PHÂN TÍCH CHIẾN lược DOANH NGHIỆP của việt tiến

38 1K 3
PHÂN TÍCH CHIẾN lược DOANH NGHIỆP của việt tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1. Khái quát về công ty: Tên đầy đủ: Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến Tên viết tắt: VTEC Trụ sở: 07 Lê Minh Xuân - Quận Tân Bình - Thành Phố Hồ Chí Minh – Việt Nam Website: http://www.viettien.com.vn Email : vtec@hcm.vnn.vn Ngày tháng năm thành lập: Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Ngày 08/02/1991 được Bộ Công Nghiệp nâng lên thành công ty may Việt Tiến Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ Ngày 09 tháng 01 năm 2007 Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Sản xuất quần áo các loại; - Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; - Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng; - Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; - Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; - Đầu tư và kinh doanh tài chính; - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. may mặc, giày dép và máy móc. thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may… … 3. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) - SBU: áo jacket, áo khoác, bộ thể thao, áo sơmi, áo nữ, quần áo các loạim veston… ( Công ty cổ phần Việt Thịnh, Công ty cổ phần Việt Hưng, Công ty cổ phần Công Tiến, Công ty cổ phần may Vĩnh Tiến, Công ty cổ phần may Tiền Tiến, Công ty cổ phần may Việt Tân, Công ty TNHH may Việt Hồng, Công ty TNHH may Thuận Tiến…) - SBU: máy móc thiết bị ngành may ( Công ty Cơ khí Thủ Đức, Vietien- Tungsing, CLIPSAL- VTEC) - SBU: dịch vụ vận chuyển đường biển, đường hàng không (MS&VTEC) 4. Tầm nhìn chiến lược: - Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất. - Giữ vững và phát triển thị trường trong nước - Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chú trọng nâng cao kiến thức Marketing, đàm phán cho nhân viên. - Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP. - Liên doanh liên kết - Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái,hàng giả của công ty 5. Sứ mạng kinh doanh: - Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là chuyện sống còn của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay - Công ty xây dựng thương hiệu của mình cũng như xây dựng một tính cách một con người, đem dến cho người tiêu dùng những mong muốn, ước ao nghe, nhìn, cảm nhận, tin tưởng tuyệt đối vào thương hiệuViệt Tiến thông qua logo, nhãn hiệu, và biểu tượng luôn luôn đổi mới nhằm gây ấn tượng tốt đẹp nhất khi sử dụng trên tất cả các loại sản phẩm đa dạng - Tăng cường tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Công ty. - Việt Tiến cam kết sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho các cổ đồng và cán bộ công nhân viên của công ty, đồng thời Việt Tiến cũng cam kết chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. 6. Mục tiêu tài chính cơ bản (6 tháng đầu năm 2010) - Tổng doanh thu: 1.924.759.261.488 đồng - Doanh thu thuần: 1.923.900.749.366 đồng - Lợi nhuận trước thuế: 99.447.785.660 đồng - Lợi nhuận sau thuế:74.717.138.554 đồng - Tổng tài sản:1.020.338.795.635 đồng - Tổng nguồn vốn:1.020.338.795.635 đồng - Tỷ suất sinh lời:23% PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY VIỆT TIẾN I. Ngành kinh doanh của công ty Tốc độ tăng trưởng năm 2007: Tốc độ tăng trưởng năm 2008: Tốc độ tăng trưởng năm 2009: II. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành • Trong nhiều năm qua ngành dệt may đã có những bước phát triển nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tê đất nước. Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. • Từ 2005 ngành dệt may Việt Nam đã được EU và Canada xóa bỏ chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu vào những thị trường này, nhưng vẫn bị bó buộc bởi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. • Năm 2006, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: thị trường nội địa tăng trưởng 15%, doanh số bán lẻ ước đạt 2.05 tỉ USD, xuất khẩu tăng 24%, giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may tăng trưởng 16%. • Nhưng khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành dệt may đã có nhiều cơ hội để phát triển hơn, các doanh nghiệp có thể xuất khẩu theo khả năng, mà không lo về hạn ngạch tại bất