1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích rủi ro khi hàng may mặc Việt Tiến thâm nhập thị trường Đức

25 4,2K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 51,2 KB

Nội dung

Ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc có chiến lược thâmnhập thị trường EU sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể xảy đến từ các môi trườngbên trong, môi trường b

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, vấn đề may mắn và rủi ro luôn gắn liền với thực tiễnđời sống và ước vọng của con người Rủi ro được hiểu là điều không lành, không tốt bấtngờ xảy đến gây thiệt hại đối với cá nhân hay tổ chức

Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh con người đều muốn được hưởng maymắn và tránh được những rủi ro Hiện nay việc một doanh nghiệp gặp phải rủi ro trongquá trình sản xuất kinh doanh là điều khó tránh khỏi Rủi ro có thể đến từ môi trường bêntrong hoặc bên ngoài của doanh nghiệp Quan trọng là doanh nghiệp sẽ nhận dạng, phântích, đánh giá, đo lường cũng như giải quyết rủi ro như thế nào để có thể tồn tại và pháttriển

Ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc có chiến lược thâmnhập thị trường EU sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể xảy đến từ các môi trườngbên trong, môi trường bên ngoài và môi trường ngành của doanh nghiệp Một trong số đó

là các rủi ro do văn hóa, xã hội của người dân các nước thành viên EU

Vì thế, sau đây nhóm sẽ tiến hành nhận dạng, phân tích những rủi ro về văn hóa,

xã hội và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro giúp doanh nghiệp thâm nhập thànhcông thị trường và sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn

Trang 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan về quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là một quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế loại

bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh

từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm đếnmức thấp nhất các thiệt hại về người và của cải của doanh nghiệp

Từ khái niệm trên ta có thể thấy:

- Quản trị rủi ro liên quan đến tất cả rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Thực chất của quản trị rủi ro là phòng chống và khắc phục hậu quả

- Rủi ro không chỉ đơn thuần là các hoạt động thụ động và phòng ngừa màcòn là những hoạt động chủ động trong việc dự kiến những mất mát xảy ra và tìm cáchgiảm nhẹ hậu quả của chúng

1.1.2 Vai trò của Quản trị rủi ro

Trang 3

- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tươnglai có tính nhất quán và có thể kiểm soát.

- Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ

tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh,môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanhnghiệp

- Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp

- Bảo vệ và tang cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp

- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp

- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động

Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thốngquản trị doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả Nếu hệ thống quản trị rủi ro đượcthiết lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống doanh nghiệp từviệc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp thông tin về các cơ hộicũng như mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu đề ra của doanh nghiệp

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khíacạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro Nói cách khác, quản trị rủi ro được sử dụng để đánhgiá các cơ hội có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tích cực) cũng như quảntrị những nguy cơ có thể tác động bất lợi đến doanh nghiệp (tác động tiêu cực) Điều này

có nghĩa là quản trị rủi ro có thể không chỉ được áp dụng theo một cách chung chung mà

nó có thể được sử dụng từ việc đưa ra các chiến lược ban đầu, đến các dự án và các quyếtđịnh đầu tư cho đến các quy trình và các hoạt động thực hiện

Trang 4

1.2 Quy trình quản trị rủi ro

1.2.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro cóthể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tức là xác định một danh sáchcác rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu gồm cả các rủi ro, sự cố cũng như các rủi rogắn với quá trình ra quyết định

Việc nhận dạng rủi ro gồm 3 thành phần:

+ Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng tổn thất

và mức độ của rủi ro suy thoái

+ Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất

+ Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hoặc hậu quả

Ví dụ, một ngôi nhà bị cháy thì hỏa hoạn là hiểm họa đã gây ra thiệt hại đối vớingôi nhà Trong khi đó, mối nguy được xem là tác nhân làm tăng khả năng xảy ra mấtmát Nếu như hỏa hoạn được xem là hiểm họa thì dầu lửa hay xăng trong khu vực hỏahoạn được xem là mối nguy

Nhận dạng rủi ro tức là tìm ra các yếu tố góp phần ảnh hưởng đến kết quảtích cực hoặc tiêu cực trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn rủi rothường được bắt nguồn từ các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp,bao gồm các yếu tố: môi trường chính trị pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường khoahọc kỹ thuật công nghệ, môi trường văn hoá xã hội, môi trường tự nhiên; bắt nguồn từ cácyếu tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp bao gồm: khách hàng củadoanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp

1.2.2 Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là quá trình phân tích hiểm họa, xác định nguyên nhân gây

Trang 5

Phân tích rủi ro bao gồm 3 nội dung:

- Phân tích hiểm họa: Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi

ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Nhà quản trị

có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau đểphát hiện ra mối hiểm họa

- Phân tích nguyên nhân rủi ro: Dựa trên 3 quan điểm

+ Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người

+ Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật do tính chất lý hóa hay

cơ học của đối tượng rủi ro

+ Kết hợp cả 2 nguyên nhân trên, nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộcvào yếu tố kỹ thuật, một phần phụ thuộc vào yếu tố con người

- Phân tích tổn thất: có thể phân tích qua 2 cách thức

+ Nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn thất

sẽ xảy ra

+ Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổnthất có thể có xảy ra

1.2.3 Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp bao gồm: kỹ thuật, công cụ,chiến lược, chương trình……để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể cócủa tổ chức khi rủi ro xảy ra, thực chất đó là phòng chống hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thấttrong quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kiểm soát rủi ro đòi hỏi có những biện pháp đồng bộ, toàn diện:

+ Tham gia bảo hiểm rủi ro+ Tổ chức kỹ thuật của nhà quản trị

Trang 6

+ Các biện pháp nhận dạng, đo lường phân chia và san sẻ rủi ro.

Nội dung của kiểm soát:

Né tránh rủi ro: là né tránh các hoạt động hay loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro Để

né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức:

+ Chủ động né tránh các hoạt động trước khi rủi ro xảy ra

+ Loại bỏ các nguyên nhân gây ra từ rủi ro

Ngăn ngừa rủi ro: là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ rủi rokhi chúng xảy ra.Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung can thiệp vào 3 mắt xích:

+ Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa+Thay thế hoặc sửa đổi môi trường+ Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môitrường kinh doanh

Giảm thiểu rủi ro: là tìm ra các thực thể khác nhau để cùng nhau gánh chịu nhữngrủi ro Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách giảm bớt giátrị hư hại khi tổn thất xảy ra (giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất)

Đa dạng hóa rủi ro: Là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các dạngkhác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất củanhững hoạt động khác

Quản trị thông tin: Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức cómột ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người cóquyền lợi gắn liền với tổ chức Phòng quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp thôngtin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trongtương lai họ cần đạt được Thông tin đáng tin cậy có thể cung cấp cho những người có

Trang 7

quyền lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ không hành động cóhại đến lợi ích của họ.

1.2.4 Tài trợ rủi ro

Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù đắp những tổnthất khi xảy ra rủi ro hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổnthất

Các biện pháp tài trợ rủi ro:

Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp các rủi robằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay

Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác và có hailoại:

+ Chuyển giao rủi ro bảo hiểm+ Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm

Ba kỹ thuật tài trợ rủi ro:

+ Tự tài trợ là chủ yếu cộng với một phần chuyển giao rủi ro

+ Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có 1 phần là tự tài trợ rủi ro

+ 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro

Trang 8

CHƯƠNG 2 NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH RỦI RO VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI 2.1 Nhận dạng rủi ro về văn hóa, xã hội

2.1.1 Mối hiểm họa

- Chưa tìm hiểu kỹ về nhu cầu, tính thị hiếu của khách hàng trong khối EU:

+ EU là một thị trường lớn nhưng phân tán, có áp lực cao

+ Đối với thị trường EU, người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hàng hóa dệt maychú trọng nhiều đến tính thời trang, chất lượng hơn so với giá cả

+ Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng

+Người tiêu dùng EU cũng không thích sử dụng những sản phẩm không đạt tất cảtiêu chuẩn về liên quan đến sản phẩm và người làm ra sản phẩm Khó có thể đáp ứngđược đầy đủ những tiêu chuẩn theo thị hiếu của khách hàng

- Khó thích ứng với môi trường mới: Có nhiều đối thủ cạnh tranh vốn có ở thịtrường EU và các đối thủ tiềm năng như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, …

- Hệ thống những giá trị, thiết kế, thói quen, cách thức làm việc chưa phù hợp vớitiêu chuẩn xuất khẩu

- Hệ thống kênh phân phối phức tạp nhất thế giới

2.1.2 Mối nguy hiểm

 Môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và mới mẻ:

• Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khối EU như Anh, Pháp, Ý…

Trang 9

• Cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng khác cùng thâm nhập vào thịtrường EU như Ấn Độ,Trung Quốc, Bangladesh…Hiện nay, Bangladesh là nướccung ứng hàng may mặc lớn nhất vào EU.

• Cạnh tranh với các sản phẩm thay thế và bổ sung tại thị trường EUnhư quần áo công sở với những kiểu dáng hiện đại và sang trọng…

 Sự khác biệt về văn hóa xã hội ở các nước EU so với Việt Nam:

Sự khác biệt về văn hóa-xã hội có ảnh hưởng tới thói quen và sở thích tiêudùng hàng may mặc của khách hàng như người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hànghóa dệt may chú trọng nhiều đến tính thời trang,chấtt lượng hơn so với giá cả, thích vàthói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng và có uy tín lâu đời trênthế giới vì họ cảm thấy rất an tâm về chất lượng và an toàn….Như vậy cần tìm hiểu kĩthói quen và sở thích của người tiêu dùng để có phương án điều chỉnh mẫu mã chủngloại sản phẩm cho phù hợp

 Điều kiện tự nhiên khác biệt, khoảng cách địa lý, sự khác biệt về thời tiết, khí hậu, môitrường sống làm cho thói quen ăn mặc khác nhau như khí hậu ở các nước trong khuvực EU thường là khí hậu ôn đới nhiệt độ rất thấp do đó họ thường có thói quen sửdụng hàng may mặc có độ tránh thoát nhiệt nhiệt cao để giữ ấm cho cơ thể…

2.1.3 Mối nguy

 Không tìm được thị trường ở EU bởi đây là một thị trường rộng lớn với nhiều nướcthành viên, do đó chiến lược kinh doanh cho từng nước không có sự đồng bộ, sự khácbiệt văn hóa giữa các nước, khác biệt ngôn ngữ làm cho doanh nghiệp tốn nhiều thờigian tìm hiểu

 Không tạo dựng được uy tín công ty với thị trường EU, tổn hao chi phí để gây dựnghình ảnh Khi đã tạo lập được một thương hiệu có uy tín thì đó sẽ là một tài sản vôhình, vô giá Song để xây dựng được thương hiệu có giá trị không phải là một điềuđơn giản Có muôn vàn những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu, nhất là đốivới những doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé cả về tiềm lực, kinh nghiệm và các vấn

đề liên quan khác Một số khó khăn có thể kể ra như sau:

• Các doanh nghiệp bị chịu nhiều áp lực cạnh tranh về giá

Trang 10

• Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh

• Sự phân tán của thị trường và hoạt động truyền thông cũng gây nhiềukhó khăn cho doanh nghiệp khi tạo sự nhất quán cần thiết trong việc xây dựng vàduy trì một thương hiệu mạnh

• Thị trường của hầu hết các sản phẩm đang ở xu hướng bão hòa, sựcạnh tranh ngày càng gia tăng và phức tạp, mức độ trung thành đối với mỗi loạisản phẩm của người tiêu dùng ngày càng giảm

• Thiếu kiến thức để xây dựng thương hiệu hay không đủ năng lực đểduy trì thương hiệu có giá trị là nguyên nhân khác làm các doanh nghiệp khôngxây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình

 Bước đầu chưa tạo ra lợi nhuận do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về giá cả, sựkhác biệt trong 27 quốc gia thành viên, các quy định, các rào cản thương mại, thiết kếmẫu mã và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng trong những năm gần đây

 Doanh số thấp, có thể thua lỗ, chi phí cho quá trình triển khai cũng như họat động kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn rất nhiều trong việc đáp ứng nhu cầu các điềukiện về văn hóa tại đó do người tiêu dùng EU cũng không thích sử dụng những sảnphẩm có giá thành hạ mà trong quá trình sản xuất làm xâm hại đến môi trường, sửdụng lao động trẻ em hoặc làm ra từ việc bóc lột công sức người lao động vì thế đểđược lòng thị trường các nhà thu mua ở EU đã đưa thêm các tiêu chí vào điều kiệnđơn hàng Thống kê cho thấy, 77% người tiêu dùng EU quan tâm đến điều kiện môitrường, 72% chú trọng đến các dịch vụ liên quan sản phẩm và 51% chú ý đến chấtlượng

 Việc thuyên chuyển , sắp xếp nhân lực để phục vụ họat động kinh doanh tại thị trường

EU có nhiều thay đổi

2.2 Phân tích rủi ro về văn hóa, xã hội

2.2.1 Phân tích mối hiểm họa

- Những điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ của rủi ro chưa tìm hiều kỹ về nhucầu và thị hiếu của khách hàng khối EU:

Trang 11

+ EU là một thị trường lớn nhưng so với các thị trường tiêu thụ khác có sự phântán trên nhiều quốc gia nên xuất khẩu vào EU sẽ có áp lực hơn:

• EU có 27 nước, với trên 500 triệu dân, là thị trường chịu chi cho muasắm hàng may mặc, chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may toàn cầu

• EU là thị trường có sự đa dạng trong tiêu thụ sản phẩm dệt may Cónhiều loại hàng hóa rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, Bỉ nhưng lạikhông được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch, Đức đón chào Nhu cầu tiêudùng từng dòng sản phẩm nam, nữ, trẻ em ở mỗi quốc gia chia tỷ lệ nhiều hay ítcũng có khác biệt lớn Đơn hàng EU nhỏ Do vậy, DN phải nghiên cứu, có chiếnlược ưu tiên từng dòng sản phẩm cho từng thị trường

+ Đối với thị trường EU, người tiêu dùng chú trọng nhiều đến tính thời trang, chấtlượng hơn so với giá cả Đặc biệt người châu Âu có sở thích và thói quen sử dụng các loạisản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới vì cho rằng dùng sản phẩm mang nhãn hiệunổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng

+ Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng: hiện nay do chi phí đắt đỏ nên người tiêu dùngđang cắt giảm chi tiêu, trong đó chi phí dành cho quần áo sẽ ở mức độ vừa với túi tiền vàphần lớn người tiêu dùng thích mua trong các đợt hàng giảm giá, khuyến mãi Điều nàycho thấy, lượng tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường EU sẽ không giảm, nhưng sẽ giảm giátrị mua sắm

+ Bên cạnh đó, dù tiết giảm chi tiêu, người tiêu dùng EU cũng không thích sử dụngnhững sản phẩm có giá thành hạ mà trong quá trình sản xuất làm xâm hại đến môi trường,

sử dụng lao động trẻ em, hoặc làm ra từ việc bóc lột công sức người lao động Thống kêmới đây cho thấy, 77% người tiêu dùng EU quan tâm đến điều kiện môi trường, 72% chútrọng đến các dịch vụ liên quan sản phẩm và 51% chú ý đến chất lượng

+Muốn thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng tại EU các sản phẩm may mặc củacông ty cần phải thực hiện được theo các tiêu chuẩn: Quy định về xuất xứ hàng hóa; Tiêuchuẩn của EU về chất lượng và môi trường rất chặt chẽ, công ty khó có thể đáp ứng được

Trang 12

hết tất cả; Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000: chỉ có rất ít doanh nghiệp dệt mayViệt Nam thực hiện theo tiêu chuẩn này.

- Những điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ của rủi ro khó thích ứng với môitrường mới:

Hiện nay, Bangladesh là nước cung ứng hàng may mặc lớn nhất vào EU, tiếp đến

là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines, TháiLan, Thổ Nhĩ Kỳ… Việt Nam vẫn còn là nhà cung ứng triển vọng cho EU trong tương lai.Trong 4 nhóm hàng may mặc tiêu thụ tại EU, hàng thiết kế cao cấp chiếm gần 5%, hàngsản xuất theo xu hướng thời trang chiếm trên 30%, hàng xu hướng theo mùa 45%, hànggiá rẻ, đáp ứng số đông chiếm 17% Trong 4 nhóm hàng trên Việt Nam mới đáp ứng đượcphân khúc hàng tiêu thụ theo mùa và giá rẻ vì biên độ lợi nhuận thấp Theo số liệu nghiêncứu, dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU, doanh số tăng mạnh nhưng giá tăng khôngtương ứng vì Việt Nam vẫn còn chú trọng gia công mà không chú trọng làm hàng có giátrị cộng thêm

- Những điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ của rủi ro hệ thống những giá trị,thiết kế, thói quen, cách thức làm việc chưa phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu

+ Vải sản xuất của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu về độ đồng đều màusắc, độ co rút, sự đa dạng chủng loại, tính thời trang…Chẳng hạn với tiêu chuẩn vải may

sơ mi xuất khẩu sang thị trường EU là sợi bông 100% nhưng yêu cầu hình thức nhưpolyeste thì các công ty dệt may Việt Nam đều không đáp ứng được

+ Thiết kế thời trang của công ty chưa được quan tâm thỏa đáng: ở Việt Namngành kinh doanh mẫu mốt chưa trở thành một ngành kinh tế độc lập Hầu hết mẫu mãcủa hàng dệt may sang thị trường EU do phía đối tác cung cấp Với khả năng hiện tại,mẫu mã sản phẩm của chúng ta chưa có tính chủ động, sáng tạo, có bản sắc riêng màđược khách hàng EU chấp nhận

Ngày đăng: 08/04/2015, 13:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w