ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NHẬT BẢN HỌC Môn: NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở PHƯƠNG ĐÔNG BÀI TIỂU LUẬN Đề tài:
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NHẬT BẢN HỌC
Môn: NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Ở PHƯƠNG ĐÔNG BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
HÃY NÊU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ANH (CHỊ) VỀ CHỦ NGHĨA TỰ DO/ LÍ TƯỞNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS NGUYỄN TUẤN KHANH
Sinh viên: PHẠM THỊ MỸ HẠNH
MSSV: 1356190024
Lớp: Nhật 1-13
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015.
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NHẬT BẢN HỌC
Môn: NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Ở PHƯƠNG ĐÔNG BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
HÃY NÊU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ANH (CHỊ) VỀ CHỦ NGHĨA TỰ DO/ LÍ TƯỞNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS NGUYỄN TUẤN KHANH
Sinh viên: PHẠM THỊ MỸ HẠNH
MSSV: 1356190024
Lớp: Nhật 1-13
Trang 3MỤC LỤC
A Mở đầu 1
B Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế (QHQT) 2
I Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự do 2
II Một số luận điểm của Chủ nghĩa tự do 3 III Quan điểm cá nhân về Chủ nghĩa tự do trong QHQT 3
Trang 4A MỞ ĐẦU
Quan hệ quốc tế (International relations) là một khái niệm xuất hiện bắt
đầu từ năm 1648 khi kết thúc chiến tranh tôn giáo ở châu Âu Khái niệm này dùng để chỉ mối quan hệ tương tác giữa các quốc gia với nhau trong chính trường quốc tế Sự tương tác này có thể là tương tác về lợi ích hoặc tương tác thù địch Chiến tranh cũng được coi là biểu hiện của quan hệ quốc tế Biểu hiện
rõ nhất của quan hệ quốc tế chính là sự hình thành các tồ chức quốc tế liên kết các quốc gia với nhau nhằm mục đích hợp tác phát triển, hòa bình hữu nghị Một số tổ chức quốc tế hiện nay như ASEAN, EU, WTO, WHO đã đi vào hoạt động rất hiệu quả
Quan hệ quốc tế còn là sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia, có mối quan hệ về thương mại như Microsoft, Apple, Coca-cola Cụ thể hơn, mối quan hệ giữa người với người ở các quốc gia khác nhau như quan hệ bạn bè, tình yêu hoặc hôn nhân cũng được xem là một dạng quan hệ quốc tế
Như vậy, khái quát khái niệm Quan hệ quốc tế được hiểu là sự tương tác giữa hai chủ thể (chủ thể quốc gia, chủ thể phi quôc gia) với điều kiện phải có sự vượt qua đường biên giới quốc gia Hay " Quan hệ quốc tế là tổng thể các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự giữa những quốc gia và hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế".1 Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1919 người ta bắt đầu nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Anh Họ nghiên cứu hai vấn đề: tại sao có chiến tranh và làm sao để khắc phục chiến tranh Ngày nay, quan hệ quốc tế giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, không ai phủ nhận sự cần thiết của quan hệ quốc tế trong cuộc sống hàng ngày Những sản phẩm hiện hữu trong cuộc sống quanh ta đại đa số đều mang tính kết hợp quốc tế Nói cách khác, quan hệ quốc tế là môi trường chi phối hoạt động của quốc gia và con người; là nơi bao gồm những lợi ích căn bản về sự tồn tại và phát triển của
1 Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai NXB Chính trị Quốc gia, 1962, tr.26
1
Trang 5quốc gia và con người; là hoạt động mang tính chức năng của một quốc gia Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu quan hệ quôc tế, xuất phát từ các cách nhìn nhận khác nhau mà người ta chia quan hệ quốc tế thành các trường phái lí thuyết khác nhau Một trong những lí thuyết có lịch sử lâu nhất là Chủ nghĩa tự
do Nếu như chủ nghĩa lí tưởng đi tìm hiểu hành vi và bản năng suy nghĩ của con người, tin tưởng vào bản chất lương thiện của con người thì chủ nghĩa tự
do đi tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục chiến tranh, giải quyết các mối đe dọa chiến tranh
B CHỦ NGHĨA TỰ DO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ (QHQT)
I Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tự do