kỳ thị trường nào. • Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện nay vẫn chưa nhiều. Do đó giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam còn thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua. • Cùng với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam nói chung, thì Viettien cũng có những thành tích của riêng mình. Trong năm 2009, doanh thu nội địa của Tổng Công Ty Cổ Phần may Việt Tiến đạt 500 tỷ đồng, dự kiến năm 2010, doanh thu nội địa sẽ tăng lên 650 tỷ đồng và mốc 1000 tỷ đồng sẽ là con số trong tầm tay trong 3 năm tới. Với những thành công này, tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã liên tục 5 năm liền ( 2004- 2008) được công nhận là doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam. III. Đánh giá tốc độ của môi trường vĩ mô Là công ty đi đầu trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam, công ty may Việt Tiến cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như : nhân tố chính trị_pháp luật, nhân tố kinh tế ,nhân tố công nghệ và nhân tố văn hoá xã hôi. 1. Nhân tố Chính trị- pháp luật:  Trong quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 , định hướng đến năm 2020,Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm,mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dung trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh ,hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.Do đó, ngành may Việt Nam trong đó có công ty may Việt Tiến sẽ được ưu tiên phát triển.  Dệt may vốn là lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá vào thị trường này. Đây là một trong những khó khăn cho ngành hàng dệt may nói chung và tổng công ty Việt Tiến nói riêng. 1. Nhân tố kinh tế:  Khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, đặc biệt là tại Hoa kỳ, EU từ cuối quí 3/2008 đã lan rộng ra nhiều nước. Hàng triệu người lao động bị mất việc làm, hàng ngàn công ty, tập đoàn, ngân hàng phá sản, đã và đang gây ra những tác động tiêu cực, nhiều mặt đến nền kinh tế, xã hội các nước, trong đó có Việt nam.  Do mất việc làm, thu nhập giảm sút buộc người tiêu dùng các nước phải thắt chặt chi tiêu, dẫn đến tiêu dùng dệt may suy giảm mạnh tại Hoa kỳ, EU…. Riêng tại thị trường Hoa kỳ, thị trường xuất khẩu chính , nhập khẩu giảm mạnh, tới 9,81% về số lượng và giảm 14,49% về trị giá trong 10 tháng đầu năm 2009.  Trước tình hình đó Việt Tiến cũng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên đứng ở vị thế là công ty đi đầu ngành đã duy trì thị trường xuất khẩu hiện có bằng các đơn hàng khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn, tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường Nhật Bản nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ. Tính đến hết quý 1/ 2009, Tổng công ty đã đạt được mục tiêu đề ra, với kết quả là cơ cấu thị trưởng xuất khẩu đạt được như sau : thị trường Nhật Bản : 33,3%, thị trường Mỹ : 23%, thị trường EU : 26,5% và các thị trường khác là 17,2 %. 2. Nhân tố Văn hoá- xã hội:  Kinh tế càng phát triển , đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến sản phẩm phục vụ tiêu dung trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dung đối với cả sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục.  Nhờ sự am hiểu thị trường, nắm bắt tốt nhu cầu và đặc điểm tâm lý mua sắm cũng như "hầu bao" của người tiêu dùng, Việt Tiến đã phân chia các đối tượng khách hàng thành nhiều phân khúc, trong đó đặc biệt tiến mạnh vào nhu cầu bình dân, đáp ứng cao nhu cầu mua sắm cho mọi lứa tuổi, mọi người dân. Việc quan tâm đầu tư vào thị trường nội địa đã mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Tăng trưởng nội địa của Việt Tiến trung bình đạt 30%/năm. Năm 2008, doanh thu nội địa đạt 450 tỷ đồng, năm 2009 đạt 500 tỷ đồng. Tiêu thụ tại thị trường nội địa giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chiếm khoảng 40% trong tổng doanh thu.  Theo Tổng giám đốc Bùi Văn Tiến, Công ty chú trọng các yếu tố như văn hóa từng vùng, miền, thói quen ăn mặc để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt các yếu tố kích cỡ, kiểu dáng của sản phẩm được thiết kế phù hợp với người Việt Nam. Những năm qua, Việt Tiến đẩy mạnh thiết kế sản phẩm thời trang để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh và tăng cường đầu tư thiết bị và nhân sự cho công tác thiết kế mang tính chuyên nghiệp cao, thu hút nhiều nhà thiết kế thời trang có tên tuổi của Việt Nam như Quốc Bình, Trọng Nguyên, Tấn Phát chuyên môn hóa thiết kế theo từng thương hiệu.  