận đăng ký số 213/CNN- TCLĐ ) - Sản xuất quần áo - Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hang hóa - Sản xuẩt và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, máy móc phụ tùng ngành may công nghiệp, thiết bị điện âm thanh và ánh sáng. - Kinh doanh máy in, vi tính và chuyển giao công nghệ, điện thoại,… - Kinh daonh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp - Đầu tư và kinh doanh tài chính. - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.3. Đơn bị chiến lược kinh doanh (SBU) ngành dệt may - Việt Tiến : đối tượng sử dụng chính là những người ít thay đổi - Vee Sendy: đối tượng sử dụng chính là giới trẻ năng động, trẻ trung, lịch sự - TT-up: đối tượng sử dụng là những người có lối sống hiện đại, ưa thích thời trang, và thích sự thay đổi. - San Sciaro và Manhattan : đối tượng là những người có lối sống trang trọng, lịch lãm,hướng đến khách hàng doanh nhân. - Smart casual và Việt Long: đối tượng là khách hàng trẻ mức giá trung bình Page 1 2. Phân tích tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh kinh doanh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 2.1. Tầm nhìn doanh nghiệp Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. Xây dựng nền tài chính lành mạnh. 2.2. Sứ mạng kinh doanh - Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội,… góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng để các thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu dung tín nhiệm. - Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến những đối tượng công sở và những đối tượng có thu nhập cao. - Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu. - Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hang đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn, phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến. - Việt Tiến không chỉ quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lợi của mình mà còn đồng thời quan tâm đến đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên đào tạo và tạo môi trường sáng tạo, khiến các nhân viên năng động hơn. 2.3. Mục tiêu chiến lược 2.3.1. Ngắn hạn: - Lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trong nước bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm Page 2 - Đáp ứng nhu cầu mua sắm nhu cầu bình dân của người tiêu dùng: phát triển thêm nhãn hiệu bình dân Việt Long. - Công ty phát triển theo hướng đa giá, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng chứ không giảm gía sản phẩm bằng cách cho ra đời nhiều dòng sản phẩm với giá khác nhau. 2.3.2. Dài hạn: - Nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới. - Kế hoạch sản phẩm mới : dây chuyền may bộ complet nhập từ Anh Quốc về sẽ được phát triển cao cấp hơn. - Sử dụng vốn có hiệu quả, tạo khả năng sinh lời tối đa. - Định vị và phát triển doanh nghiệp. 2.3.3. Trung hạn: - Kế hoạch bán hàng: hoàn thiện quy chế cho hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty trên phạm vi cả nước, mở rộng đại lý ở các địa phương, xâm nhập vào các siêu thị cao cấp tại Việt Nam và thị trường ASEAN. - Kế hoạch sản xuất và dự thảo ngân sách một cách hiệu quả. - Sắp xếp nhân lực các bộ phận cho phù hợp với yêu cầu quản lý. - Phân tích kế hoạch tác nghiệp 2.4. Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược Công ty cổ phần May Việt Tiến đã từng bước đi đến thành công của ngày hôm nay để trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu về ngành dệt may ở Việt Nam là nhờ vào những chiến lược cụ thể, phù hợp với nguồn lực, điểm mạnh của công ty và nhờ vào sự quản trị chiến lược tài ba của các nhà quản trị: - Ngoài việc tập trung cho nguồn lực, Việt Tiến luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng công nghệ mới của tập đoàn South Island, tập đoàn Itochu, Misubishi, Sandra của Nhật Bản, như vậy năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên, thỏa mãn nhu cầu khách hang và có một lượng khách hàng trung thành đáng kể. - Việt Tiến nâng tầm thương hiệu cũ và cho ra đời thương hiệu mới đáp ứng nhu cầu khách hang. Việt Tiến tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình tại các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Canada thông qua một công Page 3 ty xúc tiến thương mại của Nhật Bản. Việt Tiến cũng đã xây dựng thương hiệu tại 6 nước trong khối ASEAN là Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei. - Tuy thâm nhập sâu hơn với đối tượng khách hang bình dân, Việt Tiến vẫn luôn khẳng định chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu, nguyên liệu được kiểm định, không gây kích ứng da - Doanh nghiệp cũng luôn chú trọng đến các yếu tố như văn hóa vùng miền, thói quen ăn mặc đề thiết kế những mẫu quần áo phù hợp với kích cỡ mà phong cách của người mặc. - Việt Tiến cũng luôn nhận thức về trách nhiệm xã hội, luôn tích cực thể hiện vai trò qua các hoạt động cộng đồng: phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hung, tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ đồng bào bão lũ, thiên tai trong nước và Nhật Bản. Hay công ty còn tham gia các chiến dịch cộng đồng như Người Việt dung hang Việt, đem Chợ Việt đến các vùng quê,… Tất cả các hoạt động đó đã giúp Việt Tiến xây dựng được lòng tin vững chắc của người tiêu dung Việt. 3. Phân tích môi trường kinh doanh 3.1. Môi trường vĩ mô 3.1.1. Các nhân tố kinh tế Yếu tố kinh tế có tác động vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng may mặc.Các yếu tố kinh tế có phạm vi rất rộng,ảnh hưởng tới sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng.Các yếu tố kinh tế bao gồm: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng GDP của 6 tháng đầu năm nay là 5,18% cao hơn của cùng kỳ 2 năm trước (4,93% và 4,9%). Xu hướng cao lên Page 4 là tín hiệu khả quan, để tốc độ tăng GDP cả năm nay cao hơn hai năm trước (năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dẫn đến thu nhập bình quân tăng và nhu cầu người tiêu dùng cũng gia tăng trong đời sống kinh tế-xã hội=> nhu cầu về chất lượng sống ( ăn, mặc, ở) cũng cao hơn rõ rệt. Như vậy, Việt Tiến có cơ hội cung cấp những nhu cầu thiết yếu của người dân ở mức độ cao hơn. Công ty có thể đưa ra nhiều mẫu mã sản phẩm may mặc đẹp, chất lượng tốt và thỏa mãn nhu cầu khách hàng cũ và mới của mình. - Tỉ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức thấp hơn(6 tháng đầu năm 2014 tăng 1,38%, thấp hơn tốc độ tăng tương ứng cùng kỳ 2,4% của năm 2013; 2,52% của năm 2012) - Lãi suất ngân hàng khá ổn định,dao động từ 6.5-8.7% và đang tiếp tục giảm xuống Các yếu tố này dẫn đến thu hút các nhà đầu tư vào ngành này. Tuy vốn đầu tư vào ngành này không cần nhiều nhưng nếu có tỷ lệ lãi suất hợp lý,lạm phát kiềm chế thì sẽ kích thích các nhà đầu tư đầu tư vốn,công nghệ,thiết kế,…làm tăng cung hàng hóa ngành dệt may,đa dạng mẫu mã,chất lượng,…Như vậy, Việt Tiến tuy là có lợi thế ngành có kinh nghiệm và lượng khách hang ổn định nhưng sẽ gặp phải những rào cản gia nhập ngành với công nghệ mới và mẫu mã mới của các nhà đầu tư mới. - Thị trường trong nước đang bị chi phối bởi rất nhiều mặt hang Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu nên người tiêu dung có rất nhiều sự lựa chọn nên ngành may mặc trong nước sẽ gặp phải một thách thức về kiểu dáng và giá cả. Vì vậy Việt Tiến cần đa dạng hóa sản phẩm cũng như bảo đảm chất lượng để tạo niềm tin người Việt dùng hàng Việt. Page 5 - Cơ sở hạ tầng nước ta vẫn khá yếu kém: giao thong không thuận tiện, đường kém chất lượng, tắc nghẽn,… nên có ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển hang hóa đến địa điểm tiêu thụ hay đến khách hàng, cũng như việc nhận hàng từ nhà cung ứng cũng gặp khó khăn. 3.1.2. Nhân tố chính trị và luật pháp. - Tình hình chính trị ổn định của nước ta là yếu tố rất quan trọng tạo ra sự tin tưởng vững chắc cho đầu tư vào ngành. Như vậy với thương hiệu của Việt Tiến hiện nay, Việt Tiến có thể thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, cũng như là Việt Tiến có thể khẳng định thương hiệu của mình tại nhiều thị trường trên thế giới. - Các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn,giúp các doanh nghiệp rất nhiều,đặc biệt là ngành dệt may-ngành mũi nhọn của nước ta.Các doanh nghiệp dệt may cũng như có thể tận dụng nhiều cơ hội từ TPP và FTA. - Ngành dệt may là ngành có nhiều tiềm năng xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước và cũng là ngành mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho lao động, vì vậy chính phủ có nhiều khuyến khích phát triển đối với ngành này. Đây là tác động tích cực đối với công ty May Việt Tiến. 3.1.3. Nhân tố văn hóa-xã hội-tự nhiên - Ngành Dệt may chịu ảnh hưởng khá lớn của yếu tố dân số.Dân số vừa là nguồn cung cấp lao động cho ngành Dệt may,vừa quyết định nhu cầu của ngành Dệt may. - Tốc độ đô thị hóa cùng với trình độ văn hóa ngày càng cao ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt, có thương hiệu rõ rang. Điều này có tác dụng tích cực đối với một thương hiệu được nhiều người biết đến và tin dung, đặc biệt là nhân viên công sở. - Mọi ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng đều chịu tác động của điều kiện tự nhiên.Chẳng hạn,điều kiện khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may,đồng thời cũng là yếu tố quyết định nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngành này:bông,vải sợi,… Page 6 3.1.4. Nhân tố công nghệ - Sự phát triển của KH-CN là yếu tố cơ bản dẫn đến đổi mới,thay thế sản phẩm ngành dệt may,giảm chi phí sản xuất,nâng cao năng suất và sức cạnh tranh. - Phần lớn máy móc, công nghệ cho ngành dệt may Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc.Tuy nhiên thời gian gần đây,các doanh nghệp dệt đã tích cực nhập khẩu máy móc hiện đại từ Ấn Độ,Đức,Italia,…nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Việc thay đổi máy móc công nghệ đối với một công ty quy mô lớn không phải là điều đơn giản. Như vậy Việt Tiến có nguy cơ lạc hậu và sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ với công nghệ mới với năng suất cao hơn nếu công ty không đổi mới kịp thời. 3.2. Môi trường ngành 3.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại. Các DN nghiệp trong ngành cùng lệ thuộc lẫn nhau, diễn ra các hành động tấn công và đáp trả. Sự cạnh tranh mãnh liệt khi: • Bị thách thức bởi hành động của các Dn khác • DN nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường Mức độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào: • Cấu trúc cạnh tranh ngành • Phân bố số lượng và quy mô ngành Cấu trúc nghành biến thiên tư phân tán sang ngành tập trung có liên quan đến dẹ cạnh tranh trong các công ty hiện hành Page 7 Các điều kiện nhu cầu tác động đến mức độ cạnh tranh trong ngành: • Sự tăng truởng nhu cầu có khuynh hướng làm dịu sự cạnh tranhvà ngược lại,sự suy giảm nhu cầu sẽ đẩy sự cạnh tranh mạnh hơn. • Rào cản rời ngành cao khi nhu cầu không đổi hay suy giảm. Dệt may là lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn mà lại thu lợi nhuận cao, vì vậy sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Có thể thấy,đối thủ cạnh tranh hiện tại và trực tiếp của Việt Tiến là các tên tuổi như May 10,Nhà Bè,Thành Công,An Phước,… Đây là những thương hiệu nổi tiếng,được khách hàng công nhận chất lượng,cung cấp sản phẩm tương tự và cùng phục vụ một đối tượng khách hàng Sản Phẩm Giá mặt hàng chính đem so sánh Mạng lưới phân phối Vốn Nhân lực Thị phần (2013) An Phước -Chất lượng,đẳng cấp cao -Mẫu mã đa dạng,thiết kế sang trong,lịch thiệp -Có nhiều sản phẩm phụ đi kèm -Sản phẩm chính: +Veston +Áo sơ mi +Áo khoác,áo thun +Quần +Giày +Trang phục trẻ em -Áo sơ mi có giá trung bình từ 418.000 đồng đến 715.000 đồng -Áo sơ mi cao cấp có giá đến 2.300.000 đồng -Vest :giá dao động từ 2.000.000 đồng đến 5.600.000 đồng Các thành phố lớn như Hà Nội,Tp.H ồ Chí Minh,Cầ n Thơ,Đà Nẵng 450 tỷ đồng Hơn 4500 CB- CNV May 10 -Sản phẩm tốt,có uy tín.Mẫu mã chưa thực sự đa dạng. -Các sản phẩm chính: +Sơ mi +Veston +Quần:quần tây,khaki,sooc, -Sơ mi:từ 200.000 đến 655.000 đồng -Vest nữ:từ 2.300.000 đến 2.500.000 -Vest nam:giá trung bình 5.500.000 đồng Trong cả nước,chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung 54 tỷ 11.500 1.7% Page 8 +Jacket +Đồng phục:bảo hộ lao động,đồng phục học sinh,công sở,… Nhà Bè -Sản phẩm chất lượng.Dòng sản phẩm kém đa dạng,chủ yếu là sơ mi công sở -Sản phẩm chính: +Veston +Sơmi +Quần với những thương hiệu nổi tiếng De Celso, Mattana, Novelty, Cavaldi, Style of Living, Navy Blue,…. -Áo sơ mi:giá từ 285.000 đến 585.000 đồng -Veston:2.500.000- 5.500.000 đồng Hơn 200 đại lý bán hàng trên cả nước 182 tỷ 17.000 cán bộ công nhân viên 1.8% Việt Tiến -Sản phẩm tốt,chất lượng cao. -Các sản phẩm chính: +Áo sơ mi +Quần:quần tây,khaki,jeans,… +Cravat +Vest -Các dòng sản phẩm nổi tiếng như TT- up,Manhattan,Smart Casual,… -Áo sơ mi:250.000- 530.000 đồng -Vest:2-2,6 triệu đồng Hơn 400 đại lý trên cả nước,EU, Mỹ,Nhật Bản 280 tỷ 26.000 (công ty mẹ trực tiếp quản lý 6.103 công nhân) 2.5% Bảng 3.1:Bảng phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty cổ phần May Việt Tiến 3.2.2. Nguy cơ cạnh tranh tiềm ẩn Các đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp dệt may trong nước, các doanh nghiệp đang trong thời gian xây dựng, chưa đi vào hoạt động. Hàng may mặc ở nước khác hiện chưa xuất khẩu vào Việt Nam nhưng sẽ có mặt ở Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp trong nước chưa xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật,…. Nhưng sẽ xuất khẩu sang các thị trường này. Page 9 Đặc biệt, sau khi hiệp định TPP được đàm phán và kí kết thành công, hàng loạt công ty nước ngoài sẽ nhảy vào thị trường Việt Nam như Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Hong Kong,…và hàng hóa nội địa sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm để đón đầu TPP. Và không như các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu. Ở khu vực phía nam: Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (Đài Loan) cam kết đầu tư 50 triệu đô la Mỹ để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước. Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoàn Shenzhou International (Trung Quốc) sẽ đầu tư 140 triệu đô la Mỹ để phát triển dự án Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp. Ở khu vực phía Bắc:tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) vừa được chính quyền tỉnh Nam Định cấp phép đầu tư nhà máy theo quy trình khép kín từ sản xuất sợi, đến dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD. Không chỉ những doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, hay Hồng Kông, nhiều doanh nghiệp dệt may lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí từ Mỹ, cũng đang hướng đến các dự án sản xuất ở Việt Nam để tận dụng cơ hội từ TPP. Việt Tiến Các doanh nghiệp ngoại Nguồn vốn Nhỏ Rất lớn Page 10 [...]... ty cổ phần may Việt Tiến Họ và tên Công việc Thang điểm Nguyễn Văn Bách Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô của ngành may mặc, phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp 8 Phạm Quảng Đạt Phân tích nội bộ doanh nghiệp 8 Làm slide, thuyết trình Kiều Thị Hoa Tìm hiểu thông tin cơ bản doanh nghiệp, phân tích tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của doanh nghiệp... lĩnh thị trường nội địa Việt Tiến cũng đang là doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam, có sức cạnh tranh trên trường quốc tế Các sản phẩm may mặc của công ty, nhất là áo sơ mi đã và đang phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của các khách hàng từ bình dân đến cao cấp,… Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty May Việt Tiến trong hơn 30 năm qua, Việt Tiến đã vinh dự nhận được... của mình, nó góp phần xây dựng hình ảnh, tạo hình tượng cá nhân và tạo ấn tượng cho đối tác kinh doanh Việt Tiến nhận thức được điều này và thực hiện các chiến lược marketing đưa sản phẩm của mình đến thị trường doanh nhân, công sở và khẳng định, nâng tầm thương hiệu của mình cả thị trường trong nước và ngoài nước Tuy nhiênảnh hưởng của suy thoái kinh tế không trừ một doanh nghiệp nào, kể cả Việt Tiến. .. nguyên phụ liệu,còn lại Việt Tiến phải nhạp khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài,do vậy ,Việt Tiến đang tích cực nâng tỉ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu lên 70 % vào năm 2017, tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài nhằm giảm thiểu rủi ro,hoặc các vấn đề giá cả 3.2.4 Sức ép của khách hàng Sự tín nhiệm cảu khách hàng với doanh nghiệp là tài sản vô giá.Khách hàng của Việt Tiến bao gồm: Page 12 -... khâu của quá trình sản xuất,thực hiện đầy đủ giá trị gia tăng Điểm mạnh-yếu Khách hàng đã quen với sản phẩm Việt Tiến Thương hiệu lớn,chất lượng cao,tạo ra sự khác biệt trong tiêu dùng Hệ thống kênh phân phối rộng khắp cả nước Trình độ quản lý tầm quốc tế Bảng 3.2:Bảng so sánh Công ty cổ phần May Việt Tiến với các doanh nghiệp ngoại: Như vậy,xem ra trong lĩnh vực may mặc nói chung và với Việt Tiến. .. nay, Việt Tiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ (25%), châu Âu (35%), Nhật Bản (20%) và các thị trường khác chiếm 20% còn lại Ở thị trường nội địa, Việt Tiến có khoảng 1300 cửa hàng, đại lý được phân bố rộng khắp tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc.Thành công đó là nhờ Việt Tiến đã sớm hoạch định và thực hiện chiến lược tiếp thị đúng đắn Đối với thị trường nội địa, Việt Tiến. .. viên - Page 28 6 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến : Điểm mạnh - - - Điểm yếu Ngành nghề kinh doanh đa dạng Sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Giá cả cạnh tranh, công ty phát triển theo chiến lược “đa giá”, tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng Thị trường... - Tác động của nền kinh tế thế giới - Thu hút lao động có tay nghề cũng cạnh trạnh gay gắt hơn - Tâm lý nhu cầu: tâm lý sinh ngoại, ham rẻ, và định kiến chê hàng Việt của người tiêu dùng Page 29 KẾT LUẬN Với những chiến lược kinh doanh xuất sắc, lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu cùng với việc luôn cải tiến mẫu mã, đa dạng màu sắc sản phẩm, thương hiệu thời trời, Việt Tiến đã từng... Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU ước tính sẽ tăng 75% đến 2020 trong trường hợp không có FTA EU -Việt Nam và 110% trong trường hợp FTA EU – Việt Nam được thông qua.FTA EU – Việt Nam sẽ giúp giảm mức thuế hiện - tại mà EU áp đối với mặt hàng may mặc Việt Nam từ 11,6% xuống 0% Như vậy,có thể thấy TPP và FTA là hai cơ hội cực lớn,đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Tiến hơn cả một gói kích... nghệ của Việt Tiến có khoảng 5.668 bộ thiết bị sản xuất,các thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc đang được thay thế bằng các công nghệ của Đức,Italia,…nhằm nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm,giảm chi phí để cạnh tranh tốt với các thương hiệu ngoại 4.6 Nguồn nhân lực: - Đây là một trong những - yếu tố chính quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn nhân lực hiện tại của Việt Tiến . Smart casual và Việt Long: đối tượng là khách hàng trẻ mức giá trung bình Page 1 2. Phân tích tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh kinh doanh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 2.1. Tầm nhìn doanh nghiệp Công. với yêu cầu quản lý. - Phân tích kế hoạch tác nghiệp 2.4. Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược Công ty cổ phần May Việt Tiến đã từng bước đi đến thành công của ngày hôm nay để trở. trong chiến lược kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn, phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến. - Việt Tiến

Ngày đăng: 14/07/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w