Những ý tưởng đầu tiên trong truyền thống tư duy tự do có thể tìm thấy từ thời cận đại như từ Desiderius Erasmus Roterodamus, Hugo Grotius, John Locke hay William Penn Tuy nhiên chủ nghĩa tự do cùng các tư tưởng của nó thực sự phát triển từ thế kỉ XVIII và XIX Những học giả tiền bối để lại ấn tượng sâu đậm cho sự hình hành chủ nghĩa tự do là Immanuel Kent và Jeremy Bentham.Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dòng tư tưởng của chủ nghĩa tự do đi vào giai đoạn thoái trào do sự kém hiệu quả và thất bại của hội Quốc liên cùng với sự tự nổi lên của Chủ nghĩa hiện thực Tuy nhiên, sự thoái trào của chủ nghĩa lí tưởng sau năm 1945 không có nghĩa là tư tưởng của chủ nghĩa này bị mất đi, Trái lại, chủ nghĩa tự do tiếp tục được bổ sung và phát triển bởi David Mitrany, Ernst haas, Karl Deutsch Đến đầu năm 1970, Chủ nghĩa tự do đi vào thời kì phát triển mới với sự ra đời của trường phái Chủ nghĩa tự do mới ( Chủ nghĩa Kiến tạo, Chủ nghĩa Vị nữ, Chính trị học sinh thái, Quản trị toàn cầu ) Một trong những người đề xướng chủ nghĩa tự do mới nổi tiếng là Robert O Keohan Sau Chiến tranh lạnh cho đến nay, Chủ nghĩa tự do với sự ủng hộ của thực tiễn hợp tác và hội nhập tăng lên mạnh mẽ sau Chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục là một lý thuyết lớn trong QHQT cả về lí luận trong thực tế áp dụng.2
II Một số luận điểm của Chủ nghĩa tự do
2 Theo Hoàng Khắc Nam, Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế- Những luận điểm chính và đóng góp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 29, số 1 (2013) 17-26
2
Trang 6Trải qua quá tình được nghiên cứu lâu dài, Chủ nghĩa tự do đã góp phần quan trọng trong việc tương tác giữa các chủ thể trong QHQT với những luận điểm sau đây:
Thứ nhất, về cơ sở lí luận: Chủ nghĩa tự do được xây dựng trên cơ sở lợi ích
Quốc gia- Quốc tế có thể hòa hợp với nhau, xuất phát từ những quyền tự nhiên
của con người Thứ hai, về cơ sở thực tiễn: Chủ nghĩa tự do chủ yếu dựa vào
tương lai Chủ nghĩa tự do cho rằng, sự tồn tại và phát triển ở tương lai mới là
quan trọng Thứ ba, bản chất con người trong Chủ nghĩa tự do là luôn lạc quan nhìn nhận cuộc sống Thứ tư, tiến trình lịch sử của chủ nghĩa tự do luôn đi theo đường thẳng Thứ năm, môi trường quốc tế của chủ nghĩa tự do là môi trường
vô chính phủ nhưng có thể khắc chế Thứ sáu, chủ thể QHQT ngoài chủ thể
quốc gia thì trong QHQT các chủ thể hỗn hợp (chủ thể phi quốc gia) có vai trò
ngày càng tăng Thứ bảy, mục đích tham gia QHQT: Đa mục đích, gồm lợi ích tồn tại và phúc lợi Thứ tám, cơ sở hướng dẫn tương tác trong QHQT là phụ
thuộc lẫn nhau, có cả chủ nghĩa quốc tế Cuối cùng, lĩnh vực tương tác chính trong QHQT là đa diện, đan xen Với những luận điểm trên, Chủ nghĩa tự do trong QHQT đã phần nào trả lời được nguyên nhân và biện pháp khắc phục chiến tranh mà nó đã đặt ra
III Quan điểm cá nhân về Chủ nghĩa tự do trong QHQT
Chủ nghĩa tự do có thể hiểu là coi trọng quyền tự do của chủ thể trong QHQT, mỗi chủ thể tham gia QHQT được tự do hợp tác với bất cứ đối tác nào họ muốn, nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển Chủ nghĩa tự do được xây dựng bởi những cơ sở lý luận và thực tiễn Tại sao nói lợi ích quốc gia, quốc
tế có thể hòa hợp với nhau, xuất phát từ quyền cơ bản của con người? Chủ thể quan trọng nhất tạo nên một quốc gia chính là con người ở quốc gia đó Mỗi con người đều có những quyền cơ bản để đảm bảo lợi ích cho bản thân mình Lợi ích giữa người với người có thể hòa hợp nên lợi ích giữa các quốc gia cũng có thể hòa hợp Cũng như con người, lợi ích quốc gia không chỉ bao gồm an ninh và quyền lực, mà còn cả về sự thịnh vượng kinh tế với "cơm ăn, áo mặc" và các lợi ích
3
Trang 7khác Các quốc gia đều theo đuổi thường xuyên các lợi ích này trong QHQT, cho nên QHQT chính là sự đan xen nhiều lợi ích khác nhau.3 Hòa hợp lợi ích quốc gia
- quốc tế trong QHQT có nghĩa là mỗi chủ thể tham gia QHQT đều mong muốn tìm kiếm lợi ích cho mình, hai lợi ích cơ bản nhất chính là an ninh về chính trị và thịnh vượng về kinh tế Song, chính sự tự do cá nhân sẽ làm bộc lộ nhiều lợi ích