Với một chiến lược cạnh tranh hợp lý, lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu, Việt Tiến đã tạo nên thương hiệu thời trang chiếm lĩnh thị trường nội địa. Từ thương hiệu cốt lõi Việt Tiến, chiến lược của Công ty chính là liên kết, mở rộng phát triển thêm nhiều nhãn hiệu thời trang mới. Đến năm 2008, Việt Tiến tạo bước đột phá mới liên kết, mua bản quyền thương hiệu sản xuất, kinh doanh 2 thương hiệu thời trang cao cấp của Ý là San Sciaro và Mahattan của Mỹ. Đây là những sản phẩm ở phân khúc cấp cao, sang trọng dành cho doanh nhân, nhà quản lý, người thành đạt, sành điệu.  Trong lúc nhiều doanh nghiệp dệt may đang mải miết gia công xuất khẩu cho đối tác nước ngoài, thì Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến đã là một trong các đơn vị tiên phong đưa thương hiệu của mình ra nước ngoài.Nắm bắt được đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội của hai nước Lào và Campuchia đều có nền kinh tế đang hội nhập, dân số trẻ, có nhu cầu về ăn, mặc chất lượng cao đối với không chỉ hàng may mặc, mà hàng Việt Nam rất được ưa chuộng tại hai thị trường trên. Tháng 4/2009, Việt Tiến đã khai trương tổng đại lý ở Thủ đô Phnôm pênh của Campuchia, nhằm khai thác thị trường nước bạn và mở đại lý cấp hai giới thiệu 2 thương hiệu là Việt Tiến và Việt Tiến Smart Casual. Tiếp đó, tháng 4/2010, Việt Tiến lại mở tổng đại lý tại Viên Chăn (Lào) giới thiệu 4 thương hiệu Việt Tiến, Việt Tiến Smart Casual, San Sciaro và Việt Long. Bước đầu kết quả kinh doanh ở hai nước Campuchia và Lào đã rất khả quan.  Trong chiến lược phát triển thương hiệu tới năm 2015, Việt Tiến sẽ tiếp tục đưa thương hiệu của mình sang các nước ASEAN và châu Á, từng bước đưa thương hiệu Việt Tiến ra các khu vực khác trên thế giới. Kế tiếp Campuchia và Lào, sẽ là Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore. Việt Tiến cũng dự kiến phát triển thương hiệu sang Australia, Newzeland và Trung Quốc. 3. Nhân tố công nghệ: - Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam. Hoạt động của ngành may Việt Nam (ngoài những doanh nghiệp lớn) chủ yếu là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản. Riêng đối với tổng công ty may Việt Tiến, với ưu thế nổi bật về kinh nghiệm thiết kế, sản xuất các sản phẩm thời trang & vị thế dẫn đầu ngành hàng thời trang công sở tại Việt Nam từ hơn 30 năm qua, Việt Tiến kết hợp thế mạnh về năng lực thiết kế và bí quyết gia công các sản phẩm cao cấp quốc tế cùng với trình độ công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam và ngang tầm với khu vực để định hướng phát triển nhiều thương hiệu phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Hiện tại Việt Tiến có 6 thương hiệu, được đầu tư xây dựng chuyên nghiệp như thương hiệu Viettien, thương hiệu nhánh Viettien Smart Casual, thương hiệu San Sciaro, thương hiệu Manhattan, thương hiệu T-up và thương hiệu Việt Long.  Trải qua một quá trình phát triển không ngừng, Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã trở thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Doanh số ngày càng tăng, thị phần ngày càng được mở rộng. Uy tín của thương hiệu Việt Tiến đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Tại thị trường nội địa: Việt Tiến hiện có trên 1380 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tại thị trường xuất khẩu: Việt Tiến hiện đang giao dịch với trên 50 khách hàng thuộc các nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha….), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indone- sia….), Châu Úc… II. Môi trường ngành 1. Nhà cung ứng Hiện nay, khó khăn và cũng là áp lực lớn nhất của ngành Dệt may là chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may được nhập khẩu tới 90%. Do đó, tuy có kim ngạch XK cao nhưng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ước khoảng 35-38% tổng kim ngạch. Do đó, ngành dệt may phải quy hoạch vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông. Mục tiêu chiến lược của ngành Dệt may đặt ra đến năm 2010 là phải đạt sản lượng 20.000 tấn bông xơ, năm 2015 đạt 40.000 tấn. Tuy nhiên