Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm k
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỶ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
1.NGUYỄN TRỌNG TÍN 2.NGUYỄN QUANG VINH 3.DƯƠNG HẢI THẮNG 4.PHẠM BÁ QUÝ
5.HOÀNG NHẬT TÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014
Trang 2CHỦ NGHĨA TƯ BẢNChủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu
Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17 Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội
tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một
hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu,nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Chính xác hơn là
nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật
và xã hội quy định Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế Các công
ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế
tư nhân, kinh doanh tự do,cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trang 3Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã trải qua những
biến đổi, những thăng trầm và đạt tới trình độ phát triển cao nhất của mình
kể từ khi ra đời mà người ta thường gọi là chủ nghiã tư bản hiện đại Chủ
nghĩa tư bản hiện đại phát triển trên cơ sở những thành tựu cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật Vì vậy những biến đổi bản thân nó đếu bắt nguồn
từ việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
Vậy bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại hiện nay như thế nào? Biểu hiện ở nhữngkhía cạnh nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này
Chủ nghĩa tư bản hện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã từ “độc
quyền bình thường” phát triển lên “độc quyền nhà nước” tức là giai đoạn
mới của tư bản độc quyền và chính quyền nhà nước kết hợp với nhau làm
“nhà tư bản chung”, tiến hành điều tiết và can thiệp một cách toàn diện đối
với các mặt như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của nhà nước
Có những quan điểm khác nhau khi nhìn nhận bản chất chủ nghĩa tư
bản hiện đại Có người cho rằng chủ nghĩa tư bản biến chất “chủ nghĩa tư
bản xã hội” Cũng có người cho rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn là chủ
nghĩa đế quốc ngày trước Vậy đánh giá như thế nào cho đúng? Người viết
dựa trên cơ sở những biến đổi của chủ nghĩa tư bản từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay, xin mạnh dạn đưa ra những nhận xét về bản chất cốt
lõi của chủ nghĩac tư bản hiện đại như thế nào?
1 Từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình các
nước tư bản chủ nghĩa đã biến đổi rất nhiều
a) Về cơ cấu ngành nghề và lao động:
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và sự phát triển của sản xuất, cầunghành nghề và cơ cấu lao động của chủ nghĩa tư bản ngày nay đã xuất hiện
xu thế chuyển sang thông tin hóa dịch vụ hóa,và khoa học công nghệ cao.Ngànhnghề khu vực thứ ba chủ yếu là tài chính, thông tin và các dịch khác đã nổi lên nhanh chóng, tỷ trọng đã tăng lên đến 2/3 trong nền kinh tế quốc dân của các nước phát triển phương Tây Trong khi đó, tỷ trọng của ngành nghề khu vực thứ nhất và thứ hai với các ngành sản xuất công nông nghiệp lại giảm
xuống đáng kể, cộng cả hai loại ngành này chỉ chiếm khoảng 1/3 Tương ứng với sự biến đổi đó, cơ cấu lao động của các nước tư bản ngày nay cũng có những biến đổi to lớn Trong các nước phương Tây, lao động nông
nghiệp chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 6% tổng số lao động, ở Mỹ còn giảm
xuống không đến 3% Số lượng công nhân các ngành sản xuất có ý nghĩa
truyền thống cũng giảm đáng kể, tỷ trọng trong lao động của đa số các nước phát triển còn không đến 3% Ngược lại những người làm việc cùng
với giá trị sản phẩm của ngành nghề khu vực thứ ba tăng trưởng liên tục
hàng năm, đã tăng lên 60%-70% tổng số lao động Đội ngũ người lao động
xuất hiện xu hướng mới tri thức hóa, trí óc hóa, cổ trắng hóa, đa tầng lớp
hóa, tố chất văn hóa và khoa học kĩ thuật trong tổng thể của nó được nâng
Trang 4cao hàng ngày, tầng lớp trung gian mà chủ yếu là tri thức không ngừng được
mở rộng
b) Về thể chế và quản lý vận hành:
chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay
đã từ “độc quyền bình thường” phát triển lên “độc quyền nhà nước” Nhà nước từ “người gác đêm” chuyển sang can dự trực tiếp và điều tiết phổ biến
với nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hóa tư bản, điều chỉnh quan hệ sản xã hội
trong phạm vi chế độ căn bản cho phép Nhà nước lợi dụng mọi biện pháp
tài chính, và tiền tệ điều chỉnh sự vận hành nền kinh tế quốc dân, thậm chí
lợi dụng việc thực hiện nhiều lần quốc hữu hóa để đảm bảo sự phát triển
cân đối của nền kinh tế quốc dân
c) Về quan hệ xã hội:
các nước phát triển phương Tây thi hành chính
sách phúc lợi xã hội Các biện pháp cải lương như công nhân nắm cổ phần
và công nhân tham gia quản lý, thực hiện chính sách thu thuế và chính sách
tái phân phối xã hội có lợi cho việc hạn chế chênh lệch giàu nghèo Điều này ở mức độ nào đó, đã làm dịu mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn giai cấp,
tạo điều kiện phát triển kinh tế trong hoàn cảnh xã hội ổn định
d) Về quốc tế hóa tư bản:
cách mạng khoa học đã tạo ra nhiều sản
phẩm mới, công nghệ mới và dịch vụ lao động, mở rộng thương mại đưa
đến quốc tế hóa sản xuất kinh doanh là lưu động vốn, thúc đẩy xu thế toàn
cầu hóa Sự liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng và vị trí
của các công ty xuyên quốc gia (TNC) ngày càng lớn Sự lệ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia do hoạt động của các công ty xuyên quốc gia được tăng
lên không ngừng, kiểm soát 50% tổng sản phẩm thế giới, 50% mậu dịch quốc tế, 90% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, 80% bản quyền kĩ thuật công
nghệ mới, 70% quyền chuyển nhượng kinh tế thế giới Cùng với hoạt động
của các công ty xuyên quốc gia, ngày nay các nước tư bản đã lập ra các
khối kinh tế khu vực, tổ chức kinh tế thế giới
2.Bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại
Những biến đổi trên của chủ nghĩa tư bản không phải là tự bản thân
nó thay đổi mà là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc của cuộc đấu tranh
giai cấp, đấu tranh của nhân dân thế giới, của lượng hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, do sự phát triển của nền văn minh nhân loại
thế kỷ XX, do tác động cách mạng khoa học kĩ thuật và của cải vật chất ngày càng lớn Chính vì thế đưa đến sự ngộ nhận trong một số người là chủ
nghĩa tư bản biến chất, chủ nghĩa tư bản nhán dân, chủ nghĩa tư bản nhà
Trang 5nước, hoặc là thuyết hội tụ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội Song cũng
có người bất phục trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật Cách đánh giá như lâu nay không còn phù hợp, phủ định những mặt
tích cực của chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng bản chất
của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi Đó vẫn là một xã hội dựa trên
tư hữu, một xã hội bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chống
tư tưởng tiến bộ, sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, mâu thuẫn chủ nghĩa tư
bản không thể khắc phục được
2.1 Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức bóc lột,
chế độ bất bình đẳng, số người thất nghiệp tăng lên là một căn bệnh
nan giải, tệ nạn xã hội là một vấn đề thách thức, và tiếp tục chạy đau
vũ trang dưới những hình thức mới
Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức bóc lột
Sự áp bức bóc lột này được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau
và tinh vi hơn so với những giai đoạn trước Các hình thức bóc lột luôn thay
đổi dựa trên việc áp dụng những thành tựu của cuôc cách mạng khoa học
công nghệ Với phương thức quản lí mới nhằm phát huy tính sáng tạo của
con người, các nhà tư bản đã khai thác trí tuệ của người lao động, bóc lột
chất xám của đội ngũ trí thức làm công, làm tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên
nhanh chóng Ví dụ: tỉ suất giá trị thặng dư của các ngành công nghiệp ở
các nước tư bản phát triển biến động như sau: Mỹ từ 23,7 % năm 1977 tăng
lên 320% năm 1990, Cộng hòa liên bang Đức từ 181,47 % năm 1950 tăng
lên 260% năm 1977 và 309% năm 1991, Nhật Bản năm 1960 tăng lên 205%
năm 1978 và 312% năm 1993 Sự bóc lột vượt khỏi biên giới quốc gia và
đựơc triển khai trên phạm vi quốc tế thông qua nhiều hình thức, chẳng hạn
như xuất khẩu tư bản và hàng hóa, thông qua trao đổi mậu dịch, di tản chất
xám… Trong đó vai trò của công ty xuyên quốc gia hết sức nổi bật Hàng
năm các công ty xuyên quốc gia đã thu đựợc lợi nhuận khổng lồ, đã bòn rút
được của các nước đang phát triển hàng tỷ đôla do ép giá, thực hiện giá cả
độc quyền với nước này Thực hiện lôi kéo di tản chất xám từ các nước đang phát triển thực chất đó là một hình thức bóc lột trong điều kiên mới
Một hình thức bóc lột khác của chủ nghĩa tư bản ngày nay là sự bóc lột người lao động trong các xí nghiệp của nền kinh tế ngầm Đây là hình thức
bóc lột dã man nhất.
Mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có sự chuyển biến nhất định
theo chiều hướng tiến bộ song nó vẫn là chế độ bất bình đẳng.
Sự bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ sự bất bình đẳng trong chế độ
sở hữu tư liệu sản xuất và được biểu hiện ở nhiều mặt
Trước hết đó là sự phân cực xã hội vẫn được duy trì và thậm chí còn
Trang 6tăng lên Ở một cực giai cấp các nhà tư bản vẫn chiếm đoạt và tích tụ đại
bộ phận các tư liệu sản xuất cũ và của cải xã hội, còn ở cực kia giai cấp
những người lao động vẫn tích tụ chồng chất sự nghèo nàn, dốt nát, bần cùng dưới hình thức mới
Sự bất công của chế độ tư bản chủ nghĩa còn biểu hiện đậm nét ở sự
phân biệt đối xử giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là nạn phân biệt chủng
tộc Trong các nước tư bản chủ nghĩa, người da màu, người ở tầng lớp dưới bị khinh rẻ, nhiều người trong số họ bị thất nghiệp và cùng khổ Trên
bình diện thế giới, sự bất bình đẳng còn biểu hiện trong mối quan hệ giữa
các nước tư bản chủ nghĩa và vùng ngọai vi của nó là các nước đang phát
triển Trong khi các nước tư bản tích lũy sự giàu có về của cải thì ở các nước đang phát triển phải đương đầu với tình hình hết sức cấp bách của
nạn đói nghèo, bệnh tật và dốt nát, trầm trọng nhất là châu lục Đen Khoảng
cách về thu nhập giữa các nước tư bản chủ nghĩa và các nước đang phát
triển năm 1960 là 30 lần, hiện nay tăng lên 70 lần
Trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, hiện tượng tư bản
thừa vẫn đi đôi với thất nghiệp.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là do đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị t
ự động hóa nên đã gạt ra ngoàimột số lượng lao động lao động đáng
kể và do lànsóng di cư từ nước ngoài tới
Do hậu quả của sự phân cực xã hội, của chính sách áp bức bóc lột bất
công, của nạn thất nghiệp… tệ nạn xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa
đã và đang trở thành vấn đề có tính chất thách thức Trong tờ “Thời báo Mỹ” ông Brzejinesky- cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng nước Mỹ đã nhận
xét: “ Bạn hãy nhìn quanh nước Mỹ, bắt đầu từ thành phố New York Hãy
quan sát cảnh tượng ô uế và điêu tàn, cảnh tượng hỗn loạn và bần cùng gợi
cho người ta một hình ảnh một thủ đô của thế giới thứ ba và cảnh tượng những người vô gia cư ngủ trên hè phố, cơn say ma túy, hằn thù chủng tộc,
tội ác và những lo âu sợ hãi Thế rồi bạn lại nhìn sang những thành phố khác ở Mỹ, hầu hết nơi nào cũng mang cái vẻ đó của New York Rồi bạn
hãy nhớ lại ba tiếng “thế kỷ Mỹ” với ý nghĩa bao hàm trong ba tiếng đó, tức
là sự giàu có, sức mạnh và thế lực hầu như tuyệt đối- bạn sẽ thấy kết quả
là một cái gì mỉa mai thậm chí đau lòng.”
Đặc biệt những năm gần đây ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa thường
xuyên diễn ra hoạt động khủng bố, do đó tình trạng an toàn xã hội ngày càng trầm trọng đe dọa cuộc sống con người
Vì chạy theo lợi nhuận các tập đoàn tư bản đã không quan tâm tới bảo
vệ môi trường sinh thái Tình hình đó đã tạo ra sự ô nhiễm bầu không khí và
Trang 7những hậu quả không lường về thời tiết, khí hậu và đã làm tiêu hủy sức người, sức của đối với mọi quốc gia
Từ sau chiến tranh đến đầu những năm 1990 các nước tư bản đã
thực hiện quân sự hóa nền kinh tế.
Nhiều tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật đã bành trướng t
hế lực dưới nhiều hình thức Chủ nghĩa đế quốc đã tìm con đường chạy đua vũ trang, quân sự hóa
nền kinh tế để tìm lối thoát cho những bế tắc về kinh tế xã hội và lôi cuốn
các nước vào thảm họa của các cuộc xung đột khu vực mang tính chất sắc
tộc và tôn giáo dẫn đến các cuộc nội chiến để phục vụ lợi ích các tổ chức
độc quyền
Từ những phân tích trên cho thấy bản chất của chủ nghĩa tư bản được
nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau và bản chất bóc lột không hề thay đổi,
không có khả năng vượt qua những giới hạn bắt nguồn từ quan hệ sản xuất
2.2.Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Trong thời đai ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng
sản xuất, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, quan
hệ sản xuất đã có sự thay đổi về chất Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của xã hội
tư bản là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với
những thay đổi và biểu hiện mới Hiện nay khi quá trình toàn cầu hóa diễn
ra mạnh mẽ đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn tư bản chủ nghĩa Đây là thứ
tư bản chủ nghĩa chuẩn bị những tiền đề vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa
xã hội Toàn cầu hóa hôm nay, khi ưu thế thuộc về chủ nghĩa tư bản thì bản
chất là một quá trình đầy mâu thuẫn, vừa hợp tác, liên kết hội nhập, vừa đấu tranh Sâu sa là một cuộc đấu tranh quyết liệt vì sự biến đổi toàn cầu
hóa giữa các quốc gia dân tộc
Đó là mâu thuẫn giữa một bên là quyền lực và lợi ích chi phối, thao
túng của những thế lực tư bản quốc tế với một bên là chủ quyền, lợi ích các
quốc gia dân tộc, mâu thuẫn găy gắt giữa các nước tư bản chủ nghĩa, các
tập đoàn tư bản với nhau, giữa trung tâm và ngoại vi, giữa Bắc và Nam…
a) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát
triển, tồn tại và phát triển dưới hình thức mới
Những năm sau chiến tranh, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát
triển và các nước đang phát triển là mâu thuẫn đối kháng, mang tính chất
gay gắt giữa những nước thống trị, bóc lột và những nước bị trị, lệ thuộc
Ngày nay do điều kiện llịch sử thay đổi, chiến tranh lạnh đã kết thúc, lực lượng sản xuất đã đạt trình độ quốc tế hóa cao, quá trình toàn cầu hóa
Trang 8được thúc đẩy mạnh mẽ Tuy còn đấu tranh song xu hướng hòa bình hợp
tác để phát triển dã trở thành xu thế của thời đại và trở thành mục tiêu chung của cả nhân loại Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển
và các nước đang phát triển về thực chất vẫn là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và lao động trên phạm vi quốc tế Song hình thức cuộc đấu tranh đó đã
có sự thay đổi và thông thường được biểu hiện tập trung ở kinh tế, với việc
sử dụng hợp tác quốc tế, tăng cường củng cố hòa bình để phát triển Tuy
nhiên cần khẳng đinh rằng chủ nghĩa thực dân vẫn tồn tại dưới hình thức
mới, mối quan hệ giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát
triển là mối quan hệ không bình đẳng, các nước đang phát triển ở vào thế
yếu về kinh tế Tuy có sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ nhưng về thực chất vẫn còn là sự phụ thuộc một chiều Vì vậy phải hợp tác trên cơ sở đấu tranh để đảm bảo lợi ích chính đáng Các nước đang phát triển đã và đang đoàn kết sử dụng điểm mạnh của mình, đấu tranh để có được trật tự quốc
tế mới trong mối quan hệ này
b) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa (thực chất là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản quốc tế với nhau)
Mâu thuẫn này đã trải qua hai giai đoạn: sau chiến tranh thế giới, trước
sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thế giới thứ ba
và sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa các nước
tư bản phát triển cũng dịu đi để đối phó với phong trào cách mạng thế giới Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, mâu thuẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp Một mặt, với sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, các nước phát triển cũng buộc lòng phải liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển Nhưng mặt khác do tác động của quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, các nước này lại cạnh tranh và đấu tranh với nhau để giành
quyền lực đặc biệt là cuộc đấu tranh giữa các trung tâm tư bản chủ nghĩa
Mỹ, Nhật, Tây Âu
Có thể nói cho đến nay, mặc dù Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế có vai
trò lớn nhất trong việc kiểm soát nền kinh tế thế giới, song với sự lớn mạnh của Nhật Bản và Tây Âu thì vai trò của Mỹ sẽ bị suy giảm tương đối Tình
hình đó đã và đang dẫn đến mâu thuẫn giữa các trung tâm ngày càng tăng lên
Tuy nhiên cần khẳng định rằng trong thời đai ngày nay khi lực lượng
tiến bộ yêu chuộng hòa bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu hướng
cơ bản, đồng thời là nguyện vọng của nhân loại thì mặc dù mâu thuẫn giữa các nước tư bản còn tồn tại nhưng phương thức giải quyết mâu thuẫn đó sẽ không thể tùy tiện và càng không thể coi việc sử dụng chiến tranh vũ trang
là phương thức giải quyết duy nhất như đã xảy ra trong lịch sử
Thực tế là mâu thuẫn giữa các nước tư bản, nhất là các trung tâm tư
bản thế giới dược biểu hiện tập trung trên nhiều lĩnh vực kinh tế và lôi cuốn nhiều nước vào vòng xoáy đó, tạo tiền đề cho quá trình toàn cầu hóa nền
Trang 9kinh tế thế giới
a) Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trong phạm vi toàn thế giới Giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vừa có mặt mâu thuẫn, vừa có mặt tiếp thu và hợp tác Mặt gọi
là mâu thuẫn, tập trung thể hiện ở vấn đề “diễn b iến” và “chống diễn biến” Chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách chống phá hòng thủ tiêu chủ nghĩa cộng sản, trước mắt bằng con đường diễn biến hòa bình Chống nguy cơ diễn biến hòa bình đang là một nhiệm vụ cấp bách đối với các nước xã hội chủ nghĩa Mặt khác, chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản, vừa có phủ định, vừa có kế thừa và phát triển, tiếp thu và hợp tác với nhau
Tất cả những mâu thuẫn trên đều bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản nhất,
sâu sa nhất, bao trùm nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càngđược xã hội hóa cao, vượt khỏi biên giới quốc gia với chế độ chiếm hưữ tư nhân về tư liệu sản xuất ở mỗi nước đặc biệt là những nước lớn
2.3 Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Lê-nin đã chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản đến giai đoạn độc quyền, nền
kinh tế của nó vận động theo hai xu hướng: sự phát triển song song với
sự trì trệ thối nát Ngày nay hai xu hướng đó vẫn tác động trong nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa Sự tồn tại song song của hai xu thế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại một mặt nói lên rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn sức
sống, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể tự điều chỉnh và trong giới hạn nhất định nó còn có thể thích ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đấy xã hội tư bản phát triển Song mặt khác cũng nói lên
rằng chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại những mâu thuẫn không tránh khỏi được
và đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản
Giooc- Xôrốt- một nhà tài phiệt Mĩ đầu cơ tiền tệ nổi tiếng cũng phải thừa nhận tính bất ổn của chủ nghĩa tư bản.Tháng 1 - 1999 trả lời báo
Yomiuri: “Chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường có thỏa mãn đời sống
dân chúng không
?” Giooc- Xôrốt nói: “ Trước hết chủ nghĩa tư bản có hệ tư
tưởng riêng của nó, tôi gọi nó là trào lưu chính thống thị trường Hiện tại nó
là hệ tư tưởng có ảnh hưởng nhưng không phải là hệ tư tưởng duy nhất Có những người không thỏa mãn với chủ nghĩa tư bản vì đó là hệ thống vô nhân đạo hiểu theo nhiều cách Có những người về sự thiếu công bằng xã hội và tôi nằm trong số những người đó Những người khác lo ngại về sự xâm lược chủ quyền quốc gia Vì vậy thế kỷ XXI không phải là thời điểm chấm dứt hệ tư tưởng.” Ít ai còn mang ảo tưởng nay mai chủ nghĩa tư bản
sẽ chết, nhưng phải chăng số người tin vào sức sống vĩnh hằng chủ nghĩa
Trang 10tư bản ngày càng vơi dần Có lẽ đa số đánh giá chủ nghĩa tư bản còn lâu
mới tiêu vong nhưng không tránh khỏi tiêu vong
Có thể khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản tuy còn tiềm năng phát triển
song không tránh khỏi những giới hạn và mâu thuẫn Nó thể hiện tính tiến
bộ so với phương thức sản xuất trước đó, song lại trở thành lỗi thời do đó
cần được thay thế bằng một xã hội tiến bộ hơn- Chủ nghĩa xã hội- giai đoạn
thấp của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Đó là một quy luật của
lịch sử, là sự “phát triển lịch sử tự nhiên” Tuy nhiên quá trình thay thế này
là một quá trình đấu tranh giai cấp găy go, quyết liệt đầy khó khăn gian khổ
trên phạm vi thế giới, không chỉ có thắng lợi mà có cả sự thất bại, thụt lùi
tạm thời Đó là biện chứng của lịch sử
Chương 2: thực trạng cửa chủ nghĩa tư bản
+ Sự tiến bộ kĩ thuật dẫn tới sự phát triển của nên kinh tế hàng hoá
+ Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là điều kiện cơ bản nhất để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, song chỉ có nền kinh tế hàng hoá thôi thì chưa đủ Muốn cóquan hệ tư bản chủ nghĩa thì cần phải có một quá trình chuẩn bị gọi là quá trình tích luỹ tư bản Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
ban đầu
2/ Quá trình tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản
Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là quá trình tạo ra vốn đầu tiên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản Cùng với vốn (tư bản), quá trình tích luỹ nguyên thuỷ còn đòi hỏi cólực lượng lao động làm thuê (nhân công)
Trang 11+ Dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu, lấy lông bán làm len dạ, đem lại lợi nhuận (ở Anh)
* Nguồn nhân công
- Đối với nông dân : Tiến hành phong trào “Ráo đất cướp ruộng”, biến ruộng đất của nông dân thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len dạ Nông dân bị mất ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ giàu có (điển hình nhất ở Anh từ thế kỉ XVI)
- Đối với thợ thủ công : Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi ro, do vay nặng lãi, do thuế khoá – đã mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê
Nhờ có quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa nói trên mà ở châu Âu, một số nhà quý tộc
và tư sản đã kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa Họ bỏ vốn ra lập các xí nghiệp, nhà máy, trang trại,…thuê nhân công kinh doanh tư bản chủ nghĩa Họ bỏ vốn ra lập
xí nghiệp, nhà máy, trang trại…thuê nhân công về là, và trả lương, bóc lột sức lao động Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện
II) SỰ RA ĐỜI CỦA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU
1 Về kinh tế (Sự xuất hiện các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa) :
Nhờ có quá trình tích luỹ nguyên thuỷ, ở châu Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa :
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh và mâu thuẩn sâu sắc với chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu
+ Công trường thủ công thay cho phường hội, sản xuất trên quy mô lớn hơn Việc áp dụng kĩ thuật vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng nhanh Xuất hiện quan
hệ chủ - thợ (sự bóc lột của chủ xưởng đối với những người lao động làm thuê) + Công trường thương mại thay cho thương hội thời trung đại
+ Trong nông nghiệp : Hình thức đồn điền, trang trại sản xuất trên quy mô lớn thay thế dần cho sản xuất nhỏ của nông dân Cong dân biến thành công nhân nông nghiệptheo chế độ làm công ăn lương, chủ đất trở thành tư sản, quý tộc mới
- Thương nghiệp : Xuất hiện các công ti thương nghiệp lớn Đông Ấm, châu Phi – các công ti này vừa buôn bán vừa cướp biển
Trang 122 Về xã hội : phân hoá sâu sắc, đồng thời với quá trình tích luỹ vốn ban đầu và việc
thành lập những công trường thủ công, hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản ra đời
* Giai cấp tư sản : Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì “Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê”.Giai cấp đó bao gồm chủ xưởng và thương nhân giàu có Điạ vị kinh tế của giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, thế nhưng địa vị chính trị và xã hội ngày càng thấp kém, luôn bị giai cấp phong kiến chèn ép, nên họ tìm cách thoát khỏi ách thống trị của phong kiến
* Giai cấp công nhân: Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì “Giai cấp vô sản là giai cấp là những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống” Tóm lại, những người lao động vô sản làm thuê, bị bóc lột nặng nề Sau này họđi theo tư sản chống lại chế độ phong kiến
* Để đi đến thắng lợi hoàn toàn đối với phong kiến, giai cấp tư sản phải đấu tranh thì phải :
+ Chống phong kiến trên lĩnh vực tưu tưởng văn hoá – phong trào văn hoá phục hưng
+ Chống ý thức hệ phong kiến : cải cách tôn giáo
+ Thúc đẩy nhân dân đấu tranh, đặc biệt là nông dân : tiêu biểu là chiến tranh nông dân Đức
+ Tư sản trực tiếp lãnh đạo đấu tranh : Cách mạng Ne-dec-len (1566 - 1609)
+ Tiếp sau là một loạt các cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra ở châu Âu, Bắc Mỹ mà
mở đầu là Cách mạng tư sản Anh (1640)
III) SỰ RA ĐỜI CỦA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất
là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia
Cùng với sự phát triển của các công ty độc quyền xuyên quốc gia và toàn cầu hóa nềnkinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản tổ chức ra Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới
và các thỏa thuận về thuế quan Do nhu cầu điều chỉnh quan hệ thương mại nên
Trang 13ngay từ năm 1948, các nước tư bản đã tổ chức ra Hiệp định chung về thuế quan (GATT) Sau đó, do tiến trình khu vực hóa được xúc tiến mạnh mẽ nên đã dẫn đến sự
ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Khu vực tự do Bắc Mỹ và Diễn đàn kinh
tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
Tiếp đó, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển nhanh và sự ra đời của kinh tế tri thức đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế thế giới, buộc chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia phải mở rộng GATT Bởi thế, năm 1994, WTO ra đời
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các công ty độc quyền xuyên quốc gia là lực lượng thao túng thị trường thế giới Hiện nay, khoảng 200 công ty xuyên quốc gia đang chiếm 1/3 GDP của thế giới, thâu tóm 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 2/3mậu dịch quốc tế và trên 70% chuyển nhượng kỹ thuật của thế giới
Thực tế trên đây chỉ ra hai thuộc tính cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế Một mặt, nó thể hiện tính tiên tiến của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa: thúc đẩy sự phân công lao động và hợp tác quốc tế để phát triển nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các nước Mặt khác, nó thể hiện bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia: luôn luôn tìm cách mở rộng tư bản ra bên ngoài để tăng cường bóc lột và truyền bá các quan điểm, giá trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Rõ ràng, sự phát triển của khoa học, công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Nói một cách cụ thể, nó đã buộc chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc giaphải thích nghi bằng cách tổ chức ra các thị trường khu vực, thị trường thế giới, các quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới để giải quyết các mối quan hệ kinh tế và nhất
là để thao túng thị trường thế giới Sự ra đời của những tổ chức này có đưa lại thời
cơ phát triển kinh tế cho các nước kém phát triển, nhưng mục đích chính của nó là
để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hay nói cách khác, để chủ nghĩa tư bản chi phối nền kinh tế thế giới Đó cũng chính là bản chất củathị trường thế giới
Để việc hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO mang lại hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần nhận thức sâu sắc và giải quyết tốt một số vấn
đề sau:
Một là, khi xem xét thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta không chỉ xem xét ở khía cạnh kinh tế mà còn xem xét ở cả các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng Vì thế, trên tất cả các lĩnh vực
đó, chúng ta phải có mục tiêu, lộ trình tận dụng thời cơ và đối phó với thách thức, đồng thời kết hợp chặt chẽ mục tiêu, lộ trình đó với chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Hai là, mục tiêu của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, còn
Trang 14việc thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế thế giới, gia nhập WTO chỉ là một trong các phương tiện để đi đến mục tiêu đó Cái thiếu nhất của nền kinh
tế nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển Nhận thấy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể được thiết lập trên một lực lượng sản xuất thấp kém nên Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO để phát triển lực lượng sản xuất và trên cơ sở
đó, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho quan hệ sản xuấtphù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Ba là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta phải ra sức phát huy nội lực, vì chỉ trên cơ sở nội lực được phát huy, mới thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và mới có điều kiện để kết hợp nội lực với ngoại lực trong công cuộc xây dựng đất nước
Bốn là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta phải nỗ lực vượt bậc để tranh thủ tối đa ngoại lực, nhưng phải giữ vững độc lập, tự chủ, đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước, vì đây là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam
1) Các đặc điểm của kinh tế tư bản chủ nghĩa
"Chủ nghĩa tư bản" hay các định nghĩa, lý thuyết liên quan đến "chủ nghĩa tư bản" (CNTB) có thể được hiểu là một hệ thống các quan điểm, các định nghĩa được những người cộng sản, những chính khách theo phe cộng sản và các chính khách cánh tả khác đưa ra để xác định một chế độ xã hội trong đó có sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất gắn với nền công nghiệp có năng suất lao động cao làm bộc lộ bản chất "bóclột" lao động làm thuê của các "nhà tư bản" Do ảnh hưởng lý luận theo quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều lý thuyết gia khái quát "chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa" Trong khi đó nhiều học giả khác không coi chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế xã hội hay gắn nó với chế độ chính trị Quan niệm của họ chủ nghĩa tư bản chỉ phản ánh một quan hệ sản xuất trên nền tảng chế độ tư
hữu hay nguyên tắc vốn và lãi khi tham gia vào thị trường Ở các nước mà những người cộng sản gọi là theo chế độ chính trị "tư bản chủ nghĩa" (đối lập với xã hội chủ nghĩa) thì không có định nghĩa rõ ràng thế nào là CNTB trong các văn kiện pháp luật hay các văn kiện mang tầm cỡ quốc gia[cần dẫn nguồn]
(không quy định trong Hiến pháp, ) Về mặt chính trị, ở những "quốc gia tư bản" quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt không hề bị nghi ngờ, họ không đưa ra khái niệm thế nào là nhà nước CNTB [cần dẫn nguồn]
mà chỉ định nghĩa các chế độ chính trị như thế nào thì được gọi là một nhà nước quân chủ lập hiến, quân chủ hợp hiến, nhà nước dân chủ, quân phiệt, chế độ độc tài, chế độ cộng hòa.v.v Không có đảng nào mang tên Đảng tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên những người theo phái xã hội chủ nghĩa, thường cho là các cuộc bầu cử của chế độ tư bản đem lại lợi thế cho giai cấp tư sản, và bảo
vệ chế độ tư bản nên khái quát thành "chính trị tư bản chủ nghĩa"