và ý tưởng khác nhau của con người và nhận thức lí trí sẽ giúp con người nhận thức được đâu là lợi ích chung bên cạnh lợi ích riêng và những ý tưởng tốt nhất, từ
đó hình thành nên tính hướng đích chung trong tương tác.4 Cho nên nói, lợi ích quốc gia - quốc tế có thể hòa hợp là như vậy Điều này đã quy định xu hướng hợp tác trong QHQT Tuy nhiên, vì mục đích lợi ích nên trong một số trường hợp các chủ thể phải chịu sự phụ thuộc vào đối phương
Chủ nghĩa tự do luôn dựa vào tương lai Mọi mục đích con người đặt ra ở hiện tại đều hướng về tương lai Cuộc sống luôn vận động phát triển đi lên chứ không thể tụt lùi lại phía sau, cho nên, tương lai mới là quan trọng Chủ nghĩa tự do luôn hướng đến sự hòa bình hợp tác trong tương lai Thế nhưng, sẽ tốt hơn nếu chủ nghĩa này chú ý thêm vào hiện thực Chính hiện thực khách quan sẽ làm nền tảng cho sự phát triển trong tương lai Không có rút kinh nghiệm ở hiện tại thì tương lai đương nhiên cũng không thể hoàn hảo Bản chất con người trong chủ nghĩa tự do luôn lạc quan, điều này rất tích cực Bởi lẽ, sự lạc quan trong nhìn nhận và giải quyết vấn đề sẻ giúp chúng ta tìm ra những mặt tốt đẹp, tạo nên niềm tin trong hợp tác Ngày nay, với sự triển của nền kinh tế thị trường đã làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể Với quan điểm đề cao sự phụ thuộc lẫn nhau được xem là một cách thức ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy cao sự hợp tác và hội nhập Sự phụ thuộc không chỉ giữa các quốc gia với nhau, mà còn giữa các doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội vì chúng là những bộ phận của nền kinh tế thị trường Phụ thuộc không chỉ dừng lại ở kinh tế mà còn trên nhiều lĩnh vực khác Chính sự phụ thuộc tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau để tạo điều kiện cho sự hợp tác Nó không
3 Theo Hoàng Khắc Nam, Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế- Những luận điểm chính và đóng góp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 29, số 1 (2013) 17-26
4 Theo Hoàng Khắc Nam, Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế- Những luận điểm chính và đóng góp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 29, số 1 (2013) 17-26
4
Trang 8chỉ buộc các chủ thể tahm gia QHQT phải hợp tác lẫn nhau mà còn mang lại tác dụng lớn cho hòa bình và an ninh "Nó khiến cái giá phải trả cho xung đột còn lớn hơn tất cả các bên khi đang phụ thuộc lẫn nhau" vì thế, nó hạn chế tối đa nguy cơ
sử dụng vũ lực trong QHQT Chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của chủ thể quốc tế Khi tham gia vào chủ thể quốc tế góp phần thúc đẩy sự hợp tác bởi các thể chế được lập ra Thể chế điều chỉnh quan hệ của các thành viên, tránh xảy ra các hành
vi xung đột Chẳng hạn như khi gia nhập vào tổ chức ASEAN thì phải tôn trọng chủ quyền, hòa bình hợp tác, tránh xen vào việc nội bộ của nhau Môi trường quốc
tế theo chủ nghĩa tự do là vô chính phủ Trong môi trường vô chính phủ, xung đột
là điều tất yếu Thế nhưng, đó không phải là hình thái duy nhất Trong môi trường
vô chính phủ vẫn tồn tại sự hợp tác Chính hai hình thái xung đột và hợp tác này mới đánh giá đúng bản chất và sự vận động của QHQT
Tóm lại, chủ nghĩa tự do với những luận điểm chính của mình, tuy còn một số hạn chế nhỏ nhưng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiên cứu QHQT, mang lại niềm tin vào sự thay đổi QHQT thế giới theo hướng tích cực hơn Hơn thế nữa, chủ nghĩa tự do còn đóng góp rất nhiều vào vấn đề an ninh, hòa bình và hợp tác Chủ nghĩa tự do đã tìm được câu trả lời cho chính câu hỏi mà nó đặt ra, đó là biện pháp khắc phục, ngăn chặn chiến tranh Tạo môi trường ổn định, hội nhập, hợp tác, hòa bĩnh hữu nghị trong QHQT không chỉ ở hiện tại mà còn cá tương lai Trên đây là một số quan điểm cá nhân về Chủ nghĩa Tự do trong Quan hệ quốc tế Bài tiểu luận dựa trên kiến thức bài giảng trên lớp và có tham khảo tài liệu từ nghiên cứu của thầy Hoàng Khắc Nam: "Chủ nghĩa tự do trong QHQT: những luận điểm chính và sự đóng góp", trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Hà Nội, in trong tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và Nhân văn, tập
29, số 1 (2013) 17-26
5