hiện nay, diện tích trồng bông tại VN lại trông không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (42%), vùng duyên hải miền Trung (33%), miền Bắc (20%) và Đông Nam bộ (5%). Theo thống kê cho thấy trong niên vụ niên vụ 2007-2008 diện tích trồng bông trên cả nước là 7.446ha cho sản lượng 2.709 tấn, đến niên vụ 2008-2009 diện tích trồng bông giảm mạnh còn dưới 3.000 ha. Ngành dệt may đã khuyến khích và quy hoạch tăng thêm diện tích trồng bông. Theo kết hoạch niên vụ 2009-2010 ước đạt khoảng 10.000 nghìn tấn. Tuy vậy con số này vẫn còn xa với mục tiêu 20.000 tấn ngành đã đặt ra. Mặc dù ngành Dệt may đã có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu và có chính sách hỗ trợ giá cho nông dân, nhưng vấn đề giá còn rất nan giải. Nếu giá thấp hơn so với các cây trồng khác sẽ khó khuyến khích được nông dân tham gia trồng bông, và mục tiêu 1 tỷ mét vải vào năm 2010 sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Và như vậy, thách thức tiếp theo của ngành Dệt may là phải làm thế nào tạo được vùng nguyên liệu ổn định, không bị phụ thuộc vào nước ngoài như hiện nay. IV. Đánh giá cường độ cạnh tranh ngành 1. Tồn tại các rào cản gia nhập ngành - Lợi thế chi phí tuyệt đối: Do tính chất đặc thù của ngành đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để đầu tư về cơ sở vật chất như trang thiết bị nhà xưởng( máy may, nhà xưởng ), tiền thuê nhân công, mua nguyên vật liệu - Đặc biệt đòi hỏi trang thiết bị phải có chất lượng tốt, hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến thì mới có thể tạo ra được những sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước, đặc biệt là đáp ứng được những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, hay Nhật Bản. Do đó nó tạo nên một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp mới có ý định gia nhập ngành. 2. Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng: - Như chúng ta đã biết khó khăn chính của ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như của may Viettien đó là chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất, mà đa phần là do nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp sẽ chịu nhiều áp lực từ phía nhà cung ứng vì phụ thuộc vào họ. - Nhưng chính sự thành công của Viettien đã quy tụ nhiều doanh nghiệp muốn đến tổng công ty Viettien để hợp tác cung cấp nguyên, phụ liệu. Nên Viettien sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn đối tác cung cấp nguyên liệu. Đó đã là một ưu thế hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Trong các quan hệ hợp tác, liên doanh hay chuyển giao công nghệ, giá trị góp bằng tri thức của Viettien được tính bằng 20 % vào vốn pháp định như là giá trị thương hiệu. 3. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: - Có một sự thật là ta không bao giờ có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng. Đối với ngành may mặc cũng vậy. Họ không chỉ muốn sản phẩm phải có chất lượng cao, mà còn phải đẹp về hình thức, kiểu dáng, giá thành thấp, vừa phải Bởi trong kinh doanh ta phải bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà chúng ta có, nên Viettien cũng như các doanh nghiệp khác phải cố gắng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nên quyền lực thương lượng từ phía khách hàng là cao hơn so với doanh nghiệp. - Và vì thị trường may mặc khá sôi động, có lượng lớn nhà cung cấp như may 10, hàng Trung Quốc Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn và sẽ từ chối những mặt hàng nào không đáp ứng được thị hiếu, sở thích của họ. 4. Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: - Từ 11/1/2007, thuế nhập khẩu hàng may mặc giảm từ 50% xuống còn 20%. Do đó các nhà sản xuất trong nước mà bao gồm có cả Viettien sẽ phải cạnh tranh khốc liệt [...]... duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP: 1 Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai:  Chiến lược khác biệt hoá: Nhờ sự am hiểu thị trường, nắm bắt tốt nhu cầu và đặc điểm tâm lý mua sắm cũng như "hầu bao" của người tiêu dùng, Việt Tiến đã phân chia các đối tượng khách hàng thành nhiều phân khúc, đáp ứng cao nhu cầu mua sắm cho mọi lứa tuổi, mọi... mãi: Việt Tiến quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu nên công ty tạo những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách hàng 2 Chiến lược tăng trưởng và các chính sách triển khai: Bất kỳ doanh nghiệp nào về lâu dài cũng hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng và bền vững Để thực hiện được mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những chiến lược tăng trưởng khác nhau Việt Tiến đã lựa chọn:  Chiến lược. .. phụ tùng (dân dụng và công nghiệp) ; máy bơm gia dụng và công nghiệp; kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; đầu tư và kinh doanh tài chính; kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật Theo đuổi chiến lược này giúp tập đoàn phân tán được rủi ro và tìm kiếm được năng lực cộng sinh, lợi thế cạnh tranh mới  Chiến lược tích hợp hàng ngang: Hiện nay, doanh nghiệp có 21 đơn... cạnh tranh của doanh nghiệp : Việt Tiến là một doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh rất mạnh Đó là một doanh nghiệp có quy mô họt động rất rộng, có tiềm lực về tài chính (số vốn điều lệ hiện nay của công ty là hơn 230 tỷ đồng ), là doanh nghiệp luôn dẫn đầu trong nghành về kim ngạch xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn về chất lượng Chứng nhận SA 8000; Chứng nhận ISO 9001-2000; Chứng nhận WRAP Là daonh nghiệp đạt... động lực lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước chọn hướng quay về sân nhà Vì vậy Việt Tiến không chỉ phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ nước khác vào tiêu biểu như Trung Quốc mà còn phải cạnh tranh với chính những doanh nghiệp khác trong nước V Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành - Chiến lược kinh doanh - Môi trường vĩ mô - Phân đoạn marketing PHẦN 3 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN... “hầu bao” của người tiêu dùng trong nước và việc quan tâm đầu tư vào thị trường nội địa đã mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao Tăng trưởng nội địa của Việt Tiến trung bình đạt 30%/năm Năm 2008, doanh thu nội địa đạt 450 tỷ đồng, năm 2009 đạt 500 tỷ đồng Tiêu thụ tại thị trường nội địa giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chiếm khoảng 40% trong tổng doanh thu... bằng khen của chính phủ như :Tập thể Anh hùng lao động,cờ thi đua của Chính phủ, huân chương lao động hạng I - II - III Và các danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn như : Top 10 các doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam 2006, Đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2006 Ngoài ra doanh nghiệp còn đạt rất nhiều danh hiệu nổi tiêng khác như :Doanh nghiệp. .. liên doanh trong nước bao gồm các đơn vị sản xuất quần áo may mặc sẵn sau: Công ty liên doanh trong nước Công ty CP Việt Thịnh Công ty CP Việt Hưng Công ty CP Công Tiến Mặt hàng Sportwear, Jacket, Veston Shirt Sportwear, Jacket Công ty CP may Vĩnh Tiến Công ty CP Đồng Tiến Công ty CP Tây Đô Công ty CP may Tiền Tiến Công ty CP may Việt Tân Công ty TNHH may Việt Hồng Công ty TNHH may Tiến. .. sách phân phối: Việt Tiến tìm kiếm đối tác đứng ra làm nhà phân phối độc quyền mà không tự đứng ra xây dựng kênh phân phối riêng Thông qua đại sứ quán, triển lãm, hội thảo, các khách hàng đã từng làm ăn với Việt Tiến sau đó 2 bên qua lại tìm hiểu khả năng, thực lực của nhau, Việt Tiến sẽ lựa chọn nhà tổng đại lý  Phát triển sản phẩm: Việt Tiến tiến hành phát triển sản phẩm mới trên thị trường nội địa:... trương mới Đó là vào tháng 4 năm 2009 Việt Tiến đã khai trương văn phòng tổng đại lý độc quyền cá sản phẩm thương hiệu Việt Tiến tại Campuchia và tháng 4 năm 2010 là tại Viêng Chăn –Lào, Việt Tiến sẽ tiếp tục mở rông thương hiệu này sang cả Malaysia, Singgapore, Thái Lan và Indonesia trong thời gian tới Thị trường nội địa : Hiện nay, Việt Tiến là một trong nhữngdoanh nghiệp có hệ thống cửa hàng lớn nhất . cổ phần may Việt Tiến đã trở thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Doanh số ngày càng tăng, thị phần ngày càng được mở rộng. Uy tín của thương hiệu Việt Tiến đã được. là doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam. III. Đánh giá tốc độ của môi trường vĩ mô Là công ty đi đầu trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam, công ty may Việt Tiến cũng chịu ảnh hưởng của. năm 2007 Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Sản xuất quần áo các loại; -

Ngày đăng: 11/02/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan